Thực phẩm màu đen có tác dụng gì?

Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn tự nhiên có liên quan chặt chẽ với màu sắc của chúng. Vậy thực phẩm màu đen có tác dụng gì, ăn thực phẩm màu đen có tốt không? 

Theo các nhà dinh dưỡng học, giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn tự nhiên có liên quan chặt chẽ với màu sắc của chúng. Ngoài màu xanh lục quen thuộc của các loại rau quả, các thức ăn có màu khác được xếp theo thứ tự: màu đen, màu đỏ, màu vàng và màu trắng. Trước kia, thức ăn màu đen chỉ được quan tâm đến ở một số ít nước, thì ngày nay ở nhiều nước trên thế giới và ở nước ta, các thực phẩm màu đen đã được chú ý nghiên cứu và sử dụng. Vậy thực phẩm màu đen có tác dụng gì?

Thực phẩm màu đen có thể là sản phẩm động hay thực vật có chứa sắc tố tự nhiên màu đen, khiến thực phẩm có màu đen, đỏ tía hay nâu sẫm. Ở nước ta, các bạn có thể gặp một số thức ăn màu đen như trám đen, đỗ đen, vừng đen, cá trắm đen, gạo nếp cẩm (nếp than), chè đen... Nhóm thực phẩm màu đen còn nhiều thứ khác, như ngô, mạch, đậu đũa; cá quả, chạch, ba ba, rùa, hải sâm; gà ác, lừa đen; các loại rau như mộc nhĩ, nấm hương, linh chi; táo, dâu, hạt dưa đen; rong biển nâu v.v...

Vậy ăn thực phẩm màu đen có tốt không? Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kết nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học đã đưa ra nhận xét: Thực phẩm màu đen là loại thực phẩm có giá trị bồi bổ sức khoẻ lí tưởng vì không chỉ giàu dinh dưỡng, mà còn có tác dụng chống lão hoá công hiệu, chữa bệnh và chống ung thư...

Ngày nay, người ta đã phát hiện ra rằng: Thực phẩm có màu sắc càng đậm thì hàm lượng dưỡng chất càng cao so với các thức ăn thông thường. Thêm vào đó, tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng được thiết lập hợp lí rất có tác dụng cho bồi bổ sức khoẻ con người.

Trong thực phẩm màu đen, ưu điểm nổi bật là giàu canxi (Ca) và photpho (P), tỉ lệ hai chất lại hợp lí; giàu các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng phù hợp với cơ thể người, rất có lợi cho sinh trưởng và phát dục đối với thanh niên. Thí dụ: hàm lượng protein và amino axit trong ngô đen cao hơn 50 - 80% so với ngô thường, đồng thời giàu vitamin, canxi và sắt. Trong đậu đen, hàm lượng protein tới 40 - 50%, trong khi đó đậu tương chỉ chứa 36 - 42% tính theo chất khô. Trong nông sản thực vật màu đen, hàm lượng chất béo khá cao, phần lớn chứa axit béo không no, lợi cho dinh dưỡng tế bào não, phòng chống tích tụ colesteron trong máu...

Ngoài ra, chứa tương đối nhiều vitamin nhóm B, dễ bị thiếu trong cơ cấu của bữa ăn.Thực phẩm màu đen cũng còn chứa nhiều điều bí ẩn về cấu trúc phân tử của các hợp phần dưỡng chất trong chúng. Bởi vì, phải có cấu trúc đặc biệt, mới khiến chúng có khả năng hấp thụ hoàn toàn các tia sáng trong quang phổ Mặt Trời và thể hiện màu đen, như chúng ta nhìn thấy.

Ở Trung Quốc, từ thời xa xưa, các nhà y dược đã có nhận thức đầy đủ về công năng bồi bổ sức khoẻ của thực phẩm màu đen, đồng thời ghi lại trong các thư tịch cổ để truyền lại cho đời sau. Chẳng hạn, trong “Bản thảo cương mục” ghi: Ăn vừng đen có thể loại bỏ mọi bệnh kinh niên hàng trăm ngày, da dẻ mỡ màng hàng năm, tóc bạc hai năm đen lại, răng rụng 3 năm lại mọc lại. Trong Thực vật bản thảo hội soạn” viết: Đậu đen làm tan sự tích tụ trong ngũ tạng, loại bỏ nóng bụng, trị đau nhức đầu gối...”. Đậu đen còn được gọi là “trân châu đen” là loại thức ăn quan trọng dưỡng sinh bồi bổ sức khoẻ, chữa trị bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Gạo đen dùng cho vua chúa, nông dân ít khi được ăn, nên được gọi là “gạo cống” và nhiều tên khác, như: gạo bổ huyết, gạo trường thọ, gạo trí lực, gạo thuốc...

Trong kho tàng y học cổ truyền Trung Quốc, người ta đã nêu ra học thuyết hoàn chỉnh về điều trị và dưỡng sinh bằng ăn uống, trong đó có đề cập đến vai trò của màu sắc thức ăn. Các nhà y dược học cho rằng: Thức ăn, ngoài “tứ khí”- hàn, nhiệt, ôn, lạnh, và “ngũ vị” - chua, cay, ngọt, đắng, mặn, còn có “ngũ sắc” là xanh, đỏ, vàng, trắng, đen. Mỗi màu thức ăn có một vị chính tương ứng với “ngũ tạng” của cơ thể người. Đó là màu xanh vào gan; màu đỏ vào tim; màu vàng vào lách; màu trắng vào phổi; màu đen vào thận. Như vậy, tác dụng dưỡng sinh bồi bổ sức khoẻ của thực phẩm màu đen chủ yếu là “bổ thận”. Nó đặc biệt tốt cho người đứng tuổi - “người bốn mươi tuổi, các cơ quan trong cơ thể đã bắt đầu suy yếu, ăn ngủ kém, đa phần do thận khí suy yếu dẫn đến”.

Chủ trương điều trị bằng ăn uống của Đông y là phải điều tiết thích đáng việc ăn uống thực phẩm ngũ sắc, vừa bồi bổ cho ngũ tạng, vừa làm cho cơ thể khoẻ mạnh, xua đuổi bệnh tật.  Và, phải “tùy từng loại bệnh để làm bữa ăn”. Vì vậy, những thực đơn - thuốc phải do các bác sĩ dinh dưỡng cho mới có công hiệu mạnh.

Trong một sách cổ Trung Quốc nhan đề “Thần tiên vẫn khoẻ mạnh, ngày đi 300 dặm, bước đi rất nhanh- Thuật truyện”, có ghi: Một bà họ Lỗ, tuổi đã ngoài bát tuần, nhưng dưỡng sinh của bà là hàng ngày thường ăn bánh làm bằng vừng đen là chính. Đó là nguyên nhân chủ yếu khiến bà họ Lỗ khoẻ mạnh. Người Trung Quốc xưa cho rằng, thường xuyên ăn vừng đen có thể loại trừ được mọi bệnh tật, cải lão hoàn đồng và gọi thức ăn làm bằng vừng đen là “thực phẩm tiên gia”.

Ngày gần đây, người ta nêu lên trường hợp bà Lâm Ngọc Dư, diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Trung Quốc, tuổi đã cao, mái tóc đã bạc trắng, nhưng nhờ ăn từ 2 đến 3 thìa con vừng đen mỗi ngày, sau một thời gian, trên mái tóc bà lại mọc thêm nhiều sợi tóc màu đen. Người ta cũng không quên nhắc mọi người rằng, người đang bị bệnh ỉa chảy không được ăn vừng đen.

Nước tắm Dao Đỏ- một phương pháp thủy trị liệu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng được ưa chuộng hiện nay

Ở các nước khác trên thế giới, trong thời gian gần đây người ta cũng đã quan tâm đến việc sử dụng thực phẩm màu đen. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thực phẩm màu đen đã có mặt trên bàn ăn của nhiều khách sạn, nhà hàng của nước Mỹ. Ở châu Âu, thực phẩm màu đen xuất hiện nhiều trên thị trường, được người tiêu dùng ưa thích. Các thầy thuốc cũng đã kê đơn thực phẩm màu đen cho mục đích chữa bệnh và phòng chống ung thư.

Ở nước ta, như các bạn có thể thấy, gần đây, từ bữa ăn hàng ngày đến những bữa cơm tiệc trong nhà hàng, khách san, người ta quan tâm nhiều đến thực phẩm màu đen. Đậu đen trước kia là thức ăn ít được quan tâm, thì nay được dùng khá phổ biến như chè đỗ đen giải nhiệt mùa hè, món hầm đậu đen với xương thịt...

Đặc biệt trong các nhà hàng, thực khách hay ưa dùng các thức ăn có màu đen, như thịt gà ác, ba ba, cá trắm đen, cá chuối đen, rượu nếp cẩm v.v... Nhiều loại rau - thuốc màu đen thu hút người tiêu dùng, như nấm hương, nấm linh chi... Và nhiều người có dịp hành hương qua Hải Dương, Nam Định, cũng không quên mua làm quà cho người thân những chiếc bánh gai làm từ bột lá gai có màu đen, với hương vị riêng có của mỗi vùng quê.

Thực phẩm màu đen thuộc loại “thực phẩm chức năng”, như các bạn vẫn nghe thấy hàng ngày. Đó là thức ăn, không phải là thuốc, nhưng lại có tác dụng phòng chữa bệnh cho con người, nhờ có chứa các hợp chất tự nhiên có tác dụng “điều chỉnh” chức năng nào đó còn yếu trong cơ thể, chẳng hạn chức năng tổng hợp protein..., làm cân bằng các hoạt động sống trong cơ thể theo hướng tích cực. Chè đen, chè ô long... là những đồ uống được thế giới ưa thích.

Ngày nay vào các siêu thị, các bạn dễ dàng tìm được nhiều loại thực phẩm chức năng chế từ nguyên liệu động hay thực vật với nhiều màu sắc, cho nhiều đối tượng nhằm bồi bổ sức khoẻ và phòng chống bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch v.v... Vào các cửa hàng sách báo hay thư viện, bạn cũng sẽ thấy có nhiều tài liệu giới thiệu “Những món ăn - bài thuốc thông thường”, hay những “Cây rau cây thuốc”, “Cây hoa cây thuốc”, “Cây quả cây thuốc” v.v... Trong đó, các tác giả đưa ra nhiều “thực đơn - thuốc” từ các thứ đồ ăn, thức uống hàng ngày như củ cải - mật ong; nước dưa hấu - cà chua; bánh củ cải; bánh hạt sen; cá chép nấu tỏi - giấm; bí ngô hầm thịt bò, chạch kho đậu phụ v.v... Công dụng của không ít loại rau, quả thông thường, được giới thiệu, như bí xanh, cải canh, diếp cá, gừng, lá lốt, mướp, rau má, tỏi v.v... sẽ khiến các bạn và tôi không khỏi ngạc nhiên.

Trong đó, có thể có món bạn ăn hàng ngày, mà ít chú ý đến công dụng chữa bệnh của nó. Thí dụ canh rau cải có tác dụng chữa bí tiểu tiện; bí xanh luộc như ăn cả cái lẫn nước có tác dụng thông tiểu, giảm phù nề, cháo bí ngô (bí đỏ) có thêm đậu xanh, đường có thể chữa sốt cao, buồn bực, nóng ban; ăn ghém (ăn sống) rau, giấp cá (diếp cá) hàng ngày chữa được trĩ nội; nhấm gừng sống với vị cay thơm có thể làm giảm cảm giác nôn mửa; và, bát cháo gạo quê nóng sốt bốc mùi thơm của hành, tía tô thái nhỏ cùng gừng giã nát cho vào đẩy lùi được cảm mao, nhức đầu và cả sự mệt mỏi buồn phiền v.v... 

Các nhà chuyên môn về y, dược và dinh dưỡng học sẽ giúp các bạn hiểu sâu về tác dụng của mỗi loại “thực phẩm thuốc” và phương pháp sử dụng có hiệu quả. Phần tôi, tôi nghĩ rằng: Khi sử dụng các thức ăn, đồ uống có liên quan đến “ngũ sắc” hẳn các bạn không quên liên tưởng đến bản chất hoá học đã góp phần chủ yếu tạo nên hiệu lực bồi bổ sức khoẻ và chữa trị bệnh tật của chúng. Đó là thành phần hoá học, hàm lượng và tỉ lệ giữa các dưỡng chất, đặc biệt là các vị dưỡng chất như khoáng, vitamin, amino axit... Cũng có thể là sự có mặt của loại protein có tính năng đặc biệt, hiện nay còn chưa phát hiện ra, mà hiệu quả chữa bệnh hiểm nghèo của nó đã bộc lộ qua thực tế ăn uống của con người, hay qua những bài thuốc “gia truyền” của các lương y.

Các nhà khoa học tin tưởng rằng, trong thế kỉ 21, nhiều bí ẩn về hoá sinh học các loại thực phẩm tự nhiên sẽ được khám phá.

Nước tắm Dao Đỏ dành cho em bé DaodoBaby trị rôm sảy mụn nhọt, giữ ấm cơ thể cho bé


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng