Rượu có cội nguồn sâu xa trong lịch sử Việt Nam cũng như trên thế giới. Từ lâu, rượu đã được gắn liền với phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo. Câu “Vô tửu bất thành lễ” đã trở thành ngạn ngữ trong dân gian. Có chén tiễn đưa và chén đón mừng. Có rượu lễ, rượu cúng, rượu ăn thề, thậm chí có cả rượu để thờ như một vị thần linh như tục một đồng bào thiểu số ở Trung Bộ.
Có những đám cưới được đánh giá to hay nhỏ tùy theo số lượng rượu đế được dùng, lắm khi phải đến vài ba trăm lít mới mở mày mở mặt cùng bà con. Bệnh viện nào cũng thường xuyên cấp cứu người ngộ độc rượu với triệu chứng đặc biệt hơn nạn nhân loại này ở trên thế giới, vì tạp chất độc đi kèm theo rượu quá cao. Có khi biện pháp điều trị chưa hề dạy trong sách thuốc bởi rượu "đế" để uống là một "sáng tạo" độc đáo của ta: Có trộn thuốc rầy dùng trong nông nghiệp! Đây là chưa kể mấy vụ chết người hàng loạt như ở thành phố Hồ Chí Minh như vụ "Rhum Lesbons" và "cognac Napoleong" tuy rượu mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng là cồn Melytic đáng lẽ chỉ dùng để đốt.
Chống uống rượu không đơn thuần là lời khuyên của thầy thuốc, vì đây là chống cả một tập quán.
Xem thêm