Một số phương pháp chống đau khi sinh đẻ
Đau đẻ là loại đau nặng nề nhất mà người phụ nữ trải qua trong cuộc đời mình. Hiện nay với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp giúp bà mẹ đẻ không đau. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp chống đau khi sinh đẻ. Bài viết của GS. Phạm Gia Cường.
Vì sao đau đẻ lại là một loại đau đặc biệt?
Đau đẻ là loại đau nặng nề nhất mà người phụ nữ trải qua trong cuộc đời mình. khoảng 80 % sản phụ đẻ con so mô tả đau để là loại đau không thể chịu được. Đây là loại đau đặc biệt vì những lý do sau:
- Cường độ đau dữ dội hơn mọi loại đau khác.
- Không giống như nhiều loại đậu khác, đau đẻ có mục đích và cách kết thúc (sinh con) rõ ràng.
- Sản phụ có tâm lý phải chịu đựng chứng đau ấy vì họ cho rằng là đau đẻ là một phần chủ yếu của sinh nở, đó là chuyện bình thường, chuyện tất nhiên.
Chống đau khi đẻ là quan trọng vì đau đẻ không những không có lợi mà còn có hại cho sản phụ và thai nhi.
Những phương pháp chống đau là: chuẩn bị cho sản phụ trước khi đẻ, kích thích điện thần kinh qua da, hít thuốc chống đau, tiêm thuốc chống đau, chống đau khu vực.
Chuẩn bị cho sản phụ trước khi đẻ
Trước khi đẻ, sản phụ cần được hướng dẫn để biết về tính chất của đau đẻ, các phương pháp chống đau đẻ. Đây là sự chuẩn bị về tâm lý, đóng vai trò quan trọng trong điều trị giảm đau. Trong khi đẻ nếu có chồng hoặc người thân, bạn bè, người nữ hộ sinh đứng bên cạnh để động viên sẽ có tác dụng giảm đau rất nhiều. Thư giãn, tập thở, xoa bóp cũng giảm đau tốt. Châm cứu và thôi miên chỉ được dùng ở dưới 0,5 % sản phụ.
Kích thích điện thần kinh qua da
Phương pháp này xuất phát từ học thuyết “kiểm sát cổng” của đau: các sợi thần kinh lớn A Alpha, beta vốn không dẫn chuyển đau, khi bị kích thích sẽ bức chế dẫn truyền đau của các A delta và C, do đó làm giảm hoặc làm mất đau.
Đặt hai cặp điện cực bằng Silicium ở hai bên các đốt sống, từ D10 đến L1 và từ S2 hai đến S4. Khi sản phụ bắt đầu có cơn co tử cung thì bác sĩ sẽ kích thích các điện cực dưới suốt trong giai đoạn co tử cung và kéo dài tiếp 30 giây nữa sau khi cơn co đã hết. Thông thường thì Phương pháp này làm giảm đau cho sản phụ trong giai đoạn 1 (giai đoạn đầu) của chuyển dạ, nhưng sẽ kém hơn trong giai đoạn 2 (đau âm đạo và đáy chậu, tạng và thân thể). Kích thích điện thần kinh qua da không gây nguy hại gì cho mẹ và thai nhi và làm giảm nhu cầu dùng các chế phẩm dạng OPI trong khi chuyển dạ.
Hít thuốc chống đau
Thuốc chủ yếu là protoxyl azot (N₂O). Mỗi khi cảm thấy sắp có cơn co tử cung, sản phụ bắt đầu hít thuốc vào thôi hết khi thấy tử cung đã co hết mức. Với phương pháp này, N₂O có tác dụng chống đau tối đa trong vòng 45 giây và sẽ được thải trừ hoàn toàn trước khi có cơn co thứ hai.
Tiêm thuốc chống đau
Pethidin (Dolosal): là loại thuốc dạng OPI hay được dùng. Có khoảng 40 % sản phụ dùng Pethidin khi chuyển dạ. Pethidin chuyển hóa ở gan thành norpethidin, dẫn xuất này ức chế hệ thống thần kinh trung ương mạnh hơn Pethidin. Nếu tiêm bắp thịt, hiệu quả tối đa đạt được trong vòng 30 phút và kéo dài khoảng 3 giờ. Nếu tiêm đường tĩnh mạch, hiệu quả sẽ tốt hơn, giảm đau xuất hiện nhanh hơn sau 1-2 phút nhưng tác dụng ngắn hơn (30 phút).
Fentanyl: là một loại thuốc dạng OPI mạnh có thời gian tác dụng ngắn và không có chất chuyển hóa hoạt động.
Saint Tony: là một loại thuốc dạng ô Pippi mạnh có thời gian tác dụng ngắn và không có chất chuyển hóa hoạt động.
Chống đau khu vực
- Tiêm thuốc chống đau ngoài màng cứng thắt lưng (gây tê màng cứng)
Hiện nay đây là phương pháp chống đau được dùng rộng rãi nhất vì có tác dụng rất tốt và không có hại cho mẹ và thai nhi.
Những chỉ định chống đau ngoài màng cứng thắt lưng là:
- Đau trong khi đang chuyển dạ.
- Bắt đầu chuyển dạ do tác dụng của thuốc trợ đẻ.
- Thai nghén có nguy cơ (cao huyết áp do thai nghén, đái tháo đường, để non, ngôi thai bất thường).
Nếu sớm tiến hành chống đau ngoài màng cứng sẽ bảo vệ được mẹ và con khỏi những hậu quả của đau và cho phép mổ cấp cứu khi cần thiết. Thuốc thường dùng là morphine, fentanyl.
- Phong bế quanh cổ tử cung bằng thuốc gây tê tại chỗ sẽ có tác dụng giảm đau sau khi tiêm từ 2-5 phút.
- Phong bế dây thần kinh xấu hổ: phải tiêm thuốc gây tê tại chỗ đúng vào lúc trước khi đẻ hoặc khi cổ tử cung đã mở hết để chống đau ở giai đoạn hai của chuyển dạ.
GS. Phạm Gia Cường
Xem thêm