Những điều cốt yếu trong việc dưỡng thai và những kiêng kị khi mang thai

Người phụ nữ khi mang thai là đang nuôi dưỡng một sinh mệnh trong người. Tất thảy những cảm xúc, đồ ăn thức uống, hoạt động của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi. Những điều cốt yếu trong việc dưỡng thai đã được ông cha ta đúc rút sau đây, các mẹ tham thảo nhé!

Vạn thị: Đàn bà sau khi thụ thai, cần phải kiêng như phòng sự, ăn uống, bẩy tình (mừng, giận, thương, vuị, yêu, ghét, muốn), thuốc thang. Những sự đó đều phải dự phòng từ trước, chớ có phạm vào, sẽ làm hại cho bào thai. Rồi sau sẽ bị khó đẻ vả đẻ con cũng nhiều tật bệnh, hối lại không kịp nữa.

1. Việc "phòng sự" vợ chồng

- Đời xưa, đàn bà có thai liền ở nhà bên, không tiếp với chồng cho nên sinh đẻ không khó nhọc gì, mà con cái lại nhiều người hiền, ít tật bệnh. Người bây giờ không biết kiêng khem, chỉ cốt thỏa lòng tình dục, cho nên có người vì động thai khí mà đẻ non, có người vì thai lớn quá mà khó đẻ, có người vì tinh dịch hư thối đọng lại làm ngăn trở cho sự đẻ, có người đẻ con lắm tật bệnh, đều vì phòng sự nhiều quá.

2. Việc ăn uống

- Đàn bà sau khi thụ thai, rất nên giữ điều ăn sự sự uống, kiêng bớt những thứ béo ngậy, tránh sự nắng quá, rét quá. Làm sạo cho có cái khí trong sạch, hòa bình để mà nuôi thai, thì thai nguyên bền chặt, sinh con không có tật bệnh.
- Bây giờ đàn bà thích ăn những vật cay chua, sào nướng, béo ngấy, sống lạnh, không biết giữ miệng cho nên Tỳ vị bị thương, thai mới dễ chui ra. Nóng lạnh lẫn lộn thì con mới lắm bệnh. Vả lại, ăn nhiều đồ cay thì hại Phế, ăn nhiều đồ mặn thì hại Thận, theo những thứ mình ăn, mà làm hại tạng khí của mình, huyết khí căn cốt mất cả cái nuôi, vì thế mà sinh ra bệnh. 
- Lại như da thịt bò thì con sứt môi, ăn thịt dê thì mắt con nhiều lòng trắng, ăn thịt chó thì con hay câm,…đều có chứng nghiệm, phải nên kiêng kỹ. Nếu không, có khi hình thể, tướng mạo của con cũng không được toàn vẹn nữa.

3. Việc điều tiết tình cảm (thất tình lục dục)
- Đời xưa còn có thai giáo, cách dạy dỗ trong khi thụ thai, cho nên đàn bà trong lúc có thai, những sự nghe, thấy, nói, làm, cái gì cũng phải chính đáng. Những sự mừng, giận, thương, vui, cái gì cũng phải cẩn thận. Vì vậy mà con cái đẻ ra nhiều người hiền lành, sự đó nếu không phải một người mẹ hiền thì làm không nổi.

- Bởi vì Mừng quá thì hại Tâm mà khí tan đi, Giận quá thì hại Can mà khí bốc lên, Nghĩ quá thì hại Tỳ mà khí uất lại, Lo quá thì hại Phế mà khí kết lại, Sợ quá thì hại Thận mà khí chụt xuống. Khí của mẹ đã bị hại, khí của con cũng phải ứng theo, tất nhiên là phải bị hao tổn. Mẹ đã bị hao tổn thì thai sẽ chụt, con đã bị hao tổn thì sẽ có nhiều tật bệnh: mù, đui, câm, ngọng, ngu ngốc, điên cuồng, đều vì sự bẩm thụ những khí bất chính mà thôi.

4. Việc hoạt động
- Đàn bà sau khi thụ thai, phải nên đi lại chỗ này, chỗ khác, làm lụng việc nọ việc kia, để cho huyết khí lưu thông, trăm mạch điều hòa, thì tự nhiên không có cái nạn khó đẻ. Nếu thích rỗi rãi, không ưa sự mệt nhọc, hay nằm, ngồi thì khí bị đọng, huyết bị trệ, phần nhiều về sau khó đẻ. Huống chi đi lâu, đứng lâu, nằm lâu, ngồi lâu đều có hại cho gân xương bì phu, trong khi con ở trong bụng, khí của nó vẫn thông với mẹ, tất nhiên nó cũng bị hại.
- Lại nói, đàn bà có thai không nên trèo cao, không nên lội sâu, không nên vượt qua chỗ hiểm, không nên cõng đội vật nặng, lỡ mà phạm đến điều ấy thì thai cũng chụt.

5. Việc thuốc thang
- Thang thuốc của đàn bà có thai, cốt phải thanh khí (làm cho phần khí mát mẻ và trong sạch) nuôi huyết. Điều cầm là vị thuốc thánh trong việc an thai, vì nó có tính làm mát khí nóng, nhiều người không biết  họ lại bảo những thuốc ôn kinh (làm cho kinh lạc ấm nóng) có thể nuôi được thai khí, cái đó hại cho người ta nhiều lắm.
- Nuôi thai hết thảy phải chú trọng ở tỳ vị, ví như cái chuông treo trên cái xà, nếu cái xà yếu thì cái chuông phải chụt xuống. Cho nên bạch truật có tính bổ tỳ, cũng là thuốc cốt yếu trong việc an thai.
- Trong thai thấy đau, không dùng sa nhân thì không thể khỏi. Nhưng phải chọn thứ có nguyên cả vỏ giã nát mà dùng.
- Có thai từ bẩy tháng trở đi, nếu uống chỉ xácđại phúc bì thì sau dễ đẻ, vì những vị ấy có tính hành khí thông trệ.
- Đàn bà có thai lỡ mắc tật bệnh, phải chọn những thầy thuốc vẫn bốc thuốc cho mình mọi ngày mà không lầm lỡ lần nào, sẽ mời đến chữa. Đến như ông thầy chưa quen, vị thuốc có độc, thì không nên dùng, cũng không nên châm cứu, sợ lỡ ra thì sẽ đẻ non.

 

NHỮNG CÁCH DƯỠNG THAI TRONG MẤY THÁNG CÓ THAI

Người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén luôn luôn phải chú ý giữ gìn từng chút một cả về ăn uống, sinh hoạt cũng như tâm tư tình cảm. Mỗi tháng thai trong bụng lại có những sự phát triển hơn. Đây cũng là những cột mốc vô cùng quan trọng, thai phụ cần hiểu rõ mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi có những thay đổi quan trọng như thế nào để có chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp. Dưới đây là những kinh nghiệm và lưu ý trong từng tháng một suốt thai kỳ, các mẹ hãy ghi nhớ nha!

1. Cách dưỡng thai trong tháng thứ nhất

Có thai một tháng gọi là Phôi thai. Lúc đó, đồ ăn đồ uống phải tinh sạch và nấu cho chín nhừ. Kiêng phòng sự, chớ ăn những vật tanh, cay, đắng. Tháng này việc nuôi thai thuộc kinh Túc quyết âm (Can), không nên châm (trích), cứu (chườm) kinh đó, vì Can chủ về cân (gân) và huyết, châm cứu ắt động đến bào thai, cũng phải cân nhắc việc này việc khác, nhưng xong việc rồi thì phải nghỉ cho yên tĩnh. Nếu không có những chứng phát sốt, đau bụng, thì không nên uống thuốc.
- Nếu là người vốn vẫn hư yếu, hoặc quen đẻ non, thì hơi thấy có sự gì khác phải điều trị ngay để mà dự phòng. Thuốc trong tháng này nên dùng Đại an thai ẩm.
2. Cách dưỡng thai trong tháng thứ hai
- Có thai hai tháng gọi là Thuỷ cao. Lúc đó chớ ăn những vật cay và ráo, ở phải chọn chỗ tĩnh mịch, chớ phạm phòng sự, không kiêng được thì các đốt xương đều đau. Tháng này việc nuôi thai thuộc về kinh Túc thiếu dương (Đởm). Không nên châm cứu kinh đó, bởi vì Đởm chủ về tinh, trong tháng thứ hai, tinh của cái thai đã thành ở trong bào, không nên làm cho nó phải kinh động.
- Nếu khí huyết không đủ, khí của thai vì mới thịnh mà bốc lên, động đến khí của Vỵ, làm cho hay nôn oẹ, it ăn uống, nên dùng Bán hạ thang.

 

LƯU Ý

- Đàn bà khi có thai rồi, trong ngực tức tối, thấy cơm gớm sợ, mà ăn vào thì nôn mửa, thèm của chua, muốn uống nước, mỏi mệt muốn nằm. Người ta không phân biệt rõ ràng, gọi chung ngay là nghén, mà cũng chẳng biết đó là chỉ bởi có một Can Huyết bị nóng.
- Người đàn bà mà thụ thai là nhờ có cái gốc bởi thận khí vượng. Thận khí vượng cho nên hay cầm giữ được dương tinh. Nhưng thận một khi đã chịu lấy dương tinh để thành thai rồi thì thận thủy phải nuôi dưỡng cái thai, không đủ phần tư nhuận đề phân hóa đi cả ngũ tạng.
- Trong ngũ tạng có Can là con Thận, Can hằng ngày phải nhờ hơi mẹ (Thận) để được thư thái, nếu trong một ngày mà không có cái nước tân dịch đem nuôi Can thi Can bị khô ráo. Can mà bị khô ráo thì phải đi tìm tòi mà cầu cứu đến mẹ là Thận thủy.
- Nếu mẹ lại không đáp ứng thì Can có tính cấp (nóng nảy muốn làm ngay), cấp thì hỏa động, mà khi nghịch lên Can khi đã nghịch lên thì làm ra chứng nôn mửa, nhấm nhói trong tim.
- Chứng nôn mửa tuy không đến nỗi phương hại lắm, nhưng nôn mửa mãi cũng có một phần tổn thương chân khí. Khí mà đã bị tổn thương thì can huyết càng hao tổn.

Xem thêm: Kinh nghiệm dân gian chữa chứng ốm nghén


3. Cách dưỡng thai trong tháng thứ ba
- Có thai được ba tháng gọi là Thủy bào. Lúc đó cái thai chưa có tượng nhất định, có thể thấy vật khác mà biến hóa được. Cho nên, muốn đẻ con trai thì treo cái cung cái tên, muốn đẻ con gái thì chơi hạt châu, hoa tai, muốn cho con ngày sau nên bậc hiền tài thì nên giảng bàn sách vở, muốn cho con ngày sau nên người ngay thẳng thì nói thẳng làm ngay, đó là nhờ cái tượng bên ngoài cảm vào cái thai bên trong vậy.
- Tháng này việc nuôi thai thuộc về kinh Thủ quyết âm (Tâm bào), không nên châm cứu kinh đó. Vì Tâm bảo thuộc về Tâm, không nên thương xót, lo nghĩ làm cho Tâm phải kinh động, Hỏa ở Tâm kinh mạnh quá thì hay chụt thai.
- Nếu như nôn oẹ, ăn uống kém it, nên dùng Úc thanh hoàn
4. Cách dưỡng thai trong tháng thứ tư 
- Có thai bốn tháng thì cái thai mới nhận được tinh của hành Thủy mà làm ra huyết mạch.Lúc ấy người mẹ nên ăn nhiều của nếp và cá, đó là làm cho huyết khí được thịnh để nó thông lên tai, mắt mà chạy khắp kinh lạc.
- Tháng này việc nuôi thai thuộc kinh Thủ thiếu dương (Tam tiên), không nên châm cứu kinh đó, làm cho động đến Tam tiên. Trong tháng thứ tư, sáu phủ của cái thai đã thuận theo thứ tự mà thành hình, người mẹ phải giữ cho hình thể được yên tĩnh, tâm trí được hòa bình.
- Nếu thấy mỏi mệt không yên, miệng đắng, đầu nhức, chân yếu hoặc phù, nên dùng An thai hoà khí tán.
5. Cách dưỡng thai trong tháng thứ năm
- Có thai được năm tháng, cải thại mới nhận được tinh của hành Hoả mà kết thành phần khí của nó. Lúc này người mẹ ngủ phải ngủ dậy hơi trưa trưa, và phải tắm rửa luôn luôn. Ở phải tìm chỗ kín đáo, ăn nên dùng nhiều gạo nếp và thịt bò, thịt dê, ấy là một cách làm cho năm tạng điều hòa, để nuôi phần khí.
- Tháng này nuôi thai thuộc về kinh Túc thái âm (Tý), không nên châm cứu kinh đó. Bấy giờ cái thai đã thành hình chân tay, người mẹ không nên để có lúc nào đói quá, no quá, chớ ăn những đồ xào nướng, chớ làm việc vất vả quá độ.
- Nếu thai lớn quá, bụng nặng như muốn chụt xuống, chân tay tê mỏi, nằm không được yên, thì nên ngâm chân mỗi tối trước khi ngủ đồng thời uống thuốc.
6. Cách dưỡng thai trong tháng thứ sáu
- Có thai sáu tháng, cái thai mới nhận được tinh của hành Kim mà thành ra cân của nó. Người mẹ nên làm việc một chút, không nên quá ư rỗi rãi. Chớ ăn những thứ thịt chim, thịt thú.
- Tháng này việc nuôi thai thuộc về kinh Túc Dương minh (Vỵ). Không nên châm cứu kinh đó. Bởi vì Vỵ chủ về miệng và mắt, bấy giờ miệng và mắt của cái thai mới thành hình. Người mẹ nên hòa năm vị (chua, cay, mặn, ngọt, đắng) nhưng không nên ăn đến no quá.
- Nếu như thai khí không điều hòa, chợt thấy nó động, hoặc đau bụng, hoặc đầy bụng, thì nên dùng Bảo sản vô ưu tán

7. Cách dưỡng thai trong tháng thứ bẩy
- Có thai bẩy tháng, cái thai mới nhận được tinh của hành Mộc mà kết thành xương của nó. Lúc đó người mẹ nên làm việc hơi nhiều, để cho chân tay chuyển động luôn luôn, chở nên quá ư rỗi rãi, phải vận động để cho khí huyết chạy đều. Ở thì kén nơi khô ráo, ăn uống phải kiêng những đồ nguội lạnh. 

- Tháng này việc nuôi thai thuộc kinh Thủ thái âm (Phế), không nên châm cứu kinh đó. Bởi vì Phế chủ về bì mao, lúc này bì mao của cái thai mới mọc, người mẹ không nên nói nhiều, không nên khóc lóc, không nên mặc áo mỏng quá.
- Nếu thai nhi không yên, hoặc có tổn thương mà thành chứng thai lậu, hoặc bụng lớn ra như muốn chụt xuống thì nên lưu ý thuốc thang.
8. Cách dưỡng thai trong tháng thứ tám
- Có thai tám tháng, cái thai mới nhận được tinh của hành Thổ  mà thành bì phu của nó. Người mẹ nên giữ cho tâm được hoà, khí được tĩnh. Tháng này, việc nuôi thai thuộc về kinh Thủ dương minh (Đại trường). Không nên châm cứu kinh đó. Bởi vì Đại trường chủ về chín khiếu, lúc đó chín khiếu của con đã thành, không nên ăn những đồ nóng, không nên có sự tức giận.
- Nếu như thai khí không yên, khí bốc lên mà sinh chứng khó thở thì không cần hỏi có ngoại cảm hay không ngoại cảm, phải dùng thuốc để hoà thai điều khí.
9. Cách dưỡng thai trong tháng thứ chín
- Có thai chín tháng, cái thai mới nhận được tinh của loài đá để kết cho thành hết bì mao, sáu phủ và các đốt xương của nó. Lúc đó người mẹ nên ăn đồ ngon ngọt, thắt lưng hơi lỏng một chút.


- Tháng này việc nuôi thai thuộc về kinh Túc Thiếu âm (Thận), không nên châm cứu kinh đó. Bởi vì Thận chủ về việc chắp nối, lúc này công việc chắp nối mạch lạc của cái thai đã xong, người mẹ không nên ở chỗ ướt lạnh. Dầu không có bệnh, cũng nên làm cho thuận khí, yên Vỵ, khiến cho sau này khỏi bị khó đẻ.
10. Cách dưỡng thai trong tháng thứ mười 
- Có thai mười tháng, năm Tạng đều đã đủ, sáu phủ đều thông, có thể thu được khí của trời đất vào Đan điền và các quan tiết đợi giờ mà sinh.
- Lúc ấy việc nuôi thai thuộc về kinh Túc dương minh (Vỵ), không nên châm cứu kinh đó. 

Giới thiệu phương thuốc hay cho thai phụ

Phụ nữ có thai, rủi ro vấp té, làm cho thai khí bất an, máy động hoài, lại còn làm đau bụng từng hồi, đau lưng từng chập, còn làm ra huyết nữa. Có khi vì bưng xách quá nặng, hoặc với tay lên lấy đồ chỗ quá cao, cũng có thể làm động thai liền.

Hơn nữa thai người nào nóng quá, cũng động cựa luôn, không bao giờ yên, có khi làm cho người mang thai phải kéo hen, hoặc thở dốc khó chịu.
♦Phương thuốc: Bảo sản vô ưu tán

                 (tức Thập nhị thái bảo thang
Đương quy: 12 gam
Bạch Thược: 16 gam
Huỳnh kỳ: 4 gam
Bối mẫu 8: gam
Kinh giới huệ: 6 gam
Chỉ xác: 4 gam
Xuyên khung: 12 gam
Cam thảo: 4 gam
Thổ ty tử: 8 gam
Ngãi diệp: 6 gam
Cương hượt: 4 gam
Hậu phác: 4 gam

Cách dùng:
Các vị nên chế biến cho kỹ:

- Đương quy, bạch Thược sao rượu

- Thổ ty tử ngâm rượu

- Ngãi diệp sao dấm

- Chỉ xác sao bột mì

- Hậu phác sao nước gừng

- Bối mẫu để riêng, các vị khác để sống.

Hiệp chung, sắc với 5 chén nước, còn 2 chén, uống sáng một chén, chiều một chén, lúc bụng đói.
Đề phòng động thai, uống thuốc còn vừa ấm ấm.
Còn khi thai động, hoặc lao lực quá, thai muốn ra, phải uống lúc thuốc còn nóng.
♦Nên nhớ:

- Lúc sắc, nên để thêm vào 3 lát gừng già. Còn bối mẫu, cần tán nhỏ, chia làm hai phần, pha vào hai chén thuốc lúc mới cắt ra còn nóng.
- Ngoài ra, nếu người hư yếu quá thì nên thêm: nhân sâm 4 gam.
- Nếu uống vào tiết mùa đông, nên giản: bạch Thược còn phân nửa là 8 gam.
♦Biện chứng: nguyên nhân của chứng thai khí bất an, tất cả đều do khí cơ uất trễ. Nếu giải được uất, hành được trệ, cho khí huyết được lưu thông, thì thai sẽ yên ngay. Vì vậy phương này mới dùng:
- Chỉ xác, hậu phác để hành trệ, lợi khí
- Kinh giới, cương hượt để lợi khí tiết phong.
- Bối mẫu để hóa đàm lợi khí.
- Quy, khung, thường để hòa huyết, bổ huyết.
- Ngãi diệp để ôn huyết, thông huyết
- Huỳnh kỳ, cam thảo để bổ trung ích khí.
- Thổ ty tử để hòa âm ích tinh.
Thế là cả khí huyết đều vượng, tất nhiên thai nguyên sẽ kiên cố lại ngay.
Phương thuốc này, phân lượng tuy ít, nhưng công hiệu rất to tát, bất luận người có sức khỏe mạnh hay yếu đều dùng được cả. Nhưng sau khi sinh nở rồi thì một giọt thuốc này cũng không nên uống.
Đây là một phương thuốc an thai có tiếng, đệ nhất công hiệu, dùng nó chẳng những làm vững bào thai, mà còn trơn nhuận tử cung, dễ sinh nở lắm và có thể không hề đau bụng trong khi sắp đẻ.
♦Ta thường dùng nó như sau:
- Có thai 3-4 tháng, mỗi tháng uống 1 thang (trong một ngày).
- Có thai 5-6 tháng, mỗi tháng uống 2 thang (trong hai ngày)
- Có thai 7-8 tháng, mỗi tháng uống 3 thang (trong ba ngày)
- Có thai 9-10 tháng, mỗi tháng uống 4 thang trong bốn ngày.
Nghĩa là bước qua tháng mười, cũng uống 4  thang, chỉ có 10 ngày nữa là sinh.

 


 (Theo sách Những phương thuốc đàn bà kinh nghiệm)

♦ Qua đây chúng ta thấy việc dưỡng thai quả là quan trọng đúng không nào? Hiểu được cặn kẽ những điều này chúng ta sẽ biết được từng giai đoạn thai phát triển ra sao, trong từng tháng chúng ta nên ăn uống thế nào, kiêng cữ ra sao.

♦ Chúc các mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh, sinh nở vuông tròn nhé. Muốn biết công thức các thang thuốc nói ở trên, các mẹ hãy nhắn hoặc gọi để mình tư vấn cặn kẽ nhé. SĐT: 0912944324

♦ Trong quá trình mang thai, các mẹ đừng quên ngâm chân bằng thảo dược ngâm chân của người Dao Đỏ để bớt nhức mỏi, bớt phù chân nha. Đây là một cách chăm sóc rất hiệu quả mà cách làm lại đơn giản ah!

Và sau khi sinh thì chớ quên dùng thuốc xông tắm của người Dao Đỏ để mau phục hồi sức khoẻ và phòng ngừa hậu sản nha các mẹ!

 

Lá xông tắm người Dao Đỏ dạng lá khô vừa xông vừa tắm cực kỳ hiệu quả

Thuốc tắm người Dao Đỏ dạng nước chiết xuất từ lá tươi vô cùng tiện lợi và hiệu quả!

 

 

Lá xông vùng kín giúp nhanh sạch sản dịch và ngừa viêm nhiễm, giúp se khít sau khi sinh

 

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng