Bài học 6 chữ cho sản phụ chuẩn bị lâm bồn

Sản phụ chuẩn bị lâm bồn ắt sẽ có tình trạng đau bụng đẻ, cần nhớ bài học 6 chữ. 6 chữ ấy là:
1.Thuỵ (ngủ)
2. Nhẫn thống (nhịn đau) 
3. Mạn lâm bồn (chậm tới chậu)

 

1. Đẻ là việc tất nhiên của đời người, cực kỳ dễ dàng, không cần sợ hãi

- Khi mới thấy đau bụng, trước hết tự mình phải có chủ ý. Nên hiểu rằng: đẻ là việc tất nhiên của đời người, cực kỳ dễ dàng, không cần sợ hãi. Hễ thấy đau bụng cơn này chưa dứt, tại nổi luôn cơn khác, một lúc liền 5, 6 cơn, càng đau càng tệ, như vậy mới là thật đẻ, khi ấy sẽ nói cho người nhà biết để họ liệu săn sóc. Nếu trong bụng chỉ đau lâm dâm, âm ỷ, thì là đau thử. Cứ nằm cho yên.

- Điều đó là sự quan hệ thứ nhất, nếu đau thử mà tưởng là sắp đẻ, hấp tấp đi đẻ, thế là lỡ to, nhiều khi trong lúc đó phải lấy sự nhẫn thống làm chủ. Không cứ đau thử hay đau thật, đều phải kiên gan mà nhịn; theo lệ thường gặp bữa ăn cứ ăn, gặp lúc ngủ cứ ngủ. Càng đau già càng dễ đẻ không ngại gì.
- Lại khi ấy đứng thì đứng cho vững, ngồi thì ngồi cho ngay, không nên xoay lưng vặn mình, lưng mình xoay vặn mà cái thai chưa ra càng đau bụng thêm, nên biết việc của mình, người không giúp thay được, và việc ấy quan hệ đến tính mạng của mình, người ngoài không can dự gì.
- Càng tới lúc sắp đẻ, càng phải nuôi thân, dành sức. Có thể lên giường nằm ngủ để di duỡng tinh thần thì càng hay. Nếu không nằm yên được, hãy tạm trở dậy, hoặc vịn người khác mà đi dạo vài bước, hoặc vịn vào bàn mà đứng im ít lâu, hễ thấy cơn đau hơi dịu, thì lại lên giường mà nằm.  Khi nằm, cần phải nằm ngửa để cho trong bụng khoan thai, cái thai được dễ xoay động.
- Phải biết: việc đẻ là lẽ tự nhiên của trời đất, hễ đến giờ thì đứa trẻ khắc phải chui ra, không cần phải nóng. Thường thấy đàn bà nhà nghèo, hoặc vì gấp việc sân vườn, hoặc vì chậm việc canh cửi, họ cứ nhịn đau mà cố làm việc, đến khi bụng đau không thể nào nhịn được nữa, thì họ vua tới nơi đẻ, đứa trẻ đã toài ngay ra, chính người mẹ cũng không biết tại sao mà nhanh nhảu thế. Coi đó đủ biết việc sinh đẻ cũng như dưa chín thì dứt cuống mà rụng, không cần mượn sức gắng gượng. Nếu như đứa trẻ yếu sức, lúc nó quay mình, dùng sức đã hết, khi tới của mình, không đủ sức mà tự toài ra, thì người mẹ phải chờ khi nhận rõ cái đầu đứa trẻ đã ra tới cửa, bấy giờ chi nín hơi mà rặn một cái là nó ra ngay.

♦Có người hỏi:

- Lúc đi đại tiện còn phải rặn, làm sao lúc đẻ lại không phải rặn ?
– Bởi vì đại tiện không thể tự động, cho nên phải rặn, còn cái thai tự nó có sức xoay chuyển, đến lúc có thể ra thì nó khắc ra, chẳng những không cần rặn, mà rất kiêng rặn.
Lẽ đó không lạ gì. Đứa trẻ ở trong bụng đến lúc sắp đẻ, nó mới quay đầu trở xuống. Cái bụng hẹp hòi, người khác có sức cũng không thể giúp đỡ, cứ để cho nó tự mình xoay chuyển dần dần, hễ tới cửa mình thì đầu nó nhào xuống mà chân chổng lên. Nếu đứa trẻ chưa kịp xoay mình, mẹ đã rặn, làm cho nó vì bức bách mà phải ra thì chân tay nó sẽ ra trước, thế là đẻ ngang. Vậy là đẻ ngang, đẻ ngược đều bởi người mẹ vội rặn mà ra. 
Nhưng mà nói vậy không phải bảo rằng hoàn toàn không phải rặn đâu. Cũng phải rặn, nhưng lúc nên rặn hãy rặn.

♦Có người hỏi:

- Biết lúc nào là lúc nên rặn mà rặn ?
- Hễ mà đầu đứa bé ra tới cửa mình, thì các đốt xương trong mình đều nới giãn ra, ngực lõm xuống, lưng bụng sa nặng lạ thường, đại tiểu tiện đồng thời đều mót, trong mắt thấy nảy đom đóm, đó chính là lúc nên rặn.

♦Có người hỏi:

- Rặn sớm một lúc thì có hại đã đành, nhưng rặn chậm một lúc thì có hại gì không ? 
 - Không hại gì hết. Đến lúc phải ra thì nó khắc ra, nếu như đứa nào không ra là lại lúc nó xoay mình, dùng sức đã kiệt, nên bảo người mẹ lên bàn đẻ nằm im, để cho đứa trẻ nghỉ ngơi, một lát thì nó sẽ ra. 

Sinh đẻ là việc rất hệ trọng, hệ trọng đến tính mạng đứa trẻ, hệ trọng đến tính mạng người mẹ, không nên coi là việc có thể cẩu thả.

2. Sản phụ khó đẻ vì sao?

(1) Đàn bà trong lúc có thai, cốt phải lấy khí làm chủ, lấy huyết làm phụ, khí hành thì huyết hành, khí trệ thì huyết trệ. Nhà phú quý, nâng giấc đàn bà có mang, chỉ sợ họ phải cất nhắc việc này việc khác, cứ để cho họ hết ngồi lại nằm. Vì vậy khí bị trệ, huyết bị trệ không được lưu thông, thai không vận động được, tự nhiên lúc đó đẻ phải khó, thậm chí có người ngất mà chết đi. Những nhà nghèo khó, siêng năng vất vả, sinh đẻ rất dễ, coi đó đủ biết sự khó đẻ bởi sự lười biếng mà ra. Đó là một lẽ.

(2) Đàn bà có thai đến 5,6 tháng, hình thể cải thai đã gần trọn vẹn. Nếu mà người mẹ không biết kiêng khem, thường xuyên có “phòng sự” cho thỏa lòng, đến nỗi tinh hư, huyết ứ đọng trong tử cung, làm cho cái thai lớn thêm, tất nhiên lúc đẻ cũng khó. Tại sao biết vậy ? hễ thấy đứa trẻ đẻ ra, trên đầu có mảng màng mỏng mềm dính như keo, chính là tinh huyết ứ kết lại vậy. Đó là hai lē. 

(3) Những nhà có đàn bà thụ thai, hoặc xem bói xem số, tin nhảm lời họa phúc, hoặc cầu thần, cầu phật, thêm mãi sự lo phiền, khiến cho người có thai thường bị kinh sợ, mất thần, mất khí. Hoặc lúc sắp đẻ, người nhà làm rối, làm rít, ghé đầu ghé tại, tiếng nhỏ, tiếng to, khiến cho người có thai phải kinh sợ. Như vậy cũng thành khó đẻ. Cứ xem những người chửa hoang, hết thảy đều không có nạn khó đẻ, mà mẹ con đều yên, đủ biết sự khó đẻ có khi tự nguời nhà làm ra. Đó là ba lẽ. Chứng này chỉ nên giữ tĩnh là hơn, không cần phải thuốc.

(4) Lúc sắp đẻ, hễ thấy cái thai chuyển động nước hôi chảy ra chân, lưng bụng đều đau, mắt nổi đom đóm, đó là chính sản. Nếu mà mình con chưa xoay, bào tương (nước ối trong bọc thai) chưa vỡ, bụng đau có cơn, đó là đau thử. Trong khi đau thử, gặp người đỡ nóng nảy, cứ giục phải rặn. Gái đẻ dùng sức nhiều sức quá, mệt đi, đến khi đẻ thật, không đủ sức mà rặn được nữa. Như vậy thành khó đẻ. Đó là bốn lẽ.

(5) Trong lúc sắp đẻ, bọc ối vỡ ra, mình con đã xoay, cố sức mà rặn một cái thì nó ra liền. Những bà đỡ nóng nảy, thấy bọc ối vỡ, liền giục phải rặn, làm cho đứa trẻ không kịp xoay, hoặc xoay chưa xuôi đã bị tống ra, vị thế có đứa ra ngang, có đứa ra nghiêng, có đứa ra nguợc. Đó là năm lẽ. Chứng này cần có bà đỡ khác thạo việc, mới cứu được nổi, thuốc thang không thể được.

(6) Những người trẻ tuổi, mới đẻ con so, thân thể nhỏ bé, tử cung chật hẹp chưa mở rộng, lúc đẻ, bọc ối vỡ rồi, thai đương sắp ra, lại bị người mẹ không chịu nổi sự đau đớn, quay mình, vặn lung tung, chân không dạng ra, rồi dùng sức rặn, làm cho cái thai nằm ngang trong bụng không ra được. Đó là sáu lẽ. 

(7) Lại có những người đứng tuổi, sinh đẻ đã nhiều, khí yếu, huyết ít, lúc đẻ, bọc ối là vỡ rồi, tử cung khô khan, không thể nào mà đẻ được, có khi dùng dằng đến mấy mà cái thai vẫn không ra. Đó là bẩy lẽ.

3. Những dạng khó đẻ thường gặp

 (1) Đẻ ngược

Đẻ mà cái thai hai chân ra trước, gọi là đẻ ngược. Người nào chẳng may đẻ ngược thì bắt người mẹ phải lên giường nằm ngửa và nằm cho ngay mình, dặn dò phải yên lòng vững dạ, chớ có sợ hãi. Bà đỡ đẻ bôi dầu vừng cho ướt cả bàn tay và ngón tay, se sẽ cầm chân đứa trẻ ấn vào, rồi lại se sẽ đẩy lên. Như vậy tất nhiên đứa trẻ sẽ quay mình lại, chờ khi nào nó nằm yên, lúc đó lại săn sóc cho người mẹ ăn uống để lấy sức, một lúc lâu, ôm nách lưng người mẹ dậy, bảo phải ra sức mà rặn, cái thai sẽ ra liền.

Việc này quan trọng ở bà đỡ, nếu được bà đỡ sành việc và cẩn thận thì không can gì. Nếu phải bà đỡ nóng nảy vụng về, nặng chân nặng tay thì không làm được.

Có thể dùng dầu vừng bôi vào khắp bàn chân đứa trẻ, rồi se sẽ ấn vào, hễ nó quay mình lại được, thì sẽ ra ngay.

(2) Đẻ ngang

Đẻ mà cái thai thò tay ra trước, gọi là đẻ ngang.

Chữa chứng này theo như cách chữa chứng trên. Bà đỡ se sẽ ấn tay đứa bé vào trong, lại se sẽ thò tay mình vào của mình của người đẻ, chữa cho đầu vai đứa bé ngay lại. Rồi cho sản phụ ăn uống lấy sức. Một lúc lâu ôm nách lưng người mẹ dậy, bảo phải cố sức mà rặn thì sẽ đẻ được.

(3) Đẻ nghiêng

Đẻ mà cái thai không ngay đầu, gọi là đẻ nghiêng.

Chữa chứng này cũng bảo người mẹ lên giường nằm ngửa như trên, bảo bà đỡ coi xem  đứa trẻ ra vai trước hoặc chân trướ, se sẽ lấy tay ấn vào, và chữa lại cho đầu nó chầu ngay với cửa mình. Rồi cho người mẹ ăn uống, một lúc lâu, ôm nách lưng dậy bảo rặn, cái thai sẽ ra.

(4). Đẻ ngồi

Đẻ mà cải thai thò đít ra trước, gọi là đẻ ngồi.

Dùng chiếc khăn tay treo chỗ hơi cao, bảo người mẹ dạng chân ra,đứng dậy mà với lấy khăn tay ấy, thì cái thai sẽ lại thụt vào, bấy giờ vực cho người đẻ lên giường nằm ngửa mà nghỉ, rồi dùng thuốc thôi sinh cho uống, một lúc sẽ đẻ được.

(5). Đẻ vướng rau

Chứng này sách Tàu gọi là Ngại Sản. Tức là khi đó, cái thai đã thò đầu ra, nhưng bị rau để vướng ngang ở cổ, hoặc vai. 

Chữa chứng này cũng phải vực người mẹ lên giường đề cho nằm ngửa, rồi bảo bà đỡ se sẽ ấn đứa bé vào và thò tay se sẽ gỡ cái rau ra.

Nếu thai ra mà bị rau để vướng ngang ở cổ hoặc vai thì bảo người mẹ thôi đừng rặn nữa. Rồi lấy dây buộc rau, thắt 2 nút ở cuống rau lại (phải thắt thật chặt nểu thắt lỏng thì khi cắt rau máu ở trong mình đứa bé sẽ theo cuống rau mà chạy ra hết), rồi dùng kéo cắt đứt chỗ giữa 2 nút đã thắt đó mà gỡ. Nếu lúc vội vàng, thì có một người lấy tay kẹp chặt cuống rau lại, một người cắt rau mà gỡ, sẽ thắt sau cũng được, nhưng phải kẹp cho thật chặt, và giữ cho đến khi nào thắt xong cuống rau sẽ buông ra.
Gỡ được ra rồi, bảo người mẹ lại cố sức mà rặn, thì đứa bé ra ngay.

(6) Đẻ sót rau 

Đẻ rồi, rau đẻ không ra được, gọi là sót rau.
Vạn thị: Bệnh này hoặc bởi người gái đẻ sức yếu, khí không chuyển vận, hoặc bởi huyết ít, tử cung khô khan, hoặc bởi tử cung trống rỗng, hút dính rau đẻ, cho nên nó không ra được.
Trong lúc vội vàng chưa kịp chạy thuốc, thì lấy chiếc dây buộc vào rau đẻ (chỗ gần với âm hộ), hoặc quấn rau đẻ vào vòng đó, rồi cắt rau. Nếu cắt rau ngay, cái rau co vào, sẽ sinh nhiều chứng nguy hiếm. Xong rồi, đừng tắm rửa cho đứa trẻ, một đằng bảo người mẹ cứ việc ngồi nằm đi đứng như thường tự nhiên cái rau sẽ ra. Chữa vậy có người đến ngoài mười ngày, cái rau thối nát mới chụt ra.

Diệp thị: Sau khi đứa trẻ ra rồi, bảo bà đỡ lấy hai tay se sẽ ôm ngực người mẹ, và bảo người mẹ lấy hai tay ôm chặt lấy bụng và rốn mình, để cho cái rau chụt xuống. Nếu mà rau đẻ không ra cũng tại người mẹ tới chậu sớm quá.
Bởi vì khi đẻ, tử cung phải mở rộng ra, người mạnh thì vài ngày nó khép lại, người yếu có khi đầy tháng mới khép lại như cũ. Nếu người mẹ lúc đẻ vội rặn, không chờ cho tử cung mở ra thì rặn mãi, tử cung cũng phải mở, nhưng sau khi đứa bé ra rồi, nó khép lại liền, thành ra cái rau không kịp xuống nữa.

Nếu huyết hôi chảy vào trong rau, rau sẽ trướng lên mà không ra được, hễ chữa chậm thì sẽ làm cho bụng phát trướng, nó xông lên Tâm, tất nhiên ngực đau và khó thở. Phải mau mau cắt ngay cuống rau cho huyết hôi khỏi truyền vào rau.

Nhưng trước khi cắt, phải thắt cuống rốn cho đứa trẻ, và lấy qủa cân buộc vào đầu rau, để cho nó khỏi co vào. Làm vậy, trong vài ba ngày, cái rau quắt đi thì nó sẽ ra. Không nên uống thuốc liều hay mó tay liều vào cái rau ấy.
Hoặc cầm tóc người treo lên, rồi lấy nắm tóc ngoáy vào trong miệng cho thổ thì rau cũng ra.

Phó thị: Người đời thấy gái đẻ mà rau đẻ không ra, thì không khỏi trong lòng lo sợ, e rằng khí xông lên Tâm sẽ chết. Nhưng mà khí trong cái rau, khi nào xông được lên Tâm? chỉ sợ rau đẻ không ra, ứ huyết không thông, sẽ sinh chứng nhức đầu chóng mặt mà thôi.
Phép chữa bệnh này, nên đại bổ khí huyết, để cho huyết sinh nhiều thì rau đẻ trơn nhuận, tự nhiên sẽ ra. 

Biên giả: Bệnh này người ta thường dùng bột Tỳ ma tử giã nhỏ, rịt vào hai gan bàn chân người mẹ thì rau ra ngay. Nhưng lúc rịt phải có người trông coi luôn luôn, hễ thấy rau ra, lập tức rửa ngay thuốc đi, nếu chậm, có khi cả dạ con cũng bị chụt xuống.

(7) Đẻ xong táo bón

Trong cơ thể chúng ta, tiêu hóa bã cặn, vận hành Trường Vỵ là nhờ về khí; sinh ra tân dịch, tưới dội ngòi lạch (tức ruột non, ruột già) là nhờ về huyết. Sau khi mới đẻ, khí hư không vận được cho nên bã cặn bí mắc không đi, huyết hư không nhuận được, cho nên ngòi lạch khô rít không chảy. Lúc đó đại tiện không thông là tại vì hư mà bí.

Kinh nghiệm chữa trị chứng táo bón

Mỗi ngày đi cầu được 1 lần là tốt, vì tràng vị đã ở vào tình trạng bình thường. Nhất là đi cầu được mỗi buổi sáng sớm càng tốt hơn nữa. Nhược bằng 2-3 ngày sấp lên mới đi được 1 lần, là đã bị bón nặng rồi đó. Nếu đi  cầu vẫn đều đều  mỗi ngày, nhưng rất khó vì rất ít, là do đường đại bị uất lại phần nào, vì ruột già khô, không được nhuận, mà ra cả. Đó là nguyên nhân hay sanh ra bịnh kiết lỵ và bịnh trĩ, làm khổ cho thân nhiều lắm.

CÁCH 1: ĂN

CÁCH 2: TẬP THỂ DỤC

Chúng ta nên tập theo động tác sau để phòng ngừa táo bón sau sinh:

 

CÁCH 3: NGÂM CHÂN

Đôi bàn chân chúng ta là điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và là điểm thấp nhất của cơ thể, cho nên nếu máu chúng ta có những cặn bẩn thì chúng thường bị dồn đọng và ứ tắc tại đây. Việc ngâm chân sẽ làm các chất cặn bã bị tan hay phân tán nhỏ ra khiến máu dễ lưu thông và mang chúng đi nơi khác để thải ra ngoài. Ngâm chân giúp giảm phù nề, táo bón và trị bệnh nổi gân xanh cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Cách làm:

- Dùng một cái chậu đủ đặt hai bàn chân và mực nước có thể cao tới trên bụng chân, một cái xô nhựa lớn chẳng hạn. Đun nồi nước nóng. Khởi đầu pha nước vừa đủ ấm, ở nhiệt độ nào mà cơ thể chịu đựng được.

- Đập một củ gừng già và vài củ hành vào rồi ngâm chân (Hoặc thảo dược ngâm chân Dao Đỏ càng tốt nhé).

- Tiếp tục đun nước và thường xuyên thêm nước nóng. Nếu chịu được độ nóng cao hơn thì cứ tăng dần. Với những người đã làm nhiều lần, mới cho chân vào chậu ở 40 °C, từ từ tăng có thể tới 49 °C. Mỗi lần lâu khoảng 15 - 30 phút, tùy theo bệnh và cơ địa mỗi người. 
- Trong quá trình ngâm chân, chân nóng đã đành nhưng phải có cảm giác ấm trong xương chân, hoặc nhói ở phía trên, hoặc ngứa cổ họng. Sau khi ngâm chân, hãy lau khô và không để lạnh.

Mục đích:

- Sức nóng làm giãn mạch, thông các mao quản và rút máu khỏi các bộ phận sung huyết, phụ trị bệnh nổi gân xanh.
- Theo châm cứu học, chân có 6 đường kinh và là nơi xuất phát các mạch quan trọng là Xung mạch và Kiều mạch. Ngâm chân nước nóng để kích thích nơi khởi đầu các đường kinh, đã thông Xung mạch, Kiều mạch. Những mạch này thông sẽ làm mạnh thận khí, điều hòa âm dương.
- Đau lưng, nhức mỏi, kiến bò trong xương, ngủ phải gác chân lên cao, nhức đầu (do âm hư hoả vượng), táo bón, mất ngủ (do tâm thật bất giao), các bệnh về sinh dục và tiết niệu, thời kỳ phụ nữ mãn kinh, bệnh u tuyến tiền liệt… đều nên áp dụng phương pháp này.
Gần đây người ta đã đề xuất phương pháp xoa bóp gan bàn chân.
-    Ngón chân cái tương ứng với não
-    Đầu 4 ngón chân tương ứng với xoang mũi
-    Kẽ ngón cái tương ứng với cổ họng
-    Kế đó là mắt, phổi, ngực.
-    Giữa gan bàn chân tương ứng với tim, gan, thận.
-    Dưới cổ chân là ruột.
-    Gót chân tương ứng với thắt lưng và hông.

(Theo Khoa thuốc đàn bà kinh nghiệm)

Sau sinh các mẹ đừng quên dùng thuốc tắm của người Dao Đỏ để phục hồi sức khoẻ và ngăn ngừa hậu sản nhé! Ngâm chân bằng thảo dược ngâm chân của người Dao Đỏ cũng giúp giảm táo bón và phù thũng nha các mẹ!

 

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng