Những biểu hiện của mái tóc với sức khỏe con người
Không giống các bộ phận khác của cơ thể, tóc chuyển tải đến người khác rất nhiều thông tin về chúng ta: tuổi tác, giới tính, chủng tộc, địa vị xã hội, quan hệ đoàn thể và tôn giáo, thói quen vệ sinh cá nhân và cuối cùng (nhưng không kém phần quan trọng) là tình trạng sức khỏe của chúng ta.
Nếu chỉ nhìn vào mái tóc thì một số người có thể đưa ra nhận định sai lầm. Chúng ta có thể nhuộm tóc đen để trông trẻ hơn, cắt tóc thật ngắn hoặc để tóc thật dài để người khác khó nhận ra giới tính của mình, duỗi tóc quăn hoặc uốn mái tóc thẳng để người khác không đoán được chủng tộc của mình. Và bằng cách làm kiểu tóc giống người giàu và nổi tiếng, chúng ta trông có vẻ thuộc giới thượng lưu dù thực tế đang phải vất vả kiếm sống.
Mái tóc thường được xem là biểu tượng của sự gợi cảm và có ý nghĩa về văn hóa. Người dân ở nhiều nơi trên thế giới vẫn thường che tóc hoặc cạo đầu mà không vì lý do tôn giáo, chẳng hạn, các luật sư Anh thường đội tóc giả tại tòa. Phụ nữ theo đạo Hồi và đạo Do Thái chính thống phải trùm đầu. Và không chỉ có các tăng ni của đạo Phật, một số tu sĩ theo đạo Cơ đốc, và cả những kẻ ưa bạo lực cũng cạo đầu.
Cho dù có bận gửi thông điệp đến thế giới bên ngoài bằng cách che phủ, cắt, uốn hay nhuộm tóc, chúng ta cũng nên chú ý đến thông điệp mà mái tóc đang gửi đến chúng ta.
Mái tóc tự nhiên cho biết nhiều thông tin quan trọng mà chúng ta phải đọc và chú ý cẩn thận. Tuổi tác, giới tính, chủng tộc cũng như nơi ta sinh sống và các sản phẩm chăm sóc tóc ta dùng đều ảnh hưởng đến sự hình thành khoáng chất trong tóc.
Tóc chứa vô số khoáng chất, từ nhôm đến kẽm. Trong nhiều năm qua, người ta đã phân tích tóc để xác định thủy ngân và chất độc thạch tín. Gần đây hơn, từ những mẫu tóc, các nhà nghiên cứu đã có thể chẩn đoán được những chứng rối loạn do ăn uống
Thật vậy, chất lượng, số lượng và màu sắc của tóc đều có thể là biểu hiện của tình trạng sức khỏe. Do đó, tóc được xem là “phong vũ biểu” của sức khỏe.
Xem thêm:
- 5 tác dụng tuyệt vời của ngâm chân & những người nào không nên ngâm chân?
KẾT CẤU CỦA TÓC THAY ĐỔI
Tóc được cấu tạo phần nhiều từ các protein (keratin) đã chết, nói vậy không có nghĩa là chất này hoàn toàn vô dụng. Tóc khô, giòn và chẻ ngọn là những biểu hiện cho thấy bạn đang đối xử tệ với tóc khi gội, chải, sấy, nhuộm hoặc tẩy tóc quá mức. Tuy nhiên, những rối loạn thân tóc này (như người ta vẫn gọi) cũng có thể là biểu hiện của sự căng thẳng, thay đổi hormone, thiếu chất dinh dưỡng và bệnh về tuyến giáp.
Ví dụ, nếu bạn để ý thấy mái tóc bóng mượt trước đây của mình bỗng dễ rối hay trở nên khô, giòn, thô cứng thì đừng vội chạy đi mua loại sản phẩm chăm sóc tóc mới nhất và đắt tiền.
Bởi trên thực tế, đây có thể là những biểu hiện quen thuộc của bệnh giảm năng tuyến giáp – một căn bệnh khá phổ biến nhưng thường không được chẩn đoán chính xác, đặc biệt ở phụ nữ.
Khi tuyến giáp (có chức năng điều khiển hoạt động chuyển hóa) không sản xuất đủ hormone thì tóc sẽ bắt đầu phát triển chậm lại cũng như các chức năng khác của cơ thể sẽ suy giảm. Kết cấu của tóc thay đổi còn báo hiệu tình trạng thiếu iốt (cũng được đề cập trong bệnh về tuyến giáp).
Tất nhiên, sự thay đổi kết cấu của tóc có thể chỉ đơn thuần là biểu hiện của sự thay đổi hor- mone — một sự thay đổi tự nhiên - trong thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh.
Trong thời gian mang thai, tóc khô có thể trở nên nhờn hoặc bóng hơn còn tóc dầu lại trở nên khô hơn và không còn bóng. Khi mang thai, mái tóc xoăn trước đây có thể trở nên thẳng hơn và ngược lại, tóc thẳng lại xoăn hơn. Tóc thậm chí có thể trở nên dày hơn, tuy nhiên nguyên nhân là do tóc rụng chậm – một hiện tượng bình thường và vẫn hay xảy ra trong thời gian này – chứ không phải do từng sợi tóc trở nên dày hơn (xem phần Rụng tóc ở phụ nữ bên dưới).
Trong thời kỳ mãn kinh, khi lượng estrogen (hormone sinh dục nữ) giảm, nhiều phụ nữ sẽ nhận thấy mái tóc không còn mềm và bóng mượt nữa. Lượng estrogen giảm sẽ khiến thân tóc mỏng và khô, vì vậy những sợi tóc mới sẽ không mượt và dễ gãy rụng hơn. Hơn nữa, tóc mới cũng sẽ dần dần ngưng mọc.
Tóc rụng và thay đổi về kết cầu đều là những phản ứng thường thấy khi dùng phương pháp hóa trị hay xạ trị để điều trị ung thư. Điều đáng mừng là những thay đổi này thường chỉ xảy ra tạm thời.
TÓC CHẺ NGỌN
Tóc chẻ ngọn được xem là biểu hiện báo động đỏ và thực sự là những sợi tóc bị biến màu hoặc mất sắc tố. Những sợi tóc chẻ ngọn (thường có màu vàng, xám hoặc hung đỏ) là biểu hiện cảnh báo của chứng thiếu dinh dưỡng (chẳng hạn chất đạm hay sắt) nghiêm trọng. Dù biểu hiện này thường thấy ở các nước kém phát triển nhiều hơn nhưng người ta cũng có thể gặp nó ở những trẻ em nghèo trên khắp thế giới.
Tóc chẻ ngọn cũng có thể báo hiệu bệnh viêm loét đại tràng cũng các bệnh khác, hoặc những bệnh hút hết chất đạm như hội chứng rối loạn đường ruột và phẫu thuật ruột quá mức. Đó còn có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn trong ăn uống: chứng chán ăn – chứng bệnh hút hết nguồn đạm trong cơ thể.
TÓC BẠC SỚM
Tóc chuyển sang bạc là biểu hiện bình thường (dù không được hoan nghênh lắm) của sự lão hóa, bởi khi về già, cơ thể chúng ta sản xuất chất melanin – sắc tố quy định màu cho da và tóc – ít hơn.
Nhưng khi tóc bạn bạc sớm, đó có thể là tình trạng vô hại do di truyền hoặc là một biểu hiện cảnh báo cơ thể có điều gì đó bất ổn. Tình trạng này (y học gọi là chứng tóc bạc sớm) được các bác sĩ định nghĩa khác nhau. Một số bác sĩ cho rằng đó là chứng bạc hoa râm khi người ta đến tuổi 40, các bác sĩ khác lại cho đó là chứng bạc tóc trước 20 tuổi đối với người da trắng và trước 30 tuổi đối với người da đen.
Tuy nhiên, một số người mắc chứng bạc tóc sớm có thể không biết mình bị bệnh thiếu máu ác tính – một loại thiếu máu nguy hiểm. Bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi, nguyên nhân là do lượng hồng cầu giảm khi cơ thể không có khả năng hấp thu vitamin B12. Bệnh còn có những biểu hiện phổ biến khác như: xanh xao, ốm yếu, có vấn đề về miệng và lưỡi, có cảm giác ngứa và tê cứng ở hai bàn tay cũng như hai bàn chân, dáng đi loạng choạng.
Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng ở hệ thần kinh hay đường ruột. Điều đáng mừng là bệnh này không những dễ điều trị mà tóc còn có thể trở về màu tự nhiên khi bạn khỏi bệnh.
Ngoài ra, chứng bạc tóc sớm còn báo hiệu nhiều rối loạn tự miễn khác nhau, kể cả bệnh Graves (bướu giáp lộ nhân) – hình thức phổ biến nhất của chứng tăng năng tuyến giáp. Nghiên cứu gần đây của Ai-len đã xác nhận tóc bạc sớm là biểu hiện của sự sụt giảm lượng khoáng chất trong xương (chứng tiền loãng xương) ở phụ nữ mắc bệnh Graves.
Chứng bạc tóc sớm cùng những mảng trắng trên da còn là biểu hiện của một rối loạn tự miễn khác: bệnh bạch tạng. Đây là một bệnh lành tính, tuy nhiên, cứ ba người mắc bệnh này thì có một người còn bị bệnh về tuyến giáp.
Những người trẻ tuổi bị bạc tóc đôi khi còn mắc bệnh rụng tóc từng mảng. Đây cũng là một căn bệnh tư miễn và có biểu hiện là từng mảng tóc bị rụng.
Gần đây, một số người cũng hoang mang trước chứng cứ mới cho rằng tóc bạc sớm có thể là biểu hiện ban đầu cảnh báo bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch vành (CHD), đồng thời những người bạc tóc sớm còn có nguy cơ cao bị cơn nhồi máu cơ tim (chứng nhồi máu cơ tim).
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng tóc bạc sớm còn là biểu hiện của tình trạng căng thẳng, điều này có phần đúng. Có thuyết cho rằng tình trạng căng thẳng có thể thúc đẩy sự phát triển của các bệnh tự miễn hoặc các bệnh khác đã đề cập ở trên (những bệnh có thể gây bạc tóc).
TÓC BẠC SAU MỘT ĐÊM
Tuy sự căng thẳng có thể khiến người nào đó bị bạc tóc nhưng tình trạng này không thể xảy ra chỉ sau một đêm. Người ta kể rằng tóc của Marie Antoinette và ngài Thomas More đã bạc trắng vào đêm trước khi họ bị hành hình.
Mặc dù đã có nhiều câu chuyện xoay quanh vấn đề này nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào về mặt y học chứng minh cho việc tóc có thể lốm đốm bạc hoặc bạc trắng nhanh đến vậy, bởi một khi tóc được sản sinh ở nang tóc thì từng sợi không thể đổi màu.
Tình trạng bạc tóc được nói đến trong những câu chuyện trên có thể bắt nguồn từ bệnh rụng tóc lan tỏa – chứng bệnh đôi khi do sự căng thẳng gây ra và khiến tóc rụng rất nhanh (xem phần Rụng tóc bên dưới). Nếu mắc bệnh này thì mái tóc của một người vừa có tóc bạc vừa có tóc nhuộm sẽ chỉ còn lại những sợi bạc, vì những sợi tóc nhuộm dễ bị rụng nhất.
Tóc chúng ta dài thêm khoảng 2,5 cm mỗi tháng, và có khoảng 90% luôn trong giai đoạn phát triển này (giai đoạn mọc tóc). Số tóc còn lại thì ở trong giai đoạn nghỉ (kéo dài khoảng hai đến ba tháng). Sau đó chúng sẽ rụng. Trung bình mỗi ngày tóc chúng ta rụng từ 50 đến 100 sợi. Tùy vào những yếu tố như di truyền, tuổi tác, giới tinh và chủng tộc (những yếu tố con người không thể kiểm soát), mỗi người sẽ rụng tóc với số lượng nhất định.
Cho dù tóc rụng thành chùm hay rụng từ từ thì đa số chúng ta cũng sẽ bị rụng tóc ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Khi bước sang tuổi 50, hơn một nửa phụ nữ sẽ bị rụng vài mớ tóc. Tình hình này còn xấu hơn đối với đàn ông: đúng 75% đàn ông sẽ bị rụng tóc và 25% còn lại sẽ bị hói vào cùng độ tuổi này.
RỤNG TÓC TỪNG ĐỐM HOẶC TỪNG MẢNG
Nếu bạn để ý thấy từng mảng tóc của mình bị rụng thì đó có thể là biểu hiện của chứng rụng tóc lan tỏa. Đây là chứng rối loạn tự miễn, xuất hiện khi các tế bào bạch cầu của cơ thể tấn công các nang tóc khiến chúng ngưng sản sinh tóc.
Tuy nhiên, không chỉ tóc bị ảnh hưởng, một số người còn bị rụng hết lông ở khắp cơ thể (y học gọi căn bệnh này là chúng rụng lông toàn thân). Vài dạng nhẹ của các chứng rụng tóc khác nhau có thể điều trị được, và đôi khi tóc còn tự mọc lại mà không cần can thiệp. Điều không may là những người bị chứng rụng tóc cũng thường mắc hoặc phát triển những bệnh tự miễn khác, đặc biệt là bệnh về tuyến giáp, đái tháo đường và viêm thấp khớp.
CHỨNG RỤNG TÓC LAN TỎA
Những mảng tóc bị rụng còn có thể báo hiệu chứng giật tóc – chứng bệnh xảy ra khi người ta giật mạnh những sợi tóc hoặc thậm chi lông mi của mình. Có từ 3 đến 5% dân số Hoa Kỳ mắc phải chứng này. Đây là một bệnh thuộc về hành vi, nó ảnh hưởng đến trẻ em nhiều hơn người lớn nhưng cũng có thể xảy ra với bất kỳ lứa tuổi nào.
Chứng giật tóc đôi khi bị nhầm lẫn với chứng rụng tóc, tuy nhiên biểu hiện để nhận biết chứng này là người bệnh có những sợi tóc gãy với độ dài khác nhau, một số sợi tóc vẫn còn nguyên ở những chỗ hói. Những người mắc chứng giật tóc thường biểu lộ những vấn đề về tâm lý như: trầm cảm, lo lắng, ám ảnh hành vi và hội chứng Tourette – một chứng rối loạn thần kinh thường bắt đầu từ lúc nhỏ với biểu hiện dễ nhận thấy là tật co giật cử động và phát âm.
Chứng giật tóc thường có tính di truyền. Thật vậy, các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện trong vài trường hợp, hai gien đột biến có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Nếu bạn bị rụng từng đốm tóc thì đó có thể là thông điệp cho biết bạn đang đối xử quá đáng với tóc, chải hay nhuộm tóc quá nhiều.
Y học gọi hiện tượng rụng tóc do nguyên nhân này là chứng rụng tóc do thương tổn. Đây là ví dụ rất thuyết phục giải thích vì sao bạn không nên nghe theo những câu chuyện đời xưa nói về việc chải tóc 100 cái mỗi ngày. Tóc bạn dù có thể bóng hơn nhưng cũng có thể rụng đi.
Cột tóc quá chặt, thắt bím hay tết tóc thành nhiều bím nhỏ có thể gây gãy và rụng tóc.
Mặt khác, tóc rụng từng đốm còn có thể báo hiệu một căn bệnh được gọi là chứng rụng tóc do sẹo – chứng bệnh phát sinh do nang tóc bị hủy hoại và bị thay thế bởi mô sẹo.
Thật không may là với kiểu tóc rụng này, tóc sẽ không thể mọc lại. Chứng bệnh này có thể là hậu quả của một vết bỏng, một sự chấn thương thể xác hoặc bất cứ tại nạn nào có thể để lại sẹo trên cơ thể.
Nó còn có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn và nấm (kể cả bệnh nấm ngoài da) và nhiều bệnh khác ở da, trong đó có bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa – một chứng rối loạn tự miễn chủ yếu ảnh hưởng đến thiếu nữ. Khác với dạng phố biến hơn của lupus (tức lupus ban đỏ hệ thống) ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, lupus ban đỏ dạng đĩa chỉ ảnh hưởng đến da, gây ra sẹo và rụng tóc.
Xem thêm