Khi bạn có con, điều tuyệt vời nào sẽ đến với bạn?

 “Một đứa trẻ trong gia đình là một nguồn vui” câu ngạn ngữ này của một tác giả Anh quốc vào thế kỷ thứ 19. Đây chỉ là một trong muôn ngàn câu khác nói lên, qua các thời đại, hạnh phúc của một gia đình có con cái. Con người sanh ra không toàn hảo, nhưng trong hài nhi vừa chào đời đã có một sự hứa hẹn toàn hảo, vì đứa bé còn trong trắng và thơ ngây với cái nhìn hiền dịu và những cánh tay vụng về của đứa bé gây niềm hy vọng và phấn khởi trong tâm hồn người lớn.

MỘT ĐỨA TRẺ TRONG GIA ĐÌNH LÀ MỘT NGUỒN VUI

- Một hài nhi chào đời là một dịp để người ta tổ chức những lễ lạt, nhằm mục đích nói lên lòng trìu mến và niềm hân hoan đối với đứa bé. Không có một người nào, đàn ông hoặc đàn bà, có thể nhìn một đứa trẻ sơ sinh yếu đuối nhưng đã hội đủ những mầm sống của con người, mà không cảm thấy khâm phục trước một kỳ công tuyệt diệu của tạo hóa.

- Mỗi một đứa bé sơ sinh đánh dấu một mầu nhiệm của sự sống. Đứa trẻ sinh ra để thỏa mãn những khát vọng của người mẹ, là niềm hãnh diện của người cha. Ai biết được trọng trách mà ngày mai đây sẽ đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của con trẻ vừa mới cất tiếng chào đời? Những bàn tay vụng về kia, có ai ngờ được rằng một vài chục năm sau sẽ làm nên những việc phi thường. Và bộ óc non nớt của đứa bé, hiện giờ chưa ý thức được sự hiện hữu của chính bản thân nó, nhưng ai biết được sau này, bộ óc đó sẽ chứa đựng những tư tưởng gì ?

 

CON TRẺ VÀ BÀ MẸ

- Một chú gà con vừa nở đã đứng thẳng được trên đôi chân của nó và bắt đầu bới đất kiếm ăn. Một chú ngựa con vừa mới lọt lòng mẹ, đã tập tễnh đi được, mặc dù với dáng điệu yếu ớt.

- Con người mới sinh ra còn yếu ớt hơn nhiều. Sau một tháng, đứa bé mới bắt đầu đủ mạnh để ngẩng đầu lên trong tư thế nằm. Sau 7 tháng mới biết ngồi. Sau 10 tháng mới bò được. Sau 14 tháng mới biết đứng và thường thường sau 15 tháng mới biết đi. Đứa bé hoàn toàn lệ thuộc vào người mẹ, từ miếng ăn đến manh áo v,v...

 

BÀ MẸ VÀ ĐỨA CON 

Và người mẹ giúp gì cho con mình? 
- Người mẹ thỏa mãn các nhu cầu căn bản của đứa con, cho con ăn uống và bảo vệ con khỏi bị nóng, bị lạnh.
- Người mẹ rửa ráy cho con, thao thức canh chừng hằng đêm khi con đau ốm. Ngày nào con trẻ chưa đủ sức tự vệ, người mẹ có nhiệm vụ che chở cho con tránh khỏi mọi đe dọa của thiên nhiên. Chính người mẹ dạy cho con biết ngồi, biết đứng, biết đi!
- Tất cả những điều trên rất cần thiết, nhưng ra phải là hết, vì trong những năm gần đây, các nhà bác học đã khám phá ra rằng con trẻ không những cần người mẹ để thỏa mãn những nhu cầu vật chất căn bản, mà còn phải lệ thuộc vào người me, trong những năm đầu, để sau này nó có thể trở thành một con người bình thường, có một nhân sinh quan giống người đồng loại, biết xử trí một cách thông minh. Chỉ có người mẹ mới có thể mang lại những điều đó cho con mình.

 

- Khi bú mớm trong cánh tay của người mẹ, đứa con nhận lãnh một thứ gì quý hơn lương thực mà nó đang thụ hưởng. Đó là kinh nghiệm sống. Thật vậy, các nhà tâm lý học chuyên nghiệp trong lãnh vực nghiên cứu sự phát triển của trẻ con đã cho rằng, sự đụng chạm da thịt giữa mẹ và con là điều tối quan trọng đối với đứa bé. Khi ôm con vào lòng, người mẹ truyền hơi ấm cho con. Và con trẻ, hơn ai hết, rất cần hơi ấm của người mẹ. Thiếu hơi ấm của mẹ lúc sơ sinh, đứa con suốt đời sẽ bị đánh dấu bởi sự thiếu tình thương, nó khó trở thành một đứa trẻ và một người lớn bình thường, hạnh phúc.
- Tầm quan trọng của sự đụng chạm da thịt của giữa người mẹ và đứa con đã được minh chứng bằng một loạt thí nghiệm thực hiện một cách khéo léo trên những chú khỉ con, trong những năm 50 vừa qua. Sau khi sanh ra, các chú khỉ con được đặt vào trong một cái lồng có 2 hình nộm khỉ mẹ bằng dây thép và bằng gỗ. Hình nộm bằng gỗ được bọc những lớp bọt bể, còn hình nộm bằng dây thép không được bọc gì cả. Các chủ khỉ con trong lồng đều chay vào nép mình bên hình nộm bằng gỗ bọc bọt bể. Người ta đặt những chai sữa cạnh hình nộm bằng dây thép. Các chú khỉ con trườn qua bú sữa nhưng 2 chân không rời hình nộm quấn bọt bề. Do đó người ta kết luận rằng: hơi ấm của khỉ mẹ cũng cần như thức ăn nuôi sống các chú khỉ con. Khi lớn lên, các chú khỉ này có thái độ không thích hợp với đời sống tập thể. Chúng hành động như người thiếu thăng bằng thần kinh. Đối với đồng bọn, các chú khỉ này có một thái độ cừu địch. Chúng hay giành giựt và cấu xé nhau; ít khi bị lôi cuốn bởi các khỉ cái.
- Căn cứ vào những nhận xét trên, người ta cho rằng, dường như sự thiếu mẹ lúc ấu thời đã gây cản trở cho sự sinh trưởng về phương diện tâm linh của các chú khỉ, và khiến cho chúng khó thích nghi với luật sống cộng đồng của loài cùng giống. Những thí nghiệm trên chứng tỏ các chú khỉ con cần có sự săn sóc và tình thương của khỉ mẹ.
- Chính nhờ tình thương và sự chăm sóc của người mẹ mà đứa bé sau này sẽ trở thành một người bình thường. Cho dù cha mẹ nghèo đến đâu chăng nữa, con trẻ vẫn có niềm vui của nó, nếu ngay từ lúc mới sinh, nó được người mẹ chăm sóc, trìu mến và điều này là một chân lý mà tất cả mọi thời đại và mọi nền văn minh đều chấp nhận. Dĩ nhiêu, vì sự túng thiếu, thường thường cha mẹ bỏ con lăn lóc, ít chăm nom kỹ lưỡng đúng mức nhu cầu đòi hỏi của đứa bé. Tuy nhiên bất cứ cha mẹ nào cũng sản sàng dành cho con cái của mình những gì tốt và đẹp nhất khi có thể làm được.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA DI TRUYỀN TÍNH 

- Con trẻ đã mang sẵn lúc sơ sinh những dấu hiệu của giống nòi. Chính nhờ có di truyền tính mà đứa trẻ da đen khác với da trắng và da trắng khác với da vàng v.v... Di truyền tính là nguyên nhân làm cho con trẻ khác nhau về màu da, vóc dáng và thể chất. Nhưng chưa hết, di truyền tính còn ảnh hưởng đến tinh thần và đời sống tâm linh của đứa bé. Các triết gia đã điên đầu nghiên cứu, nghĩ ngợi về vấn đề này. Trong nhiều thế kỷ, người ta có khuynh hướng cho rằng định mệnh con người đã được ấn định ngay từ lúc sơ sinh do những định luật của di truyền tính. Nhưng, theo John Locke, thế kỷ thứ 16, thì con trẻ là một “tờ giấy trắng”, trên đó chúng ta có thể viết bất cứ thứ gì. Nói cách khác, chính môi trường chứ không phải di truyền tính hun đúc nên định mệnh của con người. Thuyết trên được ông John Watson khai triển vào đầu thế kỷ 20. Watson quả quyết rằng ông ta có thể giáo dục đứa trẻ và biến nó thành luật sư, ăn mày, bác sĩ, hoặc trộm cướp, hay bất cứ một thứ nghề nào khác v.v...
- Ngày nay các nhà tâm lý học ý thức rằng trong đứa bé sơ sinh đã hội đủ những đức tính di truyền. Tuy nhiên cùng một lúc, đứa bé cũng có vô số khả năng tiềm tàng khác, Luật di truyền quyết định và vóc dáng màu sắc của mắt, tóc và ngay cả những khả năng tinh thần. Nhưng môi trường mà đứa bé sinh sống trong những năm đầu, cũng góp phần đáng kể trong việc định đoạt thành công của cuộc đời đứa bé sau nầy.
- Không ai chối cãi là con cái đều mang những căn tính của cha mẹ ngay lúc còn bé. Có đứa khi bú, tỏ ra rất ôn hòa, ngủ rất yên, không hay làm ồn; trái lại cũng có đứa cựa quậy không ngừng, khó dỗ ngủ, hay la khóc và hình như lúc nào cũng muốn bẻ gãy các chắn song của cái nôi. Những sự khác biệt này báo trước những tâm tính khác nhau sau này của các đứa trẻ

 

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 

- Những gì mà con trẻ hấp thụ nhận lãnh nơi cha mẹ đều ảnh hưởng đến cuộc đời của đứa trẻ sau này khi chúng thành nhân. Đó là những kinh nghiệm sống mà không gì có thể thay đổi được.
- Đời sống xã hội của con người thành công hay thất bại cũng là do một phần lớn ảnh hưởng của cha mẹ gây nên lúc ấu thời. Chúng ta hãy lấy một thí dụ:
Một bà mẹ khi nghe con khóc, vội vã chạy đến bên con tìm hiểu nguyên nhân để xoa dịu tiếng khóc đó. Thái độ chăm sóc này của người mẹ (và cũng là con người đầu tiên mà đứa bé được tiếp xúc) sẽ theo thời gian in sâu vào tâm khảm của đứa bé, khiến sau này khi ra đời, nó sẽ nhìn mọi người với đôi mắt lạc quan, nghĩ rằng họ là nguồn vui, niềm an ủi xoa dịu của nó. Do đó đời sống xã hội của đứa bé sẽ không buồn tẻ, vì nó được xây dựng trên căn bản tin tưởng mọi người.
- Trái lại, một bà mẹ khác bỏ con lăn lóc ngày này qua tháng khác, hoặc chỉ biết đánh con khi nó khóc, sẽ vô tình tạo cho đứa bé một thái độ phẫn nộ chán ghét và bị quan đối với người xung quanh.
- Đến tháng thứ 18, mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái bước sang một giai đoạn mới. Đứa trẻ bắt đầu trở nên một phần tử hiếu động nhất trong gia đình; và cũng chính từ đây, đứa trẻ sẽ va chạm với luật lệ của đời sống, mà nó phải qui phục. Đứa trẻ sẽ dần dần ý thức là nó không có quyền sờ vào các vật dễ bể và nguy hiểm. Nó sẽ được chỉ dẫn cách sống hợp vệ sinh... Chính giai đoạn này sẽ tạo trong đứa bé sự biết vâng phục hoặc khinh thường luật pháp và những yêu sách của đời sống.

- Ngoài ra người mẹ cũng cần phải lưu tâm đến những vấn đề tâm lý trong khi theo dõi sự phát triển của con cái. Người mẹ phải biết khen thưởng tùy lúc và tùy theo công trạng của con. Thường xuyên phạt đứa bé thì sẽ đưa đến hậu quả tai hại: con trẻ sẽ trở nên cứng đầu và cau có, tinh thần luôn luôn bị dao động, ngôn ngữ ấp úng và thường có tâm trạng lo sợ. Bộ phận sinh dục nằm gần hậu môn và giữa hai bộ phận này có một sự liên hệ chặt chẽ. Đôi khi đứa bé bị phạt trong lúc nó vô tình đi tiêu hoặc tiểu bậy. Sự phạt này sẽ gây ảnh hưởng tại hại đến đời sống sinh lý của đứa trẻ. Nó sẽ cảm thấy mắc cỡ, sợ sệt trong vấn đề sinh lý. Sự mắc cỡ và sợ sệt này thường là nguyên nhân, tính bất lực (nơi đàn ông) và tính lãnh cảm (đàn bà ).
- Áp dụng một kỷ luật quá khắt khe đối với đứa trẻ thích khám phá thế giới mà nó đang sống cũng rất tai hại cho sự phát triển của đứa bé. Nó sẽ trở nên nhút nhát, không tin tưởng vào ai cả và cũng không dám dấn thân vào các công việc quan trọng. Bởi vậy người mẹ không nên quá chăm sóc cho con, mỗi phút mỗi sợ con đau. Cần có một thái độ kiên nhẫn, thông cảm các nhu cầu của con cái và ít khắt khe. Phải làm sao tạo sự tự tin trong con trẻ, và không nên bóp chết cái tính hồn nhiên của nó bằng những cấm đoán mù quáng.
► Con trẻ không tự giáo dục được nó. Con trẻ cần được giáo dục. Sự giáo dục hấp thụ trong giai đoạn ấu thơ đóng một vai trò chính yếu trong việc phát triển của đứa bé.


(Theo Cẩm nang chăm sóc trẻ em)

 

Để tránh rôm sảy, mọn nhọt và tăng cường sức đề kháng cho bé, hãy tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược DaodoBaby của người Dao Đỏ nhé! Đây là một trong những điều tuyệt vời mà mẹ có thể dành cho con khi còn nhỏ đấy ah!

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng