Nên để trẻ khóc bao lâu
Nên để trẻ khóc bao lâu, em bé khóc nhiều sẽ bị gì. Khóc đối với đứa trẻ là một phản ứng tự nhiên và cũng rất cần thiết .Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Thói thường, khi đứa trẻ òa lên khóc, các bà mẹ thay vì tìm cách thông cảm với nó, lại thích “thưởng” cho nó một bạt tai, nhất là khi đứa trẻ đó là một thằng con trai.
Sự thực rõ ràng, một đứa bé gái có thể hy vọng dùng nước mắt đề được người ta trìu mến, vuốt ve, nhưng con trai một khi muốn cho gia đình được vui lòng, tốt hơn là nó phải tập tự chủ lấy nó.
Ở Pháp, cách đây già một thế kỷ, khi mà khóc còn là một cái “mốt”, kể cả đối với người lớn, người ta bắt buộc những đứa con trai vừa lên 8 tuổi phải cắt đứt quan hệ với bà mẹ thân yêu nó mà thời bấy giờ các nhà giáo dục gọi là “đàn bà” và giao nó cho những ông thầy dạy kèm hoặc là đưa nó vô các trường, nơi đây, khóc tức là vi phạm kỷ luật và bị trừng phạt nghiêm khắc.
Ở trường người ta còn bảo với đứa bé rằng: “Làm trai không được khóc” và “thút thít” như vậy là rất xấu! Họ ra lệnh cho thằng bé phải “nín lập tức” mỗi khi nó khóc.
KHÓC LÀ MỘT NHU CẦU CẦN THIẾT CỦA TRẺ CON
Theo khoa tâm lý học ngày nay thì việc rầy la một đứa trẻ khóc vì té, đụng hay có điều gì bực mình là một việc rất quá đáng. Trong những lúc đó, khóc đối với đứa trẻ là một phản ứng tự nhiên, cấm nó khóc là đi ngược lại tự nhiên. Ta cũng nên biết rằng khóc là một cách bộc lộ tình cảm đặc biệt của loài người. Trên trái đất này, chúng ta là những sinh vật duy nhất biết khóc. Mọi người chúng ta ai cũng mở mắt chào đời bằng tiếng khóc “oa oa”. Trẻ sơ sinh nào cũng khóc trước rồi ít lâu mới biết cười và lâu nữa mới biết nói.
Người ta còn cho rằng: nếu không biết khóc, loài người có lẽ đã bị hủy diệt từ bao giờ rồi.
Thật ra, trong những tháng ngày dài dằng dặc lúc đứa bé chưa biết đi, chưa biết nói, thì có biết làm gì để người lớn chú ý đến nó, nếu nó không la hét? Khác hẳn với người lớn, hễ nó la hét thì nhất định nó sẽ khóc liền theo đó.
Tại sao vậy?
Những nhà sinh lý học giải thích rằng: Cứ la một lúc lâu mà không khóc sẽ làm khô hẳn những màng mỏng trong lỗ mũi. Một khi những màng mỏng này không còn ướt nữa, nó sẽ không thể nào ngăn cản nổi bụi bậm và vi trùng, do đó khí trời mà ta hô hấp sẽ đi thẳng vào cuống phổi không được thanh trùng.
Nếu đứa con nít không khóc được nó sẽ là miếng đất tốt cho vi trùng gây bệnh xâm nhập, cơ thể non yếu của nó khó bề kháng cự nổi.
Trái lại, nếu đứa bé la khóc được thì sao? Mỗi lần khóc, nước mắt nhỏ ra không phải chỉ chảy trên đôi má, mà nó lại còn thấm vào ống dẫn mũi và thanh trùng luôn, nhờ trong nước mắt có một chất kháng trùng rất mạnh, đó là chất “Lyzozyme" do nhà Bác học, cha đẻ của Pénicilline, Alexander Fleming đã tìm ra. Chất ấy, chỉ trong vài phút đồng hồ có thể tiêu diệt hết mọi vi trùng trong mắt và mũi của ta.
Ngay cả những khi ta không khóc, các hạch nước mắt vẫn cứ 20 phút lại tiết ra một giọt nước mắt, nhờ có chất “Lyzozyme” trong nước mắt mà mắt mũi của chúng ta khỏi bị nhiễm trùng, mặc dầu trong khí trời đầy dẫy những vi trùng.
NHỮNG KẺ KHÔNG BIẾT KHÓC LÀ NHỮNG KẺ “QUÈ QUẶT” (TÀN PHẾ) VỀ TÌNH CẢM
Càng ngày đứa trẻ càng lớn lên và hoà mình với nếp sống mọi người chung quanh, nó càng ít lý do để la khóc khiến người ta để ý đến nó. Nhưng như vậy không có nghĩa là: ta phải rèn luyện nó từ thuở sơ sinh để nó cầm nước mắt lại, để nó không còn biết khóc nữa! Vì làm như thế, kết quả sẽ biến đứa nhỏ trở nên khô khan. Trường hợp này, nó không phải chỉ khô khan về mặt thể xác mà nó bị “khô khan” về mặt tinh thần và tình cảm nữa.
Con người lúc bé thơ không biết khóc thì lúc lớn lên sẽ trở thành kẻ bàng quan, đứng bên lề cuộc sống đề chứng kiến sự sinh hoạt của người khác mà không thề nào thông cảm nỗi và con người như thế sẽ trở thành một kẻ “chai đá”, tê liệt về tình cảm.
Và dưới đây là câu chuyện kể lại của một vị Y sĩ về trường hợp của thân chủ ông:
“...một người đàn ông đã ngoài 40 tuổi, tính tình ông ta lạnh lùng thản nhiên gần như một bệnh tật. Tuy nhiên, ông ta rất thương yêu gia đình, nhưng rồi hầu như ông không cưỡng nổi bản tánh lạnh lùng. Mỗi lần ông định nói một lời êm ái, hay có một cử chỉ yêu thương vợ con thì lời nói ông như bị nghẹt ở cổ họng.
Ấy chỉ vì lúc còn nhỏ, gia đình có một mình ông ta là trai, ông ta sống với 4 chị em gái luôn bị người chung quanh nhắc rằng, ông là người đàn ông thì không bao giờ được khóc. Ấn tượng này đã ăn sâu vào tâm não ông từ lúc hãy còn bé thơ, bây giờ nhớ lại thì sự thật gần như đời ông chưa hề khóc lần nào.
Qua nhiều tháng điều trị về tâm lý, một hôm, tôi chứng kiến ông ta gục đầu bên bàn viết của tôi khóc nức nở về cái chết của ông già ông (mặc dầu ông già đã chết cách đó nhiều năm rồi). Ông ta vừa khóc vừa kể lể vừa xin lỗi tôi, vì đã quá yếu mềm một cách không thể tha thứ được...
KHÓC TỨC LÀ TỰ GIẢI THOÁT
Khóc là một sự bộc lộ tình cảm làm chấn động toàn cơ thể về thể chất lẫn tinh thần. Khi người ta để nước mắt tự do tuôn trào, trái tim sẽ đập lẹ hơn, nhịp thở hồi hộp mạch tăng, sự tuần hoàn thay đổi làm cho da, tất cả màng mỏng trong mũi, yết hầu, cổ họng đều đổi sắc.
Thực ra làm sao cơ thể “chế tạo” một trận khóc, người ta hiện chưa biết được. Nhưng những điều đã biết phép ta có thể khẳng định rằng: Khóc được là một phản ứng tự vệ hiệu quả của con người, giúp cho cơ thể thoát khỏi nhiều nỗi nguy hại do một sự đau đớn hay một sự xúc động mạnh mẽ nào đó gây ra.
Khi khóc bật thành tiếng, thần kinh ta căng thẳng dồn dập, nhờ đó mà những nỗi đau đớn chất chứa trong người được phát tiết ra ngoài. Hoành cách mô, những bắp thịt ở đầu, cô, ngực, bụng bắt đầu làm việc. Chúng ta ai cũng đều biết rằng sau một trận khóc dữ dội con người lấy lại được thăng bằng, người ta có cảm giác là mình được giải thoát mọi sự đau đớn trong người, thoát khỏi “cái vật gì: ngăn chặn cổ họng.
Trong thực tế, có rất nhiều cách khóc, kẻ nào không bộc lộ ra ngoài được sự sầu khổ của mình rốt cuộc rồi cũng khóc thầm, cũng “thổn thức” ở nội tâm.
“Khóc cho vơi niềm sầu khổ”, không phải là câu nói bóng gió mà thôi đâu!
Về phương diện y học, người ta còn nêu lên một vài trường hợp để làm thí dụ như:
Người hay đè nén được cái khóc thường hay bị nồi mề đay, hoặc rất nhiều người mắc bịnh suyễn đã công nhận rằng: họ khóc khó khăn lắm trong khi lên cơn suyễn, nếu họ khóc được thì cơn suyễn sẽ hạ liền.
Người ta còn chứng minh rằng: Chất “Lyzozyme” ứ đọng trong cơ thể sẽ biến thành chất độc, vì nó thường phá hại màng mỏng bao tử. Vì ít khóc hơn đàn bà, nên đàn ông thường hay bị chứng lở bao tử nhiều hơn đàn bà.
NÊN TRÁNH CHO TRẺ CON SỰ HIỀU LẦM
Dưới ánh sáng của những phát minh trên, ta phải phản ứng như thế nào trước những giọt nước mắt của trẻ nít. Cấm không cho nó khóc là có hại, nhưng nếu ta làm ngược lại, tức là nuông chìu nó, để nó lấy cái khóc làm lợi khí đóng kịch gạt người lớn thì cũng không kém phần tai hại.
Chúng ta đều biết rằng đứa con nít nào cũng sợ bị người khác cười nó, đến nỗi nó biết mắc cỡ vì những xúc động của nó. Nó đang khóc vì té đau nhưng nếu nó biết có người dòm ngó nó, nó đỏ mặt tía tai liền.
Do đó đối với trẻ con, thái độ của ta là: rất tự nhiên đừng làm to chuyện. Ta phải biết tìm hiểu tâm lý tình cảm của nó, tùy trường hợp, ta phải biết rầy la hoặc vỗ về an ủi nó nhưng bất kỳ trường hợp nào, nhất định ta cũng phải giải thích cho nó hiểu, chớ nên nhạo báng nó.
Thí dụ: Gặp trường hợp con chúng ta ngã té trầy đầu gối. Ta không nên la rầy nó rằng nó hư, tại sao chỉ có một mình nó té, trong khi bao nhiêu đứa trẻ khác chạy chơi không sao cả. Trái lại, thái độ trước tiên của ta là không đả động, phê phán gì đến việc vấp tẻ của nó mà phải tỏ ra chăm sóc đến chỗ đau của nó, để tỏ cho đứa bé thấy rằng ta thông cảm với cái đau của nó và như thể làm cho nó cảm thấy bớt đau.
Đặc biệt sau khi đó nếu nó còn khóc, một phần vì đau, một phần vì tự ái, “tức mình”, ta mới khuyên nó nên tự dằn xuống. Tuyệt đối không nên nhạo bảng nó. Những trẻ con bạn bè nó sẽ nói cho nó hiều rằng: một đứa con trai không nên khóc vì một chỗ u, hay một chút trầy da. Nên để những đứa con nít cùng trang lứa với nó cho nó bài học “dũng cảm” đó hơn là người lớn. Vì nếu ta không làm thế, trẻ con cho ta là không chịu hiểu nó và nó càng giả “nằm vạ” với ta.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin kể lại câu chuyện điển hình và thành kiến đối với cái khóc của trẻ sơ sinh:
Cách đây không bao lâu, có hai sui gia rủ nhau từ quê sang tận bên Pháp thăm con (con trai và con gái của hai bà lúc ấy đang theo học ở Pa-ri.) Sang ở với con độ ít ngày, một hôm bà sui gái có việc ra phố, còn bà sui trai ở nhà, đến giờ ngồi vào bàn ăn cơm, đứa cháu nội nằm trong nội bỗng khóc thét lên, bà đinh ninh dâu bà chạy đến bồng dỗ, nhưng cháu bà khóc la gì cũng mặc, ba, má nó cứ ngồi ăn một cách thản nhiên như không có việc gì xảy ra. Thấy thế, bà lật đật bỏ cơm chạy đến ẵm dỗ, con dâu bà cản lại không cho bà dỗ và bảo với bà rằng: Tã nó khô, bụng nó no, mũi nó thông thì để nó khóc cho nó mau lớn... Nóng ruột nhưng không biết làm sao hơn, bà ngồi lại bàn ăn nhưng lòng không được vui.
Cơm nước xong, lòng bà còn đang thắc mắc về đứa cháu nội cưng của bà khóc ngất mà ba, mẹ nó không dỗ, thì lúc ấy bà ngoại đứa bé ở phố cũng vừa về tới.
Nước tắm Dao Đỏ dành cho nam giới giúp bớt đau mỏi cơ khớp, giảm stress, thường dùng cho những người mới đi xa về hoặc sau khi ốm.
Vào trong nhà, gặp mặt bà sui trai, bà sui gái liền lên tiếng phàn nàn: “Thiệt cái xứ văn minh này có cái phong tục gì kỳ lạ, đi ngoài đường thấy toàn là chồng ẵm con để vợ đi mình không, tôi coi không được chút nào hết”. Sẵn còn đang bực dọc, bà xuôi trai liền phụ họa: “Còn có chuyện quái gở hơn nữa là, ở cái xứ gì, đàn bà không biết dỗ con, con nít cứ để cho nó la, không cho dỗ. Tội nghiệp thằng nhỏ khóc tiếng như bị ai ngắt véo mà tụi nó ngồi ăn tự nhiên cho đành”.
Hai sự việc này rất là cỏn con nhưng đối với bà nội, bà ngoại còn bảo thủ thành kiến cũ, nó là điều chướng tai, gai mắt, là việc làm trái với tập quán cổ truyền của ông bà vậy.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số trường hợp trẻ sơ sinh khóc bất thường như:
• Nếu trẻ khóc hơn 3 giờ mỗi ngày, hơn 3 ngày mỗi tuần và tình trạng này kéo dài hơn 3 tuần, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó về sức khỏe của trẻ.
• Trẻ khóc liên tục mà không có các dấu hiệu rõ ràng như đói, ướt tã, hoặc khó chịu.
• Trẻ sơ sinh khóc kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ói mửa, tiêu chảy, bỏ bú, lờ đờ mệt mỏi, khó thở…
• Trẻ khóc có âm thanh bất thường, tiếng khóc yếu ớt, khàn đặc hoặc bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái.
Nói tóm lại: Con người có trưởng thành về thể xác, cũng có sự trưởng thành về tâm lý, tuy nhiên cả hai phương diện đều phải tuần tự không thể nhảy vọt được.
Biết bao kẻ có “uy lực”, những kẻ đã từng lãnh đạo quốc gia, dân tộc, có tầm ảnh hưởng thế giới, cũng đã khóc và những giọt nước mắt của họ đều lưu tiếng lại đời sau.
Bởi thế cho nên chúng ta không có quyền chế nhạo những ai quỵ ngã vì trong phút mềm lòng hay yếu đuối.
Xem thêm