Chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào? (cho con bú, tắm cho con)

Các mẹ sắp sinh con hoặc mới sinh con chắc hẳn trong đầu đang đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Mỗi ngày cho bé bú bao nhiêu lần? Mỗi lần bao lâu? Trẻ được bao nhiêu tháng thì nên thôi bú? Cách tắm rửa cho trẻ sơ sinh thế nào?... Để giải đáp những thắc mắc đó, các mẹ hãy đọc bài dưới đây nhé!

LÀM SAO ĐỂ BIẾT ĐỨA TRẺ MỚI SINH RA CÓ KHOẺ MẠNH HAY KHÔNG?

Trẻ con mới đẻ, chưa ăn, chưa uống, Tỳ, Vỵ chưa động, thật là cái kho trong sạch, trống không. Lúc đó, công việc "khai ngoen" (Công việc rửa, lau miệng đứa bé gọi là khai ngoen), mở miệng phải làm cho thật cẩn thận và khéo léo.

Trước hết phải dùng lụa mềm bọc đầu ngón tay, se sẽ chùi hết những vật dơ bẩn dính ở miệng nó. Rồi lấy nước cam thảo (đã sắc kỹ từ nhà, khi người mẹ trở dạ) không lỏng, không đặc, dùng lụa sạch mềm nhúng ướt, rỏ vào miệng, khiến cho nó nuốt. Thuốc ấy điều hoà trường vỵ, nuôi được phủ, tạng của kẻ hư, kẻ thực, kẻ nóng, kẻ lạnh đều hợp.

Trẻ con mới đẻ, lấy tay xoa đầu và cằm nó, nếu không khóc là đứa không bệnh. Nếu khóc là đứa có bệnh. Khi ấy, khẽ thò ngón tay vào miệng nó, nếu nó kêu khóc mà dần dần lại mút ngón tay của mình, đó là bệnh nhẹ. Còn như nó khóc mà không mút ngón tay, sắc mặt hoặc xanh, hoặc đỏ, hay tía, ấy là bệnh nguy. Khi đó phải khám chữa cho mau.

MẤY ĐIỀU CHÚ Ý KHI TẮM CHO TRẺ SƠ SINH

Trẻ con đẻ ra, cắt rốn rồi, phải dùng nước ấm nóng mà tắm cho nó. Nước ấy đúng 35-36 độ C là vừa. Khi tắm dúng cả đứa trẻ vào nước. Bên ngoài lại dùng nước khác hơi ấm rửa đầu và mặt cho nó. Rồi dùng vải mềm và thật sạch bọc đầu ngón tay, thò vào miệng nó, chùi hết dớt dãi bám ở dưới và chung quanh. Xong rồi rửa mắt.

Cần chú ý nhất là khi rửa mắt chở để nước rỏ vào mắt, hễ một giọt nước rỏ vào mắt thì mặt bị đau.
Luôn đó, lại dùng nước âm ấm sẽ cọ đầu và mình mẩy, cùng là kẽ nách, kẽ bẹn, kẽ chân khe đít cho sạch. Phải để ý ra hết màng mạng cáu ghét bám ở ngoài da. Nếu rửa nước không sạch thì dùng lòng trắng trứng gà mà xoa sẽ hết. Xoa một lần hoặc không sạch hết thì để lần sau, chớ có nóng nảy muốn cọ một lần sạch ngay, sẽ làm cho đứa trẻ bị đau.  

Tắm xong, dùng khăn bông sạch lau khắp mình mẩy, khe kẽ cho khô. Rồi lấy vải băng buộc chặt cuống rốn, mặc áo và đặt vào giường cho nằm.

Vải buộc cuống rốn mỗi lần tắm rửa phải thay một cái, bao giờ rụng rốn thì thôi. Thường thường, sau khi đẻ ra, độ 5-6 ngày thì rốn rụng, chừng nửa tháng thì lỗ rốn lên da.

Áo mặc cho trẻ phải để ý luôn luôn, chớ để vướng mắc các khuỷu xương làm trở ngại sự vận động của nó. Có khi vì thế mà đứa trẻ thành ra những tật lệch vẹo, lồi lõm v. v. không thể chữa được.
Lại phải xem kỹ quanh mình đứa trẻ, nếu thấy chỗ nào có tật, có vết thì phải chữa ngay.
Thân thể trẻ cần phải sạch sẽ, mỗi ngày đúng giờ nhất định dùng nước ấm tắm cho nó một lần. Và dùng vải sạch quấn đầu ngón tay lau kỹ trong miệng cho nó, nếu không thì cặn sữa đọng lại, lâu ngày hư thổi sẽ thành bệnh tưa lưỡi, có khi vì thế, đứa trẻ đau miệng không bú được mà sinh ra nhiều bệnh tật.

 

MẤY ĐIỀU NÊN CHÚ Ý TRONG VIỆC CHO BÚ


Phương pháp cho trẻ con bú có thể chia làm hai thứ: một là bú sữa mẹ, cách này gọi là sữa bú tự nhiên, một đằng dùng sữa công thức hay còn gọi là sữa bột. Nếu đem hai phép đó mà so sánh với nhau, thì phép nói trước là thích hợp hơn. Bởi vì sữa người là một vật trời sinh để nuôi trẻ con. Cho nên sau khi đẻ con, vú của người mẹ tự nhiên có sữa rỉ ra để cho con ăn. Vả lại, tính chất sữa người, tất thẩy đều hợp với sinh lý của trẻ con, không cần phải dùng sữa công thức, cứ để tự nhiên cho bú, mà không phải lo ngại gì. Còn sữa bò hay những vật chế bằng chất sữa thì tính chất không được tự nhiên, lúc cho bú lại phải có nhiều việc phiền phức, mà đối với sinh lý của con trẻ, sự lợi ích hơi kém, cho nên phép đó, nếu không phải khi cực chẳng đã thì không nên dùng.
Nay đem một vài điều cốt yếu trong hai phép đó nói qua như sau:


♦Về phép dùng sữa mẹ

Cách cho bú thế nào?
- Sau khi trẻ con lọt lòng, đại để cách độ 8 giờ đồng hồ hãy nên cho ăn. Nhưng lúc đó, vú của người mẹ còn chưa có sữa gì ra, phải lấy nước đường thật lỏng, thỉnh thoảng rỏ vào trong miệng cho nó khỏi khóc. Lại cách độ 16 giờ nữa, nghĩa là 24 giờ tất cả, vú người mẹ dần dần mẩy, căng, lấy tay mà vắt, thấy có sữa lỏng chảy ra. Đó là sữa đầu, còn gọi là sữa non thì hãy cho con bú. Trước khi cho bú, phải đun nước sôi để nguội, dùng bông rửa vú thật sạch.
- Trong một tuần lễ sau khi đứa trẻ lọt lòng, những lúc cho bú, người mẹ nên nằm nghiêng xuống giường để cho con nằm mà bú. Ngoài tuần lễ thì có thể ngồi mà cho bú cũng được vậy nhưng phải một tay cho con gối đầu, một tay giữ lấy bọng vú cho khỏi lấp kín lỗ mũi của con.
- Thời gian cho bú một lần: Mỗi lần cho bú, thì giờ dài hay ngắn tuy phải tùy ở sức ăn nhiều ăn ít của đứa trẻ, nhưng đại để cứ 10 phút đồng hồ là vừa, lâu nhất không được quá 20 phút.
- Đêm cho con bú, người mẹ nên ngồi dậy. Vì sợ nằm mà cho bú, lỡ khi quên mất, ngủ đi, bọng vú lấp kín lỗ mũi đứa trẻ, làm cho nó không thể thở được, thì có khi sinh ra nhiều sự nguy hiểm.
- Mỗi lần con bú xong, người mẹ phải rửa hoặc làm hoặc lau núm vú cho sạch nước sữa. Nếu không, cặn sữa đọng lại, có khi làm cho vú đau. Vả lại, trẻ con bú phải cặn sữa ấy, rất hại cho sự vệ sinh của nó.

Mỗi ngày nên cho con bú mấy lần?
- Số bữa ăn của con trẻ trong mỗi ngày, phải theo tuổi "tháng" của nó mà giữ một hạn nhất định, không nên cẩu thả.
- Thường thường, các người làm mẹ, hệ thấy con khóc thì ấn ngay cái vú vào miệng nó, như vậy thật trái phép vệ sinh nhiều lắm. Phải biết sức tiêu hóa của con trẻ hãy còn yếu ớt, nước sữa vào dạ dày nó phải qua 1 giờ 45 phút mới tiêu hóa hết. Nếu cứ cho bú luôn luôn, không có số hạn nào, sữa cũ chưa tiêu, sữa mới đã tới, tất nhiên dạ dày của nó lúc nào cũng đầy ấp nước sữa, hễ gặp lúc khí trời không tốt cho sự tiêu hóa thì những nước sữa đọng trong dạ dày biến ra chất men như ủ cơm rượu, nguy hại trường vị, rồi mới sinh ra những chứng ói sữa, chớ sữa, đi tướt, đi lị, đau bụng. Người mẹ thương con đó lại cứ tống mãi sữa vào, nó lại thành những căn bệnh nguy hại cho con. Ấy là người mẹ ngu dốt không hiểu biết mà làm hại cho con mình.

- Bởi vậy người mẹ nếu muốn cho con khỏi bị đau ốm thì việc cho bú phải giữ đúng hạn đúng giờ, ngoài giờ và hạn đã định, nếu con khóc cũng chớ cho bú.
- Nay theo tuổi "cữ", tuổi "tháng" của trẻ con của con trẻ kê ra một biểu về số hạn và thời khắc cho trẻ con bú:

Tuổi tháng

Mỗi bữa cách nhau

Số bữa trong một ngày

Giờ cho bú

trong một ngày

Từ tuần lế 1 đến tuần lễ 2

2 giờ 8-9 bữa

Buổi sáng: 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ

Buổi chiều: 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ

Từ tuần lễ 3 đến tuần lễ 4 3 giờ 6 bữa

Buổi sáng: 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ

Buổi chiều: 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ

Một tháng trở đi 4 giờ 5 bữa

Buổi sáng: 6 giờ, 10 giờ

Buổi chiều: 2 giờ, 6 giờ, 10 giờ


Những lúc người mẹ không nên cho bú
- Người mẹ bị sự thương xót, kinh sợ, tức giận, sau khi tinh thần bị cảm động một cách dữ dội, phải tạm nghỉ cho con bú ít lâu, lúc nào tinh thần đã yên lặng rồi, phải vắt ít nước sữa bỏ đi, rồi mới cho bú.
- Lúc thấy kinh nguyệt, số sữa chảy ra thường thường ít kém, tính chất lại không được tốt, khi ấy nếu cho trẻ bú ắt làm nguy hại trường vị của nó, cho nên phải dùng sữa khác mà thay.
- Đầu vú bị đau, hoặc người mẹ có bệnh, không cứ là bệnh nặng hay nhẹ, chất sữa ắt có thay đổi, hoặc có mầm bệnh lẫn vào trong sữa, nếu cho con bú, cũng làm cho nó sinh bệnh.
- Mỗi ngày người mẹ đi đại tiện một lần là trong mình điều hòa. Nếu có ngày nào không đi, thì chớ nên cho con bú nữa, phải dùng thuốc, khi nào bình phục sẽ cho con bú như thường.


Về phép dùng sữa công thức

- Sữa công thức ngày nay rất phong phú, nhưng nên chọn những loại có nhiều chất xơ thì bé bú không bị táo bón.

- Nhiều người lười biếng, cái lọ đựng sữa và núm vú cao su, sau khi cho trẻ con bú rồi, không chịu rửa kỹ. Cái đó rất hại vì những nước sữa cáu bám lại đó, chỉ vài giờ đồng hồ thì thiu, lần sau còn trẻ bú phải, tất nhiên sinh bệnh. Bởi vậy, mỗi lần con trẻ bú xong, bao nhiêu đồ dùng cho bú đều phải rửa thật kỹ, để cho khô lần sau sẽ dùng. Lúc rửa phải đổ nước sôi vào lọ đựng sữa, rồi quấn vải bông vào đầu chiếc đũa thò vào lọ mà khoắng cho hết cáu sữa ở trong. Lọ đựng sữa nên chọn thứ hơi rộng miệng thì dễ rửa hơn.
 

Trẻ con mấy tháng thì nên thôi bú?

- Con trẻ đã mọc răng sữa, ấy là cái chứng cớ bảo ngầm cho người ngoài biết rằng, lúc đó ngoài sữa ra nó đã ăn các đồ khác. Trong khi đó, các dịch vị tiêu hoá trong dạ dày của nó đã sinh nhiều hơn, sức tiêu hóa đã mạnh dần dần. Cho nên hễ thấy con trẻ đã mọc răng, người mẹ phải bắt đầu sắp sửa bắt nó thôi bú. Nhưng, lúc bắt con thôi bú cũng phải xét xem thân thể nó mạnh hay yếu, thời tiết ấm hay lạnh, chớ nên câu nệ. Đại để sau khi đứa trẻ được chín tháng, đã có hai răng hàm dưới, mấy giờ nên cho ăn thêm thứ khác, tới khi nó đầy một tuổi thì bắt thôi hẳn không cho bú nữa.
- Tại sao bắt con trẻ phải thôi bú? Là tại con trẻ từ khi đã đầy tuổi, sức lực đã hơn trước, lúc đó chất ở trong nước sữa của người mẹ không đủ nuôi dưỡng da thịt, xương cốt của nó. Nếu không cho ăn thứ khác mà cứ bú mãi, thì sự phát triển của nó không được phỉ sức. Ta thường thấy những đứa trẻ ngoài một tuổi vẫn bú thì da thịt gầy còm, sắc mặt xanh bủng, động có trở trời, trái gió đã ốm đau luôn, đó là bởi đồ ăn không đủ chất nuôi thân thể.
- Lúc bắt con trẻ thôi bú, nên lượng vào khoảng cuối mùa xuân hay cuối mùa thu thì hơn. Vì những lúc đó khí hậu ôn hòa, trẻ con đỡ sinh bệnh.
- Nhưng, lúc còn trẻ đến thời kỳ thôi bú, cũng nên bắt nó phải thôi dần dần, phải dùng sữa bột, sữa bò, cháo bột, cho ăn xen giữa sữa mẹ, buổi đầu thì cho bú nhiều mà cho ăn ít các thứ kia, sau rồi cho ăn nhiều các thứ kia mà rút bớt sữa người đi, chừng trong một tháng thì sẽ không cho bú nữa.
- Lúc trẻ con đã phải thôi bú, người mẹ chớ thấy con khóc mà cho bú nữa. Nhưng, lúc thôi bú là lúc dễ làm cho con trẻ sinh bệnh, việc ăn uống của nó phải giữ gìn thật cẩn thận mới được.

CÁCH NUÔI TRẺ TRONG THỜI KỲ MỌC RĂNG

Răng sữa đã mọc, ấy là một đoạn "hoàn thành" trong đời trẻ con. Từ đó, gân xương mỗi ngày mỗi lớn, trí khôn mỗi ngày mỗi thêm, biết ăn, biết ngay, biết nói, biết bày tỏ ý muốn của mình. Cái dáng vẻ đáng yêu lại càng hơn trước, mà cách nuôi nấng so với lúc trước cũng không giống nhau. Nay nói qua mấy điều đáng chú ý hơn hết trong thời kỳ mọc răng của trẻ.

-Tắm rửa:
Thân thể đứa trẻ sạch hay bẩn rất ảnh hưởng đến sự mọc răng của nó, không nên coi thường.
Hễ đứa trẻ đã biết bò, biết đi, chơi nắng, chơi gió, tất nhiên thân thể phải bị dơ bẩn. Cho nên mỗi ngày phải tắm cho nó một lần, để trừ cho hết bụi bẩn ở quanh mình nó. Lúc tắm phải gội cả đầu cho nữa.
Từ khi biết bò về trước nên tắm về buổi sáng, từ khi biết đi trở đi, nên tắm về buổi chiều. Nước tắm nên đun cho sôi, rồi để nguội thì hơn.

- Ăn uống:

Trẻ con trong khi một tuổi, hai tuổi chớ nên cho ăn những vật cứng rắn như thịt chim, thịt thú. Nhai quả, nhá kẹo mà mớm cho trẻ là rất nguy hiểm, vì sợ có khi sẽ bị truyền nhiễm. Ta hãy nhai cơm bướm cho trẻ con, điều đó thật đáng sợ. Phạm con trẻ chưa đủ răng, nên nấu bột gạo cho ăn. Cái thói nhá nhá nhá nhá bún cho trẻ phải bỏ đi. Từ khi cơ con trẻ hai tuổi trở đi số răng đã đủ, nước bọt đã nhiều sức của trường, vị đã mạnh, dù cho ăn cơm cả hộp, thịt chiên, thịt thú, hay là những thứ rau mềm cũ không hại gì.
Nhưng các vật đó phải thái thật nhỏ, và phải bắt nó nhai cho thật kỹ. Các đồ béo quá, ngọt quá, khó tiêu, hại cho trường bị, chớ có cho ăn. Nước uống thì cho uống nước vối hoặc nước lọc là hơn.

- Quần áo:
Rất hại cho sự phát triển của con trẻ là quần áo bẩn. Cho nên quần áo của trẻ cần phải thay và giặt luôn luôn. Áo mặc nên rộng không nên chật, đủ che thân thể cho khỏi nóng, khỏi rét thì thôi, không nên mặc nhiều. Trẻ con tính chất thuần dương, nếu mặc nhiều áo quá, làm cho nhiệt độ trong mình cao quá thì cũng có khi sinh bệnh.

- Vận động:
Ăn rồi lại ngồi một chỗ rất trở ngại cho sự tiêu hóa. Bởi vậy, khi còn trẻ đã biết đi, gặp lúc khí trời mát mẻ, nên cho ra ngoài chơi đùa mỗi ngày vài giờ để cho thân thể nó có lúc vận động. Thứ nhất, không nên giam hãm con trẻ trong nhà, khiến cho nó không được dạn nắng, dạn gió. Nhưng mà những lúc gió to, nắng dữ thì chớ cho ra. Vì sợ hại đến chất óc của nó.

 

Tóm lại trẻ con trong thời kỳ mọc răng rất hay sinh bệnh, đều bởi sự nuôi nấng không điều độ mà ra. Cho nên, làm cha mẹ, đã sợ nuôi thì đừng đẻ, nếu đã đẻ con, phải nuôi cho chăm chỉ cẩn thận.

(Theo Khoa thuốc Kinh nghiệm Trẻ con)

 

Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng, trẻ thường bị rôm sảy, mụn nhọt rất nhiều. Các mẹ có thể tắm cho bé bằng lá chè tươi, lá kinh giới,...cho mát nhé. Nếu tắm những lá đó rồi mà trẻ vẫn còn mụn nhọt, hoặc không có thời gian đun nấu lá, các mẹ hãy sử dụng Nước lá tắm thảo dược của người Dao Đỏ dành cho em bé DaodoBaby giúp bé hết rôm sảy, mụn nhọt, chàm sữa nhé!

Còn mẹ nào bị thiếu sữa cho con bú thì hãy uống Thảo dươc lợi sữa của người Dao Đỏ Linh Sơn nhé!

 


(*) Xem thêm

5.0/5
2 Đánh giá
5
2 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng