Bài massage cho trẻ có các chứng: khóc dạ đề, cắn, nổi xung, cận thị giả, chứng tics

Khi bạn trông thấy con mình có những biểu hiện như: hay khóc đêm, thích cắn, dễ bồn chồn, bị cận thị giả thì bé thuộc tuýp trẻ tò mò và tràn đầy sinh lực

Tuy nhiên, chính vì bé quá lanh lợi nên khi gặp phải các chướng ngại ngăn cản hành vi lẫn lòng hiếu kỳ của mình thì tâm trạng của bé trở thiếu ổn định. 

Chính vì thế, dù bé còn nhỏ (dưới một năm tuổi) thì mỗi lần thay đổi môi trường, bạn cũng nên thông báo cho bé trước với bé. Ví dụ như: “Ngày mai chúng ta sẽ đi đến A bằng xe bus đấy” hay “Mai cả nhà mình đi ra ngoài sớm đấy, con giúp bố mẹ chuẩn bị đồ đạc nhé.” Hãy cố gắng chuẩn bị môi trường sống thoải mái nhất cho bé. 

Đầu tiên, bạn nên thực hành các động tác mát xa giúp trẻ loại bỏ yếu tố căng thẳng, bảo vệ trẻ trước khi bé nổi cáu: 

LƯNG

VUỐT NHẸ LƯNG TỪ DƯỚI HÔNG LÊN 

Đặt trẻ nằm nghiêng, bạn dùng toàn bộ lòng bàn tay để vuốt một đường mềm mại từ hông lên dưới cổ của bé (động tác vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay). Trong khi vuốt ve bé, bạn vừa nhìn vào mắt bé vừa trò chuyện cùng bé. 

CHÂN 
VUỐT TỪ MẶT TRONG RA MẶT NGOÀI CỦA CHÂN 

Tại mặt trong của chân bé, bắt đầu từ phía trên đầu gối, bạn vuốt ngược lên phần đùi của bé. Khi tay chạm phần bẹn, bạn chuyển sang vuốt ve mặt ngoài của chân theo chiều từ trên xuống dưới. Với mặt trong chân, bạn dùng động tác vuốt nhẹ bằng bốn ngón tay; với mặt ngoài của chân, bạn có thể sử dụng cả lòng bàn tay để vuốt da bé. 

Nước tắm thảo dược Dao Đỏ dành cho em bé DaodoBaby giúp trị rôm sảy, mụn nhọt và thư giãn cho bé. Sau khi massage, bạn hãy tắm cho bé bằng nước thảo dược này để tăng hiệu quả nhé!

CÙNG THỰC HIỆN NÀO!!!

1. KHÓC DẠ ĐỀ 
Rất tiếc khi phải nói rằng, mát xa không phải là phương pháp triệt để giúp giải quyết chứng khóc đêm nhưng khi nghe bé đột nhiên khóc lớn, bạn đừng hoảng hốt. Hãy cứ bình tĩnh tiến hành các động tác matxa dưới đây cho bé. 

CHO BÉ NẰM SẤP TRÊN ĐÙI RỒI NHẸ NHÀNG VỖ VỀ 

Bạn ngồi dựa vào tường, nâng cao đùi và đặt bé nằm sấp trên đùi của mình. Dùng toàn bộ lòng bàn tay vuốt lưng cho bé, từ trên xuống dưới (động tác vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay). Vừa thực hiện, bạn vừa đưa chân theo nhịp. Vì lúc này phần ngực bị ép lại nên bé sẽ dễ bình tâm hơn.

XOA TRÒN XUNG QUANH KHU VỰC BẢ VAI BÉ 

Bạn dùng toàn bộ lòng bàn tay đặt lên lưng bé, xoa tròn thuận chiều kim đồng hồ (động tác vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay). 
Khi cơn khóc của bé đã nguôi, bạn nên sử dụng động tác này để an ủi bé. 
Khi trẻ đang khóc thét lên, bạn chỉ cần đặt bàn tay mình lên lưng của bé để khiến bé nguôi ngoai dần (động tác tạo áp lực bằng cả bàn tay). 
Thiết lập nhịp sinh hoạt rõ ràng cho bé, tích cực cho bé vận động vào ban ngày. Khi trẻ vượt qua giai đoạn sơ sinh, tình trạng khóc dạ đề cũng sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, dù không xác định được lý do rõ ràng như bị đói, bỉm ướt, phòng quá nóng hay quá lạnh, thì một em bé đang ngủ say vẫn có thể đột nhiên tỉnh giấc và khóc lớn vào giữa đêm.
Ở đây chúng ta nói trẻ mắc chứng “khóc dạ đề” khi một đêm trẻ quấy khóc 2-3 lần hoặc hễ bố mẹ không ôm ấp thì bé lại giật mình tỉnh dậy và khóc. Đối sách ở đây là bạn cần phân tách nhịp sinh hoạt của bé ra làm 2 phần rõ ràng, ngày và đêm. Ban ngày, bạn cứ để bé thoải mái vận động như dắt bé đi dạo, đi chơi thì buổi tối bé sẽ ngủ rất ngon. 
Tuy nhiên, như tôi đã nói, đây không phải là biện pháp giúp giải quyết triệt để triệu chứng khóc đêm của bé. Khi cho bé đi ngủ, bạn cho bé nằm cuộn tròn trong chăn, đầu hé ra ngoài giống như giai đoạn sơ sinh, đây là một trong những cách hữu hiệu giúp ngừng chứng khóc đêm của bé. Hành động này khiến cơ thể trẻ chịu một áp lực nhỏ, làm bé có cảm giác giống như lúc đang còn nằm trong bụng mẹ và cảm thấy yên tâm. 

2. CẮN 
Hành động cắn của bé có thể là tín hiện “Mẹ ơi, nhìn con này!” để thu hút sự chú ý của mẹ. 

DÙNG TAY NHẸ NHÀNG MÁT XA VÙNG THÁI DƯƠNG CỦA BÉ

Bạn dùng 4 ngón tay (trừ ngón cái) nhẹ nhàng vẽ đường ziczac tại thái dương phía trên tai bé, theo hướng từ trên xuống dưới (động tác vuốt nhẹ bằng bốn ngón tay). Động tác này sẽ dễ thực hiện hơn nếu bạn bế bé ngồi ngang.

XOA TRÒN VÀ KẸP VÀO KẼ NGÓN TAYCỦA BÉ 

Bạn dùng ngón cái và ngón trỏ của mình nhẹ nhàng bóp vào kẽ tay nằm giữa ngón cái và ngón giữa của bé (động tác vuốt nhẹ bằng hai ngón tay). Sau đó xoa ngón tay theo đường tròn thật dịu dàng về hướng cổ tay bé. Sau đó bạn trượt một đường thẳng từ cổ tay về phía kẽ tay. 
Có nhiều yếu tố tâm lý ẩn sau hành vi cắn của bé. Nguyên nhân của hành vi cắn người khác hay cắn đồ vật của bé sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi. Ở mức đầu tiên, hành động này mang tính chất chơi đùa tương tự hành động thích cắn của chó con. Bé vẫn chưa biết điều khiển lực cắn khi thực hiện hành vi đùa giỡn này. 
Tại mức tiếp theo, hành vi cắn của bé giống như một dạng ngôn ngữ. Khi chụp được một món đồ đã nhắm từ trước, bé sẽ cắn chặt món đồ chơi này để truyền tải thông điệp “Con muốn món đồ này…” 
Có khi, đơn giản là do bé không thích người/vật nào đó xuất hiện bên cạnh nên bé đột nhiên cắn vào người/đồ vật đó. 
Cấp độ tiếp theo của hành vi này là khi bé dùng răng cắn để thay cho hành động “đánh nhau” bằng tay. Bé muốn chiến thắng đối phương, nhưng thay vì dùng “tay đấm” hay “chân đá” thì bé dùng răng để tác động đến đối tượng. 
Dù con bạn đang trong độ tuổi nào thì đằng sau hành động cắn của bé chắc chắn luôn có lý do, vì thế bạn phải nắm bắt một cách chính xác tâm lý của bé để có cách xử lý phù hợp. 
Để ngừng hành vi này lại, các bậc cha mẹ phải chuẩn bị sẵn tinh thần nhẫn nại cùng thời gian cần thiết, tuy nhiên một khi đã hiểu rõ tâm lý của con thì bạn sẽ dễ dàng tìm ra giải pháp riêng giúp giải quyết vấn đề này một cách đúng đắn hơn. 

Lá xông vùng kín của người Dao Đỏ giúp sản phụ nhanh sạch sản dịch, tẩy uế, ngừa viêm nhiễm, se khít sau sinh

3. NỔI XUNG (LA HÉT) 
Hiện tượng này xảy ra với hầu hết các bé. 
Nếu mặt bé nhìn “khó đăm đăm” thì rất có thể bé đang rất căng thẳng. Trước khi bé nổi cáu, bạn hãy mát xa cho bé. 

MASSAGE TOÀN BỘ PHẦN DA ĐẦU CÓ TÓC CHO BÉ

Đặt đầu bốn ngón tay ở tư thế hơi thẳng đứng so với đầu bé rồi nhẹ nhàng mát xa da đầu (động tác vuốt nhẹ bằng bốn ngón tay). 
Chỉ mát xa theo đường ziczac phần da có tóc chứ không phải toàn bộ da đầu. Nếu bạn thực hiện động tác này trong lúc bé đang cảm thấy bồn chồn thì tâm trạng bé sẽ nhanh chóng trở lại bình thường. 

XOA TRÒN MU BÀN CHÂN

Bạn dùng lòng ngón tay trỏ nhẹ nhàng xoa ở mu bàn chân bé thành hình tròn theo hướng thuận chiều kim đồng hồ (động tác vuốt nhẹ bằng ngón trỏ). Bạn có thể thực hiện động tác này đồng thời cả hai tay hoặc mỗi lần sử dụng một tay. Khi bé đang khó chịu và sắp cáu thì bạn hãy thực hiện động tác mát xa này cho bé.
Đây là những triệu chứng có thể xảy ra với bất kỳ ai nên bố mẹ hãy dõi theo con với ánh nhìn ấm áp, cảm thông 
Bắt đầu từ khi lên một tuổi, trong bé đã nảy sinh cảm giác “tự mãn”. Hơn nữa, trong giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể phát triển không theo kịp với nhu cầu hoạt động của bé. Bé sẽ phát hiện ra khoảng cách ngày một lớn giữa những việc “muốn làm” và những việc “đủ khả năng làm” trong thực tế và khó chịu trước điều này. 
Lúc này, do năng lực ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện, khó diễn đạt rõ ràng nhu cầu của mình bằng lời nói nên bé sẽ tìm cách loại bỏ cảm xúc bức bối của mình thông qua việc gây ra tiếng động lạ hoặc cắn. Biểu hiện như thế nào thì tùy vào sự khác nhau của từng cá nhân, nhưng trong quá trình phát triển, đến một giai đoạn nào đó thì hiện tượng này có thể xảy ra với bất kỳ ai. 
Vì thế, nếu bắt gặp hành vi này ở con thì xin các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng. Khi bé đang trong bực bội, khó chịu, quan trọng là bạn không nên cố gắng tiếp xúc ngay với bé, hãy chờ cho đến khi bé đã giải tỏa cảm xúc của mình. Khóc dạ đề, cắn, nổi xung, gây ra âm thanh lạ, chứng Tics… đều là các chứng bệnh có nguyên nhân xuất phát từ tâm lý của trẻ. Vì thế thái độ chấp nhận những cảm xúc có phần tiêu cực này ở trẻ cũng là việc bình thường và quan trọng đối với các bậc làm cha mẹ. 

 

4. CHỨNG CẬN THỊ GIẢ 

Khi nhận thấy con có những dấu hiệu lạ như: xem ti vi ở khoảng cách gần, phải nheo mắt lại khi nhìn đồ vật… thì bạn phải tìm cách xử lý càng sớm càng tốt. Thậm chí trước khi chức năng mắt của trẻ hoàn thiện, bạn nên tiến hành huấn luyện bé “phương pháp nhìn” sao cho đúng để phòng ngừa chứng cận thị giả. 

CHẠM NHẸ VÀO KHU VỰC XUNG QUANH MẮT BÉ

Bạn dùng lòng ngón tay cái, vuốt nhẹ lên da mặt bé từ trong ra ngoài, bắt đầu từ khu vực dưới mắt và trên lông mày ra phía trước tai (động tác vuốt nhẹ bằng ngón tay cái). Những ngón tay còn lại thì giữ phía sau tai của bé. Xung quanh mắt là khu vực cực kỳ nhạy cảm nên khi thực hiện động tác này, bạn phải hết sức nhẹ nhàng.

VUỐT NHẸ SANG HAI BÊN THEO ĐƯỜNG CHÂN TÓC

Đặt tay lên khu vực đường chân tóc ở sau gáy của bé. Dùng bốn ngón tay, men theo đường chân tóc, nhẹ nhàng vuốt theo chiều từ trong ra ngoài (động tác vuốt nhẹ bằng bốn ngón tay). 
Hãy thực hiện động tác này nhẹ nhàng như thể đang truyền hơi ấm từ tay mình sang đầu trẻ. Bạn có thể đặt trẻ trong tư thế nằm trên đùi mình. Lý tưởng nhất là phát hiện triệu chứng trên ngay từ sớm và huấn luyện cho trẻ phương pháp nhìn đúng 
Thông thường ở mắt con người, khi nhìn xa hoặc gần, các điểm ảnh sẽ tự động hội tụ trên võng mạc. Nhưng khi mọi thứ không hoạt động như bình thường và bé gặp khó khăn trong việc nhìn thì rất có thể bé đã mắc phải các tật khúc xạ ở mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị. 
Vốn dĩ, thị lực ở trẻ sơ sinh chưa hoàn toàn hoàn thiện nên bé thường mắc chứng viễn thị mức nặng. Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự phát triển của cơ thể, thị lực của trẻ sẽ phát triển tốt dần lên, đến khoảng 6 tuổi thì tất cả chức năng của mắt trẻ đã hoàn thiện. 
Chứng “cận thị giả” là trạng thái tiền đề của chứng “cận thị thật” nên hãy cố gắng dành thêm một chút thời gian để kiểm soát thời gian xem tivi của trẻ, tập cho trẻ không nheo mắt lại khi quan sát để cho mắt nghỉ ngơi. Nếu bạn bỏ qua những triệu chứng của chứng cận thị giả ở bé thì nó rất dễ biến chuyển thành chứng cận thị thật. Chính vì thế, ngay khi phát hiện ra các triệu chứng kể trên, hãy nhanh chóng chữa trị cho bé càng sớm càng tốt. 

5. CHỨNG TICS 
Khi con bạn liên tục nháy mắt, lắc lư vai hay quay đầu… mà không có lý do cụ thể thì rất có thể bé đang mắc chứng Tics. 
Với chứng bệnh này, thì việc bạn nói với những câu mang tính cưỡng ép như “Con có thôi ngay đi không!” là điều cấm kị. Thay vào đó, bố mẹ nên giúp bé loại trừ yếu tố căng thẳng tâm lý của bé.

VUỐT NHẸ THEO ĐƯỜNG ZICZAC TỪ ĐƯỜNG CHÂN TÓC LÊN ĐỈNH ĐẦU CỦA BÉ

Bạn cong khớp ngón tay lại như đang dùng bàn tay mô phỏng một khối cầu, sau đó sử dụng bốn ngón tay để mát xa cho bé (động tác vuốt nhẹ bằng bốn ngón tay). Bắt đầu từ đường chân tóc ở trán, bạn dùng các đầu ngón tay mô phỏng đường ziczac nhỏ lên phía trên đỉnh đầu cho bé. Động tác này giúp loại bỏ sự lo âu và cho bé cảm giác khoan khoái 

NẮM TRỌN LẤY CỔ TAY BÉ RỒI XOAY TRÒN

Bạn dùng toàn bộ lòng bàn tay nắm trọn lấy cổ tay của bé rồi nhẹ nhàng xoay tay từ trái sang phải và ngược lại (động tác vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay). 
Đừng dùng thêm lực vào tay, nhớ là chỉ đơn giản là xoay tròn tay để quay cổ tay của bé mà thôi. Với động tác này, dù bé đang ngồi hay đang nằm thì việc thực hiện cũng rất đơn giản. 
Hãy cố gắng tạo bầu không khí dễ chịu để trẻ không căng thẳng 
Tics là chứng bệnh khi cơ thể người bệnh liên tục có những hành vi ngọ nguậy, lắc lư… lặp đi lặp lại mặc dù bản thân họ không muốn. Đa phần nguyên nhân của Tics bắt nguồn từ sự xung đột trong tâm lý gây ra cảm giác căng thẳng, bất an… nhưng trên thực tế, vẫn có trường hợp trẻ mắc chứng Tics trong khi bé không hề gặp phải các vấn đề tâm lý như trên. 
Có không ít trẻ có biểu hiện của chứng Tics khi rơi vào tình trạng căng thẳng hoặc lo âu, nhưng hiện tượng này cũng sẽ nhanh chóng biến mất. 
Bạn tuyệt đối không nên dùng những lời lẽ mang tính thúc ép như “Có nhanh cái chân không thì bảo!” “Không được nói nhảm nữa!” và tỏ thái độ khó chịu khi tâm trạng đang không tốt. Những hành vi trên sẽ khiến bé thêm căng thẳng và tác động xấu đến tình trạng Tics của bé. Điểm mấu chốt ở đây là, các bậc cha mẹ hãy cố gắng tạo môi trường sống thư thái về mặt tinh thần, luôn để mắt trông coi và không la mắng con trẻ. Với phần lớn trẻ nhỏ, Tics không phải là chứng bệnh gì quá nghiêm trọng, bạn không cần phải lo lắng thái quá.

 

Lá thuốc xông tắm của người Dao Đỏ chuẩn vị và đủ vị cho bà mẹ sau sinh


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng