Massage là hoạt động rất tốt cho cơ thể và trí não bé

Việc tiếp xúc giữa cha mẹ và con cái không chỉ có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển cơ thể mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Ngày nay người ta đã phát hiện ra massage cho bé chính là một hình thức trị liệu chữa trị các căn bệnh ở trẻ như khóc dạ đề, táo bón, đái dầm, chứng tic,…

Lời ngỏ:

MÁT XA LÀ HOẠT ĐỘNG RẤT TỐT CHO CƠ THỂ VÀ TRÍ NÃO BÉ

“Thành thật mà nói, từ trước đến nay tôi chưa từng thấy phương pháp nào như thế này cả. Tôi hoàn toàn bất ngờ trước hiệu quả của nó vì cách thực hiện xem ra không có gì phức tạp.”

Đó là cảm nghĩ mà tôi thường xuyên nghe được từ các bậc phụ huynh sau khi được nhìn thấy trạng thái con mình khi kết thúc một liệu trình mát xa hay châm cứu.

Kết thúc buổi điều trị, một vài bé được thư giãn, cơ thể nhẹ nhõm liền ngủ thiếp đi ngon lành, một số bé khác lại có vẻ hoạt bát hơn hẳn, bỗng dưng muốn nhảy múa hoặc líu lo ca hát, có vài bé vốn dĩ rất nhát, nhưng sau khi được mát xa lại “chịu” trèo lên chân tôi ngồi chơi hoặc mạnh dạn chạy ra ngoài đùa giỡn.

Đó là bởi cảm giác thoải mái trong cơ thể sẽ tạo điều kiện giải phóng tâm lý trẻ, cho trẻ được thoải mái bộc lộ sức sống tiềm ẩn của mình.

Những bài viết này của chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bậc cha mẹ nhiều trò chơi, kỹ thuật tiếp xúc da, động tác mát xa dành cho đối tượng là trẻ em nhằm khơi dậy nguồn sinh lực dồi dào trong mỗi bé.

Ngoài hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe cả về thể chất và tâm thần cho trẻ nhỏ, chúng tôi còn đề xuất những bài mát xa dễ dàng thực hiện giữa bố mẹ và con cái, giữa vợ chồng với nhau, giúp cho mối quan hệ tương hỗ giữa các thành viên trong gia đình được nâng cao và thêm phần gắn bó.

Bản thân người viết cũng sẽ rất hạnh phúc nếu Mát xa cho bé góp phần giúp ích cho quá trình trưởng thành của trẻ nói riêng và gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình quý bạn đọc nói chung.

 

PHẦN 1: "TIẾP XÚC DA" ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CON BẠN?

Nhờ hoạt động “tiếp xúc da”, hoóc-môn Oxytocin tăng lên, tăng cường chức năng vận động (tuần hoàn máu), tác động tốt đến quá trình phát triển não bộ của trẻ… Cách thức thực hiện hoạt động này tuy đơn giản nhưng đóng vai trò khá quan trọng, chính vì thế ngay từ hôm nay, bạn hãy bắt đầu mát xa cho con mình nhé!

“Tiếp xúc da” mang lại tác động tích cực về cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ.


CHỈ MỘT CÁI "CHẠM NHẸ" TỪ BỐ MẸ CŨNG ĐÃ MANG ĐẾN BIẾT BAO ĐIỀU TỐT ĐẸP CHO CON

Có lẽ bạn đều đã biết, tiếp xúc da vốn là phương thức giao tiếp cơ bản nhất giữa mẹ và con. Nhưng bạn có biết bản thân hành động này còn ẩn chứa nhiều hiệu quá đáng kinh ngạc không?! “Tiếp xúc da” là bước đầu tiên trong quá trình hình thành mối quan hệ tin tưởng giữa trẻ và những người xung quanh.

Tôi đã gặp rất nhiều ông bố bà mẹ tỏ ra rất ngạc nhiên khi nghe câu hỏi: “Hằng ngày, anh/chị có chạm vào con mình không?”,

Họ thường hỏi ngược lại tôi rằng: “Tại sao cô lại hỏi về một chuyện hiển nhiên như thế cơ chứ?”

Nếu bạn cũng cho rằng những hành vi như xoa đầu hay bế bồng con là hành vi hết sức tự nhiên thì chính bản thân tư tưởng này ở bạn đã đóng vai trò hết sức tích cực trong quá trình bồi dưỡng trí não, tinh thần và thể chất cho trẻ.

Bây giờ, bạn và tôi hãy thử dành ra ít phút để nhớ lại những trải nghiệm từ chính mình khi nhận những cái ôm hay cái siết tay thật chặt… lúc chúng ta còn nhỏ. Có đúng là những hành động trên của bố mẹ bạn có thể xóa tan đi mọi cảm giác bất an và căng thẳng trong lòng bạn không?

“Tiếp xúc da” là phương thức giao tiếp dịu dàng nhất.

Nước tắm thảo dược Dao Đỏ dành cho em bé DaodoBaby giúp trị rôm sảy, mụn nhọt và thư giãn cho bé. Sau khi massage, bạn hãy tắm cho bé bằng nước thảo dược này để tăng hiệu quả nhé!

Riêng đối tượng trẻ em trong giai đoạn sau khi chào đời đến một năm tuổi, sự tiếp xúc với cơ thể người mẹ và bé sẽ giúp nuôi dưỡng lòng tin giữa hai mẹ con.

Đầu tiên, điều này sẽ cho bé cảm nhận rõ nét rằng “Bản thân mình là có giá trị và được chào đón khi đến với thế giới này”, hay nói cách khác, bé trở nên tự tin hơn đối với sự tồn tại của mình.

Tiếp theo, nếu mỗi ngày đều nhận được sự tiếp xúc da từ người mẹ thì dần dần đứa trẻ cũng sẽ nảy sinh cảm giác tin tưởng đối với những người khác ở xung quanh.

Như vậy, quá trình tiếp xúc giữa mẹ và trẻ đã đóng vai trò nuôi dưỡng lòng tin cậy trong bé và thắt chặt hơn mối liên kết giữa bố mẹ và con cái. Có thể nói rằng, tuy kiểu giao tiếp này rất nhẹ nhàng nhưng lại đóng vai trò cốt yếu.

Đầu tiên, chỉ cần bố mẹ “tiếp xúc da” thôi cũng đã mang lại hiệu quả tuyệt vời cho bé rồi!

Với trẻ nhỏ, không chỉ đơn giản là hễ có ai đó chạm vào cơ thể trong một thời gian dài thì đều là tốt. Điều quan trọng ở đây là tình yêu của bố mẹ chứa chan trong mỗi cái xoa đầu hay mỗi cái ôm. Cách lý tưởng nhất để bé cảm nhận được hoàn toàn tình yêu của mẹ là hãy vuốt ve làn da bé. Nếu trong lòng bạn luôn cảm thấy con mình là “bảo bối đáng yêu” thì bạn sẽ nảy sinh nhu cầu vừa muốn chạm vào da, vừa muốn nhìn vào mắt và trò chuyện cùng con một cách tự nhiên.

Lá xông vùng kín của người Dao Đỏ giúp sản phụ nhanh sạch sản dịch, tẩy uế, ngừa viêm nhiễm, se khít sau sinh

Việc bố mẹ biết kết hợp nhiều biểu hiện yêu thương khác nhau cùng với hành động “tiếp xúc da” sẽ mang lại kết quả cực kỳ đáng kinh ngạc. Khi ôm con vào lòng, có bao giờ bạn nghĩ rằng “Đang bận tối mắt tối mũi mà mình lại phải bế con như thế này…” hay “Chuyện này phiền hà quá…” không?

Xin đừng nghĩ như thế! Tuy có thể thời gian bạn dành cho bé không nhiều, nhưng trong khoảng thời gian đó bạn cần giao tiếp thật nồng nhiệt. Sao bố mẹ không thử bắt đầu bằng việc đặt toàn bộ tình yêu thương của mình trong mỗi hành động tiếp xúc da với bé?


TIẾP XÚC NHẸ NHÀNG VỚI DA BÉ GIÚP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CẢ TRÍ NÃO LẪN TÂM HỒN CỦA BÉ

Trẻ em rất nhạy cảm với hành vi sờ, chạm. Nhờ chạm vào đồ vật hoặc người xung quanh và nhận lại cảm giác “động chạm” từ mẹ mà hình dung về cảm giác gọi là “tiếp xúc” trong bé cũng được bồi dưỡng.

“Tiếp xúc da” là nấc thang đầu tiên trong quá trình trẻ nhận thức sự vật hiện tượng. Nhờ vào hành động tiếp xúc nhẹ nhàng da của bé, bạn không chỉ nuôi dưỡng cho con mình sự tin tưởng cơ bản đối với những người xung quanh mà còn kích thích một cách tích cực vào tinh thần, trí não và thể chất của trẻ.

Trong năm giác quan của con người gồm: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác thì xúc giác là cơ quan phát triển đầu tiên. Ngay từ khi mới chào đời, trẻ sơ sinh đã có xúc giác cực kỳ nhạy bén. Tiếp xúc da chính là nấc thang đầu tiên giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh.

Bạn có thấy trẻ nhỏ thường có xu hướng cầm nắm rồi cho vào miệng bất kỳ thứ gì chúng vớ được không? Kỳ thực, đây chính là phương thức bé sử dụng để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Đây là cái gì?” Phải thông qua xúc giác và vị giác thì trẻ mới có thể xác nhận được hình dạng và tính chất của sự vật.

Kích thích da cũng có nghĩa là kích thích não bộ. Có một điều ta có thể chắc chắn, đó là tầm quan trọng của hành động trẻ “chủ động chạm” vào đồ vật không hề thua kém cảm giác khi trẻ “được chạm vào” da.

Khác với thị giác hay thính giác, xúc giác là giác quan được cảm nhận bằng toàn thân chứ không từ một bộ phận riêng biệt. Hơn nữa, khi làn da nhận kích thích, tín hiệu kích thích này sẽ chuyển trực tiếp đến não bộ nên việc bố mẹ kích thích toàn thân bé cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của não bộ và tâm sinh lý ở trẻ.

Chưa hết, xúc giác còn được xem là giác quan cơ bản hỗ trợ cho bốn giác quan còn lại. Kinh nghiệm đến từ hành vi tiếp xúc chủ động và bị động vừa góp phần nuôi dưỡng bốn giác quan còn lại, tăng cường sự nhạy cảm vừa giúp trẻ nhận thức về thế giới.

Chính vì thế, “tiếp xúc da” là hoạt động đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ.


HIỆU QUẢ CỦA TIẾP XÚC DA LÀ GÌ?

Đối với trẻ nhỏ, “tiếp xúc da” chính là yếu tố quan trọng hơn cả. Nhưng rốt cuộc để biết hoạt động này mang lại những lợi ích nào cho con, mời các bạn cùng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này.

Hiệu quả số 1:

Tăng cường sự sản sinh Oxytocin - hoóc-môn tình yêu - Hoóc-môn cần thiết cho quá trình trưởng thành. Loại hormone có tên gọi là Oxytocin này vốn dĩ hỗ trợ cho quá trình tiết sữa hoặc giữ cho tử cung của thai phụ co lại. Hormone này hoạt động trong trong cơ thể phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh con. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới nhất, hormone Oxytocin còn có rất nhiều tác dụng đáng chú ý, không chỉ giới hạn trong thời kỳ trước và sau khi sinh con. Đặc biệt, Oxytocin là hormone không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của trẻ sơ sinh.

Tiếp xúc da thường ngày mới giúp Oxytocin phát huy hiệu quả. Ở trẻ nhỏ, Oxytocin sẽ tiết ra liên tục với số lượng lớn khi trẻ được chạm vào. Vì hoóc-môn này tiết ra khi trẻ được vuốt ve hay cảm thấy yên tâm nên nó còn có tên gọi là “hoóc-môn tình yêu” hoặc “hoóc-môn an ủi”. Ngay sau khi được chạm vào, Oxytocin chưa phát huy ngay hiệu quả thần kỳ của mình, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại hành vi “tiếp xúc da” này thì hoóc-môn sẽ liên tục tiết ra, đến một mức nào đó thì nó mới phát huy hiệu quả lâu dài của mình.

Tăng cường việc thể hiện tình cảm thông qua việc vuốt ve da sẽ khiến tâm trạng ổn định hơn. Tại nhà trẻ, người ta chia những đứa trẻ thiếu ổn định về cảm xúc, ưa gây gổ ra làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất được cho chơi những trò chơi khuyến khích hành vi âu yếm, tiếp xúc da; nhóm còn lại vẫn được đối xử như cũ. Kết quả, sau hai tháng, nhóm nhận về nhiều hành vi âu yếm hơn ít gặp vấn đề về hành vi hơn hẳn nhóm còn lại

Oxytoic là một hormone đa dụng giúp thúc đẩy quá trình trưởng thành của trẻ. Sau khi điểm qua một lượt thì chúng ta đã biết rằng Oxytocin có tác động tích cực ở nhiều mặt nhưng “tăng trưởng” mới là từ khóa cơ bản nhất gắn liền với tên của hoóc-môn này. Oxytocin tiết ra sẽ làm cho tinh thần trẻ được ổn định, nhờ đó trẻ sẽ ngủ ngon hơn và cơ thể lại được tạo điều kiện để để tiết ra nhiều hoóc-môn tăng trưởng khác. Chính vì thế, cả thể trọng lẫn chiều cao của bé tăng nhanh, sức đề kháng của trẻ cũng được nâng cao. Mặt khác, khi tâm trạng của trẻ được ổn định thì quá trình trưởng thành về tình cảm cũng sâu sắc hơn, bạn có thể nhìn thấy điều này thông qua những biểu cảm phong phú trên nét mặt của con mình.

Oxytocin tác động tích cực lên cả cơ thể, trái tim, khối óc của trẻ, hay nói cách khác Oxytocin chính là hoóc-môn khuyến khích quá trình trưởng thành của con bạn. Hỗ trợ quá trình trưởng thành về tình cảm của trẻ. Oxytocin được xem là hoóc-môn có tác động tốt đến tâm lý của trẻ. Cụ thể, đây là hoóc-môn không thể thiếu trong việc kiến tạo mối quan hệ giữa con người và con người, tạo ra sự tin tưởng của trẻ đối với người khác. Xuất hiện đồng thời với cảm giác an tâm khi được mẹ chạm vào da, trẻ cũng sẽ có cảm giác rằng mình có thể tin tưởng được người khác. Nếu trải nghiệm này được lặp đi lặp lại nhiều lần thì tình cảm mến yêu bé dành cho mẹ sẽ ngày một sâu sắc hơn.

Ngoài ra, hoóc-môn Oxytocin không chỉ được tiết ra trong cơ thể bé mà đồng thời nó cũng được tiết ra trong cơ thể người mẹ đang vuốt ve con. Nhờ đó, cảm giác “làm mẹ” được tự nhiên sinh ra, tình mẫu tử mẹ dành cho con sẽ ngày một lớn hơn. Đây chính là bước cơ bản để bạn nuôi dưỡng cảm giác “ruột thịt” giữa bố mẹ và con cái trong gia đình.

Cho trẻ cảm giác thư giãn. Khi nhận được tín hiệu của việc làn da đang được dịu dàng vuốt ve thì cơ thể sẽ tự động tiết ra hoóc môn Oxytocin. Oxytocin có tác dụng lấy đi cảm giác lo lắng, giảm thiểu cảm giác stress. Khi Oxytocin được giải phóng trong cơ thể thì nhịp tim được điều hòa nên trẻ sẽ cảm thấy tâm trạng cũng như cơ thể mình ở trong trạng thái nhẹ nhõm, dễ chịu. Ngược lại, trong trường hợp trẻ ít được tiếp xúc da thì hoóc-môn Oxytocin cũng ít được tiết ra trong cơ thể nên lúc nào bé cũng cảm thấy căng thẳng. Đây chính là nguyên nhân bất lợi, tác động đến sự ổn định trong tâm trạng cũng như toàn bộ quá trình phát triển của trẻ.

Nâng cao tính xã hội của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu, người ta đã xác nhận rằng khi trẻ được chơi những trò chơi tăng cường yếu tố tiếp xúc da và thúc đẩy hoóc-môn Oxytocin tiết ra thì tính cách của trẻ trở nên ổn định hơn. Điều này giúp giảm thiểu những hành vi bạo lực ở các bé có tính cách hung hăng bẩm sinh. Những đứa trẻ được tiếp xúc da thường xuyên lúc còn nhỏ trong tương lai sẽ phát triển trở thành một cá nhân có tính xã hội cao, biết quan tâm lo lắng hay tin tưởng vào những người xung quanh. Với những em bé có được mối quan hệ thân thiết với bố mẹ thì khi đi ra ngoài xã hội, bé sẽ dễ dàng phát huy được tính xã hội lẫn khả năng giao tiếp.

Hiệu quả số 2:

Nâng cao năng lực vận động của trẻ. Giúp thần kinh vận động phát triển, nuôi dưỡng cảm giác về cơ thể. Khi cơ thể nhận được kích thích, não bộ của trẻ cũng được tạo điều kiện để phát triển. Khi não phát triển, nó sẽ kích thích thần kinh vận động.

Và điều này lại tác động đến sự phát triển của nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể trẻ. Với trẻ trong giai đoạn sơ sinh, dù năng lực cảm giác chỉ dừng ở mức “mơ hồ” nhưng khi sử dụng tay và lưỡi để chạm vào đồ vật, trẻ sẽ dần khu biệt được bản thân và môi trường xung quanh. “Chạm” hay “được chạm” đều mang lại hiệu quả giống nhau với bé. Nói cách khác, nhờ hành vi này mà hình ảnh về bản thân sẽ dần dần hình thành trong tâm thức trẻ, và thông qua từng hành động của tay và lưỡi, cảm giác về cơ thể của trẻ sẽ ngày một phong phú hơn.

Hiệu quả số 3:

Giúp trí não con bạn phát triển. Phát triển lòng hiếu kỳ, nâng cao năng lực ghi nhớ cho trẻ. Hành động chạm vào da bé sẽ kích thích thùy trán, và có tác động tích cực cho bé trong việc nắm bắt sự vật xung quanh, giúp kích thích lòng hiếu kỳ và hứng thú của bé với việc học hỏi thêm kiến thức mới. Có nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được tiếp xúc da liên tục ngay từ khi còn nhỏ có chỉ số thông minh cao hơn so với nhóm trẻ không được tiếp xúc da thường xuyên.

Ngoài ra, như tôi đã trình bày, hoóc-môn Oxytocin sẽ được giải phóng nhờ hành vi tiếp xúc da. Và loại hoóc-môn trên có hiệu quả cao trong việc tăng năng lực ghi nhớ của trẻ. Chạm thật nhiều vào trẻ cũng có nghĩa là bạn đang chọn con đường đúng đắn để thúc đẩy trí thông minh cho con mình.

Hiệu quả số 4:

Khi được thỏa mãn nhu cầu được người khác chiều chuộng, trẻ sẽ cảm thấy tự tin vào bản thân mình hơn. Việc thỏa mãn nhu cầu được yêu thương sẽ nuôi dưỡng tính tự lập trong trẻ. Hẳn nhiều độc giả có quan điểm rằng, những đứa trẻ lúc nào cũng được người lớn thể hiện tình cảm thông qua việc vuốt ve da hay âu yếm… sẽ dần bị lệ thuộc vào người khác và khó trưởng thành một cách độc lập. Nhưng trên thực tế, có nhiều bằng chứng lại chứng minh cho quan điểm hoàn toàn ngược lại.

Một đứa trẻ tiếp xúc da nhiều đã được thỏa mãn nhu cầu yêu thương nên nó sẽ thấy tự tin vào chính mình, chính vì thế, nó sẽ muốn đối đầu với nhiều thử thách trong cuộc sống với một thái độ rất tích cực. Ngược lại, một đứa trẻ chẳng mấy khi được bố mẹ hay người lớn đoái hoài đến sẽ giữ mãi ấn tượng về ký ức thiếu thốn tình cảm thuở ấu thơ nên nó luôn có nhu cầu tiếp xúc da với người khác, thành thử việc độc lập trong cảm xúc và thân thể sẽ đến muộn hơn những đứa trẻ thuộc nhóm trên.

Hiệu quả số 5:

Làn da thay bé chuyển lời đến bạn, giúp bạn dễ dàng nhận biết những biểu hiện bất thường ở con mình. Nhờ vào việc chạm vào cơ thể trẻ hằng ngày, bố mẹ dễ dàng nắm bắt được diễn biến sức khỏe, tâm trạng hay quá trình phát triển của con thông qua các dấu hiệu và cảm giác từ da bé. Khi thường xuyên chạm vào da bé thì chắc chắn bạn sẽ dần nhận ra được những thay đổi nhỏ nhặt nhất, bắt đầu từ phản ứng của trẻ khi chạm tay vào da, cho đến thân nhiệt hay mùi cơ thể. Dù con chưa biết nói, nhưng thông qua hoạt động tiếp xúc da, bạn sẽ thấu hiểu cảm xúc của bé dễ dàng và chính xác hơn.

Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng nhận ra từ sớm những dấu hiệu bất thường báo hiệu bệnh tật trên làn da bé. Một khi đã sở hữu những kỹ năng trên thì sự lo âu đang hiện hữu trong tâm trí của bạn sẽ dần biến mất, thay vào đó là sự tự tin rằng mình có thể nuôi dạy bé thật tốt.


SỰ CAU CÓ, KHÓ Ở NƠI NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÔNG ĐƯỢC TIẾP XÚC DA THƯỜNG XUYÊN

Khi trưởng thành, những đứa trẻ ít được tiếp xúc da sẽ trở thành những người như thế nào? Việc bố mẹ không âu yếm, vuốt ve trẻ thường xuyên có khả năng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến tương lai của chúng. Những đứa trẻ không khóc không cười, chẳng buồn biểu lộ cảm xúc bản thân.

Khi một đứa trẻ không được bế bồng, âu yếm một cách đầy đủ, không được thỏa mãn nhu cầu “tiếp xúc da” thì cùng với quá trình trưởng thành, đứa trẻ ấy sẽ có nhiều biểu hiện bệnh lý khác nhau. Ví dụ như hiện tượng “Em bé im lặng” (silent baby) chẳng hạn, đây là khái niệm dùng để nói về những em bé không biết thể hiện cảm xúc của bản thân: hiếm khi cười, không khóc hoặc chỉ khóc ri rỉ.

Nguyên nhân đằng sau sự im lặng này được cho là bởi đứa trẻ đó đã thiếu thốn đến mức cực đoan các hành vi vỗ về, ôm ấp và trò chuyện từ người lớn. Và mặc cho chúng khao khát những điều trên bao nhiêu đi chăng nữa nhưng nếu trong một thời gian dài không được bố mẹ đáp ứng thì dần dần chúng sẽ từ bỏ luôn việc bày tỏ nhu cầu được ôm ấp của bản thân.

Những đứa trẻ không biết cách khống chế cảm xúc, thường có hành vi bạo lực bột phát. Việc thiếu hụt “tiếp xúc da” cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng “chướng tính” : trẻ đột nhiên gào khóc hay cáu kỉnh. Có nghiên cứu đã cho thấy khi gặp chuyện không như ý, một đứa trẻ trưởng thành trong môi trường được bố mẹ vỗ về, âu yếm thường xuyên sẽ nhanh chóng bình tĩnh trở lại nếu được ôm vào lòng.

Ngược lại, một đứa trẻ luôn thiếu thốn cảm giác “tiếp xúc da” sẽ không biết cách xử lý một cách nhẹ nhàng các cảm xúc khó chịu nảy sinh bên trong. Và cuối cùng đứa trẻ này sẽ đột nhiên có những hành vi cực đoan. Vậy, những đứa trẻ không nhận được hành động tiếp xúc da thường xuyên sẽ trở thành người như thế nào khi trưởng thành? Rất có khả năng tương lai những đứa trẻ này sẽ gặp phải nhiều tác động tiêu cực.

Em bé im lặng, bé không khóc, không cười, đa phần là không biểu cảm, không nhìn vào mắt mẹ. Đây là trạng thái của một đứa trẻ đã khép kín lòng. Em bé “chướng tính”, bé dễ nổi giận và có hành động tiêu cực dù chỉ gặp phải những chuyện rất bình thường. Đó là những trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Sinh xong nếu thiếu sữa, các mẹ hãy uống thảo dược lợi sữa người Dao Đỏ Linh Sơn để giúp gọi sữa về và tăng chất lượng sữa mẹ nhé!

Trước khi việc xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ và con cái trở nên khó khăn hơn… Nếu nhìn thấy con có những biểu hiện như trên thì bạn phải có hành động tiếp xúc da với bé một cách tích cực hơn. Quá trình hồi phục chắc chắn sẽ nhanh hơn khi bố mẹ thực hiện hoạt động này cho con mình ngay ở độ tuổi còn nhỏ. Khi lớn lên trong môi trường thiếu đi sự tiếp xúc da thì trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng mối quan hệ tin tưởng với người khác.

Những người lớn lên trong môi trường thường xuyên nhận được tình yêu thông qua hoạt động tiếp xúc da sẽ biết cách nhận ra dấu hiệu của tình yêu thông qua những tiếp xúc giữa cơ thể mình và người khác. Trong khi đó, một người vốn không quen với kiểu tiếp xúc này sẽ dễ có khuynh hướng cảm thấy căng thẳng quá mức khi bị người khác chạm vào. Họ cũng không biết cách đối xử với các đối tượng khác giới gần gũi cạnh mình như người yêu hoặc vợ/chồng, tức thiếu năng lực tiếp nhận tình cảm một cách tự nhiên. Rốt cuộc, nhiều mối quan hệ trong cuộc sống của họ sẽ rơi vào tình trạng bấp bênh.

Việc khắc phục những vấn đề nảy sinh do thiếu hụt việc tiếp xúc da ở trẻ nhỏ sẽ ngày một khó khăn khi trẻ lớn hơn. Bố mẹ phải để tâm quan sát trẻ ngay từ lúc nhỏ, đừng để đến lúc phát hiện ra thì đã trễ, không thể làm gì hơn nữa. Các ảnh hưởng tác động đến vấn đề hành vi và sức khỏe tâm sinh lý khi trẻ đến tuổi dậy thì. Khuynh hướng bất ổn tâm lý ở những đứa trẻ không được tiếp xúc da thường xuyên sẽ tiếp tục diễn tiến khi chúng bước vào tuổi dậy thì.

Có lẽ các bạn cũng đã nghe nhiều về hiện tượng “Những đứa trẻ bạo lực”, đối tượng này dễ dàng có hành vi tấn công người khác chỉ vì một kích động nhỏ. Khó có thể phủ nhận sự liên quan giữa hiện tượng này với cảm giác không thỏa mãn “tiếp xúc da” (hay còn gọi là “đói da”) của một cá nhân khi còn nhỏ.

Xét rộng ra, hành vi xỏ khuyên khắp cơ thể, xăm hình hay tự cắt vào da thịt mình để tạo ra các vết thương self-cut (tự ngược đãi bản thân) của một bộ phận thanh niên là các hành vi thể hiện nhu cầu được “tiếp xúc da” ở mức thái quá. Ta có thể gọi đây là hệ quả của quá trình nuôi lớn một đứa trẻ thiếu đi yếu tố tiếp xúc da thường xuyên.

Nói đến “năng lực giao tiếp”, khi một cá nhân thiếu đi niềm tin vào sự tương hỗ lẫn nhau giữa bản thân và người khác trong cuộc sống ngay từ khi còn nhỏ thì khi lớn lên, sự thiếu hụt đó sẽ gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của cá nhân này. Thậm chí, không có gì là quá lời khi ví von rằng, hoạt động giao tiếp của một đứa trẻ khi còn nhỏ sẽ trở thành một loại “ký ức khắc lên da” , tồn tại trong suốt cuộc đời của chúng…


HIỆU QUẢ TÍCH CỰC KHÔNG CHỈ ĐẾN VỚI NGƯỜI NHẬN MÀ CÒN TÁC ĐỘNG KHÔNG NHỎ ĐẾN NGƯỜI TRAO ĐI NHỮNG CÁI ÔM

Khi trẻ được ôm ấp nhiều thì hành động này không chỉ có tác động tốt đến trẻ mà còn có tác động tốt đến người ôm ấp chúng. Cho nên, vì lợi ích của bản thân mình, bố mẹ cũng nên ưu tiên tiếp xúc của con mình thường xuyên và nhiệt tình hơn nữa. Không chỉ riêng em bé, người mẹ cũng tìm thấy cảm giác thư giãn…

Không chỉ đứa trẻ mà ngay cả người mẹ cũng cảm thấy “Cảm giác này tuyệt quá” khi bồng bế hay vuốt ve con trong tay. Bản thân việc chạm vào làn da mềm mại của trẻ đúng là mang đến cho bố mẹ một cảm giác khó diễn tả bằng lời. Việc trẻ nảy sinh cảm giác an tâm khi được chạm vào da vốn đã là chuyện tốt rồi, nhưng bản thân hành vi tiếp xúc da này còn mang lại hiệu quả tuyệt vời đến cho chính bản thân người bố hay mẹ thường xuyên chạm vào da con mình.

Ngay sau khi sinh, giữa hai mẹ con chưa kịp hình thành ngay mối quan hệ khăng khít hoàn toàn. Nhưng nếu người mẹ liên tục tiếp xúc da với con bằng tình yêu thương thì điều này sẽ giúp “khơi thông” mạch nguồn của tình mẫu tử thiêng liêng.

Không chỉ mẹ, bản thân người bố cũng nên có vai trò nhất định trong quá trình này. Hoóc-môn Oxytocin trong trường hợp này không chỉ được sản sinh trong cơ thể của đối tượng được tiếp xúc da, tuyệt vời hơn, nó còn xuất hiện trong cả cơ thể của đối tượng thực hiện hành động tiếp xúc.

Như vậy, hành động vuốt ve, massage cho bé không chỉ giúp giảm thiểu sự căng thẳng cho bé mà còn mang lại cảm giác thư giãn cho người mẹ. Đối với người mẹ, hiệu quả của việc thể hiện tình yêu thương với con qua việc âu yếm da thật tuyệt vời! Bạn hãy thủ thỉ với con “Mẹ con mình cùng trải qua một khoảng thời gian thật tuyệt nhé” và vui vẻ chạm vào con.

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng