Tác hại của rượu và mẹo cai rượu dân gian

Tác hại của rượu vô cùng ghê gớm mà không phải ai cũng biết. Mỗi lần say là nổi lên một bệnh loạn tâm thần cấp tính, diễn ra trong một thời gian ngắn. Chúng ta cùng tìm hiểu các giai đoạn của người say và mẹo cai rượu dân gian nhé.

TÁC HẠI CỦA VIỆC UỐNG RƯỢU

Người say rượu là một kẻ điên rồ tự nguyện
(HIPPÔCRAT

thầy thuốc Hy Lạp, người được coi là tổ sư của nghề thuốc)

CƠN SAY THÔNG THƯỜNG VỚI BA GIAI ĐOẠN

Đôi ba lần, bạn làm quen với hương men. Tùy lượng rượu uống vào nhiều hay ít, nốc cạn một lần hay nhâm nhi kéo dài theo đồ nhắm, sự việc sẽ diễn biến ra theo trình từ sau đây:

1. Giai đoạn ngà ngà, khi nồng độ rượu nguyên chất trong màu là từ 1 đến 2 gam/lit.

2. Giai đoạn say, khi nồng độ ấy từ 2 đến 3 gam/lit.

3. Giai đoạn hôn mê, “say như chết” đến với nồng độ 4 gam/lit. Hôn mê càng đi sâu, nhiệt độ cơ thể hạ, rờ thấy lạnh, mất cảm giác và phản xạ, thở khò khè, có thể đi đến trụy tim mạch và tử vong khi nồng độ rượu lên đến 6–7 gam/lit.

Cũng may là giai đoạn cuối cùng này có khả năng đưa người say đi theo tử thần ít khi xảy ra, do phản ứng tự vệ của cơ thể nếu con người chưa chịu ngưng uống kịp lúc. Khi nồng độ rượu uống vào quá cao, màng trong cửa bao tử bị kích thích nhiều sẽ tiết ra một chất nhờn làm giảm bớt sự hấp thụ vào máu. Cùng lúc, cuống bao tử co thắt lại, giữ rượu không cho xuống ruột non. Bạn sẽ buồn nôn, và mửa ra chất rượu. Mửa ở đây quả là điều tốt.

Liều rượu chính xác để đem lại cho chúng ta trạng thái ngà ngà (tửu hứng) hoặc cơn say tùy theo người và rất khác nhau. Thậm chí có người uống rượu chưa từng biết say, uống như “hũ chìm”.

Ngược lại, có kẻ “tửu lượng” thấp kém, say dễ dàng với một liều rượu chẳng đáng là bao đối với bạn cùng mâm. Cơ chế của dữ kiện này là ở chỗ sự thăng bằng của chức năng vỏ não không ai giống ai, những cơ địa mang bệnh nhân cách, con cái gia đình ghiền rượu, tuổi còn trẻ, phụ nữ, thường đặc biệt nhạy cảm.

Nhiều nguyên nhân khác làm giảm sức chịu đựng của hệ thần kinh cũng làm cho ta dễ say hơn lúc sống cuộc đời yên tĩnh bình thường: vui quá, quá buồn, nổi giận, hối hận, hoặc từ nơi ấm cúng ra chỗ lạnh lẽo.

Cho nên câu: “tửu bất túy, nhân nhân tự túy chứa đựng một phần chân lý khoa học, phần cơ thể con người dễ hay khó say. Cách phân chia trạng thái “nhiễm độc rượu cấp tính” ra hai giai đoạn ngà ngà và say là cốt đề cho dễ nhớ, vì không hề có ranh giới rõ rệt. Ở giai đoạn ngà ngà có thể nhận ra một số trang thái của lúc say; cũng như giai đoạn say có nhiều thang bậc, biểu lộ quá trình ức chế ở vỏ não đã lan rộng (tức là buồn ngủ hay ngủ) hay vẫn còn nhiều vùng hưng phấn trên vỏ não.

Dưới đây, chỉ tả lại những điều quan sát được ở đa số người say.

Giai đoạn ngà ngà

Hoạt động của thần kinh cao cấp, tức vỏ não, trình bày giảng lược, xoay quanh hai quá trình cơ bản: hưng phấn và ức chế. Trái với quan niệm phổ biến ở nhiều người, rượu không phải là chất kích thích thần kinh kiểu như cà-phê-in trong trà và cà phê.

Đây là một chất khi được thấm vào tế bào làm suy giảm quá trình ức chế, tạo ra sự mất thăng bằng giữa hai quá trình cơ bản. Hưng phấn do đó nổi lên rõ nét, nhưng quả là giả tạo. Nếu mượn lại hình tượng nêu ra làm thí dụ bởi nhà sinh lý học vĩ đại I.Páp-Lốp, thì giống tốc độ nhanh của một cái xe xuống dốc không có phanh hãm, khác hẳn một xe có máy tốt được cung ứng nhiều nhiên liệu và chạy trên đường bằng phẳng.

Do mất thăng bằng ở quá trình cơ bản và hưng phấn giả tạo ở vỏ não, người uống rượu cảm thấy khoan khoái, vui vẻ, nói nhiều, đúng như câu “tửu nhập ngôn xuất”. Anh ta có cảm giác trở nên mạnh bạo hơn, “dám làm” hơn. Bao nhiêu lo lắng tạm thời được quên lãng, khó khăn trong cuộc sống tạm lùi; không từ chối hành động nào dù nguy hiểm khi bị khích động.

Trong “Hồi ký” của Trần Độ, tác giả kể rằng ở Điện Biên Phủ, sau khi bị bắt làm tù binh, tướng Đờ-cát hỏi:

- Có phải trước khi ra trận ông cho lính uống rượu mạnh không? Lính của các ông nhỏ người, nhưng lúc xông vào sở chỉ huy của tôi người nào mặt cũng đỏ gay, mắt quắc lên, trông thật đáng sợ.

Câu trả lời với tên tưởng bại trận rất đơn giản:

- Không có rượu mạnh mà chỉ có chí căm thù, căm thù các anh sang cướp nước chúng tôi. Cái đó mạnh hơn rượu nhiều lắm. 

Đờ-cát chỉ huy một đạo quân phi nghĩa, không thể hiểu sức mạnh của tình cảm thiêng liêng được nung nấu bằng tư duy sâu sắc. Nhưng cái hắn biết là có thật, chế độ càng xấu xa thì càng cần nhiều rượu (bên cạnh những cái khác) để dập tắt, ru ngủ cái gì còn lại trong lương tri của con người.

Đó là chuyện xảy ra dưới chế độ diệt chủng Pon - pốt khi cho lũ ác ôn, còn trẻ măng được nốc cạn hàng lít rượu trước khi tàn sát đồng bào chúng. Đó là chuyện thằng Xăm đồ tể, tay sai Mỹ - Ngụy, giết người ân nhân gia đình nó, trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức.
Những con người lương thiện thuộc tầng lớp lao động, như Chí Phèo của Nam Cao, Bỏ Sức của Chu Văn bị kẻ thù giai cấp thâm độc dùng rượu hủ hóa, sai khiến làm những điều thất đức.

Nhưng ngay cả khi rượu làm cho con người có vẻ dễ dãi hơn, vui vẻ, dễ gần, hào hiệp hơn, những biểu hiện này cũng chỉ là những bóng ma lừa bịp.

Tại sao là lửa bịp? Bởi vỏ não hưng phần mạnh và ức chế giảm, nên quá trình tưởng tượng và sự liên kết các khái niệm thành ý nghĩ nhanh hơn. Con người trở thành vui tính, dễ dãi, mời mọc người này, hứa hẹn giúp đỡ người kia, thậm chí có khi giúp đỡ thật sự.

Người ta hay nói: "Nam vô tửu như kỳ vô phong". Nhưng cái khí khái, tốt bụng kia chỉ có giá trị của tấm vải cờ phe phẩy khi có sức bật của hơi men. Trạng thái hình như linh hoạt hơn về trí tuệ, nồng nhiệt hơn về tình cảm rồi sẽ bị quá trình ức chế lấn dần. Khả năng suy luận, nói đâu ra đó, ý nọ liên hệ chặt chẽ với ý kia mất dần.

Quá trình ức chế suy giảm tới độ không còn tự chế ngự được trong lời ăn tiếng nói, cái chân tướng của nhân cách lòi ra. Lời nói trở thành vô duyên, có khi thô bỉ vô luân, trơ trẽn.

Rượu ngon chẳng quản be sành
Thương em, anh bất luận có gia đình hay chưa!

Ngay một ông già tóc bạc, trước một cô gái ngày thơ, tuổi đáng con cháu, cũng dở giọng lưu manh tục tằn.

- Này cô hàng rượu ơi! Cô rót cho lão chén nữa, vì chi là 99 chén!

- Cụ say lắm rồi

- Ấy lão tỉnh thì lão về, nếu không về được thì đêm nay lão ở lại, lão "ngủ", cô! Hà Hà

 (Vở chèo cổ Lão say)

Nhưng không phải chỉ có "vui vẻ lên" khi nhậu nhẹt. Có người khi uống rượu vào, lại cảm thấy buồn thêm, vì khi vào máu thì nhiều ý nghĩ nặng nề, u ám lại nảy sinh ra, tửu nhập tâm, không còn là “hổ nhập tâm": con người trở thành nhút nhát, bạc nhược, khác với lúc chưa uống rượu. Anh ta chỉ nghĩ đến rủi ro, thất bại, bệnh tật, tang tóc, đang bị khinh miệt phản bội. Điển hình như những vần thơ sau đây của một thi sĩ trụy lạc chìm trong say sưa, nổi tiếng thời Mỹ - ngụy: Vũ Hoàng Chương.

Sống giữa chiêm bao vạn cuộc đời

Trắng tay sầu ngất tám phương trời

(Ngẫu cảm)

                                            Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ

                                            Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh

(Phương xa)

Do tư duy lành mạnh ở vỏ não không còn đủ sức khống chế các bản năng, nên có người ngấm rượu rất dễ nổi nóng, nổi khùng, không chấp nhận một sự phật ý nào dù nhỏ nhất.

Trong chuyện Bích câu kỳ ngộ, một người chồng tốt, như anh thư sinh Tú Uyên ở Thăng Long ngày xưa, khi say rượu cũng đánh vợ hiền là Giáng Kiều, làm cho người đẹp trong tranh mà anh từng mơ ước phải bỏ nhà ra đi. Hết say, anh lại ăn năn hối hận. Con đường Bích Câu bên sân vận động Hà Nội ngày nay phải nhắc nhở chuyện ấy cho thanh niên văn minh.

Giai đoạn say thật

Chuyển biến từ giai đoạn “ngà ngà" sang giai đoạn "say thật" diễn ra từ từ, cũng như nồng độ rượu trong máu từ 1-2 gam/lít tăng lên tới 3 gam từng bước.

Các chức năng của hoạt động tâm thần bị rối loạn: ngôn ngữ trở nên lộn xộn, lời phát biểu thành rời rạc không còn nhất quán để diễn đạt một ý nào đó. Có khi một từ, một cậu, được lập đi lập lại máy móc nhiều lần. Sự chú ý và trí nhớ như ngừng hoạt động. Người say mất khả năng phán đoán xem mình hiện ở đâu, sống trong bối cảnh nào, đối diện với những con người như thế nào, cần ăn nói ra sao, vân.vân...

Dưới sự chỉ đạo của các bản năng mang màu sắc thú tính, người say có thể trở thành buồn cười, lố bịch hay tàn bạo.

Người Mỹ khi ép người da đỏ và da đen uống rượu, cũng như thực dân cũ và mới ở nước ta, khuyến khích dân bản xứ tiên thụ nhiều “rượu ty" và rượu mạnh vit-xky, có chủ tâm làm cho con người dễ quên đi cái tủi nhục của cuộc sống, hết suy nghĩ về tương lai.

Nhà văn M. Goocki viết :

Tấn bi kịch của cuộc sống quá chật chội, cảm thấy mình thừa, đi tìm cho mình một chỗ ấm cúng trong xã hội mà tìm không ra, rồi đau khô, rồi tuyệt vọng; sau khi thỏa hiệp với cái xã hội thù địch với mình hoặc lao đầu vào nghiện ngập rượu chè hoặc sẽ đi tự tử.

(Trích trong Bàn Về Văn học, Tập 4, trang 271, Nhà Xuất bản Văn học)

Hai nhà văn lớn, đồng thời cũng là thầy thuốc, một Á, một  Âu, đã tả cái hiện tượng dìm cái nhục trong rượu chè khá sinh động và sắc sảo. Lỗ Tấn viết trong A.Q. chính truyện:

Cái quên, cái bửu bối của ông cho để lại ấy cũng phát sinh hiệu lực. Hắn đi chầm chậm gần tới cửa quán rượu thì đã thấy hơi vui vui.

Trong chuyện ngắn Đám cưới, văn sĩ Nga Tsê -Khốp tả như sau:

Pêtrôvich ực cạn bình rượu và chẳng biết ai cả. Hình như ông không ở tại nhà mình mà là khách; hình như có người vừa làm nhục ông.

Lúc còn trẻ, Bác Hồ thích đọc tiểu thuyết "Túp lều báo Tôm" chống chế độ nô lệ da đen của nữ văn sĩ Bitsơ Xtô (H. Beecher Stowe). Đoạn sau đây là lời của một chị nô lệ trích ra từ cuốn sách đó:

Tôi uống để quên cực và nhục. Tôi sinh cháu.
Bà chủ bệnh, tôi chăm sóc bà, lây bệnh và mất sữa. Cháu gầy tọp, khóc ra rả ngày đêm. Bà chủ muốn cho nó chết đi; bà không cho tôi bế ẵm nó ban đêm, sợ ban ngày tôi không còn làm việc được. Cháu ngủ một mình khóc đến chết. Từ đấy tôi uống rượu để không còn nghe thấy tiếng khóc xé ruột xé gan ấy. Tôi uống rượu, tôi sẽ uống nữa, dù có phải xuống địa ngục. Ông chủ bảo tôi sẽ phải xuống địa ngục. Tôi đáp: tôi đã ở địa ngục rồi đấy!

Những điều bất mãn, những thói quen xấu đã dắt người ta đi đến nghiện ngập rượu chè cho dễ sai khiến bóc lột vì họ quên túi nhục. Thật lạ kỳ là nhiều năm sau khi tống cổ thực dân đi không ít cán bộ có trách nhiệm còn chưa thấy lẽ đó. Họ vẫn làm ngơ trước tệ nạn say sưa của lớp thanh niên mới vào đời hoặc coi đó chỉ là một cuộc mua vui mà lại không nên khe khắt.

Người say rượu bình thường không có các ảo giác như trường hợp xảy ra ở kẻ ghiền rượu kinh niên. Nghĩa là nhìn thấy, nghe được, ngửi nếm ra những vật gì hoàn toàn không hề có. Nhưng trong cơn say, thị giác nhầm là chuyện thưởng có: lẫn lộn người này thành người kia, vật kia thành vật nọ, trông gà hóa quốc, thấy chó gọi mèo.

Người say rượu không thể diễn thuyết, lên lớp, trước đám tượng gỗ, làm như Lỗ Trí Thâm say trong Thủy Hử: nhét thịt cho vào miệng Phật Di Lạc. Do tri giác nhầm mà anh ta hiểu sai lời nói ý định của người đối diện, lấy tốt làm xấu hoặc ngược lại.

Trên sân khấu tuồng cổ, Triệu Khuông Dẫn, vua nhà Tống, phê vào chiếu lệnh trảm Trịnh  Ân, người em thân thiết nhất, diễn tả đúng cơn ngộ nhận của người say mềm. Vì vậy, thời kỳ này của giai đoạn say được gọi là giai đoạn pháp y: kẻ phạm tội không còn có trách nhiệm hoàn toàn về hành vi của mình nên khi xét xử tòa án chiếu cố hoàn cảnh. Người còn phải chia tội lỗi là kẻ đã ép cho anh say khướt.

Nhưng nào phải chỉ có rối loạn tư duy và trí tuệ. Rượu thấm vào tiểu não, cầu não, tủy não, tức là bộ phận giữ chức năng điều chỉnh thăng bằng, vận động. Giọng nói người say trở thành lè nhè, đơn điệu, phát âm sai có thể cà lăm. Bắt anh ta thử viết, chữ viết ra lung tung khó đọc. Hai bàn tay anh ta trở thành vụng về, bỏ rơi vật phải cầm; đi bộ lảo đảo, ngã té dễ dàng. Cảm giác lu mờ như bị phủ rong rêu.

Người say chịu bị đánh không thấy đau, lửa táp không thấy nóng. Và đúng như lời Tú Xương "dơ mồm nào biết giọng là cay”, hiểu theo nghĩa trắng. Có người mắt giảm thị lực như nhìn vào sương mù, đôi tai ù lên. Đúng như Vũ Hoàng Chương đã tả cái cơn sa đọa của mình trong Thơ say:

Chân rã rời

Quay cuồng chi được nữa

Gối mỏi gần rời

Trong men cháy, giác quan vừa bén lửa

Say, không còn biết chi đời.

Về mặt sinh dục, mỹ sắc tuy còn cám đỗ kẻ say mèm, nhưng do tủy não không chịu tuân theo mệnh lệnh của vỏ não còn bị kích thích, nên cuộc "mây mưa" không đến được do chứng liệt dương.

Khi bợm nhậu bước vào thời kỳ đầu của giai đoạn say, mặt anh ta đỏ lên, có kẻ tái tim lại - mạch nhảy mạnh, da nóng và đầm đìa mồ hôi, khát nước nhiều và hay đi tiểu.

Thời kỳ tiếp theo sau đó, tĩnh mạch cổ nổi, nhịp thở nhanh hơn. Thường thấy ở cơ thể phản ứng tự vệ bằng một cơn mửa, tống bớt rượu ra, dấu hiệu nồng độ chất độc trong máu đã đến mức báo động nguy hiểm.

Quá trình ức chế của não đi sâu thêm, người say rượu buồn ngủ và có thể ngả ra ngủ bất cứ ở đâu, chẳng kể nơi bẩn, chỗ lạnh. Nhiều giờ sau, rượu ứ đọng trong máu và các thể dịch khác bị thiêu hủy dần. Người say tỉnh dậy, cảm thấy mệt mỏi và tùy theo loại rượu, cơn nhức đầu có thể đến kéo dài ít hay nhiều do tạp chất kèm theo.

Giai đoạn hôn mê có thể xảy ra

Nếu bất kể sự phản ứng của cơ thể, người bắt đầu say tiếp tục uống, hoặc bị nói khích cứ uống, để tỏ mình "chịu chơi" giai đoạn thứ ba của tấn kịch say sẽ đến: hôn mê rượu.

Người say có vẻ yên lành bởi các chức năng của hệ thần kinh đã mất dần, trừ chức năng của hành tùy chủ đạo sinh tồn như thở, tim đập. Bệnh nhân - đúng, đây là một người bệnh rồi, cần sự quan tâm theo dõi đề phòng mọi bất trắc - không còn trả lời cho các kích thích từ bên ngoài.

Các phản xạ bình thường mất đi: ở mắt, con người nở giãn rộng ra và không còn teo rút lại khi soi ánh sáng; nhịp mạch nhỏ và chậm, nhịp thở cũng thưa hơn, không còn 16 lần một phút lại mất sự đều đặn, nghe có tiếng khò khè,

Ta thử sờ da người hôn mê sâu vì say: cảm giác lạnh quả rõ. Không phải chỉ lạnh ở ngoài, mà lạnh cả bên trong, đặt nhiệt kế vào đít thường là dưới 36°C. Độ thấp càng hạ càng nguy hiểm, bởi bệnh nhân có thể đi đến tử vong vì trụy tim mạch.

Độ căng của bắp thịt, gọi là trương lực của các cơ giảm mất. Các cơ vòng giãn ra: tiêu, tiểu trong quần mà không hề hay biết là điều thường gặp.

Cần lưu ý rằng độ sâu và độ dài của cơn say rượu không những phụ thuộc vào lượng rượu uống như đã nói ở trên, mà còn cả vào khả năng chịu đựng và trạng thái của từng cơ thể. Say rượu đặc biệt nguy hiểm ở người mắc bệnh nhiễm trùng (như sốt rét, lao . . .) suy nhược sẵn hay từng bị chấn thương sọ não một lúc nào đó (có thể khi mới sinh) mà không ai còn nhớ.

Tửu bất khả ép là một lời dạy khôn ngoan. Nghe theo câu "Ép bất khả từ" là dại dột. Sức uống rượu của mỗi người mỗi khác. "Thi đua" nhau chén chú chén anh, chén thù phải có chén tạc, là một phong cách không khoa học, thiếu văn hóa, bởi nó trái với sinh lý học.

Dưới nhãn quan của thầy thuốc, cơn say sinh lý thông thường còn một số biểu hiện lâm sàng nữa, chứng minh rằng ngoài hệ thần kinh, các tạng phủ khác cũng bị nhiễm độc rượu.

Trước hết là cái bình chứa rượu, tức là bao tử, bị viêm. Người say thấy đau âm ỉ vùng trên rốn, ăn hết biết ngon, buồn nôn hoặc mửa, khát nước, lưỡi trắng, thở ra mùi hôi nồng.

Kế đó là gan, nhà máy chuyển hóa rượu. Các tế bào gan ít nhiều bị nhiễm độc, chức năng sinh lý rối loạn. Không ít những người lúc uống rượu vào cảm thấy đau ran vùng sườn mặt lan lên vai, do lá gan xung huyết. Rồi tiếp theo là một cơn vàng da kín đáo, nhìn tận mi mắt tròng mắt mới thấy. 

Một số thầy thuốc còn mô tả các dạng say khác nhau: say mặt đỏ hồng, say mặt tái mét,... Nhưng điều mà ai cũng nên biết là có những cơn say bệnh lý. Nói một cách khác, mỗi lần say là nói lên một bệnh loạn tâm thần cấp tính, diễn ra trong một thời gian ngắn.

Thảo dược cai rượu Ông Bút là bài thuốc bí truyền cai rượu hiệu quả

Những cơn say rượu bệnh lý

Đây không còn là những người say rượu theo phác họa tiến bước làm ba giai đoạn như vừa tả trên đây, dù sao cũng còn dễ chịu cho người thân, ít gây ra phiền phức cho xã hội ngoài cái việc phải chở họ đến bệnh viện nếu quá chén sinh hôn mê. Không cần có sự tương xứng giữa lượng rượu uống vào, thường là ít, với độ trầm trọng của cơn loạn tâm thần cấp tính.

Điểm khác thứ hai với say rượu thông thường là ở đây không có rối loạn về vận động và ngôn ngữ, sự phối hợp động tác vẫn còn, nghĩa là châm lửa đốt nhà được, đâm chém được, chửi bởi dọa dẫm được. Say rượu bệnh lý thường kéo dài hơn các cơn say thông thường, từ một vài giờ đến hai mươi bốn giờ, kết thúc đột ngột bằng một giấc ngủ say. Sau đó lại tái phát khi có rượu vào.

Say rượu bệnh lý thường hay phát triển trên cơ sở những người quá mệt mỏi, mất ngủ nhiều, bị chấn thương sọ não hay suy nhược vì một bệnh kéo dài. Nhiều nhà lâm sàng học phân biệt ba kiểu say bệnh lý: say chếnh choáng (ébrieuse) mà đáng lẽ gọi là cơn say hành hung, say hoang tưởng và say kinh dật

Say chênh choáng xảy ra ở trạng thái tâm thần sa sút hẳn nên mỗi khi rượu vào là nổi lên một đợt hưng cảm. Có tác giả cho rằng một cơn tức giận, hoặc thời tiết đổi thay đột ngột đều là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Trạng thái hưng cảm xuất hiện khi thấy tính tình trở thành kỳ quặc, không có duyên cớ gì mà bỗng nổi trận lôi đình, giận dữ lắm khi có ảo giác kèm theo. Thật nguy hiểm cho người xung quanh, bởi lẽ cường lực của các bắp thịt vẫn nguyên vẹn, lại đi đứng không lảo đảo, động tác chân tay vẫn chính xác. Người say không còn biết lo, biết sợ, các phản xạ tự kềm, tự chế mất giảm có thể làm cho người say tăng thêm sức lực.

Xung động của bản năng không còn được tư duy kèm chế sẽ dẫn người say đến việc phạm pháp từ nhỏ đến to: mắng chửi, đánh đập, đốt nhà, hành vi đồi phong bại tục như cởi quần áo trước phụ nữ, thậm chí hiếp dâm; mức cao nhất là giết người hoặc tự tử.

Trong y văn có kẻ lại nhiều trường hợp say điên điển hình, như đâm chém người hàng loạt. Cho nên chúng ta hiểu cái độc ác của vua Lê Ngọa Triều qua những cơn say hung ác kiểu đó. Cơn say tàn bạo của Trụ Vương, móc tim Tỷ Can, mô bụng đàn bà chửa có thể chỉ là chuyện giả sử. Nhưng việc làm của Hoàng đế Roma Nêrôn, xảy ra cách đây chưa đến hai ngàn năm và sử sách còn ghi lại quả có thật: giết quan cận thần, giết mẹ, giết vợ, đốt thành Rôma, để rồi cuối cùng tự tử khi tuổi mới ba mươi.

Y học đã có dịp nghiên cứu những người say điên ấy. Động mạch não nhảy mạnh, mặt đỏ, mắt sáng quắc lên. Toàn não bộ bị xung huyết. Khi độc rượu tan dần trong một thời gian ngắn mấy giờ sau, cơn hứng cảm cũng dịu đi. Người say mê ngã ra ngủ mê. Sau giấc ngủ kéo dài, anh ta trở lại bình thường, không còn nhớ việc gì xảy ra hoặc chỉ nhớ một cách lờ mờ.

Say hoang tưởng, xảy ra những bợm nhậu tâm thần sẵn yếu đuối, hoặc trí tuệ bị xói mòn rồi.

Hoang tưởng, trong y học là một loại rối loạn tư duy. Nó làm cho con người có những ý tưởng phản đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế, với lẽ phải. Nhưng khốn nỗi, người bệnh khư khư cho những ý tưởng đó là hoàn toàn chính xác. Mọi sự giải thích, phân trần, chứng minh của người lành mạnh đều như nước đổ lá môn, không mảy may làm cho kẻ hoang tưởng đổi ý nghĩ.

Hơn nữa, người bệnh còn củng cố sự phán đoán sai lạc của mình bằng một loạt dẫn chứng theo lô gích chủ quan, giải thích phiến diện méo mó.

Ý tưởng của cơn say hoang tưởng thực đủ kiểu. Có thể là những ý nghĩ u sầu hay ám ảnh bởi cái chết: 

Dấu bởi vây quanh trọn kiếp người

Sên bò nát óc máu thấm rơi

Chiều nay một dấu than buông đứt

Đinh đóng vào săng tiếng thở dài

(Thôi hết băn khoăn)

Đó là những vần thơ như trối trăn của Vũ Hoàng Chương trong một cơn say có màu sắc hoang tưởng u sầu.

Cũng có khi là hoang tưởng liên hệ, rồi hoang tướng bị hại. Khi say, anh bợm rượu nghĩ rằng mọi việc xung quanh đều có liên hệ mật thiết với mình, ví dụ anh ta nghĩ rằng người ngồi kia đang nhìn mình, và khinh miệt mình; có kẻ đang theo dõi để ám hại mình, để báo lên công an, v.v... Khổ buồn nhất là người mà kẻ hoang tưởng nghĩ chủ mưu âm hai thường là người thân cận nhất như cha mẹ, vợ con, bạn bè thân.

Hoang tưởng khuếch đại thường chỉ làm cho người ta cười, khoác lác, khoe khoang những cái mà người say không hề có nhưng lại tin là có:

Ta con ông Cống cháu ông Nghè!

Nói có trên trời dưới đất nghe

Rượu mạnh, Lưu Linh thua nửa đấu

Cờ cao, Đế Thích chấp đôi xe

(Thơ dân gian)

Nhưng khổ nhất cho vợ vẫn là cơn say hoang tưởng ghen tuông, khẳng định rằng vợ mình có quan hệ bất chính với người khác. Khi có rượu vào, người say bị lôi cuốn vào việc tìm tòi mọi biểu hiện của sự bội bạc. Vợ đăm chiêu ? Đấy là đang nhờ tình nhân. Vợ vui? Đó là vừa đi ngoại tình về. Vợ còn tiền! Đó là tiền của người tình mới cho; tiền hết, chính là vì vợ đã đem tặng cả cho người yêu.

Thật không lạ nếu những cơn say kiểu đó cứ tái diễn nhiều lần, gia đình phải đi đến cảnh tan vỡ. Hoặc là chị vợ và đàn con phải âm thầm chịu đựng trong khổ nhục, tủi đau.

Những chuyện hiện thực như vậy, xã hội ta còn rất nhiều. Ví dụ: người vợ hiền thì phải làm như trong ca dao cũ:

Đốt than nướng cá cho vàng
Đen tiền mua rượu cho chàng uống chơi

Cơn say co giật là thể say bệnh lý thứ ba có thể gặp. Người bệnh thần kinh và người ghiền rượu mãn tính hay gặp cơn say này.

Co giật đến hoặc trong cơn say hoặc cuối cơn say khi bợm nhậu bắt đầu tỉnh lại. Cục diện giống một cơn động kinh, thường là nhiều đợt ngắn nối liếp nhau giữa những khoảng cách.

Sau trận kinh giật, trí hóa ít nhiều bị u ám, có thể kèm theo ảo giáo và trạng thái hưng cảm, nghĩa là có một thời gian con người trở thành kỳ cục.

MẸO CAI RƯỢU TRONG DÂN GIAN

Trong xã hội chúng ta, rượu hay được dùng và chúng ta quên mất một điều: thực tế rượu là ma túy, là một loại ma túy “hiệu nghiệm”. Rượu làm giảm hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương. Từ thời xa xưa, ruqu đã được dùng, để chữa bệnh dùng trong các lễ nghi tôn giáo và để giải trí.

Cũng như nhiều loại ma túy khác, rượu được dạ dày hấp thu, gan chuyển hóa rượu và bài tiết ra qua nước tiểu. Một phần nhỏ rượu lên phổi rồi ra ngoài qua hơi thở. Tác động của rượu đối với cơ thể con người phụ thuộc vào lượng rượu được uống, tốc độ uống và uống rượu khi đói hay no (trong trường hợp đói bụng, tác động gây say của rượu được cảm thấy gần như ngay tức khắc).

Đối với người nghiện rượu thì rượu hoàn toàn là một chất độc, thậm chí một lần uống của họ cũng quá nhiều. Họ không uống rượu để giải trí với bạn bè mà những người này có nhu cầu uống rượu một cách quá mức và có hại. Người ta đa định nghĩa chính xác chứng nghiện rượu là “một nổi ám ảnh trong tâm trí đi kèm với sự dị ứng của cơ thể”.

Điều trị chứng nghiện rượu là một quá trình phức tạp, các chuyên gia chống nghiện rượu là những người thích hợp nhất với việc chăm sóc và quản lý người nghiện. Dĩ nhiên, ưu tiên hàng đầu trong quy trình điều trị là buộc người nghiện thôi uống rượu. Một công trình nghiên cứu mới về một loại được thảo cổ xưa có thể cung cấp thêm một cách làm giảm sự khát rượu.

Câu chuyện về sắn dây

Hai thành phần có hoạt tính trong rễ cây sắn dây (Pueraria Cobata) đã được nhận diện và thử nghiệm trên loài vật ở Trường Đại học y khoa Havard. Các nhà nghiên cứu đã tiêm một trong hai chất chiết xuất nói trên daidzin và daidzein cho những con chuột hang vàng Xiri. Sau đó, họ cho những con chuột này lựa chọn giữa nước và rượu pha nước. Những con chuột trước kia chọn rượu thì bây giờ đã chọn nước thông thường trong hơn một nửa số lần thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi sở thích sang uống nước của chuột là do khả năng làm giảm mức độ thèm rượu của rễ cây này. Sau này, các nhà khoa học sẽ phải chứng minh rằng sắn dây cũng có tác dụng như vậy đối với người, nhưng họ biết người Trung Hoa đã dùng nó từ năm 200 trước Công nguyên để chữa nghiện rượu.

Tại Trung Quốc và Nhật Bản, các thầy lang chế biến cây này thành một loại trà thuốc. Mặc dù phải uống hàng lít mỗi ngày để có được kết quả mong muốn nhưng gần đây, chất này đã có bán dưới dạng viên nén ở Trung Quốc. Các bác sĩ Trung Quốc đa báo cáo rằng, sau gần 2-4 tuần điều trị, có tới 80% bệnh nhân đã không thèm rượu nữa mà không có một phản ứng khó chịu nào.

Thay thế các chất dinh dưỡng đã mất

Khi uống nhiều, rượu phá hoại cơ thể vì các độc tố trong rượu phá hủy vitamin và chất khoáng, những chất cần thiết để có sức khỏe tốt.

Glutation. Đây là hỗn hợp ba axít amin - glutamat, glyxin, và xystein. Đây là chất chống ôxy hóa rất mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc.

Thiamin. Những người nghiện rượu thường thiếu chất này vì rượu phá hủy nó. Thiamin (tức vitamin B1) sẵn có dưới dạng thuốc bổ trợ, và có trong một số thức ăn như: giăm bông, thịt lợn, hạt hướng dương, lạc, ngủ cốc, đậu xanh, actisô, ngô, dưa...v...

Dược thảo

Cây kế sữa là một trong những loại dược thảo được biết lâu nhất, cây này được dùng để điều trị nhiều rối loạn về gan từ hơn 200 năm nay. Một công dụng được khám phá qua nghiên cứu là cây này có khả năng kích thích sự tái tạo mô và chức năng gan ở người nghiện rượu bằng cách thúc đẩy sự tổng hợp protein của tế bào.

Cây nghệ. Loại gia vị này rất được tôn sùng ở Ấn Độ từ hàng ngàn năm nay. Các nhà nghiên cứu của nước này cũng đã nghiên cứu về hoạt chất chữa bệnh có trong nghệ: curcumin. Một chương trình nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng curcumin có tác động bảo vệ các mô gan, chống lại tác hại của rượu. Mặc dù cơ quan chuẩn lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ nói chung coi nghệ là an toàn song vẫn phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc khi dùng để chữa bệnh.

Lời khuyên riêng

Một lý do khác nữa để không nên uống rượu là: Rượu làm cho người ta béo ra. Thực tế là khi uống một hoặc hai cốc rượu mỗi ngày, người ta tiêu thụ hàng trăm calo thừa. Đây là một mối họa kép: vì rượu làm quá trình chuyển hóa chậm lại nên cơ thể không tiêu thụ hết lượng chất béo.

Đối với những người uống rượu vừa phải - những người hay cảm thấy khó chịu sau những lần uống quá nhiều rượu, đừng bao giờ nghĩ rằng cà phê có thể chưa được tất cả.

Thực tế là sau sự “bùng nổ” năng lượng ban đầu có được nhờ cafein, cà phê chỉ làm tăng sự mệt mỏi và buồn nôn. Hãy uống một chén trà, có pha thêm bạc hà chẳng hạn, trước khi đi ngủ sau một đêm chè chén. Chất menthol trong bạc hà sẽ làm thư giãn các cơ trơn ở phía trong đường tiêu hóa chống co thắt đường tiêu hóa. Cam cúc (cha momile) cũng là một phương thuốc có hiệu quả vì nó có tác dụng an thần, nhẹ nhàng. Một phương thuốc khác là pha chè gồm một nửa là rễ sắn dây còn nửa kia là gừng củ tươi. Cách này có tác dụng chống co thắt ở lớp trong của dạ dày và giảm dư vị khó chịu của một đêm rượu chè.

Hôm sau, bạn nên ăn thức ăn hydratcacbon giàu tinh bột như ngũ cốc. Loại thức ăn này cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể bạn trong khi gan cố gắng loại bỏ lượng rượu uống quá. Uống nhiều nước (8-10 cốc) sẽ giúp gan lọc sạch rượu.

Cuối cùng, nếu là người nghiện rượu, bạn hãy uống thảo dược cai rượu Ông Bút, đây là bài thuốc Nam dược cổ truyền tị căn bệnh nghiện rượu rất hiệu quả, là bài thuốc chuyên điều trị cho người nghiện rượu.

Thảo dược cai rượu Ông Bút  bài thuốc Đông y cai nghiện rượu hiệu quả

Chúc bạn thành công!

Tham khảo:

Đơn thuốc giúp giảm tác hại của rượu

Nếu bạn muốn loại bỏ tác hại do uống rượu, , tôi sẽ giới thiệu một chế độ điều dưỡng như sau:
Cây kế sữa: Một viên nhộng, tối đa ba lần/ngày.
Glutation: Tối đa ba viên nhộng (500mg) lúc đói bụng.
Đa sinh tố B: Hai viên nhộng hoặc viên nén loại 50mg mỗi ngày với thức ăn.
Vitamin C: Hai viên canxi ascorbat loại 500mg mỗi ngày (đây là dạng vitamin C ôn hòa nhất cho dạ dày).
Canxi: Một viên nhộng hoặc viên nén loại 1.000mg/ngày với 400 IU vitamin D. Ngoài ra, khi uống, nên uống thêm 500mg magie/ 1000mg canxi để giữ cho chất khoáng trong cơ thể cân bằng ở mức
bình thường.

 


 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng