Mất ngủ là tình trạng khó ngủ được bình thường, hoặc là thức giấc khó ngủ lại. Triệu chứng mất ngủ biểu hiện khác nhau, người nhẹ thì khó ngủ, có ngủ được cũng không sâu, hoặc là nửa đêm thức giấc, tỉnh rồi không ngủ lại được. Người nặng thì cả đêm không ngủ được.
Bệnh này thường kèm theo các chứng chóng mặt, tim đập nhanh, sức khỏe kém, thần kinh mệt mỏi, tâm thần không yên, ... Những người đứng tuổi hay mắc bệnh mất ngủ.
Mất ngủ là một loại bệnh thường gặp. Nguyên nhân mất ngủ muôn hình muôn vẻ. Có một số nguyên nhân dẫn đến mất ngủ như sau:
Nhân tố môi trường:
Ví dụ: không thích ứng với môi trường khi đi công tác, đi nước ngoài, đi du lịch, đi thăm người thân v.v. hoặc có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chênh lệch quá lớn giữa nóng lạnh, ẩm, khổ... đều có thể dẫn đến mất ngủ.
Đi máy bay, ô tô đường dài, đi thuyền, đặc biệt là những nơi bẩn thỉu, bừa bãi, không khí ô nhiễm, náo nhiệt, thiếu nước, thiếu ăn, đại tiểu tiện bất tiện... đều có thể dẫn đến mất ngủ.
Nơi ở có nhiều tiếng ồn như tàu xe, tiếng máy ồn, tiếng cãi vã.. đều có thể dẫn đến mất ngủ. Ánh sáng điện hoặc kích thích của điện hồ quang cũng có thể dẫn đến mất ngủ...
Nhân tố bệnh tật:
Các bệnh tâm thần thường dẫn đến mất ngủ bao gồm các bệnh tâm thần phân liệt, bệnh trầm cảm, tâm thần phản ứng, bệnh thần kinh thể ức chế giảm, bệnh suy nhược thần kinh, bệnh thần kinh thể hưng phấn tăng.
Những người bị rối nhiễu tâm lý sau 40 tuổi thường bị mất ngủ hay mắc chứng dậy sớm, sau khi dậy không ngủ lại được, có người khó ngủ, có người suốt đêm không ngủ, có người căn bản không có cảm giác buồn ngủ, có người vài tháng thậm chí đến hai năm không ngủ tí nào.
Có rất nhiều bệnh cũng có triệu chứng mất ngủ như bệnh chức năng cơ quan thần kinh, bệnh cao huyết áp, bệnh u nhọt, bệnh xuất huyết não, bệnh lao phổi, vành tim, chức năng tuyến giáp trạng phát triển quá mức bình thường. Vào giai đoạn nào đó của những loại bệnh này có thể xuất hiện triệu chứng mất ngủ hoặc bệnh càng nặng thì càng ảnh hưởng đến giấc ngủ, sau khi bệnh thuyên giảm thì tình trạng mất ngủ có thể giảm hoặc mất hẳn.
Nhân tố dược phẩm:
Những bệnh nhân thường dùng các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương dễ bị nhờn thuốc hoặc thay đổi thuốc thì có thể dẫn đến mất ngủ.
Mặt khác, dùng thuốc hưng phấn thần kinh trung ương trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính.
Những người nghiện rượu mà đột nhiên ngừng uống cũng có thể dẫn đến mất ngủ nghiêm trọng.
Những người viếm tiền liệt tuyến mãn tính ban đêm thường phải đi tiểu tiện cũng dễ bị mất ngủ.
Những loại thuốc có tính đặc thù như thuốc tránh thai cũng có thể có tác dụng phụ gây mất ngủ.
Những chất gây hưng phấn thần kinh trung ương như cafein, cocain thuốc chống trầm cảm và các loại rượu, thuốc, trà đặc, nếu sử dụng thời kì dài hặc sử dụng lượng lớn thì sẽ dẫn đễn mất ngủ.
Tóm lại, những dược phẩm dễ gây ra mất ngủ chủ yếu bao gồm:
+ Thuốc lợi tiểu: Dùng thuốc lợi tiểu thì ban đêm sẽ đi tiểu nhiều lần, ảnh hưởng đến giấc ngủ, lâu dần sẽ dẫn đến mất ngủ.
+ Thuốc trợ tim.
+ Thuốc điều trị huyết áp cao: Loại thuốc này khi dùng nhiều sẽ gây ra ức chế khiến mất ngủ nghiêm trọng. Ngoài ra, dùng thuốc điều trị huyết áp cao quá lượng thì ban đêm huyết áp tụt thấp cũng dẫn đến mất ngủ.
+ Thuốc hạ huyết áp: Người bệnh dùng thuốc hạ huyết áp có thể phải chịu tác dụng phụ, thuốc này có thể khiến cho lượng đường trong máu thấp và gây ra tình trạng thần kinh bị ức chế và dẫn đến mất ngủ.
+ Thuốc an thần: Dùng thuốc quá liều có thể làm đảo lộn giấc ngủ của những người bệnh cao tuổi, hoạt động toàn cơ thể giảm sút, hấp thu dịch thể giảm khiến bạn đêm sốt ruột, bất an, tinh thần rối loạn.
+ Thuốc chống trầm cảm: Có thể dẫn đến tình trạng ban đêm buồn bực bất an, tinh thần rối loạn
+ Thuốc bổ não: Không thích hợp uống vào buổi tối, nếu không sẽ dẫn đến buồn phiền rồi rơi vào trạng thái hưng phấn, khó ngủ.
+ Uống thuốc điều trị bệnh về tuyến giáp trạng quá liều cũng có thể dẫn đến mất ngủ.
Ngoài các thuốc trên còn có rất nhiều loại thuốc khác như thuốc giảm đau liều cao... cũng có thể dẫn đến mất ngủ. Vì vậy trước khi uống thuốc cần phải nắm rõ tác dụng phụ của thuốc, tránh dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc, khi dùng nhất định phải kiểm tra kĩ tương tác thuốc, tác dụng tương hỗ của thuốc. Người cao tuổi không nên uống quá 3 loại thuốc một lúc.
Nhân tố tâm lý:
Theo tốc độ của nhịp sống hiện đại, sự cạnh tranh giữa con người, các loại mâu thuẫn ngày một tăng và gia đình không ổn định sẽ khiến con người rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ, các chứng ức chế, uất ức, lo lắng không ngừng phát sinh dẫn đến mất ngủ.
Nhân tố tâm lý gây mất ngủ thường thấy nhất là tâm lý căng thẳng bất an, hưng phấn quá mức, bực tức phẫn nộ. Theo nghiên cứu cho thấy trong 300 trường hợp mất ngủ thì có 85% là do yếu tố tâm lý gây ra. Người bệnh thường quá lo lắng buồn rầu vì một vấn đề nào đó trong cuộc sông, cũng có thể lo lắng một sự việc gì đó trong tương lai có thể xảy ra hoặc một sự việc nguy hiểm khó mà dự liệu trước.
Những người mắc bệnh trầm cảm, bệnh tâm thần phân liệt, bệnh suy nhược thần kinh phần lớn là bị mất ngủ. Nhân tố tâm lý có ảnh hưởng lớn đến bệnh mất ngủ, và ngược lại mất ngủ cũng có ảnh hưởng đến tâm lý.
Tâm lý ảm đạm khiến con người căng thẳng, sốt ruột, dễ cáu giận, hiệu quả học tập và công việc giảm sút. Mất ngủ kéo dài có thể khiến cho khả năng cảm thụ của con người giảm, trí nhớ suy giảm, tính linh hoạt trong tư duy, khả năng tính toán giảm, nó còn có thể khiến cho tâm lý của con người thay đổi.
Con người sống trong thế giới khó có thể tránh khỏi những kích thích không tốt và thương tổn tinh thần, nếu như có thể biến tiêu cực thành tích cực và biến áp lực thành động lực bảo trì tâm lý vui vẻ, tâm hồn sảng khoái sẽ có thể giám và tránh được chứng mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh.
Lưu ý:
Trước thời kì sinh đẻ, với phụ nữ ngoài lí do phải mang bầu quá nặng còn do tâm lý luôn lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, chờ đợi mà gây ra mất ngủ.
Sau khi sinh đẻ, do sự thay đổi của sinh lý, tử cung sau khi sinh như một vết thương tự nhiên, não vẫn hưng phấn, lại do sự hiện diện của đứa trẻ khiến người mẹ vừa lòng hoặc thất vọng cũng có thể gây mất ngủ.
Sinh đẻ là một áp lực cực lớn đối với phụ nữ. Có những người mẹ sau khi sinh con thì không vừa lòng, có sự thay đổi tâm lý lớn, lập tức tử cung co lại không mở ra được để ra huyết. Đương nhiên cũng có những người mẹ sau khi sinh con ngủ liền mấy ngày dường như để xua tan sự mệt nhọc. Có người sau khi sinh bị trầm cảm, tuy nhiên trầm cảm ngoài triệu chứng mất ngủ ra còn có những triệu chứng khác, cần chú ý phân biệt.
THẢO DƯỢC NGÂM CHÂN TRỊ BỆNH MẤT NGỦ CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ
Có một câu nói đã nói lên mối quan hệ mật thiết giữa đôi bàn chân với cơ thể người: "Người thì có chân, cây thì có rễ. Người già, chân già trước, cây khô, rễ hóa trước". Đôi bàn chân chúng ta là điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và là điểm thấp nhất của cơ thể, vì phần lớn thời gian con người hoạt động là đứng hay ngồi.
Cho nên nếu máu chúng ta có những cặn bẩn thì chúng thường bị dồn đọng và ứ tắc tại đây. Việc ngâm chân sẽ làm các chất cặn bã bị tan hay phân tán nhỏ ra khiến máu dễ lưu thông và mang chúng đi nơi khác để thải ra ngoài.
Bài thuốc thảo dược ngâm chân của người Dao Đỏ trị bệnh mất ngủ sẽ giúp cho bạn có sự thư giãn, dễ chịu, an toàn, giúp giải nhiệt mát thận, định tâm, an thần và dễ đi vào giấc ngủ. Bởi vậy nên mới nói "không ngâm không biết, hễ ngâm thì mới thấy cần thiết".
Thành phần: dạ giao đằng, kinh giới núi, xương bồ, long cốt, cúc hoa và nhiều thảo dược bí truyền khác
Cơ chế tác dụng: Bệnh mất ngủ có nguyên nhân chủ yếu là do tâm hỏa, thận không thể điều hòa. Khi tâm hỏa, thần trí không yên nên mất ngủ. Nước ấm ngâm chân ở nhiệt độ 40 độ C giúp kích thích tăng cường sự điều tiết của thận. Vị thuốc long cốt có công hiệu an thần, hoa cúc và kinh giới núi thì tán nhiệt, bão hòa gan mát, dạ giao đằng an tâm thần, dưỡng mạch tốt. Các vị thuốc này đều có tác dụng trừ nhiệt, mát thận, định tâm, an thần và ngủ ngon giấc.
Cách sử dụng:
Lấy một gói bột thảo dược pha vào chậu nước ấm khoảng 38 độ C, nước đến mắt cá chân. Khuấy nhẹ cho thảo dược tan ra, ngâm chân khoảng 10 phút rồi gia thêm nước nóng dần và tiếp tục ngâm. Nhiệt độ nước ngâm chân tăng dần khoảng 43 đến 45 độ C. Mỗi tối ngâm chân khoảng 30 - 40 phút trước khi ngủ. Sau khi ngâm dùng khăn lau khô chân, không để chân trước quạt.
Có thể kết hợp với mát xa, bấm huyệt:
- Dùng ngón cái ấn huyệt Ấn đường 2 phút, sau đó vuốt tới huyệt Thần đình, vuốt đi vuốt lại 6 lần.
- Từ huyệt Ấn đường, vuốt đi vuốt lại tới huyệt Nghênh hương, gò má đến trước tai, xoa độ 2 hoặc 3 lần.
- Ngón cái và ngón giữa cùng một lúc ấn huyệt Thái dương và huyệt Tán trúc từ 2 đến 3 phút.
- Dùng mười đầu ngón tay đồng thời xoa ấn đỉnh đầu có tác dụng an thần.
- Bấm nhẹ huyệt Phong phủ độ 1 phút, huyệt Kiên tỉnh 1 phút, cuối cùng bấm nhẹ huyệt Nội quan ở tay.
- Nếu cảm thấy hay mơ, dễ tỉnh, chân tay mệt mỏi, mắt hoa, thất sắc, ăn uống không ngon, nên bấm thêm mấy huyệt: Tâm du, Can du, Vị du, Túc tam lý. Mỗi huyệt bấm độ 1 phút.
- Nếu người mắc chứng tim loạn, tai ù, ngũ tâm nóng, miệng khô, háo nước, bấm thêm huyệt Thận du, Mệnh môn, Dũng tuyền (ở gan 2 bàn chân) nóng lên là được.
- Nếu người có chứng đờm nhiều, ngực tức, chán ăn, khó thở, miệng đắng, bấm huyệt Tỳ du ở hai bên lưng, cả huyệt Vị du, tâm du, bấm mạnh một lúc, mỗi huyệt 1 phút.
- Mát xa phần bụng 60 lần, vuốt ngực lên 30 lần, sau đó lại bấm nhẹ huyệt Túc tam lý, Phong long.
Lưu ý:
- Cần tuân theo quy luật tự nhiên tuần hoàn, ngày sáng đêm tối. Ban ngày thì làm việc căng thẳng, ban đêm thì nghỉ ngơi, đi ngủ tạo cho mình nếp sống hài hoà điều độ, lâu dài sẽ tạo thành thói quen cứ về đêm là có thể ngủ được.
- Người mắc chứng mất ngủ sau khi bị tác động kích thích bên ngoài dễ rơi vào tình trạng bất an sợ hãi. Cứ thế kéo dài sẽ bị chứng mất ngủ nặng hơn, có uống thuốc ngủ cũng khó ngủ. Cho nên người bị chứng mất ngủ tự mình phải biết loại trừ kích thích, giữ thái độ tĩnh tâm thì mới có thể ngủ ngon được.
Có câu: "Sau ăn ba trăm bước, trước ngủ một chậu ngâm". Hãy sử dụng thảo dược ngâm chân này mỗi tối để có một giấc ngủ ngon và tinh thần minh mẫn nhé!
Xem thêm