TRIỆU CHỨNG:
- Bệnh tiểu đường là một loại bệnh mang tính toàn thân do sự phân tiết không đủ hoặc do sự trao đổi chất đường trong cơ thể bị rối loạn. Đặc biệt nghiêm trọng là do sự rối loạn mỡ dẫn đến dễ trúng độc, mất nước, hôn mê, thậm chí chết người. Hiện nay, bệnh tiểu đường là nguyên nhân dẫn đến tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới.
- Thời kỳ đầu của bệnh ít biểu hiện. Khi da bị viêm nhiễm hoặc khi xét nghiệm mới có thể phát hiện. Bệnh tiểu đường có biểu hiện là uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng người lại gầy, thường kèm theo sự mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, lưng đau, chân mỏi, da khô, phát ngứa, kinh nguyệt không đều, dương suy...
CƠ CHẾ TÁC DỤNG:
Thành phần: nhũ hương, một dược, đan sâm, đương quy, ngân hoa,… và nhiều thảo dược khác.
Nhũ hương và một dược có tác dụng làm hoạt huyết thông lạc, hóa ứ, giảm đau. Cùng với đan sâm, đương quy có tác dụng cải thiện và đề phòng xơ cứng động mạch. Ngân hoa giúp chống viêm nhiễm da.
CÁCH SỬ DỤNG:
Lấy một gói bột ngâm chân pha vào chậu nước ấm khoảng 38 độ C, ngâm khoảng 10 phút thấy nước nguội thì gia thêm nước nóng và ngâm tiếp. Nhiệt độ nước ngâm chân không để quá 38 độ C. Đặc biệt với người bị cả viêm da thì nhiệt độ nước nên thấp hơn một chút.
Thời gian ngâm chân:
- Thời kỳ bệnh nhẹ: Cuối thu, đầu xuân mỗi ngày ngâm một lần, 30 phút trước khi ngủ. Mùa đông mỗi ngày hai lần, 40 phút/lần, vào sáng và trước lúc đi ngủ.
- Người vừa bị tiểu đường vừa bị xơ cứng động mạch: Vào mùa cuối thu đầu xuân, ngâm chân một 1 lần/10phút/ngày, trước khi ngủ, mùa đông hai lần/40phút/ngày.
- Người kèm theo bị viêm nhiễm da: Cuối thu đầu xuân, ngày ngâm chân hai lần sáng và chiều, 30 phút/lần. Mùa đông ngâm chân hai lần sáng và trước khi đi ngủ.
Xem thêm:
- 5 tác dụng tuyệt vời của ngâm chân
Có thể kết hợp với mát xa, bấm huyệt:
- Mát xa phần bụng theo chiều ngược kim đồng hồ, sau đó thuận kim đồng hồ, mỗi lần 200 vòng với tốc độ đều, ổn định, không nhanh.
- Bấm sau lưng các huyệt: Phế du, Tâm du, Cách du, Đản du, Tỳ du, Vị du... là chủ yếu, mỗi huyệt bấm 3 - 5 lần, rồi xoa các huyệt đó đến khi nóng lên là được
- Xoa phần eo lưng 50 - 100 lần tới nóng lên.
- Bấm các huyệt: Túc tam lý, Tam âm giao, Dương lăng tuyền, Dũng tuyền
LƯU Ý:
- Người bị bệnh tiểu đường khá nặng thì thần kinh hạ chi ít cảm giác, khi dùng nước nóng, cảm giác chậm, không phân rõ nóng lạnh, có thể làm chân bị bỏng. Cho nên với loại người bệnh này cần chú ý về nhiệt độ nước không được quá cao. Nếu như bị viêm da chân nặng, bị loét từng chỗ phải dừng ngay việc ngâm chân.
- Mỗi ngày đi bộ chậm 30 phút, sau đó nằm thẳng trên giường gác chân 45 độ, nghỉ 15 phút.
- Khống chế lượng ăn uống và loại thực phẩm, cai thuốc lá, cai rượu. Đa phần những người đứng tuổi khống chế được ăn uống sẽ khống chế được bệnh, nếu có thuốc men tốt mà chế độ ăn uống không kiêng sẽ không có hiệu quả tốt. Mục đích việc trị liệu ăn uống là khống chế nhiệt lượng đầu vào của người bệnh hằng ngày, không chỉ hạn chế chất đường là đủ mà còn khống chế tổng nhiệt lượng đầu vào không cho quá nhiều, không nên quá thả lỏng cũng không nên quá nghiêm khắc, thành phần dinh dưỡng nên phân bổ cho hợp lý.
- Khi ngâm chân, nên lạc quan, tự tin, có thể vừa nghe một loại nhạc nhẹ vừa ngâm chân.
Những bài thuốc ngâm chân khác của người Dao Đỏ: Thảo dược ngâm chân trị mất ngủ, Thảo dược ngâm chân cho người đau nhức xương khớp, Thảo dược ngâm chân cho người cao huyết áp
Xem thêm