Khống chế bữa ăn tối để phòng bệnh
Ăn thức ăn giàu nhiệt lượng vào buổi tối thì thể trọng tăng rất nhanh. Chính vì vậy, chúng ta nên ăn tối đơn giản, khống chế bữa ăn tối để phòng bệnh.
Người đến tuổi trung niên, khả năng xử lý chất đường của cơ thể dần dần giảm xuống, tức là sau khi ăn đường gluco vào thì trị số đường huyết tăng lên rõ rệt.
Theo thí nghiệm y học cho thấy, cứ tăng lên 10 tuổi, trị số đường huyết khi bụng đói tăng lên 1mg, sau khi ăn đường khoảng nửa giờ, trị số đường huyết tăng lên 8mg. Điều này cho thấy, khi con người bước vào tuổi trung niên, các chức năng của gan, tỳ sẽ giảm dần theo tuổi tác tăng lên.
Nếu nhiệt lượng thức ăn bữa tối quá tập trung, sẽ làm nhanh tốc độ hạ thấp khả năng chịu đựng lượng đường, rất dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo điều tra, người trung niên sau tuổi 40, hầu như cứ tăng lên 10 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường lại tăng lên 10%, và người sống ở thành thị có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở nông thôn. Điều đó cũng cho thấy thói quen ăn uống không tốt của người sống ở thành phố “bữa sáng ăn ít, bữa trưa ăn qua loa, bữa tối cơm rượu no nê” có quan hệ nhất định với sự phát sinh bệnh tiểu đường. Chính vì vậy chúng ta nên khống chế bữa ăn tối để phòng bệnh.
Nhiệt lượng thức ăn bữa tối quá nhiều còn là nguyên nhân quan trọng sinh ra bệnh tim và bệnh xơ cứng động mạch. Do nhiệt lượng quá tập trung làm cho mỡ trong máu tăng lên, thêm vào đó buổi tối, sau khi ngủ, lượng máu lưu thông giảm, mỡ trong máu dễ tích đọng trên thành mạch máu, dễ làm cho mạch máu cứng lại mà gây ra bệnh tim.
Người đến tuổi trung niên dễ béo mập, nguyên nhân gây béo tuy rất phức tạp nhưng không thể không có quan hệ với buổi tối ăn quá nhiều. Các bộ môn y học hữu quan đã làm thí nghiệm, một người mỗi buỗi sáng ăn thức ăn có nhiệt lượng 2000 calori ảnh hưởng đến thể trọng không lớn, nhưng cũng ăn thức ăn có nhiệt lượng như thế vào buổi tối thì thể trọng tăng rất nhanh. Vì vậy chúng ta nên ăn tối đơn giản.
Một thí nghiệm khác là: hai nhóm người ăn như nhau, một nhóm ăn vào 7 giờ sáng, nhóm khác ăn vào 5 giờ chiều, họ chỉ ăn như thế có một bữa trong một ngày, nhiệt lượng thức ăn như nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy nhóm ăn vào buổi sáng thể trọng đều giảm sút, còn nhóm ăn vào buổi tối thể trọng lại tăng lên. Chẳng trách có câu nói: “Ăn vào lúc nào còn quan trọng hơn ăn cái gì”.
Nước tắm Dao Đỏ - phương pháp thủy trị liệu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Theo các báo cáo nghiên cứu ở nước ngoài: “Thời gian bài tiết nước tiểu của cơ thể là sau khi ăn 4-5 tiếng đồng hồ, nếu buổi tối ăn quá nhiều và quá muộn, chờ cho đến thời gian đi tiểu thường là đã đi vào trạng thái ngủ say làm cho lượng nước tiểu đáng lý phải thải ra ngoài thì lại ứ đọng trong thận và bàng quang quá lâu, các muối canxi có trong nước tiểu bị ứ đọng sẽ chìm lắng ở các bộ phận này, lâu ngày tích đọng kết thành sỏi. Bệnh viện Tùng Hạ-Nhật Bản đã tiến hành điều tra 270 người người bị sỏi ở đường tiết niệu, phát hiện có đến gần 100 người ăn cơn tối muộn quá 21 giờ và 25 người có thói quen ăn đêm.
Nhưng buổi tối ăn bao nhiêu cũng không thể nói chung cho tất cả các trường hợp. Ăn cơm tối xong, rất nhiều người còn có những hoạt động phong phú khác, nếu ăn quá ít sẽ không có lợi cho sức khỏe. Vì thức ăn vào qua dạ dày và ruột tiêu hóa, hấp thụ thường phải mất 5 tiếng đồng hồ, nếu ăn quá ít hoặc từ lúc ăn tối cho đến lúc đi ngủ quá 5 tiếng đồng hồ sẽ cảm thấy bụng đói, không những ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí có thể sinh ra bệnh loét dạ dày, ruột mạn tính.
Vì vậy đối với những người trung niên, không thể đơn thuần nhấn mạnh “tối ăn ít”, mà còn phải tăng thêm bữa ăn đêm một cách thích hợp, ví dụ như trước khi đi ngủ khoảng một giờ, ăn những thức ăn có dạng lỏng hoặc bán lỏng như sữa, bánh qui, bánh bao, cháo… Đương nhiên là không nên ăn nhiều
Trong các tài liệu y học cổ truyền có ghi “Ăn no mà nằm ngay, sẽ sinh bách bệnh”. Vì vậy đối với những bậc trung niên, chức năng cơ thể đã bắt đầu suy giảm, thì sau khi ăn tối không nên đi nằm ngay, và việc khống chế bữa ăn tối là một biện pháp bảo vệ sức khỏe rất quan trọng.
Xem thêm