Chú ý sự tấn công của đường

Đường là một trong những chất dinh dưỡng của cơ thể nhưng không phải ai cũng biết đến tác hại của ăn đường. Chúng ta cần chú ý đế sự tấn công của đường.

Đường là một trong những chất dinh dưỡng của cơ thể, là nguồn năng lượng (năng lượng cho hoạt động cơ thể có đến 70% dựa vào sự cung cấp của đường); đường cũng là thành phần quan trọng cấu tạo nên thần kinh, xương cốt, giác mạc và thủy tinh thể của nhãn cầu; là nguyên liệu không thể thiếu trong tế bào các tổ chức của cơ thể, là nguồn duy nhất cung cấp nhiệt năng cho hệ thống thần kinh và não.

Quá trình hô hấp, tuần hoàn của máu, vận động của cơ thể và duy trì nhiệt độ của cơ thể đều không thể thiếu được đường, đặc biệt là với sự phát triển sinh trưởng của trẻ em, đường càng là chất dinh dưỡng không thể thiếu.

Đường đỏ, đường trắng, đường phèn, đường mật, đường mạch nha, … mà chúng ta thường ăn đều là hợp chất của đường. Khi chúng ta nhai cơm hoặc bánh, trong miệng có cảm giác ngọt, đó là do men trong nước bọt phân giải tinh bột trong gạo và bột mì tạo thành đường mạch nha. Trong đường đỏ có nhiều chất sắt bổ máu và các chất dinh dưỡng như canxi, caroten.

Đông y cho rằng đường đỏ tính ôn, vị ngọt, nhập tì, ích khí, dưỡng máu, kiện tì, ôn vị, khử phong tán hàn, hoạt huyết hoà ứ, vì vậy sản phụ sau khi sinh nở thường ăn đường đỏ. Một số vị thuốc khi điều chế cũng phải dùng đường. Còn công dụng của đường trắng, đường phèn chủ yếu là thanh nhiệt, tiêu viêm, hạ hỏa, ở nước ngoài cũng dùng đường trắng để trị các bệnh lở loét ở da và các vết thương... thu được hiệu quả rất tốt.

Tuy nhiên đường cũng có mặt không lợi, ăn đường quá nhiều rất không tốt cho sức khỏe. Theo điều tra nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới đối với nhiều quốc gia, thấy rằng ăn đường quá nhiều là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tử vong hiện nay, thấy rằng tỉ lệ tử vong có quan hệ trực tiếp với lượng đường tiêu hao.

Đầu tiên là sư phát sinh bệnh tim mạch ở người trung niên có liên quan với ăn nhiều đường, do lượng đường ăn vào nhiều, cholesterol và triacylglycerol trong máu cũng tăng lên, điều đó dễ dẫn đến bệnh tim mạch.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của bệnh béo phì cũng có liên quan với ăn nhiều đường, vì đường thúc đẩy gan sản sinh ra mỡ trung tính, mỡ trung tính trong máu phần lớn chuyển hoá thành mỡ dưới da.

Trong số các nguyên nhân của bệnh tiểu đường cũng và có liên quan với ăn đường quá nhiều, đường quá nhiều làm tăng insuline tham gia vào quá trình trao đổi chất đường, dần dần gây nên bệnh tiểu đường.

Đối với trẻ em, ăn đường quá nhiều có thể làm cho đường trong máu tăng cao, ức chế trung khu them thức ăn ở não, gây ra bệnh biếng ăn. Nhất là răng của trẻ em, chất xương giòn và yếu, khả năng chống axit kém, đường tính mềm và dính, khi đường dính vào răng hoặc giữ lại trong khe răng, với tác dụng của vi khuẩn chuyển hoá thành vật chất có tính axit, xâm nhập vào tổ chức của răng làm cho răng bị hỏng.

Ngoài ra, trẻ em đang trong giai đoạn sinh trưởng phát dục, ăn đường quá nhiều làm trở ngại cho xương phát triển.

Theo các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, hằng ngày ăn đường quá lượng còn có thể làm cho mắt bị cận thị, đó là do đường thuộc loại thực phẩm có tính axit, cơ thể hấp thụ quá nhiều đường tất sẽ tiêu hao nhiều canxi, mà thiếu canxi sẽ dẫn tới một số phản ứng dây chuyền hạ thấp áp suất thẩm thấu của máu, thông qua truyền dẫn của thần kinh thị giác, hậu quả rõ nhất là áp suất thẩm thấu nước trong nhãn cầu thấp hơn thủy tinh thể, làm cho thủy tinh thể lồi ra, thêm vào đó tiệp trạng thể của thành nhãn cầu bị thiếu canxi, làm mất đi độ dẻo dai, dễ làm cho nhãn cầu biến dạng, đường kính trước sau tăng lên, làm cho các tế bào cảm quang trên võng mạc khi hưng phấn không có cách nào truyền đạt tín hiệu vào trung khu thần kinh ở vỏ não, thị giác sẽ kém đi.

Thảo dược ngâm chân cho người bị bệnh tiểu đường

Ngoài ra, ăn nhiều đường còn có thể gây ra bệnh sỏi thận, bệnh viêm mũi... Nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy ăn đường quá nhiều còn là một trong những nguyên nhân viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Trong sách “Làm thế nào phòng trị bệnh ung thư” của Nhật Bản có nói: “Đường và rượu cũng giống như thuốc lá, tác hại của rượu và thuốc lá mọi người đều chú ý, nhưng đối với đường thì ngược lại không mấy ai chú ý. Trên thực tế, rất nhiều người vì coi thường tác hại của đường, tuy đã có triệu chứng ung thư dạ dày nhưng vẫn không bỏ thói quen ăn ngọt… Đường thực sự có sức kích thích vượt quá sự tưởng tượng, nó làm cho dạ dày tiết ra quá nhiều axit, gây ra chứng thừa axit trong dạ dày, axit này lại kích thích dạ dày và ruột làm cho dạ dày viêm loét”.

Người thích ăn đường nên chú ý nguy hại của đường đối với sức khỏe, cảnh giác sự tấn công của đường.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng