Người bị tim mạch có nên ăn thịt rùa?

Trong dân gian có lưu truyền bài thuốc chữa bệnh tim mạch đó là dùng thịt rùa và máu rùa. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua những nghiên cứu khoa học đáng tin cậy.

Một vài ví dụ:
Câu chuyện thứ nhất:

Ông Trần Hoa Tháng, ở số nhà 93, đường Hai Bà Trưng TP. Quy Nhơn, Bình Định.

Lúc 9h25 phút ngày 28 tháng 6 năm 1995, ông được vào khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh, số bệnh án vào viện 11154, số bệnh án vào khoa 574/1937 với chẩn đoán: “Theo dõi nhồi máu cơ tim cấp, tiên lượng nặng”, toàn thân vật vã, liên tục kêu đau tức ngực trái, vã mồ hôi, khó thở, huyết áp 90/70, mạch 64, bệnh nhân được thở oxy, truyền nước, tiêm thuốc... qua chẩn đoán điện tâm đồ và xét nghiệm sinh hóa máu và hội chẩn khẩn cấp tại khoa, có chẩn đoán quyết định: “Nhổi máu cơ tim vùng trước vách + đỉnh”, bệnh nhân điều trị tại khoa trên 10 ngày, ra viện bác sĩ ghi: “Về nhà nghỉ ngơi cấm lao động nặng, tiếp tục điều trị theo đơn...”

Sau đó khoảng một tháng, bệnh lại tái phát, ông tháng được vào khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh 20 ngày, Ông ra viện trong tình trạng theo dõi điều trị tại nhà. Sau hơn 2 tháng, Ông bị lại lần thứ ba, tuy nhẹ hơn so với lần đầu nhưng vẫn khó thở và đau ngực trái từng cơn.

Lần này ông được ông Lê Quang Tư ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, đến thăm và hướng dẫn sử dụng bài thuốc: Rùa và máu của rùa, cộng với các phụ gia khác, như gạo nếp, hạt sen, các loại đậu đen, xanh, trắng, dây tơ hồng, rễ cây thiên hoa phấn (cây lục bát), mỗi thứ một ít cho vào nồi, ấm, lượng nước ngập rùa, đậy kín nắp đun than 3-4 giờ là ăn rất tốt.

Trong cơn đau và khó thở, gia đình quyết định cho ông uống máu rùa cộng với một ít rượu (tỷ lệ 5ml máu + 1ml rượu) sau 3 - 5 phút ông thấy người rất dễ chịu và giảm khó thở.

Câu chuyện thứ hai:

Bà Lê Thị Bảy, ở 85, Hai Bà Trưng, năm 1998, (bà 69 tuổi) bị suy tim nặng, khó thở, phải thở bằng mồm, đại tiểu tiện tại giường, gia đình cũng quyết định cho bà uống máu rùa, như ông Thăng đã làm, sau khi uống bà Bảy thấy dễ chịu, giảm khó thở...

Hiện nay ông Thăng đã 71 tuổi trông vẫn khỏe, lên xuống cầu thang bình thường, ăn ngủ tốt. Còn bà Bảy 73 tuổi, tuy có yếu hơn nhưng vẫn đi lại, tự lo sinh hoạt, cơm nước, giặt giũ cho mình bình thường. Cả hai đều nói: “Máu rùa và rùa là vị thuốc quý đã giúp chúng tôi sống và khỏe mạnh”. Bà Bảy vì thờ Phật nên không dám dùng rùa tiếp, bà phải nhờ đến thuốc tây trong điều trị củng cố suy tim của bà.

Câu chuyện thứ ba:

Bệnh nhân Huỳnh Thanh 50 tuổi bị thiểu năng vành 6 - 7 năm qua chẩn đoán điện tâm đồ, lâu nay thường đau ngực trái, huyết áp luôn thấp, vã mồ hôi. Bệnh nhân uống máu rùa 2 - 3 lần có kết quả đáng mừng.

Câu chuyện thứ tư:

Chị Lưu Thị N. 61 tuổi ở Hoài Châu, Hoài Nhơn, bị suy tim độ II, suy yếu nút xoang, hở tất cả các van tim (qua siêu âm Doppler màu). Thường xuyên uống thuốc tây, lại có thêm bệnh lỵ, bệnh dạ dày tá tràng, ăn cháo suốt tháng, da niêm mạc xanh tím, khó thở thường xuyên phải vào hồi sức cấp cứu tập trung tại bệnh viện.

Ra viện, vẫn rất mệt, đi lại không nổi. Chị N đã uống 3 - 4 lần máu rùa, nay chị đã khỏe bình thường.

Những ví dụ khác:

Chị H 50 tuổi, bị suy tim độ II, huyết áp thấp, ho dai dẳng kéo dài hàng tháng, có lúc ho không chịu nổi kèm đau ngực, sốt cao 390 - 40°, phải điều trị kháng sinh mạnh bằng đường tiêm... chị đã 4 lần uống máu rùa, mỗi tuần một con. Nay chị rất khỏe, giảm hẳn ho, đi lại lên cầu thang không còn mệt, da niêm mạc hồng hào.

Đặc biệt bệnh nhân Nguyễn Thị S. 50 tuổi suy tim nặng, phải nằm bất động tại giường chỉ uống máu rùa 2 - 3 lần (không ăn thịt), thấy rất dễ chịu, ăn ngủ được.

Tiếng lành đồn xa, đa số những bệnh nhân tim mạch ở Quy Nhơn và các vùng lân cận đã uống máu rùa thấy có hiệu quả và coi như là loại thuốc đặc trị trong cấp cứu tim mạch tại nhà.

Việc dùng rùa, máu rùa không phức tạp: lấy bàn chải giặt chùi rửa sạch lưng, yếm, mu, khe chắn, dùng dao lam sạch cắt tiết cho vào cốc có rượu (tỉ lệ 3 - 4 ml máu rùa + 1ml rượu là tốt nhất).
Máu rùa rất tanh và lạnh nên phải có ít rượu trước trong cốc để chống đông, chống tanh, đồng thời dẫn hoạt chất đến các mao mạch trong cơ thể nhanh nhất mà đặc biệt là đối với cơ tim, trong phạm vi 4 - 5 phút.

Lời khuyên của bác sĩ:

Theo BS Phó Đức Thuần Bệnh viện Đa khoa Bình Định, cần tuân theo những chỉ định và cấm chỉ định trong uống máu rùa như sau:

- Rùa có tính lạnh cho nên phải dùng thận trọng, cần có biện pháp khắc phục tính lạnh này, thí dụ không dùng cho người hay đi ngoài lỏng, không dùng cùng thức ăn lạnh khác như các loại rau cải.

- Khi làm thịt rùa phải tránh làm vỡ ruột, tránh để chảy phân và nước tiểu ra ngoài, dính vào các phần được dùng.

- Do có tác dụng hoạt huyết nên tránh dùng cho các bệnh nhân có tiền sử các bệnh chảy máu như xuất huyết dạ dày...

- Để chống tụ máu, dùng rượu huyết rùa kịp thời ngay sau khi phát hiện các triệu chứng co thắt mạch vành nếu chậm hiệu quả sẽ giảm.

Đây là vấn đề mà các nhà khoa học cần phải nghiên cứu thêm về thành phần hóa học của huyết rùa nhất là về arginin, tác dụng dược lý của huyết rùa. Lúc đó, chúng ta mới thực sự có cơ sở khoa học để khẳng định được giá trị của rùa và huyết rùa dùng chữa bệnh nói chung và trong bệnh lý tim mạch nói riêng.

Thầy thuốc ưu tú, BS. Trang Xuân Chi

Tạp chí  KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG, Số 193


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng