Các tác dụng của Hà thủ ô
Nhuận tràng
Làm tăng nhu động ruột do các thành phần anthranoid, do đó làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Hà thủ ô được dùng trong các trường hợp đại tiện táo kết, tiêu hóa kém.
Bổ can thận
Dịch nước sắc của Hà Thủ Ô đỏ chế, liều 0,35g trên chuột đa cắt bỏ tuyến thượng thận, có khả năng làm tăng tích lũy đường glycogen ở gan lên 6 lần. Được dùng trong các trong các trường hợp can thận, âm hư, gây đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt, di tinh, liệt dương, tiểu đường, tăng mỡ máu và nhất là những trường hợp vừa tăng đường huyết, vừa tăng cholesterol. Tác dụng này chỉ có ở Hà Thủ Ô chế.
Tác dụng bổ thần kinh
Lexitin trong Hà thủ ô còn có tác dụng làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu tốt hơn. phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều. Các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm,
Ức chế trực khuẩn lao
Nước sắc Hà Thủ Ô đỏ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao.
Chống oxy hóa
Dịch chiết cồn Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng hạ cholesterol đối với chuột cống, liều 1,5g/ml(nước sắc). Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng chống oxy hóa.
Chữa tóc bạc sớm
Hà Thủ Ô đỏ là vị thuốc bổ huyết. Do vậy, những người tóc bạc sớm cholesterol tăng, dùng rất tốt.
Những lưu ý khi dùng Hà Thủ Ô
Trong vị thuốc Hà Thủ Ô có hai thành phần chính: các anthranoid có tác dụng gây tăng nhu cầu động ruột và gây tiêu chảy. Thành phần thứ hai là tannin, lại có tác dụng làm se ruột, gây táo bón. Như vậy, hai thành phần này luôn có tác dụng đối lập nhau.
Vì thế, để dùng được tốt vị Hà Thủ Ô đỏ, người ta phải chú ý đến chế biến vị thuốc này, loại hết phần tannin, để không bị táo bón, bằng cách ngâm với nước vo gạo. Nếu việc chế biến không đạt yêu cầu, sẽ xảy ra hiện tượng vừa bị táo, lại vừa lỏng phân. Và dĩ nhiên, kết quả điều trị sẽ không đạt yêu cầu.
HÀ THỦ Ô 2000 NĂM
Trong một bộ truyện kiếm hiệp Trung Quốc, các cao thủ võ lâm đã liên tiếp sát hại nhau để giành một miếng hà thủ ô 2000 năm. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao Hà thủ ô quý thế?
A- Có hai cây đều tên là Hà thủ ô.
- Hà thủ ô trắng, tên khoa học là Streptocaulon juvent, họ Thiên lý.
- Hà thủ ô đỏ, tên khoa học là Polygonum multiflorum họ rau răm.
Hai cây có gốc thực vật hoàn toàn khác nhau, nhưng tính trị bệnh giống nhau. Hai cây này mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Khi khẩn hoang, người ta đã chặt bỏ dây hà thủ ô, nhưng củ bên dưới vẫn còn và mùa mưa năm sau lại mọc lên.
Củ Hà thủ ô ngoằn ngoèo nên khó đào, mà các cụ lại bảo rằng không được dùng đồ sắt đào Hà thủ ô. Vì thế những người chân chính đào củ Hà thủ ô làm thuốc thì không dùng cuốc xẻng mà dùng những gốc tre già vót nhọn để thọc xuống. Chỉ với cách đào này mới có được nguyên củ. Những lương y kinh nghiệm nhìn củ thì đoán được cách đào. Củ Hà thủ ô phải trên 5 năm tuổi mới dùng làm thuốc. Khi bẻ ngang củ, càng nhiều vòng là củ càng già. Không phải củ lớn mới có giá trị.
Tại sao lại không được dùng cuốc xẻng đào Hà thủ ô ? Hà thủ ô ky sắt. Người xưa cho rằng Hà thủ ô gặp sắt sẽ giam hiệu lực, có lẽ hoạt chất hoặc tanin trong Hà thủ ô có tương ky với sắt.
Hà thủ ô có nhiều nhựa trắng nên không dùng củ tươi. Người ta thường ngâm trong nước gạo vài ngày cho hết nhựa.
Hoạt chất là một anthraglucosid và lecithin. Lecithin giúp cơ thể hấp thụ chất bổ dưỡng. Anthraglucosid làm tăng bài tiết dịch tràng. Như vậy rõ ràng Hà thủ ô là thuốc bổ. Nhưng còn nhiều tính chất trị liệu khác chưa được phân tích.
Hà thủ ô vị đắng chát, tính ấm, đi vào hai kinh can thận. Dùng làm thuốc bổ khí huyết, bổ can, ích thận, cố tinh, điều kinh, khu phong, giải độc.
B- Sách cổ kể rằng : Ngày xưa có người tên Điền Nhi, sinh ra yếu ớt, 58 tuổi vẫn chưa có con. Một hôm uống rượu say đi về ngang núi thấy có hai cây leo quấn vào nhau ngả nghiêng. Điền Nhi bèn đem về. Một ông già bảo rằng chắc là thần tiên báo điểm giao hợp vậy hãy uống thuốc này. Sau một thời gian uống thuốc, Điền Nhi thấy hoạt động tình dục tốt hơn, và có con. Con Điền Nhi tiếp tục uống thuốc này và thọ tới 160 tuổi. Cháu Điền Nhi tên là Thủ ô vẫn tiếp tục uống thuốc, thọ được tới 130 tuổi mà tóc vẫn đen. Từ đó cây này có tên là Thủ ô.
C- Vào thời vua Gia Tĩnh đời nhà Minh (1521-1556), vua này vốn bất lực. Triệu Ứng Tiết bàn làm viên hoàn “Thất bao mỹ nhiệm đơm” dâng lên vua. Sau một thời gian uống thuốc, vua có được liên tiếp hai hoàng tử. Bài thuốc này gồm : hà thủ ô tầm đậu đen, phục linh, ngưu tất, đương quy, câu kỷ tử, thố ti tử, bổ cốt chi, mè đen. Trong bài thuốc này nên lưu ý tới Hà thủ ô tẩm đậu đen; đây là cách chế biến quy kinh, hướng hà thủ ô vào thận kinh.
D- Bài "Hà thủ ô liệu tâm phương” gồm các vị thuốc: nữ trinh tử, hà thủ ô, hoàng tinh, quy bản, xuyên sơn giáp, kê huyết đàng, đan sâm, xích thược, hồng hoa, trầm hương. Trị can thận hư, tâm mạch trở trệ làm đau tim, chóng mặt, 1 tai, tim đập mạnh, lòng bàn tay nóng, lưỡi đỏ.
E- Trị tiện huyết, trĩ : Hà thủ ô, hoa hòe, địa dụ, chỉ xác, tần bông.
F- Rượu bổ Hà thủ ô: hà thủ ô, thiên niên kiện, phòng kỷ, huyết giác, thổ phục linh, hy thiêm, ké đầu ngựa.
Xem thêm