Những điều cần chú ý khi xông tắm dưỡng sinh

Xông tắm dưỡng sinh không những là phương pháp tốt để điều trị các bệnh mãn tính, mà cũng thích hợp hỗ trợ điều trị bệnh cấp tính, phương pháp làm đẹp da, đẹp tóc,... Sau đây là những điều cần chú ý khi xông tắm dưỡng sinh

Phạm vi ứng dụng liệu pháp xông tắm dưỡng sinh 

Phạm vi ứng dụng liệu pháp xông tắm dưỡng sinh tương đối rộng. Hàng trăm loại bệnh tật thuộc khoa nội, khoa ngoại, khoa sản, khoa nhi, da liễu, khoa xương đều có thể áp dụng, đặc biệt đối với các bệnh cục bộ mà thuốc không dễ tác dụng tới, hoặc bệnh nội ngoại khó chữa cùng lúc. Xông tắm dưỡng sinh không những là phương pháp tốt để điều trị các bệnh mãn tính, mà cũng thích hợp hỗ trợ điều trị bệnh cấp tính (vừa có thể chữa bệnh vừa có thể phòng bệnh).

Ngoài ra, xông tắm dưỡng sinh là phương pháp tốt nhất làm đẹp người, đẹp tóc đặc biệt là da. Căn cứ vào nghiên cứu, trong đa số Đông dược làm đẹp, người ta thấy chứa các chất kiềm sinh vật Axit amin, vitamin, kích tố thực vật (phytohormone), Chúng có tác dụng bồi bổ, bảo vệ da rất tốt. Ngoài khả năng tăng cường miễn dịch của da, chúng còn bảo vệ tính đàn hồi da và tế bào biểu bì, làm chậm lão hóa da. Cho nên xông tắm dưỡng sinh cũng có tác dụng làm trắng mịn da, bảo vệ sức khỏe,

Xông tắm dưỡng sinh là lợi dụng hơi nóng và nước dược liệu để xông rửa, tắm và ngâm chỗ đau. Tùy vị trí xông tắm khác nhau trên cơ thể, có thể chia ra các liệu pháp: tắm toàn thân; rửa mặt, gội đầu; rửa chân tay; tắm ngồi.

1. Liệu pháp tắm toàn thân

Thao tác: Cần căn cứ vào bệnh để phối chế dược liệu, sau khi đun sôi, đổ vào bình chứa (bồn tắm ngâm cả người trừ đầu).

Những điều cần chú ý khi xông tắm dưỡng sinh là: Nhiệt độ nước cần thích hợp. không quá nóng (tránh bị bỏng). Khi tắm cần chú ý giữ ấm, tránh gió, tránh lạnh, tắm xong lau khô ngay. Mùa thu hoặc đông, chỗ tắm cần kín gió, ấm áp. Trước và sau khi ăn 30 phút không nên tắm. Tắm khi bụng đói dễ dẫn đến hạ đường huyết. Tám sau khi ăn no sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Những người thân nhiệt cao, đổ nhiều mồ hôi, bệnh huyết áp cao, u động mạch chủ, bệnh tim, chức năng tìm có vấn đề và có xu hướng xuất huyết thì không nên sử dụng phương pháp này. Người già, người bệnh tim, phổi, não không nên tắm một mình, cần có người hỗ trợ và thời gian tắm không nên lâu.

2. Liệu pháp gội đầu, rửa mặt

Thao tác: Đổ nước nước dược liệu đã nấu vào chậu rửa mặt sạch đã sát trùng, quàng khăn bông, xông mặt khi nóng, chờ nước nguội bớt dùng gội đầu, rửa mặt.

Những điều cần chú ý khi gội đầu, rửa mặt là: Khi xông rửa cần lưu ý khoảng cách từ mặt đến dụng cụ đựng nước. Phải chú ý nhiệt độ vừa phải, nhằm tránh gây bỏng da mặt. Khi gội đầu, rửa mặt cần tránh gió lạnh, đồng thời cũng tránh bị lạnh sau khi gội. Người bị bệnh ngoài da, như viêm cấp tính phần mặt cần hết sức cẩn thận khi áp dụng liệu pháp này.

3. Liệu pháp rửa chân tay

Thao tác: Căn cứ vào tính chất bệnh để dùng dược liệu. Sắc dược liệu đã chọn, lọc đổ vào chậu sứ hoặc thùng gỗ, ngoài trùm khăn bông che kín chân tay bị đau cùng đồ chứa, dùng hơi nóng để xông. Khi nước nguội bớt, ngâm rửa chân tay. Khi rửa chân có thể lấy tay xoa vuốt hai chân. Mỗi lần 15 phút, mỗi ngày 1 - 3 lần.

Những điều cần chú ý: nhiệt độ nước khoảng 50 – 60 độ, không được dùng nước lạnh. Rửa hoặc ngâm xong phải lấy khăn lau khô ngay, tránh bị lạnh. Cần căn cứ vào chỗ đau khác nhau để quyết định lượng nước thuốc sử dụng. Ví dụ khi rửa chân thì lượng nước đến mắt cá chân là vừa.

4. Liệu pháp tắm ngồi

Thao tác: Sắc thuốc cần dùng, bỏ xác, lấy nước đổ vào chậu. Trước tiên xông hơi, chờ nước nguội, ngâm rửa hậu môn và cơ quan sinh dục. Mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 15 – 20 phút.

Những điều cần chú ý: Nhiệt độ cần thích hợp, không được nóng quá, tránh làm bỏng da hoặc niêm mạc, nhưng cũng không được lạnh quá làm giảm hiệu quả điều trị hoặc sinh ra kích thích không tốt. Thường 40 - 50 độ là vừa. Người hậu môn bị sưng đã mưng mủ thì không nên áp dụng liệu pháp này.

Tóm lại:

- Khi áp dụng liệu pháp xông rửa, ngoài việc cần dùng dược liệu tùy bệnh ra, tuyệt đối không sử dụng dược liệu có tính chất kích thích và hại da.

-Khống chế nghiêm ngặt nhiệt độ của nước. Tuy theo vị trí, tình hình bệnh và tuổi tác, làm sao để không bỏng tay là được. Nếu da quá nhạy cảm, cần dừng ngay liệu pháp xông tắm.

- Trong bài thuốc, nếu có dược liệu tác dụng mạnh hoặc có độc tố thì cần căn cứ vào tình hình bệnh mà điều chỉnh số lượng và phương pháp sử dụng. Không nói đến uống thì cấm uống và cẩn thận đề phòng thuốc bắn vào miệng, mắt, mũi. Phụ nữ đang mang thai lại càng cần chú ý.

- Nếu là người già, trẻ em và người bệnh nặng, khi điều trị tốt nhất phải có người trông nom, nhằm tránh bị bỏng, cảm lạnh hoặc xảy ra bất trắc.

- Khi tắm và sau khi tắm đều cần tránh gió lạnh.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng