Tác dụng của tẩm quất và massage

Du lịch Trung Quốc mà không vào tiệm tẩm quất (massage) là một thiếu sót lớn lao. Trước cửa tiệm treo những xâu chuỗi các mảnh gỗ cùng mảnh kim khí nghe loảng xoảng. Bước vào tiệm, người ta ngửi ngay được mùi thuốc xông hòa lẫn mùi thuốc sắc. 

Trước tiên khách được mời ngồi nghỉ (cho ráo mồ hôi), sau đó vào phòng tắm rửa sạch sẽ.

 

- Khách được ngâm mình lần lượt vào 3 thùng nước khác nhau:
Thùng thứ nhất vừa đủ nóng với mùi thuốc lá xông. Khi đã quen với độ nóng, khách được mời qua thùng thứ hai. Thùng này nóng hơn và mùi thảo dược nồng hơn, mùi thuốc xông có hòa với một số thuốc sắc. Ngâm mình chừng nửa giờ thì chuyển qua thùng thứ ba. Thùng này nóng lắm, nếu vào thùng này ngay có thể bị phỏng. Thùng này có mùi thuốc sắc rõ rệt, chỉ ngâm một lát là không chịu nổi. Trong 2 thùng trước người ta cảm thấy nóng ngoài da rồi ấm toàn thân. Trong thùng thứ ba có cảm giác rần rần trong xương, khớp như lỏng ra. Ra khỏi nước nóng, cảm giác rã rời nhưng khoan khoái khó tả.

- Khách được mời nằm lên giường đấm bóp. Các nhân viên này được học phương pháp xoa bóp gia truyền nên thủ thuật tài tình làm cho khách có cảm giác lâng lâng dễ thở. Bất cứ họ giật kéo chỗ nào cũng kêu răng rắc: từ mớ tóc, vành tai, cần cổ, dọc xương sống và dĩ nhiên luôn cả các khớp tay chân. Đây là cả một nghệ thuật pha trộn hài hòa giữa khứu giác, vị giác, thính giác và xúc giác. Trong thời gian ngâm nước và tẩm quất, thỉnh thoảng ông thầy tới bắt mạch để kiểm tra sức khỏe. Thủ thuật áp dụng cho mỗi người đều thay đổi theo thể chất, sức chịu đựng. 
- Sau cùng khách được mời uống một ly rượu thuốc nóng hoặc ăn một tô cháo gừng nóng nhằm mạnh khí huyết. Rõ ràng tiệm tẩm quất này đã kết hợp hài hòa các môn y học Đông Phương, từ xông hơi, xoa bóp tới thực trị.

 

Người xoa bóp phải có kiến thức về cơ thể học, sinh lý học, bệnh học và châm cứu học. Tùy theo bệnh mà chọn chỗ xoa bóp theo tiết đoạn thần kinh hay theo đường đi của kinh mạch. Một người đau nhức cơ bắp sau cuộc đua sẽ dùng thủ thuật khác với người phong thấp. Xoa bóp cho người nhức đầu khác với cảm ho.
Người bệnh được nằm thoải mái trên giường. Trước hết bôi một chút dầu trơn (dùng dầu gió cũng được). Xoa nhẹ ở vùng định làm. Xoa từ nhẹ đến mạnh. Tùy vùng da, có thể thoa bằng ngón tay, cùi tay, mu bàn tay. Các động tác này làm thư giãn cơ bắp.
Bóp nhẹ các đầu gân, những vùng tụ mỡ. Với cơ đau ê ẩm, có thể bóp giật. Động tác này gây đau để tạo phản xạ. Chúng ta biết rằng một sợi thần kinh chỉ nhận được một kích thích. Nếu có hai kích thích cùng lúc thì nó sẽ nhận kích thích nào mạnh nhất. Khi cơ bắp nhức mỏi, bóp giật nhằm gây một kích thích mạnh để thần kinh bỏ kích thích nhức mỏi. Sau khi đau thì thấy dễ chịu hơn. Không nên bóp giật với những người kém chịu đau. Người rành nghề giật khớp xương kêu răng rắc.
Đấm là nắm bàn tay lại đấm ở phía ngón út, hoặc ở các lưng ngón tùy theo địa điểm. Nên đấm từ thân ra tứ chi. Đấm nhẹ nhàng chứ không phải dùng hết sức như khi đánh lộn. Vừa đấm vừa xoáy tay kích thích các mạch máu dưới da làm cho da nóng lên. Chỉ đấm theo một chiều. Người hành nghề phải biết thay đổi nhịp độ, sức mạnh sao cho thích hợp. Đấm nhẹ và theo nhịp tim là tốt nhất. Chỉ đấm nhanh ở bắp thịt lớn. Qua những động tác đấm chúng ta đánh giá được tay nghề.

 

Các ngón tay xòe ra, hai tay áp vào nhau. Khi chặt xuống các ngón tay sẽ chạm nhau gây thành tiếng. Sức chặt êm dịu và kích thích nên người ta thích làm động tác này. 
Đối với một vài bệnh, ngoài các động tác trên người ta còn vỗ và đập. Bàn tay úp cong, đập vào da tạo ra tiếng kêu, chỗ da đỏ đau. Những thanh niên thích cảm giác mạnh lại ưa thích vỗ đập.
Cua bò”: dùng 10 ngón tay làm động tác như cua bò. Khi các ngón kia di chuyển, còn đầu ngón cái miết mạnh xuống da. Làm dọc sống lưng, từ dưới lên trên.
Xoa bóp là kích thích vật lý phía ngoài với mục đích:
-    Trừ tà khí
-    Làm nóng da
-    Giảm nhức mỏi
-    Hệ tuần hoàn ngoại biên được cải thiện rõ rệt
-    Hoạt hóa hệ bạch huyết khiến cơ thể linh hoạt hơn
-    Tiêu đờm. Khí trệ sinh đờm. Xoa bóp làm khí huyết lưu thông cho nên tiêu đờm.
-    Tạo phản xạ, ảnh hưởng tới cơ quan tạng phủ bên trong.
-    Làm thư giãn tâm thần
-    Làm tan mỡ ở những người mập phì
Xoa bóp lâu có thể làm cho bệnh nhân mệt.
Người hành nghề xoa bóp phải biết cơ thể học, sinh lý học để áp dụng các cách đấm bóp thích hợp. Họ cũng phải biết bệnh lý để tránh các “chống chỉ định”, cần biết bắt mạch, đếm nhịp tim để theo dõi sức khỏe suốt thời gian đấm bóp. Biết cách giải quyết hoặc bình tĩnh thông báo những trường hợp bất thường xảy ra: khó thở, mệt, choáng váng…ngất xỉu. Tùy cơ địa người bệnh, tùy bệnh mà thay đổi cách đấm bóp, nhiệt độ, sức mạnh. Phải làm thế nào cho vừa chừng.
Qua các phim ảnh, chúng ta thấy các ông bà già rất cần người đấm bóp, có khi phải đấm bóp thường xuyên. Săn sóc viên của các võ sĩ quyền anh phải giỏi về khoa đấm bóp. Các vận động viên quần vợt tài danh đều được xoa bóp trước và sau khi thi đấu.
Xoa bóp là một phương pháp phụ trị bệnh không cần thuốc khá hữu hiệu và an toàn. Bản thân nó không có gì xấu xa, lạm dụng nó để làm bậy là vấn đề khác.
Sau khi xoa bóp, nên dùng các món ăn thông khí (hành), hành khí hoạt huyết (tam thất, đương quy).

                                     (Theo Món ăn - bài thuốc - Bùi Kim Tùng)

 

Dùng thuốc tắm Dao Đỏ Daodo ngâm mình là tuyệt nhất nhé cả nhà! Bài thuốc này không chỉ dùng cho phụ nữ sau sinh mà có thể dùng cho tất cả mọi người.

 

 

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng