7 ưu điểm của ngâm chân mọi người đều nên biết
Giữa đôi bàn chân và cơ thể có mối quan hệ hết sức mật thiết. Bàn chân được coi như trái tim thứ hai trong cơ thể con người. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những hiểu biết về tác dụng của việc ngâm chân.
Chỉ một câu tục ngữ dân gian cũng đã đủ nói lên quan hệ mật thiết giữa chân với cơ thể, là: “Người thì có chân, cây thì có rễ. Người già, chân yếu trước, cây khô, rễ hoá trước”.
1. Nhận thức của y học hiện đại
a) Về mặt huyết học:
- Tim là một cơ sở bảo đảm hoạt động cho hệ thống huyết dịch trong cơ thể. Chân là nơi xa tim nhất, phải chịu sức nặng của cơ thể. Máu xuống chân thì dễ, máu ngược lên từ chân về tim thì khó. Khi có lượng máu tích tụ nhiều ở tĩnh mạch, tổ chức hạ chi bị áp lực cao, cần phải dựa thêm vào tác dụng co bóp của hệ cơ hạ chi ép vào mạch máu hỗ trợ cho tim làm cho máu trong tĩnh mạch chảy về tim dễ hơn. Đã có ý kiến cho rằng hai chân là “trái tim thứ hai” của cơ thể.
- Nếu một người cả ngày ngồi mãi, hoặc đứng mãi không vận động sẽ cảm thấy đôi chân khó cử động, bị tê dại, thậm chí còn sinh ra sưng phù, người bị nặng hơn còn có thể làm cho tĩnh mạch chân bị tắc, rất nguy hiểm. Điều này do là khi không hoạt động, hệ cơ chân co lại, máu ít được co bóp, làm cho lượng máu về tim ít, dinh dưỡng ở hạ chi bị giảm sút, dẫn tới hậu quả là sự trao đổi chất kém.
- Vòng tuần hoàn máu ở hạ chi không tốt, có thể ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể, dẫn đến các bệnh khác phát sinh. Nếu như hàng ngày chúng ta vận động đều đặn sẽ tạo cho tuần hoàn máu tốt hơn, giảm nhẹ gánh nặng cho tim. Khi hai chân co rút, vận động sẽ trở thành một cái bơm hỗ trợ cho tim. Vì vậy, chân có chức năng như “quả tim thứ hai” của cơ thể.
b) Về mặt thần kinh
- Y học đã chứng minh, ở bàn chân dày đặc hệ thống đầu mút thần kinh, mà bàn chân là bộ phận da không có lông, nên rất nhạy cảm với mọi tác động. Ở hai bàn chân có tới 62 khu phản xạ thần kinh, tập trung rất nhiều đầu dây thần kinh và huyệt vị liên quan tới toàn cơ thể.
- Khi hai chân hoạt động, không ngừng tác dụng vào mặt đáy gan bàn chân, những tác động này phản xạ vào não, sinh ra tác dụng điều tiết công năng của não, thông qua trung khu thần kinh, sẽ điều tiết gián tiếp công năng nội tạng, rất có ý nghĩa với việc giữ gìn sức khoẻ nên nó cùng quan trọng như một quả tim vậy. Đây cũng là lý do thứ hai để gọi hai chân cũng là quả tim thứ hai.
Tóm lại, giữa chân và thần kinh trong khu đại não có một mối quan hệ mật thiết, có thể hỗ trợ, điều tiết lẫn nhau.
c) Về mặt miễn dịch
- Tục ngữ nói rằng: “Hàn tòng cước khởi”. Điều này đúng bởi vì chân ở xa tim, nhiệt độ trung bình thường thấp hơn nửa người trên, nếu như không chú ý giữ nhiệt độ ấm, hoặc để khí lạnh xâm nhập vào, khí ôn hạ xuống, khí lạnh sẽ từ chân xâm nhập vào cơ thể, Triệu chứng biểu hiện là dẫn đến mao mạch trong huyết quản co lại, các niêm mạc trong đường hô hấp hoạt động chậm đi, sức đề kháng giảm sút, từ đó sinh ra cảm cúm, viêm các đường hô hấp.
- Sau khi chân bị lạnh, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, từ đó dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể, sinh ra các chứng bệnh khác nhau. Mùa đông lạnh giá tỷ lệ phát bệnh về hệ thống hô hấp cũng tăng lên, nên có thể nói, chân và hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng có mối quan hệ mật thiết.
2. Nhận thức của Đông y
a) Bức ảnh thu nhỏ về một quan niệm chỉnh thể
- Tổng thể quan y học cho rằng: Con người và thiên nhiên là một chỉnh thể, các tổ chức trong cơ thể con người cũng là một chỉnh thể, giữa tạng phủ kinh lạc cũng là một chỉnh thể. Cơ sở lý luận này đã xây dựng nên học thuyết Kinh Lạc.
- Học thuyết này cho rằng: Túc tam âm kinh và Túc tam dương kinh đều khởi đầu và điểm kết từ chân, đó là sáu kinh:
Túc thái âm tỳ kinh
Túc thái âm bàng quang
Túc dương minh vụ kinh
Túc quyết âm can kinh
Túc thiếu dương thần kinh
Túc thiếu dương đản kinh
- Thông qua mối quan hệ của kinh lạc thông suốt với Thủ tam âm và Thủ tam dương cùng duy trì vận hành khí huyết kinh lạc mà ảnh hưởng lẫn nhau, Ngược lại, nếu làm lưu thông kinh lạc, khí huyết thì đạt được hiệu quả trị liệu bệnh tình của tạng phủ. Có thể nói, quan hệ của chân và tạng phủ chính là một bức ảnh thu nhỏ của quan niệm chỉnh thể (Xem H.1).
b) Chân là cơ bản của con người
- Lý luận cơ bản của Đông y là: “Thận vị tiên thiên chỉ bản", "Tỳ vị hậu thiên chi bản". “Bản” ở đây chính là cái cơ bản của sinh mệnh con người, ý chỉ là trong lục tạng, ngũ tạng thì tỳ và thận (lá lách và thận) là vô cùng quan trọng. Đương nhiên Túc thiếu âm thần kinh và Túc thái âm tỳ kinh đều khởi điểm từ chân, nên chân trở thành một tổ chức rất quan trọng của cơ thể con người.
- Để nhấn mạnh điều này, người ta coi “bàn chân” là hình ảnh tập trung các bộ phận cơ bản của con người có trong đó (Xem H1).
c) Một bộ máy hỗ trợ thúc đẩy khí huyết vận động
- Đông y cho rằng: “Khí huyết động là quý, kinh lạc thông là cần thiết, có như vậy mới duy trì được sự sống”. Một khi khí huyết ngừng trệ, kinh lạc tắc nghẽn thì tạng phủ sẽ phát sinh ra bệnh tật. Cho nên chúng ta mở thoáng hai bàn chân sẽ thúc đẩy khí huyết vận động, lưu thông, là cơ sở cung ứng chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Một câu có ý nghĩa quan trọng là “Sinh mệnh còn là ở sự vận động" kêu gọi mọi người hằng ngày vận động đều đặn để giúp cho khí huyết lưu thông. Ngoài việc vận động cơ bắp còn phải vận động cho cả khí huyết nữa.
d) Sơ đồ các khu phản xạ bệnh lý ở gan bàn chân
Ngâm chân có 7 ưu điểm cơ bản sau đây:
1. An toàn
- Ngâm chân là một biện pháp giữ sức khoẻ an toàn nhất. Có thể hiểu theo hai nghĩa:
- Một là, so với điều trị bằng thuốc thì đối với nhiều người, ngoài trị liệu có tác dụng còn xảy ra một số tác dụng phụ, đặc biệt là những thuốc gây ra tổn hại cho ngũ tạng, thậm chí nguy hiểm cả tới tính mạng. Thuốc tây hay xảy ra tình trạng này.
- Hai là, phẫu thuật ngoại khoa cũng tồn tại một số vấn đề, ví dụ sau phẫu thuật bệnh nhân hay đau đớn, có khi phải phẫu thuật vài lần. Có khi phẫu thuật xong lại gây ra những biến chứng khác về xương, như khớp bị co lại, công năng bị hạn chế, hoặc bị mất công năng hoàn toàn.
Hình 3: Sơ đồ khu phản xạ chân trái
Đối với người quá mẫn cảm với thuốc nhiều khi sử dụng thuốc còn nguy hiểm tới tính mạng, tê liệt hoặc có thể tử vong.v,v...
Ví dụ: Bác sĩ chuẩn đoán nhầm bệnh nọ sang bệnh kia sẽ gây nguy hại cho người bệnh; nếu là thần kinh sẽ gây ra mất công năng cảm giác, nếu là phẫu thuật có khi để quên cả dụng cụ trong người bệnh nhân v,v... Nói tóm lại là, cả về khách quan và chủ quan, thì ngâm chân đạt được yếu tố an toàn nhất.
2. Không đau đớn
- Sợ đau đớn là bẩm sinh của con người. Người bị bệnh nhất là trẻ em hay sợ bác sĩ khi cầm kim tiêm hay đồ phẫu thuật. Đến bệnh viện cứ thấy người mặc blu trắng là sinh ra sợ hãi. Uống thuốc cũng có nỗi khổ của uống thuốc, tiêm có nỗi sợ của tiêm, phẫu có nỗi lo của phẫu.
- Bây giờ không phải chịu những nỗi đau khổ, sợ hãi đó mà vẫn chữa được bệnh có lẽ là việc thật tốt, là nguyện vọng của mọi người. Đó là phương pháp ngâm chân, một phương pháp rất quan trọng. Có thể dự đoán rằng: trị liệu không dùng thuốc và ngâm chân chữa bệnh là một phương pháp được mọi người hoan nghênh và chú ý trong thế kỷ XXI này.
3. Không có tác dụng phụ
- Như trên đã nói, mỗi một loại thuốc tây đều có những tác dụng phụ không ngờ tới. Ngay cả Đông y cũng có thể xảy ra những tác dụng phụ, nhưng rất ít. Chuyên môn đã nói: “Thuốc có ba phần độc, chỉ có điều Tây y có tác dụng phụ độc rõ rệt, và nghiêm trọng hơn mà thôi.”
- Khi thuốc vào cơ thể, chỉ có 5% thuốc vào chỗ cần trị, còn lại 95% tản sang bộ phận khác, cho nên khả năng tác dụng phụ độc tố là rất lớn. Nhưng với ngâm chân thì tránh được việc phát sinh ra tác dụng phụ này.
4. Giá rẻ
- Tuy những năm gần đây thu nhập của người dân và công chức tăng lên, nhưng vẫn có số đông gia đình còn khó khăn về kinh tế. Chữa bệnh hiểm nghèo với thuốc đặc hiệu thì tốn kém, khó khăn, đặc biệt với những người già, trẻ em, những người ở vùng sâu, vùng xa. Việc trả viện phí đã làm cho họ mệt mỏi. Mặt khác, tiệm thuốc ngày càng nhiều càng thêm gánh nặng cho họ.
- Khi xảy ra bệnh thi họ khó có thể đủ sức chữa trị, như vậy ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Khi được đánh giá về ưu thế của ngâm chân trị liệu, dư luận đã cho rằng: ngâm chân giá rẻ, hiệu quả lớn, giản tiện, dễ dàng, thực dụng, an toàn, vì vậy phù hợp với mọi người.
5. Hiệu quả
- Một phương pháp chữa bệnh có duy trì được hay không, có được lòng mọi người hay không còn phải xem ở hiệu quả của nó. Nếu không có hiệu quả ai người lại lãng phí thời gian và sức lực, vật lực làm gì. Qua thực tiễn lâm sàng chứng minh: Ngâm chân có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, thông kinh, hoạt lạc, ôn hoà tạng phủ, kích thích các đầu mút thần kinh, có giá trị thực tế với sức khoẻ con người.
- Có một câu về nói rất hay như thế này: “Ngày xuân ngâm chân, hết sốt; ngày hè ngâm chân hết cảm; ngày thu ngâm chân, mát phôi; ngày đông ngâm chân khoẻ tim”. Đây chính là sự tổng kết của hiệu quả trị liệu bằng phương pháp ngâm chân. Phương pháp truyền thống này được lưu truyền cho tới ngày nay, trở thành một phương pháp được dư luận công nhận.
6. Tiện lợi
- Khi phải chữa bệnh, nhiều người bệnh có sự mặc cảm phiền hà: tìm bác sĩ, lấy số, chờ khám, chờ kết qua, giá cả, thuốc mem, kiểm tra... nghĩa là họ phải tốn rất nhiều thời gian cho cuộc khám chữa bệnh. Người nhà còn phải vào viện chăm sóc bệnh nhân, lại sinh ra các nhu cầu sinh hoạt, nào là đi lại, ăn ở, xe cộ, ... thật là phiền toái.
- Nhưng còn đối ngâm chân tại nhà thì ai cũng có thể làm được mà rất tiện lợi, không phiền hà tới ai, ít mất thời gian, địa điểm tuỳ ý, không cần người phục vụ... tất cả đều thuận tiện. Gần đây, người ta đã phát minh ra bồn ngâm chân lưu động bằng chất dẻo đem theo khi đi du lịch rất tiện lợi, giúp cho du khách ở đâu cũng có thể ngâm chân.
7. Dễ chịu
- Trước kia chữa bệnh, người ta luôn có cảm giác đau khổ và phiền phức, vì vậy nhiều người mong rằng, có cách nào đó chữa bệnh mà không gây đau đớn. Quá trình điều trị bằng ngâm chân lại có thể đem lại sự thư giãn, dễ chịu, an toàn nên phương pháp này đã làm cho người ta có cảm giác “không ngâm không biết, để ngâm là luôn thấy cần thiết”. Mùa đông, sau khi lao động, làm việc mệt nhọc, ngâm chân nước ấm, người ta cảm thấy dễ chịu ngay. Nước ngâm có thể có thêm chất liệu thảo dược để tăng thêm hiệu quả.
- Tốt nhất là dùng nước máy, nước khoáng để ngâm chân vì nước đó đã được lọc các chất độc tự nhiên như hoá chất, thuốc trừ sâu…
- Cho nên thành phần nước ngâm chân phải đảm bảo vệ sinh, trong sạch, phù hợp với yêu cầu y học. Người bệnh ngâm chân còn nến căn cứ vào các chứng bệnh khác nhau để chọn một số vị thuốc phù hợp sắc làm nước thuốc, bởi vì mỗi một vị thuốc thảo dược có những tác dụng khác nhau đối với từng loại bệnh khác nhau.
- Nói cách khác, nước thuốc ngâm chân cần phải cẩn trọng không thể tuỳ tiện được, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc, tuỳ theo chứng bệnh, tuổi tác, thời tiết khác nhau để kê đơn thuốc, có như vậy mới thu được kết quả như ý.
- Nhiệt độ nước ngâm chân là bao nhiêu thì phù hợp? Mỗi nước, mỗi dân tộc, mỗi mùa khác nhau đều có sự lựa chọn khác nhau, nhưng chung quy, độ chênh lệch không lớn. Ở Mỹ thường dùng 43°C, ở Đức 45oC, Úc 429c, Nhật Bản: 40°C - 420C... Nhìn chung, do khí hậu từng nơi khác nhau nên nhiệt độ nước ngâm chân khác nhau, về cơ bản mức trung bình từ 38°C : 430C, thấp nhất không nên tụt dưới 380C.
- Ngoài ra nhiệt độ nước ngâm chân còn phụ thuộc vào thời gian ngâm chân dài hay ngắn. Ví dụ: Bệnh tim ngâm chân với nhiệt độ thấp hơn, bệnh phong cảm thì nhiệt độ lại cao hơn một chút v,v... Bởi vì lạnh bắt đầu từ bàn chân, nếu nhiệt độ không phù hợp sẽ không có tác dụng. Khi nhiệt độ phù hợp thì làm cho kinh lạc thống, dễ dàng tán hàn, thanh nhiệt làm cho bệnh thuyên giảm.
- Nói tóm lại, nhiệt độ nước ngâm chân tuỳ thuộc vào sự phản ứng của từng người sau ngâm chân để xác định. Cơ sở xác định là, sau khi ngâm chân, người ta phải cảm thấy nhẹ nhàng, sức khoẻ tốt hơn, tinh thần dễ chịu hơn.
1. Chất lượng
- Nếu như mua chậu ngâm thì nên mua loại chậu sản xuất chính quy của các nhà máy quốc doanh, có giám định của các cơ quan trách nhiệm nhà nước về chất lượng, không độc, không hại, giữ nhiệt và an toàn. Nếu không mua loại chậu điện thì có thể mua chậu gỗ, vì chậu gỗ giữ được nhiệt lâu hơn và an toàn hơn chậu điện.Tóm lại, bất luận dùng dụng cụ gì, cần có ba yêu cầu: Không độc hại, giữ nhiệt tốt và an toàn.
2. Độ cao
- Chậu ngâm nói chung có độ cao từ 20cm trở lên, độ rộng có thể chứa đủ hai chân là được. Nếu chậu nông quá, hoặc hẹp quá sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng ngâm chân.
- Khi ngâm chân không nên ngồi quá cao | hoặc quá thấp, nên có độ cao vừa phải để tạo thế cho người ngồi thoải mái.
3 .Kết cấu
- Hiện tại các chậu chuyên dùng cho ngâm chân ở thị trường có loại đơn giản và có cả loại phức tạp. Ví dụ: Loại dùng điện thì tiện cho việc giữ nhiệt độ của nước một cách tự động, ít phải tra thêm nước nóng rổi thử độ nóng làm cách quãng việc ngâm chân. Có nơi lại sản xuất loại chậu ở đáy cố gắn thêm bộ phận mát xa chân nhằm nâng hiệu quả ngâm chân, có loại lại lắp cố định cả máy mát xa chân, kết cấu khá phức tạp. Như vậy là khi ngâm chân có cả việc mát xa chán, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tăng thêm công năng của chậu ngâm chân, làm cho người sử dụng cảm thấy tiện lợi.
Nếu có điều kiện, nên chọn mua các loại chậu ngâm chân điện tử có tính an toàn và chất lượng tốt
Về thời gian ngâm chân, nên chú ý ba điểm sau đây:
1. Một ngày ngâm mấy lần là phù hợp?
- Điều này căn cứ vào loại bệnh, sức khoẻ người bệnh và thời gian có nhiều hay ít của người bệnh. Bình | thường thì ngâm từ 1-2 lần là được.
2. Khi nào ngâm chân là phù hợp?
- Trong các bài ngâm chân, thông thường nói tới: buổi sáng, chiều tối. Nếu ngâm 1 lần/ngày thì nên vào buổi sáng lúc 10 giờ và trước lúc đi ngủ tối.
- Ngâm chân trước khi ngủ làm cho giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, phù hợp với câu ca là: “Sau ăn 300 bước, trước ngủ một chậu ngâm”
3. Ngâm bao lâu là phù hợp?
- Nhìn chung thời gian một lần ngâm chân khoảng 30 phút là phù hợp. Đối với một số bệnh nặng hơn thì thời gian ngâm dài hơn độ 10 phút nữa như các bệnh về khớp, phong hàn, nhức đầu do bị lạnh, đau dạ dày màn tỉnh vv...
- Thời gian xếp sắp cụ thể nên căn cứ theo tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khoẻ, bệnh tình, khí hậu, thời tiết, tính chất công tác.v.v.... để điều chỉnh cho phù hợp. Tóm lại, nếu thời gian ngâm chân thấy dễ chịu cho mình là hợp nhất.v,v...
(Còn tiếp)
Thảo dược ngâm chân Daodo được chiết xuất từ những thảo dược của người Dao Đỏ ở núi rừng Tây Bắc. Ngâm chân bằng thảo dược này có tác dụng: Thông kinh mạch, chữa trị đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, kém ăn, trị bệnh táo bón, phòng ngừa cảm mạo. Nếu bạn muốn có một bài thuốc ngâm chân tốt nhất, hãy dùng >>Thuốc ngâm chân của người Dao Đỏ Daodo << nhé!
Xem thêm