Kỹ thuật massage cho bé có các chứng: táo bón, tiêu chảy, kém ăn, viêm da, dị ứng, hăm tã

Những chứng bệnh của trẻ như táo bón, tiêu chảy, kém ăn, viêm da, dị ứng, hăm tã,... bố mẹ đừng quên mát xa và cho trẻ vận động một cách điều độ. Hạn chế cho bé dùng đồ ăn, thức uống lạnh Đây là những triệu chứng thường tái phát với tuýp trẻ “Thất thường”. 
 

Trái ngược với hình ảnh một đứa trẻ hoạt bát, vui tươi khi ra ngoài chơi, khi về đến nhà, bé lại thích ủ rũ một chỗ. Hệ tiêu hóa của trẻ thuộc tuýp này vốn dĩ không khỏe mạnh, tùy theo mùa mà khẩu vị của bé cũng bị ảnh hưởng theo, đôi lúc nhìn bé như không còn chút sức lực nào. 
Trong trường hợp trên, các bà mẹ nên tránh cho trẻ uống nước ngọt có ga hay các thức uống để lạnh. Nếu trẻ đòi ăn kem thì mẹ có thể cho bé ăn vào ban ngày lúc trời đang nóng, tránh cho ăn vào buổi tối khiến bé bị lạnh bụng. 
Ngoài ra cũng cần lưu ý tránh cho bé ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ăn vặt. Thêm nữa, hãy tạo điều kiện để bé đi ra ngoài chơi nhiều hơn. 

ĐẦU TIÊN, PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH!

Tập trung mát xa làm ấm da tại khu vực giữa bụng - nơi dễ bị lạnh nhất trên cơ thể bé. 

BỤNG

XOA TRÒN THEO CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ

 

Bạn dùng toàn bộ lòng bàn tay của mình đặt lên khu vực bụng xung quanh rốn và nhẹ nhàng dùng tay xoa tròn theo chiều kim đồng hồ (động tác vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay). Bạn thực hiện động tác này khi đang bế bé hoặc cho bé nằm ngửa đều được. 

TỪ BỤNG ĐẾN CHÂN BẮT ĐẦU TỪ VÙNG XUNG QUANH RỐN, NHẸ NHÀNG VUỐT XUỐNG HÔNG,

ĐÙI VÀ CỔ CHÂN

 

Bạn dùng toàn bộ lòng bàn tay vuốt một đường thẳng thật nhẹ nhàng xuống hông, xuống đùi và đến tận cổ chân của bé (động tác vuốt bàng lòng bàn tay). Khi vuốt bắp chân bé thì vuốt ở mặt ngoài chân. 

CÙNG THỰC HIỆN 

1. TÁO BÓN

Đối với trẻ nhỏ, chứng táo bón có lẽ là vấn đề muôn thuở nhưng nguyên nhân của táo bón chủ yếu nằm trong thói quen sinh hoạt chưa lành mạnh của bé, vì vậy bạn hãy bắt đầu từ việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt của bé. 
Động tác giúp bé vận động khớp chân cũng mang lại hiệu quả nhất định.

XOA LƯNG BÉ THEO CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ

Đặt lòng bàn tay lên lưng bé, lòng bàn tay còn lại đặt lên bụng bé, rồi nhẹ nhàng xoa tròn theo chiều kim đồng hồ (động tác vuốt nhẹ bằng cả lòng bàn tay). Sau đó bạn không di chuyển tay, cứ đặt tay nguyên trên bụng và lưng bé để làm ấm da cho bé (động tác tạo áp lực bằng bàn tay). Bé sẽ thấy rất dễ chịu nếu được mẹ vuốt ve bằng cả hai tay cùng lúc. 

VUỐT TỪ NGOÀI VÀO TRONG 

Bạn đặt một tay vào một bên bụng bé rồi tưởng tượng như đang vuốt để dồn thịt hai bên vào khu vực rốn của bé, vuốt từ ngoài vào rốn, từ phía này đến phía kia (động tác vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay).

Điều chỉnh nhịp sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý cho bé. Tần suất và khối lượng phân khi đi đại tiện của mỗi cá nhân là khác nhau nên không có định nghĩa chính xác “Bao nhiêu ngày không đại tiện thì tức là đang bị táo bón?” Nếu so với bình thường, bé chưa đại tiện trong một thời gian dài và tỏ vẻ khổ sở khi đại tiện thì ta có thể gọi tình trạng đó là “bị táo bón”.

Với đối tượng trẻ nhỏ, khi hệ thống tiêu hóa và hấp thụ của các bé chưa hoàn thiện thì táo bón là “vấn đề” khá quen thuộc với cả mẹ và bé. Ngoài ra, tương tự như người lớn, khi bị căng thẳng hoặc chuyển đến một địa điểm lạ, bé cũng dễ bị táo bón. 

Hầu hết các nguyên nhân của chứng táo bón đều đến từ thói quen sinh hoạt của bé, không phải do bệnh tật nên ta có thể tự điều trị tại nhà. Bạn thử áp dụng các phương pháp tự nhiên như điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt lẫn vận động của bé và theo dõi. Nếu các triệu chứng của táo bón vẫn tiếp diễn thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám. 

2. TIÊU CHẢY 

Rất khó nhận biết trẻ có bị tiêu chảy hay không, bạn cần kiểm tra số lần đại tiện và độ lỏng phân của bé. Nếu trẻ còn bị nôn ói và có nguy cơ bị mất nước nặng thì phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện, càng sớm càng tốt. 

DÙNG TAY TẠO VÒNG BAO QUANH CỔ CHÂN BÉ

Nhích lên phía trên mắt cá chân của bé một chút, nhẹ nhàng dùng lòng bàn tay nắm lấy cổ chân bé, tạo ra một đường tròn bao quanh chân. Sau đó nhẹ nhàng xoay tay từ trái sang phải và ngược lại (động tác vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay). Khi xoay tay, bạn sẽ làm ấm phần cổ chân của bé bằng hơi ấm tỏa ra từ lòng bàn tay mình. 

Bạn làm ấm phần bụng của bé bằng cách cõng bé sau lưng. Song song với việc cõng, bạn vươn tay ra phía sau lưng, ủ lấy phần bắp chân của bé rồi vuốt nhẹ nhàng từ phần bắp chân xuống cổ chân (động tác vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay). Bạn sẽ giúp cả bụng lẫn chân của bé ấm hơn khi vừa cõng bé vừa thực hiện động tác này. Bù nước đầy đủ cho bé. 

Đề phòng chứng hăm tã ở trẻ. Phân của trẻ nhỏ thường ở dạng nhão nên không dễ để xác định xem có phải trẻ đang bị tiêu chảy hay không. Thông thường, nếu thấy trẻ đi phân lỏng hơn và số lần đại tiện trong ngày nhiều hơn so với bình thường thì xác suất cao là bé đang bị tiêu chảy. 

Khi bị tiêu chảy, trẻ cũng dễ bị mất nước, bạn phải chú ý bù nước đầy đủ cho bé. Bạn liên tục cho bé uống mỗi lần một lượng nhỏ các loại thức uống không gây kích thích lên dạ dày như nước uống bù điện giải dành riêng cho trẻ em, trà lúa mạch hay nước đun sôi để nguội

Các loại thức ăn như cháo cà rốt hoặc táo nghiền thường “lành bụng”, có tác dụng giúp bổ sung nước và giảm nhẹ triệu chứng tiêu chảy cho bé. Các món hầm hoặc cháo gạo cũng là những loại thức ăn chúng tôi khuyến khích bạn cho bé dùng vì chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa. 

Nước tắm Dao Đỏ dành cho em bé DaodoBaby giúp trị rôm sảy, mụn nhọt và các bệnh ngoài da, giúp giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm và tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, chứng hăm đỏ tại khu vực đai bỉm cũng rất dễ xuất hiện chung với chứng tiêu chảy nên bạn nhớ để ý thay tã thường xuyên cho bé. Khi mông bé bị bẩn, đừng chà xát mạnh lên da bé, hãy nhẹ nhàng dùng nước ấm từ vòi hoa sen hoặc rót nước ấm vào chậu rồi rửa mông cho bé. 

3. TRẺ KÉN ĂN, KHẨU VỊ THẤT THƯỜNG 

Thông thường thì mỗi trẻ lại có một khẩu vị riêng. Nếu cân nặng và chiều cao của bé vẫn tăng một cách bình thường thì việc bé kén chọn thức ăn hoặc cảm thấy bé không ăn được nhiều như những đứa trẻ khác thì bạn cũng không nên lo quá. 
Tuy nhiên, nếu bỗng dưng trẻ biếng ăn hoặc khẩu vị thất thường thì cũng nên đề phòng và tính đến yếu tố bệnh tật. 

DÙNG CẢ HAI TAY VUỐT RA HAI BÊN BỤNG BÉ

 

Lấy khu vực bụng ở dưới xương sườn của bé làm trung tâm, dùng toàn bộ lòng bàn tay áp lên bụng bé trong tư thế như thể đầu ngón tay của hai bàn tay sẽ chụm vào nhau. Sau đó nhẹ nhàng kéo hai tay mình ra hai bên bụng bé cùng một lúc (động tác vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay). Bạn nên thực hiện động tác này trong tư thế giống như bế bé lúc chụp ảnh. 

VUỐT NHẸ Ở MẶT NGOÀI CỦA BẮP CHÂN 

Bạn dùng cả lòng bàn tay vuốt nhẹ ở mặt ngoài của chân, từ đầu gối xuống phía bàn chân của bé (động tác vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay). Tập trung vuốt nhẹ ở mặt ngoài của bàn chân. 

Với các bé chưa cứng cổ, mẹ hãy ngồi duỗi thẳng chân ra và đặt bé ngồi lên để thực hiện động tác này. Nếu trọng lượng của bé tăng đều đặn thì bố mẹ không cần phải lo lắng gì cả. Ăn nhiều hay ăn ít, ăn món này nhưng không ăn món kia, điều đó phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi người, điều này cũng đúng với đối tượng trẻ nhỏ.

Càng ngày càng có nhiều bà mẹ hay lo lắng về lượng thức ăn con mình ăn được trong một bữa hoặc khi so sánh bé với trẻ con nhà khác. Tuy nhiên, nếu bé của bạn vẫn tăng cân đều đặn và khỏe mạnh thì hoàn toàn không có vấn đề gì đáng lo ngại.

Khi bé bỗng nhiên bé ăn không ngon thì bạn cần nghi đến yếu tố bệnh tật. Trong nhiều trường hợp, đó là dấu hiệu sớm của chứng cảm cúm. Cũng có thể trong miệng có nốt nhiệt miệng khiến trẻ gặp khó khăn khi nhai thức ăn và khẩu vị giảm sút đáng kể. 

Trong mọi trường hợp thì việc tự xác định xem bé bị bệnh gì là tương đối khó do bản thân các bà mẹ không có đủ thông tin về tất cả các loại bệnh, vì vậy nếu nghĩ con mình đang gặp phải những hiện tượng bất thường thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện.

4. VIÊM DA DỊ ỨNG 

Chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng chứng viêm da dị ứng tỉ lệ thuận với mức độ căng thẳng. Hàng ngày, việc tuyệt vời nhất bạn cần duy trì việc âu yếm, tiếp xúc da thường xuyên với bé để làm bé thấy yên tâm, loại trừ căng thẳng cho bé

VUỐT TỪ CÙI CHỎ ĐẾN MU BÀN TAY

Bạn dùng lòng tay vuốt từ mặt ngoài cùi chỏ đến mu bàn tay bé (động tác vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay). Điểm chính yếu ở đây là vuốt ve ở khu vực mặt ngoài bàn tay, là nơi dễ bị cháy nắng nhất trên tay của bé. Động tác này sẽ dễ thực hiện nếu bạn ôm hoặc ẵm bé trong tư thế nằm ngang.

XOA NGÓN CHÂN BÉ THEO HÌNH TRÒN RỒI BUÔNG RA

Bạn dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng nắm lấy gốc ngón chân bé. Sau đó, nhẹ nhàng xoa theo hình xoáy ốc cho đến đầu ngón chân (động tác vuốt nhẹ bằng hai ngón tay). Khi kết thúc động tác này tại hai bên mé móng chân thì bạn nắm ngón chân hơi chặt rồi đột ngột buông ra. Làm tương tự từ ngón chân cái cho đến ngón chân út.

Tâm lý là yếu tố quan trọng tác động đến chứng viêm da dị ứng. Như đã đề cập ở trên, chúng ta chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra chứng viêm da dị ứng ở trẻ và cần chuẩn bị một thời gian dài cho việc điều trị. Do chứng bệnh này có mối quan hệ mật thiết với căng thẳng nên khi bé bị tress, bệnh viêm da dị ứng lại tiến triển theo chiều hướng phức tạp hơn.

Một khi trên da bé đã xuất hiện các vết lở thì bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với khu vực da đó nữa. Vì thế, trong lúc da bé còn ở trạng thái bình thường, bạn hãy thường xuyên mát xa cho bé, giúp bé thư giãn tinh thần. Tuy nguyên nhân phát bệnh là do yếu tố nội sinh, nhưng bệnh diễn biến nặng hơn hay thuyên giảm đi lại phụ thuộc nhiều đến yếu tố tâm lý của người bệnh. Bệnh này thường xuất hiện ở những bé thuộc nhóm thể chất “dễ căng thẳng” hoặc “nhút nhát”.

Thỉnh thoảng, một số trường hợp sau khi được bố mẹ cho đi chơi thật thoải mái một thời gian để giảm căng thẳng thì bệnh viêm da dị ứng của đứa trẻ đột nhiên đỡ hẳn. Lưu ý, bạn không được tự ý mua và cho bé sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau mà phải tuân theo chính xác hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

Thảo dược ngâm chân của người Dao Đỏ

5. HĂM TÃ, RÔM SẨY

Khi vùng da tiếp xúc với tã của bé bị viêm nhiễm thì tức là bé đang bị chứng hăm tã ghé thăm. Đây là chứng bệnh đặc biệt gây khó chịu cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên có ý thức thường xuyên giữ sạch phần mông cho bé để đề phòng bệnh xảy ra.

XOA TỪ GIỮA BỤNG LÊN NÁCH

Bắt đầu từ giữa bụng, vị trí dưới rốn một chút, bạn khép ngón tay lại rồi chụm đầu ngón tay của hai bàn lại với nhau. Sau đó dùng cả hai tay vuốt ngược theo hướng từ bụng lên nách bé từng bên một thật nhẹ nhàng (động tác vuốt nhẹ bằng cả lòng bàn tay).

Bạn có thể thực hiện động tác này trong khi đang ôm bé. Nếu chức năng ruột của bé được kích thích để hoạt động tốt thì quá trình hồi phục chứng hăm tã của bé cũng tích cực hơn.

VUỐT TỪ CẲNG CHÂN LÊN ĐÙI

Bạn dùng cả lòng bàn tay đặt lên chân bé, vuốt một đường thẳng thật nhẹ nhàng từ cẳng chân lên bắp đùi (động tác vuốt nhẹ bằng cả lòng bàn tay). Điểm xuất phát của động tác này là tại cẳng chân, bạn đặt tay hơi chếch vào phần trong chân của bé. Bạn có thể vừa ôm bé vừa mát xa. Mát xa phần chân của bé giúp khí huyết tại khu vực dễ bị hăm tã lưu thông dễ dàng hơn.

Để phòng tránh chứng hăm tã, chúng ta phải luôn giữ sạch và khô thoáng khu vực tiếp xúc với tã cho bé. Da của trẻ em thường mỏng, nhạy cảm và lượng chất nhờn bài tiết cũng thấp nên rất nhạy cảm với kích thích bên ngoài.

Ngoài ra, khu vực da tiếp xúc với tã là khu vực thường xuyên có độ ẩm cao do hoạt động của hệ bài tiết, cũng là khu vực dễ bị trầy xước. Chính vì thế, khi phần da này bị viêm do chịu sự kích thích từ việc đi vệ sinh của bé thì chứng hăm tã xuất hiện với biểu hiện thông thường là da bị kích ứng, mẩn đỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng, da bé còn phát ban hoặc thậm chí là lở loét.

Nguyên tắc phòng tránh chứng hăm tã là bố mẹ phải luôn giữ cho phần da tiếp xúc với tã của bé sạch sẽ, khô thoáng. Vì vậy các bà mẹ hãy nhớ thường xuyên thay tã cho bé. Đặc biệt, khi bé đại tiện thì phải vệ sinh sạch sẽ cho bé, tuy nhiên tránh sử dụng lực quá mạnh. Nếu con bạn có làn da yếu thì chính những hành động như vậy sẽ gây ra chứng hăm tã cho bé./.

Nước lá tắm thảo dược của người Dao Đỏ Daodo dành cho phụ nữ sau sinh giúp tẩy uế, ngừa sản hậu, đẹp da và phục hồi sức khỏe

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng