Hai bài thuốc đông y Lục vị và Bát vị nổi tiếng qua nhiều thế kỷ

Trương Trọng Cảnh đã để lại tiếng thơm cho muôn đời sau với 2 bài thuốc: Lục vị Bát vị. Qua nhiều thế kỉ, các thầy thuốc trong đó đó có Hải Thượng Lãn Ông – Y tổ Việt Nam có nói dùng 2 bài này gia giảm chữa được 72 chứng bệnh, từ các bệnh thông thường đến các bệnh hiểm nghèo. Trong Phùng Thị cẩm nang có nêu dùng bài Lục vị và Bát vị chữa được 33 bệnh án điển hình


BÀI 1: BÀI BÁT VỊ
 

 I. CHỦ TRỊ
- Để trị chân thận hỏa hư chân thủy vượng làm cho mệt mỏi, hạ bộ hàn lãnh, đau lưng, mỏi gối, buồn bã trong chân, lạnh chân, đái đêm nhiều, không thiết ăn uống, gai lạnh phải mặc 2-3 áo, đại tiện phân lỏng, người bần thần, nặng đầu, đau sống lưng, hay quên, lừ đừ ngái ngủ... Bài thuốc này do ông Trương Trọng Cảnh sau khi nghiên cứu kiên trì mới nghĩ ra.
- Đầu tiên, bài thuốc này được dùng để chữa cho Vua Vũ Đế thời nhà Hán bên Trung Quốc. Nguyên do nhà vua cần làm thuốc thần tiên, uống nhiều thuốc Đan sa rồi biến chứng phát sốt dữ dội, lại khát nước nhiều, đi tiểu luôn, không thuốc nào trị khỏi. Trọng Cảnh chế ra bài này mà nhà vua được khoẻ (về mạch biểu hiện tả xích hay lưỡng xích trầm tế).

Danh y Trương Trọng Cảnh dùng kết quả của y học chống lại mê tín phong kiến

II. THÀNH PHẦN BÀI THUỐC
1-    Thục địa          8 chỉ                                      Rehmania Glutinosa Libosch
2-     Hoài sơn         4 chỉ                                      Dioscorea Batatas Dene
3-    Sơn thù            4 chỉ                                      Cornus Officinalis Sieb. et Zucc
4-    Đan bì              3 chỉ                                      Cortex Moutan
5-    Trạch tả           3 chỉ                                      Alisma Plantago - Anquatica L
6-    Bạch linh         3 chỉ                                      Poria cocos Wolf
7-    Quế quan         1 chỉ                                     Cinnamomum zeylancium Nees
8- Phụ tử               1 chỉ                                        Aconitum sinense Paxt
* Cả thảy 8 vị đều dùng thứ tốt nên gọi là bát vị. Đó là công thức thang thuốc, sắc 3 chén nước còn 1 chén, chia uống trong ngày.
* Thục địa thứ tốt. Nếu không phải thứ tốt thì phải tẩm Gừng, sao khô.
* Hoài sơn tẩm sữa sản phụ sinh con so. Nếu không có hấp trên nồi cơm. 
* Sơn thù bỏ hột, tẩm rượu, phơi khô.
* Trạch tả tẩm nước muối loãng, sao khô.
* Bạch linh lấy thứ củ.
* Quế lấy thứ tốt (Việt Nam có Quế Thanh Hóa, Quế Yên Bái, Nghệ Tĩnh)
* Phụ tử chế lại mới đem dùng.

III. PHÉP GIA GIẢM BÀI BÁT VỊ
•    Tạng thận hư yếu mà đi lỵ lâu, tả lâu thì tăng vị Thăng ma,  Phá cố chỉ đều 2 chỉ, bớt vị Phục linh, Trạch tả 1 chỉ, bỏ vị Mẫu đơn.
•    Mạch xích bên trái hồng và sác mà chân âm kém nhiều thì gia thêm vị Thục địa. Mạch xích bên phải vị và tế mà chân dương phải là thuốc bổ cho tin kém thì gia thêm Quế và Phụ tử lên 1, 2 chỉ.
•    Mạch bộ quan bên trái vô lực mà khí của tạng can không đầy đủ thì gia thêm Sơn thù 2, 3 chỉ. Mạch bộ quan bên phải vô lực và tỳ vị hư yếu, gia thêm Phục linh, Trạch tả đều 2 chỉ.
•    Hỏa ở dạ dày quá mạnh mà thành hoàng đản, sốt về chiều, miệng lở, chóng đói, khát nhiều, giảm vị Mẫu đơn.
•    Khí dạ dày yếu mà lạnh (hư hàn), đầy trướng, dễ đi cầu, bỏ Mẫu đơn bì, gia thêm Phục linh, Trạch tả 1, 2 chỉ. Lại gia thêm Quế, Phụ tử đều 1 chỉ.
•    Dương suy, tinh kém, thêm Lộc nhung, Tử hà sa (nhau thai sau khi sinh).
•    Tạng thận hư yếu, không đem được nguyên khí về, làm cho đầy hơi, thở suyễn, nôn oẹ, gia thêm Ngũ vị, Ngưu tất.
•    Tạng thận hư yếu thành chứng sán thống mà 2 dịch hoàn hòn to, hòn nhỏ, thêm vị Xuyên luyện, Quất hạch, Ngô thù, Hoàng bá (sao đen), bỏ Phụ tử.

IV. NHỮNG VỊ THUỐC CẤM THÊM VÀO BÀI BÁT VỊ
• Cấm thêm vào vị Hà thủ ô, vì có tính mát khác với bài Bát vị 
• Cấm thêm vào vị Nhân sâm, Hoàng kỳ, vì 2 vị này đi vào dương phận, khác với bài Bát vị là thuốc của tạng thận. Tuy nhiên, nếu muốn dùng vị Nhân sâm thì sắc riêng rồi cho vào mà uống. Nếu là thuốc hoàn thì lấy nước sâm chiêu thuốc.
• Cấm thêm vào vị Táo nhân, Đương quy, Bạch truật, vì vị Táo nhân là thuốc về khí dược cho thượng tiêu, vị Bạch truật hay về tỳ, vị và vị Đương quy cay mà chảy về huyết phận. Tất cả đều không phải là thuốc bổ cho tinh huyết, cho tạng thận.
• Cấm thêm các vị: Kỷ tử, Phúc bồn, Liên nhục, vì 3 vị này có tính chất trì hoãn khiến cho bài Bát vị chậm công hiệu. 
• Cấm thêm vào vị Bào khương và Chích thảo, vì 2 vị ấy ôn và nóng, trái với tính mềm thuận của Thục địa. 
• Nếu dương sự của đàn ông quá yếu, có thể thêm Lộc nhung, Kỷ tử, Nhục thung dung, Ngưu tất, Đỗ trọng, bỏ Trạch tả.
• Nếu huyết của tạng can hư yếu có thể thêm Quy, Thược nhưng một ít thôi.

V. DÙNG THUỐC GÌ, VỊ GÌ ĐỂ UỐNG VỚI BÁT VỊ HOÀN
+ Để dẫn thuốc cho mạch, nên chiêu bằng rượu hâm nóng.
+ Để đem hỏa trở xuống, nên chiêu bằng nước muối loãng vì dễ nhập thận.
+ Để bổ tỳ, nên chiêu bằng nước gạo rang.
+ Để cho bình hòa, không chóng, không chậm thì chiêu bằng nước đun sôi
+ Sắc với bài Bổ trung (Nhân sâm, Hoàng kỳ, Xuyên quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo, Đại táo) để chiêu thuốc thì e bài Bát vị đi xuống quá mức.
+ Sắc với bài Phụ tử lý trung (Nhân sâm, Phụ tử, Can khương, Chích thảo, Bạch truật) lấy nước để chiêu thuốc là do gặp chứng tỳ quá lạnh phải ôn trung châu mới giãn được sức thuốc của bài Bát vị.
+ Sắc với bài Sinh mạch thang (Nhân sâm, Mạch môn đông, Ngũ vị) lấy nước để chiêu thuốc là giúp cho tạng phế (hành kim) sinh ra tạng thận (hành thủy).
+ Sắc với bài Quy tỳ (Nhân sâm, Chích kỳ, Xuyên quy, Bạch truật, Đại táo, Long nhãn nhục, Táo nhân, Phục thần, Viễn chí, Mộc hương, Cam thảo) lấy nước để chiêu thuốc là để bổ cả khí huyết hậu thiên, cũng như uống xen với bài Quy tỳ.
+ Sắc với nước sâm (sao với gạo) là để sinh cả dương khí.

 

BÀI 2: BÀI LỤC VỊ
 

Từ bài Bát vị, Trương Trọng Cảnh đã bỏ 2 vị: Quế và Phụ để trở thành bài Lục vị để chữa cho người nhỏ tuổi, phụ nữ và trẻ em. 

I. CHỦ TRỊ
- Thận thủy suy kém, tinh khô, huyết kiệt, đau lưng, mỏi gối, tinh, tiện huyết, khát nhiều, đái rát, tạng can và tạng thận không đầy đủ, đờm nhiều, hoa mắt, mờ mắt, tai ù, họng ráo, cổ họng đau, phát sốt nóng âm, mặt mũi nám đen, lưỡi khô, ráo khát, sờ đến tận xương mà vẫn nóng như rang.
- Đối với phụ nữ, nhan sắc càng ngày càng suy sụp, nóng nảy. Các chứng nóng sốt ở trẻ em, dù là mới ốm hay lâu dùng bài Lục vị này thật đặc hiệu. Các chứng: chậm đi, chậm mọc tóc, cổ ngoẹo đi, chậm nói, ngực cao như mu rùa, hết thảy các chứng tiên thiên không đầy đủ, dùng bài này như là thánh dược cho trẻ em (trẻ em dùng 1/2 toa).

 II. THÀNH PHẦN BÀI THUỐC
 1- Thục địa                   8 chỉ       Rehmania Glutinosa Libosch
 2- Hoài sơn                   4 chỉ       Dioscorea Batatas Dene.
 3 - Sơn thù                    4 chỉ        Cornus Officinalis Sieb. et Zucc. 
 4- Đan bì                       3 chỉ       Cortex Moutan
 5- Trạch tả                    3 chỉ         Alisma Plantago - Aquatica L.
 6- Bạch linh                  3 chỉ         Poria cocos Wolf. 

 

Sáu vị đều phải dùng loại tốt mới hay. Tổng cộng gồm 6 vị nên gọi là bài Lục vị. Sắc 3 chén nước còn 1 chén. Sau đó, cho thêm 2 chén nước, sắc còn nửa chén. Hợp thuốc 2 lần sắc lại, uống dần. Người nào có chứng bệnh nêu trên nên dùng nhiều ngày rất hay. 

III. PHÉP GIA GIẢM LỤC VỊ 
Một số phép gia giảm bài Lục vị theo Hải Thượng Lãn Ông:
• Người gầy đen, khô ráo thì thêm nhiều Thục địa, bớt Trạch tả.
• Tính nóng nảy mà hay giận dữ thì bớt Sơn thù, tăng vị Đan bì rồi thêm Bạch thược và Sài hồ đều 2 chỉ.

Bài Lục vị được làm thành viên hoàn

• Lưng gối mỏi đau, thêm vị Đỗ trọng (tẩm muối sao). 
• Tỳ và vị (dạ dày) yếu, ăn ít mà ngoài da lại khô thì tăng vị Hoài sơn lên.
• Chứng đại đầu thống (nhức đầu quá nhiều): Nếu người bệnh quá yếu thì không nên dùng lầm thuốc lạnh và mát, chỉ nên dùng bài Lục vị gia thêm Thục địa, Mẫu đơn, Trạch tả, Huyền sâm, Ngưu tất đều 2 chỉ; nếu hỏa quá mạnh thì thêm Tri mẫu, Hoàng bá đều 2 chỉ.
• Phụ nữ huyết khô, kinh bế, thiếu máu, xây xẩm, kém ăn thêm Xuyên quy, Bạch thược đều 2 chỉ, Quế tốt 1 chỉ.
• Chứng bạc đầu, rụng tóc thêm Hà thủ ô 2 chỉ, nếu uống nhiều (vài chục thang) có thể hồi xuân.
• Mắt mờ, thêm Kỷ tử, Cúc hoa, Sài hồ đều 2 chỉ.


- Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bài Lục vị không chỉ dùng trong vài ba ngày là có kết quả. Nếu có chứng bệnh nào kể trên thì nên dùng nhiều ngày. Lúc đầu nên uống vài thang rồi sau đó làm hoàn bằng mật to bằng ngón tay cái. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2-3 viên càng hay. Uống nhiều ngăn ngừa được bệnh tật, khí huyết sung túc, da nhăn trở nên nhẵn đẹp.

- Nên uống với nước muối loãng giúp nhập thận, bổ gan mau. Hoàn Lục vị, ngoài việc giúp khí huyết phụ nữ được tốt, còn trị các bệnh nóng sốt ở trẻ em rất hay. Các chứng chậm đi, chậm nói, chậm mọc răng, không mọc tóc, cổ ngoẹo, chân yếu, mồ hôi trộm, đêm bắt quạt, dùng bài này hay không kể xiết. Mẹ của hoa hậu Lý Thu Thảo đã kể: "Hồi nhỏ, Thu Thảo vẫn thường dùng hoàn Lục vị này và dùng thường xuyên".

VI. NHỮNG CHỨNG CẤM DÙNG BÀI LỤC VỊ 
* Người hoả kém, tỳ vị yếu, dễ đi cầu cấm dùng bài này
* Người chân âm vượng béo trắng, dù có phát sốt là tỳ thổ yếu không tàng chứa được nguyên khí, cấm dùng. 
* Chứng vong dương dù có nóng sốt nhiều là hỏa bốc ra ngoài biểu mà nguyên khí sắp thoát, mồ hôi dính như hột châu, cấm dùng.
* Chứng đờm tỳ phế giàn giụa ủng trệ, thở suyễn ngược lên, cấm dùng bài này.
* Chứng thủy thịnh mà nề, đầy trướng, cấm dùng.
Những chứng kể trên, nếu dùng làm bài Lục vị thì nguy khốn. 

V. NHẬN XÉT VỀ 2 BÀI THUỐC: LỤC VỊ VÀ BÁT VỊ 
- Thực ra, 2 bài thuốc: Lục vị và Bát vị chữa được rất nhiều chứng bệnh. Trong tập Huyền tấn phát vị của Hải Thượng Lãn Ông có nói dùng 2 bài này gia giảm chữa được 72 chứng bệnh, từ các bệnh thông thường đến các bệnh hiểm nghèo. Trong Phùng Thị cẩm nang có nêu dùng bài Lục vịBát vị chữa được 33 bệnh án điển hình, kể cả bệnh về cầu tự (hiếm con), khô liệt nửa người, dùng 2 bài thuốc này đều kiến hiệu.
• Hải Thượng Lãn Ông đánh giá 2 bài thuốc này rất cao: "Nhà làm thuốc không biết đồ thái cực về tiên thiên, thần diệu của thủy hỏa vô hình mà không trọng bài Lục vị, Bát vị là 2 phương thuốc thần, thời việc làm thuốc thiếu mất đi quá nửa" (Huyền tấn phát vị)
• Lãn Ông nói tiếp: "Trương Trọng Cảnh lập ra bài Bát vị, thật là thần phương để bổ cho thủy hỏa cứu cho chân dương. Tôi đem chữa chứng nguy khốn không mấy người là không khỏi. Tôi đã kinh nghiệm thời đem bài này để biến đi, công hiệu không thể nói hết".

 Phàm những bệnh đã thuộc hư chứng, khí huyết đều suy yếu thì những bệnh lặt vặt ở ngoài nhiều như ong vỡ tố, ví dụ: nào là ho, đầu đau, chóng mặt, nào đau lưng, mỏi gối, nào đau bụng, đau răng, ôi đủ thứ... Nhưng nhất thiết không tìm tòi quanh quẩn chi li, thấy đâu trị đó, chẳng hạn thấy đau đầu thì trị đầu, đau chân thì trị đau chân, chẳng cần tìm căn bản để trị. Hễ cái cây mà vun gốc được tốt tươi. Cái gốc mà trị được thì các bệnh ngon tự nhiên hết. Sách Kinh nói: "Trị kỳ nhất tắc bách bệnh tiểu, trị kỳ dư tắc đầu tự loạn”.
Như vậy, 2 bài thuốc: Lục vị và Bát vị chính là 2 bài thuốc cơ bản của thủy hỏa. 
Bệnh nhỏ hẳn bởi khí huyết làm đau, bệnh lớn hẳn bởi thuỷ hỏa làm hại. Như vậy, bệnh nhỏ mà bỏ khí huyết không trị, bệnh lớn mà bỏ thủy hỏa không trị, lại đi tìm những bệnh lặt vặt mà trị... giống như kẻ leo lên cây kiếm cá thì làm sao có cá...

 

VI. KẾT LUẬN CHUNG
Trương Trọng Cảnh đã để lại tiếng thơm cho muôn đời sau với 2 bài thuốc: Lục vịBát vị. Qua nhiều thế kỉ, các thầy thuốc trong đó đó có Hải Thượng Lãn Ông – Y tổ Việt Nam rất quý 2 bài Bát vị và Lục vị và ông đã đánh giá cao 2 bài thuốc này: "Tôi kinh nghiệm hàng 30 năm chữa khỏi những chứng bệnh trầm trọng cũng chỉ căn cứ vào 2 khiếu Âm và Dương, trọng vào 2 bài "bổ thủy, bổ hỏa" khác biệt với các thầy thuốc khác mà thôi (Huyền tấn phát vị).

Như vậy, thủy hoả là căn bản để sinh ra con người. Nhưng thủy là gốc cho hỏa, hỏa là chủ cho thuỷ, cho nên phải tương giao mà không lìa được nhau, lại phải quân bình mà không bên nào được hơn lên.Tính của hỏa bốc trở lên thì phải đem trở xuống, tính của thuỷ nhuận trở xuống thì phải đem trở lên. Thuỷ ở trên, hoả ở dưới thì gọi là tương giao tức “thuỷ hoả ký tế” (nước và lửa đã làm xong việc). Hoả ấy gọi là dương khí, thuỷ ấy gọi là âm tinh. Hai bên cần phải có nhau, nương tựa vào nhau thời gọi là âm dương hoà bình.

Người nào chân âm của tạng thận không được đầy đủ, tức bộ mạch xích bên trái hư yếu đi tế sác thời dùng bài Lục vị.
Còn người nào chân dương không được đầy đủ, tức tướng hỏa mệnh môn không được đầy đủ, bộ mạch xích bên tay phải đi tế và sác thì dùng bài Bát vị.

Xem như thế mới biết bách bệnh đều bởi hư yếu sinh ra, mà hư yếu phần nhiều bởi tạng thận. Sách Nội kinh nói: "Gặp chứng hư yếu phải bố tạng thận để giữ lấy sinh mệnh". Nội kinh nói thêm: "Việc làm thuốc mà biết được yếu lĩnh thời một câu nói là xong. Không biết được yếu lĩnh thời man mác vô cùng". Tiên sư họ Phùng giải thích thêm: "Đem phương pháp để chữa một bệnh suy rộng ra có thể chữa được bách bệnh, mà đưa phương pháp để chữa bách bệnh về căn bản cũng như chữa một bệnh vậy".

Hải Thượng Lãn Ông nói: "Muôn người khác nhau mà tạng phủ âm dương như một. Tên của bệnh có khác nhau, không ngoài ở khí huyết hư thực thủy hỏa làm hại". 

Qua lời các bậc danh y và của Lãn Ông trong việc dùng 2 bài: Lục vị Bát vị để chữa bách bệnh, suy rộng ra thì 2 bài thuốc này cũng có thể là tiền đề để nghiên cứu và chữa trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo của thế kỷ. Bản thân chúng tôi đã có kinh nghiệm hàng 20 năm sử dụng 2 bài Lục vị, Bát vị và gia giảm hàng ngàn thang thuốc sắc uống hoặc chế ra hoàn đem lại kết quả khả quan cho các bệnh nhân. Ở nhiều bệnh nhân không tìm thấy bệnh, chúng tôi cũng chỉ căn cứ vào 2 khiếu Âm và Dương mà các bậc danh y đã dạy, đồng thời cũng chỉ sử dụng và khéo gia giảm trong 2 bài: Lục vị, Bát vị mà bệnh được khỏi.
Ngày nay, 2 bài thuốc: Lục vị, Bát vị đã được bào chế thành hoàn ở nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ,… trong đó có Việt Nam

Để kết thúc, chúng tôi xin trích lời tiểu dẫn của Hải Thượng Lãn Ông: "Tôi vì yếu mà học thuốc. Lúc trước, theo mọi người chỉ, tôi đọc đi đọc lại bộ Y học nhập môn đến 4, 5 năm mà vẫn không phân được thực hư, âm dương, bổ tả. Về sau, đọc toàn bộ Phùng Thị cẩm nang mới rõ chân thể của tiên thiên "thủy, hỏa" vô hình. Bộ sách ấy chú trọng 2 bài thần phương: Lục vị và Bát vị. Như thế là "biết chi tiết của bệnh mà chỉ chữa về căn bản".
Tôi bẩm sinh đã yếu nên sinh con cũng yếu. Con tôi không lúc nào ngơi thuốc, Con gái thứ hai của tôi là An, con thứ ba tên Hoàn đều bị trọng bệnh. Tôi hết sức cứu chữa, vẫn may mà sống cả, cũng bởi gia giảm 2 bài Lục vị và Bát vị ấy. Vì thế, tôi vẽ thần thượng "Trương công", tác giả cuốn Cẩm nang, 4 mùa cúng tế để báo ân trạch.

(Ấu ấu tu tri - 2512)
 

 

Cũng liên quan đến bài Lục vị, chúng tôi xin giới thiệu trường hợp điển hình của một bệnh nhân đã dùng bài Lục vị mà khỏi vĩnh viễn bệnh đau lưng, mỏi chân lâu ngày:
"Tôi là một nông dân, có 1 vợ 2 con. Gia đình nghèo. Trước đây, sức khoẻ rất kém: đau lưng, nhức mỏi dữ dội, không thể làm việc nặng được, nhất là làm rẫy. Trong khi đó, tôi lại phải đi bộ xa, leo đèo dốc 4, 5 cây số, khi về lại phải gánh 40 - 50kg chuối kiếm tiền nuôi gia đình vì không có đường xe. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ mình không làm nổi nghề rẫy với nay ốm mai đau, đau lưng, nhức mỏi chân tay quá làm sao bây giờ? Đôi lúc cảm thấy tuyệt vọng, không còn lối thoát vì không còn biết làm gì bây giờ.
Khi nghe tiếng lương y có những bài thuốc trị đau lưng, nhức mỏi rất hay, tôi liền tìm đến và kể rõ hoàn cảnh bị đát của mình. Lương y đã tận tình giúp đỡ tôi. Thời gian đầu, lương đã cho tôi dùng thuốc ngâm rượu Yêu thống cốt tửu dược của Vua Minh Mạng. Sau 1 tháng uống liên tiếp: sáng 1 ly, trưa 1 ly, tối 1 ly (hết độ 3 lít) thì thấy đã đỡ 70%, chỉ còn lại chứng nhức mỏi đầu gối và gân. Cuối cùng, lương y đã cho tôi dùng hơn 300 viên thuốc Lục vị có gia giảm. Ba tháng sau, quả nhiên hết bệnh. Hiện nay, tôi không còn đau lưng, nhức mỏi nữa và gia đình rất mừng. Vì hoàn cảnh khó khăn, lương y cũng không tính tiền. Thầy coi như làm phước, cứu người. 
Xin chân thành cám ơn thầy và xin giới thiệu cùng các bạn 2  bài thuốc quí trên".

 

NGUYỄN VĂN NGŨ 
A1/46, ấp Lê Lợi, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

 

Muốn mua Lục vị Bát vị tốt nhất, hãy liên hệ số điện thoại: 0912944324

 

Khi cơ thể có bệnh, ngoài việc uống thuốc, người Dao Đỏ còn có cách trị bệnh độc đáo: tắm lá thuốc. Thường xuyên tắm bằng lá thuốc của người Dao Đỏ sẽ giúp khí huyết lưu thông, cơ thể tăng cường sức đề kháng với bệnh tật, giảm stress, đẹp da,...

Nước tắm của người Dao Đỏ Daodo

Thảo dược ngâm chân của người Dao Đỏ Daodo

 

 

Nước tắm của người Dao Đỏ dành cho nam giới DaodoMen

Nước tắm thảo dược trị rôm sảy cho bé DaodoBaby

Kem xoa bóp ấu tẩu

 

 

 

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng