Đường đi và chuyển hóa của rượu trong cơ thể

Tệ nạn rượu chè ở các vùng nước ta hiện nay ngày càng trở nên quá quắt, lại có khuynh hướng tràn lan. Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về đường đi và chuyển hóa của rượu trong cơ thể.

RƯỢU VÀO CƠ THỂ BẰNG NHIỀU CÁCH: NHANH HAY CHẬM? TÁC HẠI ÍT HAY NHIỀU?

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết nên tròn

(Hồ Xuân Hương)

Mời bạn cạn chén! Và cùng nhau chúng ta theo dõi cuộc hành trình của lượng rượu đưa vào trong cơ thể.

Hàng trăm thí nghiệm sinh lý khác nhau, thực hiện trong vòng gần một trăm năm nay tại nhiều nước, đưa ra các kết luận sau đây:

Một là: gần trọn vẹn số rượu bạn uống đi vào máu

Dù lượng rượu uống cao đến cỡ nào, không thể tìm thấy rượu tồn tại trong phân hay tại ruột già.

Ai cũng biết, khi người ta có uống rượu hơi thở bay ra mùi rượu được thải ra do phổi, thận và da chỉ chiếm trên 5%, phần còn lại chiếm ít nhất là 90% sẽ tự tiêu trong cơ thể.

Từ bao tử rượu hấp thụ vào máu rất nhanh. Sau khi rượu được nốc cạn ly, từ 30 phút đến một giờ sau, nồng độ của nó trong máu lên tới đỉnh cao nhất. Nếu bạn không nhậu tiếp tục, chén thứ hai rồi chén thứ ba, thứ tư..., nồng độ rượu trong máu giảm dần nhưng chậm hơn lúc vào vì nó phải đợi chờ được đốt.

Nồng độ ấy cao đến mức nào, tất nhiên, là tùy thuộc vào lượng rượu đã uống. Trên thực nghiệm, người uống 2 mililit rượu cho một cân nặng, hai giờ sau có nồng độ rượu trong máu là 100 miligam/lit.

Nếu cho anh ta uống lượng rượu gấp đôi, tức 4 mililit cho một cân trọng lượng thân thề, thì cũng sau thời gian đó, nồng độ rượu cũng gấp đôi tức 200 mg/lít. Điều này chứng tỏ rằng khi ta bỏ củi vào lò, càng nhiều củi lửa càng to ngọn lên, củi chóng tàn. Rượu lọt vào máu lại không phải như vậy: việc rượu bị thiêu hủy không hề nhanh hơn, tức là, nói theo kiểu cách nhà sinh lý học hệ số ô-xy sử dụng vẫn ở nguyên mức.

Trong khi chờ đợi được đốt, rượu lan tràn khắp nơi, cơ quan nào cũng có vì rượu đi theo nước. Rồi nó đầu độc các tế bào. Độ độc thấp hay cao, tác hại ít hay nhiều, tùy thuộc vào lượng uống vào, thời gian rượu lưu trữ trong máu dài hay ngắn, lâu nhất có thể tới 25 giờ ở kẻ say mèm.

Hai là: tốc độ di chuyền của rượu từ bao tử vào máu nhanh hay chậm tùy thuộc vào việc bạn uống trong lúc đói hay khi đã ăn

Có thể chỉ trong vòng mười phút đã ngà ngà hay say, cũng có thể tới vài giờ sau, vì thời gian này là thời gian tiêu hóa của bao tử đầy đủ thức ăn, nên rượu chỉ được hấp thụ từ từ.

Thí nghiệm sau đây minh họa hiện tượng ấy khá rõ: cho một người bụng còn trống uống lượng rượu đế tương đương rượu nguyên chất 60 mg/cân nặng, thì chỉ hơn một giờ sau nồng độ rượu trong máu là 1 gam/lit.

Cũng người đó người đó và lượng rượu y như vậy, nhưng uống vào sau khi đã cho dằn bụng với một cân khoai tây luộc, nồng độ rượu trong máu sau cùng thời gian ấy chỉ lên tới 0,35 gam, tức là giảm đi 2/3 so với uống lúc đói.

Độ rượu cũng là yếu tố đáng kể làm tăng tốc độ vào máu. Rượu đo 30 chữ, tức là thể tích gồm 70% nước và 30% cồn nguyên chất, có khả năng tối ưu để lọt nhanh vào máu. Với số "chữ" ngang nhau, rượu đế (tức là cồn pha nước) vào máu nhanh hơn các loại khác như rượu trái cây, rượu bia, v,v...

Điều chúng ta cũng cần biết là thành phần của tạo của các món ăn đi kèm theo rượu có vai trò đáng kể.

Mở đầu, đường bột hãm chậm lại việc máu đạt nồng độ rượu tối đa. Thức ăn giàu chất đạm, như thị cá, đậu có tác dụng hãm rượu vào máu nhiều hơn nữa; và so sánh cùng lượng rượu đó đi kèm theo đường bột hay mỡ dầu dùng làm chứng, nồng độ tối đa rượu trong máu cũng ở mức thấp hơn.

Do đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng các đạm toan khi chuyển hóa có khả năng tăng tốc độ tự hủy của rượu trong cơ thể.

Kết luận thực tiễn giản đơn rút ra từ những nhận xét và trên là:

- Không nên uống rượu lúc bụng đói
- Uống rượu hoa quả, rượu thuốc ít hại hơn rượu đế cao chữ
- Cùng một loại rượu như nhau, nhưng trên mâm cơm người giàu luôn luôn có chứa nhiều chất đạm, rượu ấy ít độc hơn trên mâm cơm nhà nghèo quá thanh đạm.
- Hượu uống từng ngụm nhỏ, dài dài theo bữa ăn gây tác hại ít hơn uống cạn một lần, dù liều lượng như nhau.
- “Tửu lượng" ở mỗi người mỗi khác, ép nhau uống hay uống thi là một việc làm dại dột.

 

Đối với một cá nhân nhất định, tốc độ rượu được tiêu hủy trong cơ thể không thay đổi đều đặn giờ này sang giờ khác, dù nồng độ rượu trong máu còn thấp hay lên cao rồi. Y học gọi đó là hệ ôxy hóa của cồn (coefficient déthyoxydation) trên biểu đồ diễn ra bằng một con đường ngang lên bằng phẳng, theo chiều thời gian.

Nhưng từ người này đến người khác, hệ số ấy lại khác nhau, nghĩa là số lượng rượu mà cơ thể có khả năng tiêu hủy trong một giờ không ai giống ai. Bạn và tôi, đứng lên câu xem đúng là ta ngang nhau về trọng lượng. Nhưng tôi có thể ngà ngà rồi (uống độ rượu tới 1 gam/lit) mà bạn thì chưa, bởi hệ số oxy hóa của tôi thấp hơn của bạn: tôi yếu rượu.

Dù sao, trên thực nghiệm, hệ số ấy thông thường ở mức từ 60 tới 120 mg rượu trong một giờ cho một cân nặng. Ở người yếu rượu, chỉ tới 40 mg; ở kẻ mạnh rượu cao nhất đã có được là 230 mg/kg.

Nhiệt năng học công bố rằng một gam rượu nguyên chất lúc oxy hóa, phóng ra 7 calo năng lượng. Như vậy, nếu bạn và tôi có hệ số oxy hóa rượu ngang nhau ở mức vừa phải là 80 mg/giờ cho một cân nặng, thì tùy thể xác của mỗi người lượng rượu có khả năng tiêu hủy lại khác nhau.

Ví dụ: bạn nặng 60 cân, có thể tạo ra trong một giờ với rượu đã uống 33 calo (7 calo x 80mg x 60 cân), còn tôi nặng 30 cân, chỉ có khả năng tạo ra với rượu 28 calo (7 calo 80 50 cân).

Lượng rượu có thể, trên lý thuyết, uống trong một giờ mà không ứ lại máu và đầu độc đối với hạn là 4,8 gam còn nguyên chất tức là 12 gam rượu đế 40 chữ. Đối với tôi nặng chỉ 50 cân, khả năng ô xy hóa toàn bộ rượu uống vào thấp hơn, chỉ ở mức 4 gam (80 mg/50 cân) tức 10 gam rượu đế.

Rõ ràng, bày ra thi nhau uống rượu, bất kể mình to thân hay nhỏ xác, có hệ oxy hóa thấp hay cao. cứ "chịu chơi đến cùng”, kiều đó là dại dột, rất phản khoa học.

Căn cứ vào lý giải trên đây, chắc có người nói: Uống 10 gam mỗi giờ là không có hại, vì vừa tầm cho cơ thể đốt ngay. Vậy một ngày, tôi uống một xị đế (tức 250 mililít rượu 40 chữ) có gì là dại dột ?

Đúng là tổng số lượng rượu mà cơ thể thiêu đốt hoàn toàn trong 24 giờ là 100 gam cồn nguyên chất, hay 1/4 lít rượu đế 40 chữ hay 1 lít rượu chát 10 chữ, nửa lít rượu mùi cao 20 chữ, vân vân... Nhưng với điều kiện là phải cồn êtylic tinh khiết và ta uống mỗi giờ một ngụm 10 mililit thôi, cho rượu không phải ứ đọng trong máu để chờ đốt.

Trong thực tế, điều này không bao giờ thực hiện được, bởi vì rượu đế kia có tạp chất và bạn uống trong một hai lần. Ta hãy xem rượu ấy, khi chưa bị đốt, khuếch tán nơi nào và rồi sẽ hiểu.

RƯỢU THÍCH NHỮNG BỘ PHẬN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CƠ THỂ

 

Rượu hòa tan trong nước, mượn con đường thể dịch mà lan tràn đến khắp mọi nơi khi đã vào máu.

Não là nơi hút rượu nhiều nhất, kế đó là gan, thận, các bắp thịt. Đo đạc chính xác trong thí nghiệm đã nêu lên để so sánh những con số sau đây khi trong 100 máu chứa 0,520 mililit rượu nguyên chất.

- Não: 0,410 mililit.

- Gan : 0,325 (thật sự cao hơn, vì gan là nơi rượu được phân hủy nhanh nhất).

- Thận : 0, 390 mililit

- Bắp thịt (cơ): 0,330 mililit.

Rượu ở trong nước bọt, mật, nước não từng xấp xỉ mức có trong máu. Điều đặc biệt cần lưu ý là rượu có trong tinh hoàn (trứng dái), trong buồng trứng của phụ nữ uống rượu, trong tinh dịch và trong tinh khí của đàn ông với mức gần ngang ở máu. Điều này dẫn đến kết luận thực tiễn mà chúng ta sẽ xét đến dưới đây.

Tóm lại, trong khi chờ đợi để được oxy hóa, rượu đã thấm vào mọi cơ quan, ảnh hưởng tới nhiều chức năng sinh lý. Trạng thái tâm thần "ngà ngà" hay "say” xảy ra khi nồng độ rượu trong máu là từ 1-2 g/lit trở lên và thấm vào não tới mức độ làm tăng hứng phấn, giảm ức chế.

Gan là nơi quan trọng nhất mà rượu được chuyển hóa để tạo ra năng lượng. Trên thực nghiệm, khi con mèo bị bóc bỏ gan, nồng độ rượu trong máu nó hầu như đứng yên, không còn bị giảm. Bơm rượu loãng vào gan, nước thu nhặt được khi rượu chảy ra từ gan đã mất ra nhiều chất rượu. Sinh lý học ước tính là lối 80% rượu lọt vào cơ thể được chuyển hóa tại gan. Cho nên không còn lạ lùng gì khi nhận ra rằng gan là hộ phận dễ bị tổn thương nhất khi nhiễm độc rượu.

Tại sao hệ số oxy hóa rượu, tức là tốc độ cồn bị thiêu hủy trong cơ thề, khi đã đạt đến, lại không thề tăng lên khi nồng độ rượu trong máu lên cao, đe dọa hoạt động lành mạnh của nhiều tạng phủ ?

Sinh hóa học thường chứng minh rằng khi oxy hóa trong tế bào và tạo ra năng lượng để cuối cùng biến thành nước và thải khí CO2 như các nhiên liệu khác, hiện tượng không diễn ra đơn giản như khi ta dùng rượu cao chữ đề có lửa. Sự chuyển hóa rượu đòi hỏi một chất men xúc tác trong tế bào, men này chứa chất kẽm, và tế bào chỉ sản xuất ra có mức độ. Do đó, khi bạn chưa quen rượu và lúc đã trở thành bạn thân thiết của Lưu Linh rồi, hệ số kia không thay đổi, hay đúng hơn là chỉ nhích lên một cách không đáng kể.

RƯỢU ẢNH HƯỞNG RA SAO TỚI MỘT SỐ TẠNG PHỦ?

1. Hệ thần kinh là tổ chức chịu đựng nặng nề nhất ảnh hưởng của rượu khi bị ứ đọng trong máu. "Tửu nhập ngôn xuất", nói nhiều và say là biểu lộ dễ thấy nhất của sự thâm nhập rượu vào não.

Trên quan sát, rượu làm giảm các mạch máu não, tăng khối lượng não tạo ra ở giai đoạn đầu một sự kích thích. Tiếp theo là sử bại liệt lan rộng. Vũ Hoàng Chương đã tự tả con người anh ta như thế này: Trong men cháy, giác quan vừa bên lửa, rồi đến Say không còn biết chi đời và Sắc ngã, màu trôi, gian phòng không đứng vững (Thơ say).

Chính ban đầu muốn cho "giác quan bén lửa" mà người ta đến làm quen với rượu. Tú Xương nói:

                         Buồn miệng cho nên men phải nhập
                         Dơ mồm nào biết vị là cay!

Với liều rượu nhẹ, kích thích xảy ra tạm thời các giác quan, đặc biệt là vị giác (lưỡi). Thí nghiệm với cơ lực ký (ergographe), sinh lý học kết luận này rằng cảm giác dễ chịu là một hiện tượng lâm lý, tạo và được không phải sau khi rượu vào bao tử, mà khi rượu tác động tại lưỡi và miệng kích thích dây thần kinh sọ não.

Ly rượu "khai vị" thật sự là khi nó còn trong quá trình "nếm qua", chấm chút ở miệng, khi được "nhấp".

Nguyễn Bình Khiêm đã từng nói ra điều ấy trong thơ, vừa diễn tả việc không hấp tấp vừa khuyên ta "chép chép: mà thôi:

                        Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp
                        Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Hồ rằng, khi ực rượu bằng tô, bằng chén, tu rượu trong chai trút vào miệng, há rộng là không còn cái dễ chịu tâm lý đó nữa, mà chỉ đưa hệ thần kinh đến giai đoạn thực sự bị nhiễm độc, toàn bộ võ não bị kích thích, rồi say.

2. Trên bao tử, rượu tạo ra thay đổi gì?

Lâu lâu một lần, bạn nhấp li rượu, nước bọt ứa ra và thèm ăn. Theo cứu cánh luận, hiện tượng này chỉ là một phản ứng tự vệ của cơ thể; da non ở mồm đang cần thêm nước để tống đi cho nhanh cái vị cay khó chịu, và bao giờ cũng đòi thức ăn để pha loãng rrượu ra, hãm chậm lại tốc độ rượu vào máu.

Cùng cơ chế đó. Ở bạo từ rượu tăng tiết dịch vị do đầu mạch máu màng non phủ bên trong. Trong dịch vị, độ toan năng nặng. Chính điều đó làm cho Hải Thượng Lãn Ông viết :

                        Rượu nồng tính nóng, hơi cay
                        Dở chua dở ngọt, vị hay lạ thường.

Nhưng chớ uống thêm! Với lượng rượu cao, niêm mạc bao tử bình thường trơn bóng, hồng nhạt, sẽ sưng tấy, đỏ mọng máu. Tình trạng "viêm lòng bao tử" sẽ đến. Rồi bụng đau xót nôn mửa.

Nếu bạn thường xuyên uống rượu theo bữa ăn trong một thời gian dài, độ toan của dịch vị giảm sút tới mức có thể mất. Nhưng bao tử lại tiết nhiều nước nhờn không còn khả năng tiêu hóa thức ăn.

Theo y văn được công bố, 50% số người ghiền rượu mắc bệnh táo bón đi kèm hạ trị (bệnh trĩ của vua Lê Ngọa Triều), hay đau bụng nôn mửa, biếng ăn, đầy hơi sình bụng. Rượu không còn tác dụng "tiêu thực". Bệnh viêm bao đử mãn tính sẽ đến.

3. Ảnh hưởng của rượu tới hệ hô hấp 

Hải Thượng từng nói "Rượu làm khí lực bào mòn". Nhà sinh lý học Nga nổi tiếng là I.M. Sét -sê-nốp, thầy của Páp-Lốp, là người trước tiên nghiên cứu máu của người đang trong cơn say rượu. Ông phát hiện rằng máu ấy đen hơn máu thường, do rượu đã hút bớt nước. Thể tích hồng huyết cầu tăng lên, nhưng tỷ lệ huyết cầu tố lại giảm.

Huyết cầu tố là chất gắn oxy rút ra từ khí trời ở phổi để tải đến cho các tế bào dùng. Rượu thâm nhập huyết cầu, cướp đi một phần oxy đề tự đốt. Vì vậy, với liều lượng ít, tim đập nhanh hơn, phổi thở nhiều nhịp hơn và sâu hơn nhằm bù trừ cho máu biến chất, làm tròn chức năng nuôi dưỡng tế bào. Mạch máu nhỏ giãn ra nên "uống vào tại mặt đỏ bừng" (Hải Thượng).

Nhưng với liều lượng rượu nhiều, hệ thần kinh bị tác động mạnh thiên về ức chế: nhịp thở chậm lại, giảm khối lượng không khí vào phổi. Ta nhìn thấy ở một số người say thở hổn hển, báo hiệu sự cần thiết cấp cứu của các tế bào đòi hỏi phải được tăng cường lực dưỡng khí.

Ở người uống rượu lâu ngày, dù lượng rượu do phổi thải ra là thấp, nhưng với thời gian vẫn đủ khả năng gây tác hại. Các túi phổi thấm rượu mất tính chất đàn hồi, hết phình ra rút lại bình thường khi còn tốt. Nhớt nhầy ứ đọng lại cản trở lưu thông không khí hit vào, thở ra. Viêm cuống phổi, giãn phế nang và xơ phổi thường hay gặp.

Không ít người ghiền rượu sáng sớm đã ho khù khụ, sau đó khạc ra nhớt và đờm có khi ngay cả trong khi dự tiệc rượu. 

Người ghiền rượu dễ dàng mắc bệnh sưng phổi, phù phổi. Có khi vì đó mà chết giữa đường sau một cơn say rượu và đi về trong gió lạnh, vì sức đề kháng giảm sút. Bệnh lao phồi ở người ghiền rượu nhiều hơn người không nhậu 4 lần, và cũng nặng hơn. Thực hiện trên súc vật gây nhiễm vi trùng lao, nhóm được cho uống một ít rượu mỗi bữa, chỉ sống có 45 ngày, nhóm làm chứng không có rượu sống lới 120 ngày.

Đoạn trên cửa hô hấp cũng bị rượu gây tác hại nếu cứ uống thường xuyên. Các dây thanh quản dày cứng ra, không rung một cách êm dịu. Giọng ca "mùi" tiếng hát gợi cảm mất dần, giọng là nhè, ồ ồ xuất hiện. Biết bao danh ca, nghệ sĩ ngày xưa đã thiêu đốt thanh danh của mình bằng rượu, mất đi cảm tình của người ngưỡng mộ. Rồi không tự trách mình đã lãng quên trách nhiêm với chính mình, mà trở lại trách đời đen bac.

4. Đối với mạch máu và tim

Rượu vào máu làm giãn mạnh nhưng không phải khắp nơi mà chỉ ở một số vùng như da và cái giãn ấy là nhất thời.Tại các tạng phủ sâu, ngược lại, có hiện tượng mạch máu co thắt. Do đó, nó có thể gây ra một đợt tăng huyết áp.

Thống kê cho biết người ghiền rượu trong điều kiện sống như nhau bị cao huyết áp gấp 3-4 lần hơn người thường. Công nhân làm việc trong nhà máy rượu bị bệnh cao huyết áp gấp đôi so với nhân dân thường ở nơi có nhà máy rượu đó, gấp 3 lần số công nhân mắc bệnh này ở nhà máy bánh kẹo và nhà máy thịt cá.

Và như thế chỉ do phải hít hơi rượu hằng ngày (không uống).

Mạch máu nở làm tăng mất nhiệt, con người cảm thấy nóng. Nhưng đồng thời mạch máu bên trong co thắt làm cho dễ cảm lạnh. Huyết áp đao động đội ngột dễ gây tai biến mạch máu não ở người lớn tuổi. Thỉnh thoảng có những ông già 'bất đắc kỳ tử" sau bữa rượu vui. 

RƯỢU KHÔNG GIÚP CHÚNG LẠNH, KHÔNG TĂNG SỨC LỰC

1. Sinh lý học khẳng định dứt khoát: rượu không  phải là thuốc chống lạnh cho cơ thể.

Kết luận này đưa trên đo đạc và phát hiện rõ là lượng rượu được oxy hóa không hề tăng dù thời tiết bên ngoài rét hơn.

Cảm giác "thấy ấm người lên" khi có chút rượu vào là giả tạo, lừa phỉnh. Giãn mạch máu ngoại vi ở da, tạo ra cái cảm giác ấy với cái giá phải trả ở tại các cơ quan bên trong, nơi co thắt mạch lại. Sinh nhiệt không được tăng, mà thải nhiệt nhiều thêm, do diện rộng của da tiếp xúc bên ngoài được cung ứng thêm máu.

Mất nhiệt nhiều hơn sinh nhiệt chỉ là một khía cạnh, còn mặt khác, quan trọng hơn, là rượu ức chế trung tâm thần kinh sinh nhiệt tại não, có nhiệm vụ điều hòa thân nhiệt. Người say rượu rờ thấy lạnh, nhiệt độ xuống thấp.

Do dân ta ở xứ nóng nên ngộ nhận điều ấy, cứ nghĩ đơn giản rằng rượu mới vào làm ấm da thì cũng sưởi ấm toàn thân. Người ở xứ băng tuyết không bao giờ bị rượu đánh lừa; đi trong trời lạnh, họ không uống rượu mà lại tăng cường quần áo ấm, uống trà nóng hay cà phê có đường.

Nhà thám hiềm nổi tiếng Na Uy là Fritiốp Nansen, cũng như đoàn tùy tùng của ông ta kiêng rượu trong những ngày hành trình nguy hiêm trong bão tuyết ở Bắc Cực.

Khi cảm thấy quá rét, khi cấp cứu lạnh, thấy cần cho các mạch máu ngoại vi nhanh chóng nở ra bởi nó đang co thắt làm da tái lét, run lập cập, ta uống một vài ngụm rượu, đồng thời xoa rượu vào da, là điều hợp lý. Nhưng chớ có tăng liều lên, tác dụng sẽ ngược lại.

Mời bạn đọc lại truyện ngắn thứ 6 của đại văn hào Đan Mạch H. Anđecxen, nhan đề Mụ ấy hư hỏng. Bạn sẽ chứng kiến cái chết thê thảm của chị thợ giặt, sau sáu giờ phải ngâm mình trong nước buốt mùa thu, chị đã dại dột tu hết hai chai rượu mà đứa con mang lại.

2. Cũng như cơ chế "rượu không làm tăng hệ số sử dụng oxy" khi có nồng độ cao trong máu nên rượu không tăng sức, tăng độ bền bỉ khi còn người lao động.

Có thể người đang mệt, uống một tí rượu vào thấy tươi tỉnh lên đôi chút. Đây không phải là rượu có tác dụng đánh tan mệt mỏi mà chỉ là một chốc lừa đảo cảm giác, tê liệt đi một phần vùng nhận cảm ở vỏ não.

Khi con người thấm mệt, năng suất lao động giảm, nhịp độ lao động chậm lại. Sinh lý học biện minh rằng cảm giác ấy cần biết để bảo vệ con người, vì đó là tiếng chuông báo động rằng cần phải tạm nghỉ ngơi cho phục sức, nếu muốn tránh tình trạng suy kiệt.

Rượu thấm vào thần kinh, trái lại, cắt đứt dây chuông báo động đó, cơ thể cứ lao vào vòng nguy hại. Ở con người khỏe mạnh lúc nào trong cơ thể cũng có nguồn năng lượng dự trữ mà rượu có thể rút bớt đi đề tăng thêm sức chút ít. Nhưng cần biết rằng sức bật kia chỉ xốc lên khoảnh khắc thôi, còn tỉnh trong cả thời gian dài lại làm cho con người mất sức toàn bộ.

Nhắc lại chuyện vui trong Tam quốc chí : Quan Công từ chối cốc rượu của Tào Tháo đưa cho khi xông ra trận, mà chỉ cầm uống lấy sau khi đã chém Nhan Lương và trở về, đã hành động khá khôn ngoan về phương diện vệ sinh.

Thật vậy, Y học lao động hiện đại đã chứng minh như sau: Chọn hai công nhân có tình trạng sức khỏe và dẻo dai ngang nhau, giao cho họ nâng lên, bỏ xuống cùng một khối tạ cho đến khi mệt, và ghi chép để đánh giá khả năng lao động và thể lực của họ.

Kết quả, người có uống 80 gam rượu nguyên chất, tức 200 gam rượu cao 40 chữ, có số lần cử tạ và chiều cao của tạ đưa lên giảm nhanh và chóng mệt hơn người không uống rượu.

Tổng kết các cuộc thi nghiệm, y học cho biết rượu làm giảm nặng suất lao động 17%. Y học thể dục thể thao nghiem cấm vận động viên dùng rượu trước khi ra thi đấu.

Một người lúc tỉnh táo hoàn thành mọi công việc nhất định trong 8 giờ, thì khi có hơi men vào phải hoàn thành việc đó trong 9 giờ.

Thực tế hàng ngày cho thấy có những kẻ lâu lâu phải nốc một chút rượu mới có thể tiếp tục làm việc bằng không thì bải hoải. Đó là những trạng thái bệnh lý, xem như đã mất sức lao động bình thường, như con ngựa mệt nhọc chịu roi quất nó phải vươn lên.

Rượu không chỉ làm giảm cường độ lao động mà còn làm giảm chất lượng lao động, tính chính xác, độ nhạy bén của động tác. Người đánh máy chữ, thợ xếp chữ in, có uống chút rượu phạm sai lầm nhiều hơn trong công việc.

Đặc biệt, không thể tín nhiệm vào anh lái xe có nhậu nhẹt, vì muốn tránh tai nạn giao thông, phản ứng phải nhanh nhẹn chính xác. Có rượu vào máu, dù chưa đến mức đủ làm ngà ngà, thời giao phản ứng đo được trên thực nghiệm đã tăng từ 0,19 giây tới 0,30 giây, sự chú ý cũng giảm sút nghiêm trọng.

Với tốc độ ô tô ở mức đường trường vừa phải là 60 cây số giờ, cứ thử tính toán, ta sẽ thấy anh lái xe đã nhậu nhẹt không thể tránh một chướng ngại còn cách đầu xe 8 mét!

 Rõ ràng cảm giác "đỡ mệt" mà rượu đã đem lại cho người lao động hoàn toàn giả tạo, lại cũng chẳng được bao lâu. Cách "giải lao" thật sự là khi nó trả lại sức lực độ bền dẻo cho bộ phận đã mệt mỏi, sau lao động chân tay là gây hứng thú cho vỏ não bằng văn nghệ, đọc sách báo, sau lao động trí óc là vận động chân tay cho não nghỉ ngơi.

Rượu trái lại, chỉ phá vỡ mối liên hệ sinh lý giữa vỏ não và các bắp thịt. Trong điều kiện ấy, các công việc cần có sự điều chính, chỉ đạo chính xác của trung tâm bộ não đều bị thiệt hại.

Chúng ta đều biết Lê nin đã tắt thở giữa lúc vợ, theo yêu càu của chồng, đọc cho người nghe cuốn Tình yêu và cuộc sống của Giắc Lôn đôn: Nhà văn Mỹ này mà vị lãnh tụ cách mạng thế giới ưa thích, đã dặn dò như sau:

Men say chìa tay nâng đỡ khi ta thất bại, khi suy yếu mệt mỏi, và giúp thoát khỏi tình cảnh ấy dễ vô cùng. Nhưng những lời nó hứa hẹn là giả dối, sức lực thể chất nó hứa cho ta là ảo ảnh, sự nâng đỡ tinh thần là lừa bịp. Dưới ảnh hưởng của rượu nồng, chúng ta mất khái niệm thực về giá teij của các sự vật. 

Nhận xét này vô cùng chính xác, rượu không làm tăng phẩm chất của lao động chân tay, rượu cũng không ích lợi gì cho lao động trí óc, cho sáng tạo nghệ thuật.

Từ Á sang Âu, từ cổ chí kim, đã từng có nhà thơ, nhà văn say, mà giai cấp phong kiến, tư sản đề cao trong câu "khi bầu rượu, khi túi thơ". Trước 1945, trong văn nghệ sĩ ta cũng có người tưởng rằng cái cảm giác lâng lâng của men nồng làm cho tâm hồn bay bổng, thai nghén ra ý thơ đẹp:

Tôi nhớ Rimbo với Veten

Hai chàng thi sĩ choáng hơi men

(Thơ thơ)

Nhưng văn hào Mac-xim Gor-ki dưt khoát cho rằng rượu chỉ tạo ra những vần thơ bệnh hoạn. Ông nói:

"Veten bao giờ cũng làm thơ trong quán rượu, bên cốc rượu áp sánh, đó là nàng thơ của ông, nàng tiên xanh của ông, trong lúc ốm dở, nửa tỉnh nửa say, ảo ảnh hiện trong thơ ông như người mất hồn".

Trong thơ của Tản Đà, nhất là của Vũ Hoàng Chương, làm ra dưới ảnh hưởng của ma men, ta tìm thấy nhan nhản những ảo ảnh kỳ quặc :

Dâu bể hoang mang, lòng phật khóc

Gối chăn lạnh lẽo tiếng ma cười

Văn sĩ Ét ga Pô (Edgar Poe) của Mỹ đầu thế kỷ 19, thi sĩ Lý Thái Bạch thời Thịnh Đường đều từng có những ảo ảnh như vậy.

Chúng ta chớ nên quên rằng có biết bao nhân tài về sáng tạo tri tuệ không cần đến ma men, kịch liệt chống ma men, như nhà soạn nhạc thiên tài Bi-tô-ven (Bethoven) nhà đại văn hào Gớt ở Đức, L.Tôn- xtôi ở Nga, Maia-cốp-xki, nhà thơ lớn của cách mạng tháng 10.

Nhà sinh lý học vĩ đại của thế kỷ 20 là I. Páp lốp khẳng định: "Người say rượu giống như một con vật bị bóc đi vỏ não".

Trông bề ngoài, khi có uống ít rượu vào, suy nghĩ hình như dễ dàng, nói năng hoạt bát. Nhưng các sản phẩm ấy của tư duy thiếu bề sâu, rất dễ lệch, do vỏ não yếu khả năng ức chế bên trong nên sự phân tích và tự kiểm soát giảm sút.

Thí nghiệm trên học sinh được cho uống bia so sánh với các em không uống, chất lượng làm toán kém đi 10,9% sau hai giờ, 12,5% sau 3 giờ.

Sách Nhà yêu nước và nhà văn Phan Bội Châu (Nhà xuất bản khoa học xã hội) kể chuyện rằng hồi trẻ, cụ Phan Sào Nam học giỏi, nhưng có lần uống rượu, làm bài dở, nên trượt thi. Một lần khác, bị án "hoài hiệp văn tự chung thân bất đắc chí" (mang sách vào trường không được đi thi suốt đời) là bởi khi ngà ngà say, cụ không biết trong tráp mang vào trường thi có sách bạn nhét vào.

Khoảng năm 1920, nhà tâm thần học Đức nói tiếng Kraôpơlin làm thí nghiệm về ảnh hưởng của rượu trên các quá trình tâm lý đơn giản ở người bình thường. Ông cho biết rằng nếu mỗi ngày uống một chai rượu vang nhẹ thì 12 ngày sau khả năng lao động trí óc giảm sút từ 25 đến 40%. Một kiện tướng về chơi cờ, chơi một lúc 15 bàn liền, thắng 10 ván, hòa 5 ván. Sau khi uống 75 gang cô-nhắc, chỉ còn thắng 5 ván (khi khởi đầu) hòa
8 thua 2.

Để kết luận, có thể mượn lời của Viện sĩ Hàn làm y học A. L. Đanilépxki: "Rượu là bùa mê khi nói chuyện nâng cao hoạt năng sản xuất của cơ thể, nhưng là một phương tiện đầy triển vọng khi cần hạ thấp trí tuệ."

 RƯỢU KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỨC ĂN

Không đi lấy rượu thay cơm, dù rượu là từ cơm cho lên men rồi cất ra thành nước.

Ăn uống là nhằm cung ứng cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết để lao động, chống rét lạnh. Càng lao động chân tay nhiều càng rét buốt, càng cần ăn nhiều càng mau đói. Tùy thức ăn đưa vào loại thuộc nhóm mỡ dầu cung ứng 9 calo mỗi gam, loại bột đường và đạm (thịt, cá, đậu chứa nhiều chất đạm nhất) cung ứng 4 calo. Rượu tịnh chất 100 độ cung ứng 7 calo, bằng cách được oxy hóa trong cơ thể như ba loại thức ăn cơ bản tạo nhiệt năng ở mọi động vật.

Thế tại sao rượu lại không thể thay mỡ thịt, cá, cơm? Bởi lẽ sau đây:

Một là: không có cơ quan nào trong cơ thể làm nơi dự trữ rượu để rút ra dùng khi cần. Ai cũng biết có kẻ mập, người gầy tức là mức dự trữ mỡ cao hay thấp. Dù ăn đường kẹo bao nhiêu đi nữa, mức đường huyết trong máu bạn vẫn ở mức 1 gam/lit, bao nhiêu đường chưa dùng được giữ lại ở gan. Còn rượu thì như đoạn trên đã nói là một chất độc lan tràn khắp nơi bởi không có cơ quan nào dùng làm nơi chuyên tích trữ. Nồng độ rượu trong máu càng cao, sự hiện diện càng thường xuyên, tác hại không sao so sánh được.

Hai là: như trên đã vạch rõ, năng lượng 7 calo cho 1 gam của rượu phóng ra, không thể dùng chống rét, cũng không giúp được gì khi phải tăng cường độ lao động chân tay, tức là biến thành cơ lực.

Tác dụng của năng lượng gốc từ rượu mà ra hẳn là có nhưng rất phiến diện: Nó chỉ có ích trong chuyển hóa cơ sở. Chuyển hóa cơ sở là năng lượng hằng định ở mức tiêu hao cần thiết để các hoạt động của sự sống rút đến tối thiều, chỉ sống thoi thóp. Ví dụ nằm yên tuyệt đối và không xúc cảm, trong môi trường có nhiệt độ lý tưởng cho con người khỏi đối phó với lạnh hay nóng, thân nhiệt ở mức sinh lý 37 độ, chỉ còn phải thở, tim đập, thận lọc nước tiểu và các tế bào tổng hợp được protein ở mức bình thường.

Trong điều kiện đó, đối với người lớn chuyền hóa cơ sở cần từ 25 đến 30 calo cho một cân thể trọng. Tức là người cân 50 kilô tiêu hao (25 calo x 50) = 1.250 calo, người thể trọng 60 kilô tiêu hao (25x60) = 1.500 calo.

Tuy vậy, cùng cân nặng ngang nhau, nam tiêu hao nhiệt hơn nữ, trẻ nhiều hơn già.

Do rượu có thề cung ứng năng lượng dùng cho chuyển hóa cơ sở, cho nên có thể xem nó như một thức ăn, thay thế được cho nhiên liệu dùng vào việc này từ các nguồn thực phẩm thông thường (đường, đạm, mỡ).

Ba là: dù có thể thay thế một phần khẩu phần thức ăn hằng ngày, có đóng vai trò một nguồn cung ứng năng lượng cho cơ thể, rượu là một thức ăn đáng ghét.

Tại sao vậy? Nếu nghĩ rằng một thực phẩm cho năng lượng nhiều tốt hơn thực phẩm cho năng lương ít thì người lao động chỉ nên uống mỡ dầu (cho 9 calo/gam) thay cho thịt cá cơm (chỉ cung ứng 4 calo/gam).

Đâu phải như vây! Năng lượng phóng ra không phải là cứu cánh của sự chuyển hóa thức ăn mà quan trọng hơn là cái gì đã diễn ra trong tế bào để cuối củng sinh ra năng lượng.

Trong thực nghiệm, khi dùng rượu thay thế cho một phần bột đường, tuy rằng lực tính toán ngang nhau, chất lượng lao động có kém hơn lúc dùng rượu thay chế. Đặc biệt quan trọng là mức tiêu hao đạm của cơ thể tăng lên khi bột đường được thay bằng rượu. Rõ ràng, dùng liều ít để cung ứng năng lượng cho chuyền hóa cơ sở, rượu có thể xem như một thức ăn, nhưng là một thức ăn đáng ghét, nó làm hao mòn máy móc từ từ, như dùng dầu xấu chạy xe.

Hải Thượng Lãn Ông đã nói:

                         Nên dùng làm thuốc mà thôi

                        Già thì uống ít, trẻ thì cấm ngăn.

Với bài thuốc dân gian bí truyền Cai rượu Ông Bút - cách cai rượu cho người nghiện nặng, chúng ta sẽ góp phần làm cho "người say hãy tỉnh" và đời sống của những người nghiện rượu "khuyết nên tròn".


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng