Cây lược vàng quý như vàng

Cây lược vàng là một cây thuốc mà dân ta mới được biết tới chưa đầy một thập kỉ nay. Việc trồng, sử dụng cây Lược Vàng để tự chữa bệnh đang trên đà mở rộng tới nhiều vùng miền của đất nước. Hiệu quả chữa bệnh tại gia đình của cây Lược Vàng ngày càng được khẳng định trong nhân dân.
 

BÍ MẬT CỦA CÂY LƯỢC VÀNG

 

Cây lược vàng có tên khoa học là Callsia fragrans (còn gọi là Kallizia thơm), ở Việt Nam còn gọi là Cây Râu vàng. Cây Lược Vàng mọc hoang thành bụi, sống lâu năm, có chiều cao tới 2m, cây trồng tại nhà có chiều cao tới 1 m. Cây có lá to, dài khoảng 20-30cm, rộng khoảng 5 - 6cm; phía trên lá láng bóng, lá có màu xanh thẫm. Cây có 2 loại: loại trổ các nhánh thẳng lên trên trông như cây ngô non, loại trổ các vòi (râu) nằm ngang, các vòi này phân thành các đốt bởi các mấu, trên các mấu phát ra lá nhỏ dạng vẩy, tận cùng vòi là búp. Hoa của cây rất nhỏ, trổ thành chùm ở trên ngọn và có mùi thơm dịu. 

Tại Mêxicô, có trường hợp một nhà khoa học trong đoàn thám hiểm đã bị nhiều vết thương rất nặng trong chuyến công tác của mình. Với khí hậu nóng ẩm, các vết thương bắt đầu sưng tay, trong khi đó cơ sở y tế của thành phố lớn lại quá xa, dân địa phương mách bảo đến nhờ bà lang vườn có bài thuốc trị vết thương, kể cả vết cắn của thú độc.

Các thành viên của đoàn thám hiểm buộc phải chấp nhận sự giúp đỡ đó, hơn nữa chính họ cũng đang tiến hành nghiên cứu các cây thuốc của Mexico, có kế hoạch thu thập thông tin về các thảo dược và cách sử dụng chúng. Khi đó họ rất ngạc nhiên khi bà lang ra sân hái mấy lá của một cây lạ, cao chừng 1 mét, từ thân cây trổ ra các vòi nằm ngang gần như không màu, phủ bởi các vẩy lá và tận cùng là búp non.

Lá đem rửa sạch, cho vào cối giã kỹ, nhũ nhuyễn thu đựợc bà đem đắp lên các vết thương và buộc lại bằng băng gạc của đoàn vì họ không tin giẻ buộc của bà lang vô trùng. Sau 3 ngày bệnh nhân thấy đỡ, các vết sưng tay xẹp đi, miệng các vết thương bắt đầu xe lại, cứ mỗi ngày thay băng 1 lần. Sau một tuần lễ đoàn thám hiểm lại tiếp tục hành trình và mang theo nước sắc của lá. Bà lang cho biết cây còn có tác dụng giảm đau xương khớp, chữa được mụn nhọt, điều hòa hoạt động đường ruột.

Tuy nhiên những điều kỳ diệu của cây cần có thời gian kiểm chứng. Nhưng những gì diễn ra như: nước sắc của lá cây rõ ràng không bị thiu sau 3 tuần lễ, còn các vết thương hoàn toàn lành lặn trở lại là những bằng chứng xác thực để các nhà khoa học tin tưởng.

Ở Nga, các nhà khoa học Trường đại học Y Irkutxk tiến hành nghiên cứu cây Lược Vàng từ những năm 80 của thế kỷ trước, dưới sự lãnh đạo của giáo sư Xêmênov. Trong các nghiên cứu này nổi nhất là công trình của Victo 
Vaxilievitr Têliatrev cho thấy cây Lược Vàng thật sự có những tính chất dược lý mạnh do chứa lượng lớn các chất có hoạt tính sinh học.

Hiện nay các nhà khoa học khoa sinh vật học của Trường đại học tổng hợp Quốc gia Xanh - Petecbua mang tên Ghectxen vẫn tiếp tục tiến hành nghiên cứu ở lĩnh vực này.
Trong dịch cây Lược Vàng chứa các chất có hoạt tính sinh học thuộc các nhóm Flavonoit (Flavonol) và Xteroit (Fitoxterol).
FLAVONOIT - là chất chứa trong thực vật bậc cao. Đa số chúng là  những sắc tố tạo màu cho các bộ phận của thực vật, số khác là những phần tử gốc của các chất dùng thuộc da. Một số flavonoit có tác dụng sát trùng và có hoạt tính vitamin p, chúng được dùng trong công nghiệp dược phẩm để chế biến các phẩm màu, các chất chống ôxy hóa thực phẩm, các chất khử trùng. Flavonoit chứa trong cây Lược Vàng có 2 đại diện là Kvertxetin và Kempferol.
KVERTXETIN (3,4,5,7 tetrahydroflavonol) có hoạt tính vitamin p và chống khối u; có tác dụng chống co thắt, chống oxy hóa, lợi tiểu. Nó được sử dụng chữa các bệnh huyét khối, dị ứng, xuất huyết võng mạc mắt, rối loạn hoạt động mao quản, phong thấp, viêm thận, cao huyết áp, sởi, sốt phát ban, sốt cao.
KEMPFEROL (Kaempferol) có tác dụng tăng sức đề kháng, làm bền mao quản, lợi tiểu, thải muối Natri. Điểm đặc trưng của nó là các tính chất kháng viêm. Nó được sử dụng trong điều trị rối loạn hệ thống niệu đạo, chữa dị ứng, tham gia vào thành phần các phương thuốc kháng viêm.
XTEROIT (Fitoxterol) - Xteroit chứa trong thực vật gọi là Fitoxterol. Những xteroit này là những chất điều hòa sinh học đời sống thực vật; chẳng hạn nếu ngừng tổng hợp xteroit sẽ làm ảnh hưởng sự ra hoa của các thực vật bậc cao. Chúng cũng có mặt rộng rãi trong cơ thể động vật và người, có chức năng của các chất điều hòa sinh học như là các vitamin nhóm D, các axit mật, các nội tiết tố dạng xteroit.
BETA- SITOSTEROL thuộc nhóm liên kết hóa học của Fitoxterol, có hoạt tính extroghen (nội tiết tố sinh dục nữ - có ảnh hưởng đến việc tổng hợp sinh học bạch cầu), có tác dụng chống khối u, chống ung bướu, kháng khuẩn. Beta - sitosterol được sử dụng khi bị rối loạn trao đổi chất (thành phần colesterin tăng cao), chữa các bệnh hệ nội tiết, viêm tuyến tiền liệt, u tuyến tiền liệt. Hiện nay việc nghiên cứu hoạt tính chống ung bướu của chất này đang được đẩy mạnh.

Ngoài những hợp chất sinh học, trong dịch của cây Lược Vàng còn có những nguyên tố quan trọng đối với cơ thể người, như: crôm, niken, sắt, đồng. Crôm tồn tại trong cơ thể người với số lượng cực nhỏ, nhưng có tác dụng rộng rãi trong điều trị vi lượng, sắt tham gia thành phần huyết sắc tố, nếu cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu. Đồng tương tự như sắt, tham gia vận chuyển ôxy, bảo đảm dự trữ ôxy ở não trong quá trình hô hấp tế bào; các i on đồng tham gia thành phần của rất nhiều men để điều hòa các quá trình trao đổi, tham gia hình thành mô xương; gần đây đồng được sử dụng rộng rãi trong y học dân tộc.
Như vậy, cây Lược Vàng thực sự “NHƯ VÀNG” nhìn từ góc độ nó chứa nhiều hoạt chất sinh học và những nguyên tố cần thiết cho cơ thể con người.

CÁCH CHẾ BIẾN THUỐC TỪ CÂY LƯỢC VÀNG


Theo kinh nghiệm chữa bệnh của nhà sinh vật học - thầy thuốc nội khoa thực vật Đmitri Xvetrkin, thuốc chế biến từ cây Lược Vàng bao gồm các chế phẩm chủ yếu là rượu ngâm, nước hãm, cao và dầu.
Rượu ngâm
Để chế rượu ngâm dùng các vòi trưởng thành. Lấy 30-40 đốt vòi (nồng độ có thể thay đổi), nghiền nát cho vào bình thủy tinh hoặc gốm (không dùng bình kim loại), đổ 1 lít vốtca (rượu trắng mạnh), để ở nơi tối chừng 10-15 ngày, hàng ngày lắc đều. Rượu ngâm có màu tím sẫm, sau đó đem lọc và bảo quản ở nơi tối, mát. Để chế rượu ngâm đôi khi dùng cả cây, chỉ để lại ngọn để trồng.
Công dụng: Rượu ngâm với các nồng độ khác nhau dùng uống trong và bôi ngoài để chữa thoái hóa các đốt sống, các vết thương tụ máu, bệnh lao, bệnh hen phế quản, viêm phổi, hồi phục các vết mổ, chữa u niêm mạc (polip), chữa u xơ, u tử cung.

Nước hãm
Để chế nước hãm dùng lá cây. Lấy một lá to, không ngắn hơn 20cm, cho vào bình thủy tinh hoặc gốm (không dùng bình kim loại), đổ 1 lít nước sôi, bọc ủ kỹ trong 24 giờ, có thể dùng phích để hãm. Dung dịch thu được có màu tím đỏ thẫm.
Công dụng: Nước hãm dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm tụy, bệnh gan, bệnh dạ dày - đường ruột, thanh lọc cơ thể.
Nước sắc
Cách 1: Đem lá và thân cây nghiền nhỏ, cho vào xoong men, đổ nước lạnh rồi đun sủi lăn tăn (không đun sôi), để ngâm 6-7 giờ, vắt lấy nước. Sau đó rót nước vào lọ thủy tinh màu tối, bảo quản ở chỗ mát.
Cách 2: Lấy 20-30 đốt vòi nghiền nhỏ, cho vào xoong men, đổ nước nóng rồi đun sủi lăn tăn (không đun sôi), để ngâm 10 giờ, vắt lấy nước. Sau đó rót nước vào lọ thủy tinh màu tối, bảo quản ở chỗ mát.
Công dụng: Nước sắc dùng để chữa bệnh gan, các bệnh ở tuyến dạ dày - ruột, bệnh dị ứng và các bệnh da. Đồng thời để thanh lọc cơ thể và dự phòng các chứng cảm mạo.
Cao
Để chế cao dùng nhũ nhuyễn hoặc dịch ép từ lá và thân cây trộn với mỡ nền. Tùy theo mục đích sử dụng có thể dùng kem, vadơlin, mỡ chồn hoặc mỡ lá lợn sau khi rán làm nền. Tỷ lệ dịch ép và nền là 1:3, tỷ lệ nhũ nhuyễn và nền là 2:3.
Công dụng: Cao mà nền là kem trẻ em hoặc vadơlin dùng để chữa các vét loét do dinh dưỡng, bệnh ngoài da, vết thương tụ máu. Cao mà nền là mỡ lá lợn hoặc mỡ chồn dùng để chữa các bệnh xương khớp hoặc để đánh gió khi bị cảm.
Dầu
Dầu chế từ cây Lược Vàng có thể làm theo 2 cách:
Cách 1: Ép lá và thân cây lấy dịch, bả đem phơi hoặc sấy khô, nghiền nhỏ, trộn với dầu ô liu, sau 2-3 tuần lễ đem chắt. Dầu thu được bảo quản trong bình thủy tinh màu sẫm, để ở nơi tối.
Cách 2: Vòi của cây đem nghiền nhỏ, trộn với dầu ô liu hoặc dầu hướng dương theo tỉ lệ 1:2, đổ vào bình thủy tinh chịu nhiệt, đưa vào thùng sấy, sấy và ủ trong 8 - 10 giờ ở nhiệt độ 30-400C, sau đó đem chắt. Dầu thu được bảo quản trong tủ lạnh. Công dụng: Dầu Lược Vàng dùng để mát xa rất tốt, dùng xoa bóp trị các bệnh viêm khớp, hư khớp và trị các bệnh ở da.

CÁCH SỬ DỤNG CÂY LƯỢC VÀNG CHỮA BỆNH

Ông Dmitri - một chuyên gia nghiên cứu về vây lược vàng cho biết, tùy bệnh và phác đồ điều trị mà sử dụng các bộ phận khác nhau của cây cũng như các chế phẩm như rượu ngâm và nước hãm với nồng độ và liều lượng khác nhau. Có khi sử dụng phối hợp các chế phẩm của cây với các chất khác như mật ong, dầu ăn, dịch cốt rượu vang đỏ, hoặc dùng cây làm một vị trong thang thuốc có nhiều thảo dược. Ngoài ra, còn dùng lá và vòi cây tươi ở dạng nghiền, sát nhỏ hoặc nhai nuốt trực tiếp.
1 - Chữa ngoài
Cây Lược Vàng còn tươi thường được dùng để chữa ngoài.
Sử dụng cây Lược Vàng chữa ngoài:
Chế phẩm từ cây Lược Vàng dùng chữa ngoài có thể là rượu ngâm, dịch ép, các bộ phận của cây nghiền nhỏ hoặc để nguyên. Cách sử dụng có thể dùng băng thấm thuốc, vải bọc thuốc để buộc hoặc dùng cục bông thấm thuốc để chấm.
Vết thương tụ máu:
Khi bị bầm dập tụ máu dùng rượu ngâm, dầu hoặc cao để xoa bóp các vùng thương tổn. Khi bị sưng hoặc thâm tím lấy lá tươi nghiền nhỏ, bọc vải buộc lên vết thương khoảng 2 giờ. Theo quan sát của ông Dmitri nếu dùng rượu ngâm bôi ngay lên vết thương có thể tránh bị bầm tím. Trường hợp bị thương nặng (gãy xương hoặc bầm dập mạnh) nên áp dụng liệu trình chữa bằng rượu ngâm sau đây:
Uống 1 thìa nhỡ rượu ngâm trước bữa ăn 40 phút, uống 3 lần một ngày, kéo dài 10 ngày rồi nghỉ 1 tuần lễ. Sau đó tiếp tục các liệu trình cho đến khi khỏi. Rượu ngâm có tác dụng tăng sức bảo vệ của cơ thể, làm mau lành vết thương, làm mất khả năng viêm nhiễm.
Các vết bỏng nóng, bỏng lạnh. Mụn nhọt. Các vết cắn của thú vật:
Để chữa các vết bỏng, các vết hủy hoại bởi băng tuyết, mụn nhọt hái lá hoặc vòi cây giã nhỏ trong cối sứ, nhũ nhuyễn thu được đem trải lên hai lớp băng gạc chồng lên nhau, đặt lên bề mặt vết thương và buộc lại. Thay băng 2 lần trong một ngày đêm.
Để chữa mụn nhọt, vết thương hở miệng, vết cắn của thú vật, hái lá không ngắn hơn 20cm hoặc 1 phần lá như thế đem rửa sạch rồi rịt lên những chỗ tổn thương.
Lá có tác dụng kháng khuẩn mạnh, làm mau lành vết thương, ngăn ngừa viêm nhiễm, phục hồi các mô nhanh gấp 2 lần. Chính tác giả của cuốn sách này đã trực tiếp được chữa vết bỏng do nước sôi đổ vào ngay tại nhà ông Đmitri nhờ rịt lá tươi và không để lại dấu tích gì.
Các bệnh trên da:
Dịch cây Lược Vàng đôi khi được gọi là “nước tươi”, dùng để chữa các bệnh trên da như viêm da, vẩy nến, nấm da, loét do dinh dưỡng. Dịch chế biến theo cách hái lá dài 20cm, rửa sạch, nghiền trong cối sứ, nhũ nhuyễn gói trong băng gạc, vắt lấy dịch. Hàng ngày dùng bông nhúng vào dịch, chấm lên các vết thương.
Để chữa bệnh viêm da, bệnh vẩy cá và bệnh khô da dùng cao mà nền là mỡ lông cừu. Dầu chế biến theo cách 1 và Cao mà nền là kem trẻ em dùng trang điểm khi da khô và nhạy cảm thì rất tốt. Khi bị mụn trứng cá dùng rượu ngâm để bôi cho kết quả tốt.
Viêm tai:
Có một trường hợp điển hình do ông Dmitri kể lại:
Một bệnh nhân nữ bị viêm tai từ nhỏ, cứ đến mùa thu các cơn đau lại hành hạ, đã nhiều lần điều trị tại bệnh viện cả tháng trời. Lần cuối cùng bác sĩ kết luận “màng nhĩ bị tổn thương”. Đây là bi kịch đối với một nhạc công chuyên nghiệp. Cô ta đã nhờ cậy nhiều bác sĩ, thử dùng nhiều loại thuốc nhưng không đạt kết quả.
Cuối cùng, được sự giúp đỡ của ông Đmiưi, cô đã dùng bông thấm dịch cây Lược Vàng đặt vào lỗ tai, sau chưa đầy một ngày các cơn đau dịu bớt, cảm giác khá hơn. Sau 3 ngày chữa trị như vậy, trạng thái viêm tay biến mất.
Đây là mùa thu đầu tiên cô ta không phải vào bệnh viện, đến tháng 9 năm sau cô ta uống nước hãm để phòng bệnh, uống 2 thìa canh một lần, ngày uống 3 lần trước mỗi bữa ăn 40 phút. Từ đó bệnh không tái phát nữa.
Thoái hoá đốt sống, đau lưng, bệnh xương khớp:
Một bệnh nhân nữ - bạn của ông Dmitri đã chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh bằng rượu ngâm như sau: rất nhiều năm bà bị đau vùng cổ và vai nhất là vào mùa thu và mùa xuân, đến nỗi không thể quay đầu và giơ cánh tay phải lên. Ở bệnh viện bà được chẩn đoán “thoái hóa các đốt sống cổ” và được điều trị với nhiều liệu pháp, trong đó có tiêm, mát xa, day ấn nhưng không khỏi hẳn.

Khi biết tác dụng của cây Lược Vàng, bà đã trồng cây tại nhà, chế rượu ngâm và uống mỗi ngày 2 lần. Lúc đau nặng bà đã thử dùng rượu ngâm xoa lên các đốt sống cổ, sau 5 lần như vậy cơn đau biến đi và cảm thấy nhẹ người. Sau đó bà còn lấy băng gạc gấp nhiều lớp, thấm rượu ngâm rồi đắp lên chỗ đau 2 giờ, làm vậy 2 lần một ngày, bệnh thuyên giảm rất nhanh.
Rượu ngâm dùng trong trường hợp này được ché biến vói nồng độ cao hơn: thái nhỏ 40 đốt vòi, đổ vào 0,5 lít vốtca (rượu trắng mạnh), ngâm 20 ngày, để ở chỗ tối, hàng ngày lắc đều. Dùng ngoài để xoa, đắp; dùng trong uống 1 thìa canh, uống 3 lần trong ngày trước bữa ăn 1 giờ.

Thảo dược ngâm chân của người Dao Đỏ Daodo giúp giảm đau mỏi , tê bại chân tay, ngủ ngon giấc

Đột quỵ:
Trong khi trao đổi, tác giả cuốn sách này tỏ ra không tin lắm những tính chất kỳ diệu của cây Lược Vàng. Ông Dmitri mỉm cười trả lời: Tôi không bắt ai phải tin, tôi chỉ kể những gì tôi biết. Có nhiều toa thuốc và kinh nghiệm chữa bệnh mọi người gửi đến tôi, nhưng do xa xôi không thể kiểm tra được hết. Có những trường hợp tưởng khó có thể xảy ra. Chẳng hạn, nửa năm trước đây có người bạn cũ đi cùng với một khách hàng mang theo cả bao tải khoai tây, dường như để cám ơn.

Tôi ngạc nhiên và nhớ ra, đã khá lâu tôi cho ông ta một đoạn vòi cây Lược Vàng và hướng dẫn cách trồng, cách chế biến rượu ngâm để chữa bệnh vì khi đó ông ta bị đau lưng nặng.
Có được rượu ngâm, vợ ông đã xoa bóp cho ông 2 lần một ngày, không lâu sau các cơn đau chấm dứt. Rượu ngâm tiếp tục được chế biến và bảo quản trong tủ lạnh phòng khi đau yếu.
Mới đây vợ ông bị đột qụy ngay trong giờ dạy học, cả nửa người bên phải bị liệt và phải đưa vào bệnh viện. Ông đã dùng rượu ngâm xoa bóp chân phải, tay phải của vợ; sau một thời gian ngắn chân, tay dần dần cử động lại; ra viện bà tiếp tục được xoa bóp, hiện tại đã khỏi hẳn và trở lại công tác. Vì vậy bà nhờ chồng đưa quà đến biếu.
Tất nhiên tôi đã không nhận quà, nhưng trường hợp thú vị này đã đem lại cho tôi thêm một toa thuốc có ý nghĩa thực tiễn. Tôi hài lòng chia sẻ điều này với ông và các bạn đọc của ông.

2. Sử dụng cây Lược Vàng để uống

Các chế phẩm của cây Lược Vàng là rượu ngâm, nước hãm, cao xoa hoặc hỗn hợp chúng với các thành phần khác như mật ong, dịch cốt rượu vang đỏ, dầu thực vật được sử dụng để uống khi chữa bệnh.
Hen phế quản:
Để chữa hen phế quản, sử dụng rượu ngâm cây Lược Vàng. Lấy 45 đốt vòi nghiền nát, cho vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ, đổ 1,5 lít vốtca (rượu trắng mạnh), để ở chỗ tối và ấm trong vòng 10 ngày, hàng ngày lắc đều. Sau đó lọc và bảo quản ở nơi tối và mát. Rượu ngâm có màu hơi tím (trường hợp này nồng độ rượu ngâm chỉ bằng 2/3 nồng độ rượu ngâm chế theo công thức chung- NBD).

Uống rượu ngâm mỗi lần 1 thìa nhỡ trước bữa ăn 45 phút, uống 3 lần mỗi ngày, có thể uống thường xuyên. Nhiều người xác nhận, sau khi uống 1 năm cảm giác của họ thoải mái hơn, tỏ ra trẻ trung, huyếp áp ổn định. Rất nhiều khách hàng của ông Đmitri còn đề xuất khi lên cơn hen có thể uống 2 thìa canh rượu ngâm hoặc ngậm 1 lá nhỏ nếu cơn ho rút ruột ập đến.

Tuy nhiên ông Đmitri lại dè dặt khi đề cập thực tế này vì hen là một bệnh nguy hiểm, nhất là lúc lên cơn. Ở tình huống đó, bất kỳ thử nghiệm nào cũng cần tránh để tình trạng không xấu hơn do có thể có phản ứng phụ với những chế phẩm từ cây I Lược Vàng mà các nhà khoa học Trường đại học Y Irkutxk đã từng phát hiện trong quá trình nghiên cứu. Chẳng hạn có trường hợp một người quen của ông Đmitri đã thử dùng rượu ngâm để chữa hen; sau 3 lần uống, do nhiệt độ tăng, bị tiêu chảy và xuống sức nên phải ngừng ngay, trong khi cũng rượu đó thì người bà con của ông ta sử dụng nhiều năm liền rất hiệu quả. Như vậy, mỗi người có cơ địa riêng nên phải đặc
biệt cẩn trọng khi sử dụng chứng, nhất là lúc phát bệnh.

Hen phế quản chia làm 2 thể: thể có phản ứng miễn dịch (thể phòng vệ) và thể không có phản ứng miễn dịch (thể tâm thần kinh). Trong mỗi trường hợp có một cách điều trị riêng. Trường hợp hen do tác nhân gây dị ứng thì
chỉ cần loại trừ nó nếu được, còn nếu có biểu hiện tâm thần kinh thì phải loại trừ stress.

Cao cà gai leo nguyên chất giúp giải độc gan, tăng cường chức năng gan

Bệnh lao:
Để chữa các dạng bệnh lao dùng chế phẩm là hỗn hợp cây Lược Vàng cùng mật ong. Lấy vòi và lá to nghiền nhỏ, cho vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ rồi trộn với mật ong theo tỉ lệ 1:1.
Uống 1 thìa trà mỗi lần trước bữa ăn 30 phút, uống 3-4 lần mỗi ngày. Song đừng quên chữa bằng thuốc tây y là chủ yếu, nhất là với các bệnh nặng.
Liệu trình dùng thuốc nhất thiết phải két hợp với các biện pháp khác nhằm nâng cao tính miễn dịch của cơ thể và phục hồi thể chất, bao gồm tuân thủ lịch trình hàng ngày, dinh dưỡng đứng cách, thực hiện khí năng trị liệu, vật lý trị liệu, luyện tập sức khỏe. Tất cả các biện pháp đó cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ điều trị.
Rượu ngâm và chế phẩm là hỗn hợp cây Lược Vàng với mật ong cũng có thể uống để chữa viêm phế quản và các chứng cảm mạo khác. 
 Bệnh tiểu đường, bệnh viêm tụy, bệnh dạ dày - ruột, bệnh sỏi bàng quang:
Đối với các bệnh mãn tính và khó chữa thì việc sử dụng cây Lược Vàng chữa bệnh giành được sự quan tâm rất lớn. Ông Đmitri không có ý khẳng định dùng cây này có thể chữa khỏi hoàn toàn các bệnh kể trên, nhưng những kinh nghiệm thực tế và những phản hồi của khách hàng cho thấy có thể giảm nhẹ bệnh rất nhiều.
Để chữa các bệnh mãn tính, uống nước hãm cây Lược Vàng. Lấy một lá to, dài hơn 20cm, nghiền nhỏ, cho vào bình thủy tinh hay gốm sứ, rót 1 lit nước sôi, đem ủ kỹ trong một ngày đêm. Dung dịch có màu tím - đỏ thẫm. Uống nước ở dạng ấm, uống 3 thìa canh (1/4 cốc) mỗi lần trước bữa ăn 40 phút, uống 3-4 lần trong ngày. Khi chữa các bệnh nêu trên thì việc tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng do bác sĩ chỉ định có ý nghĩa lớn nhất.
Khi uống nước hãm chữa bệnh tiểu đường, ngoài độ đường trong máu giảm, cảm giác thoải mái hơn, khỏe hơn, khả năng làm việc tăng, giảm khát  nước. Khi uống đều đặn nước hãm sẽ làm sạch dạ dày - đường ruột, chứng
đau rát thực quản biến mất, nhu động ruột trở lại bình thường, cơ thể được thanh lọc; các cặn bã, các sỏi nhỏ và cát được đẩy ra khỏi thận, bệnh sỏi bàng quang được đẩy lùi. Kết quả chung là người trở nên năng động hơn, khả năng lao động tốt hơn, nhiều người có thị lực khá hơn và huyết áp giảm.
Nước hãm có thể sử dụng thường xuyên như một biện pháp phòng bệnh, trong nước hãm thực tế không phát hiện thấy các dấu hiệu chống chỉ định.

Ông Dmitri còn đề cập đến một cách tiếp cận khác của một trong những khách hàng thường xuyên của ông. Ồng này bị tiểu đường lâu năm, đã dùng cây Lược Vàng ở dạng tươi; mỗi lần ông ta nhai một mẩu vòi dài 2 - 3 cm
trước bữa ăn 30 phút, nhai 3 lần trong ngày. Ban đầu thực hiện liệu trình 15-30 ngày rồi nghỉ ít ngày, hiện tại thì dùng hàng ngày và đã kéo dài 1 năm.

Theo ông ta không nhận thấy những tác động xấu, người thấy thoải mái hơn, trẻ trung hơn, huyết áp giảm, cân bằng điện giải trở lại bình thường, gai xương biến mất, cột sống trở nên mềm mại. Ngoài ra, các chứng cảm mạo
thường trực được ngăn chặn, răng lợi được bền chặt, bệnh tiêu quanh răng như chưa hề xuất hiện.

Cây gối hạc là một cây thuốc Nam có tác dụng rất tốt trong việc điều trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp

Một số khách hàng của ông Dmitri còn dùng rượu ngâm để chữa bệnh tiểu đường, thực hiện theo phác đồ đặc biệt: mỗi ngày uống 2 lần, ngày đầu tiên hòa 5 giọt vào nước đựng trong thìa canh để uống mỗi lần, những ngày
sau mỗi ngày thêm 1 giọt cho một lần uống cho đến khi đạt 12 giọt một lần; sau đó giảm mỗi ngày 1 giọt cho một lần uống theo tiến trình ngược lại cho đến khi còn 5 giọt như liều lượng ban đầu. Cần tiến hành 5 liệu trình như
vậy; sau liệu trình thứ 1 và 2 nghỉ 1 tuần lễ, sau liệu trình 3 và 4 nghỉ 10 ngày.

Bệnh bạch cầu:

Với các bệnh bạch cầu dùng rượu ngâm cây Lược Vàng hoặc chế phẩm là hỗn hợp cây Lược Vàng trộn với mật ong và dịch cốt của rượu vang đỏ.

Đem cả cây hoặc chỉ các vòi của cây nghiền nhỏ trong bình thủy tình hoặc gốm sứ, sau đó trộn với mật ong theo tỉ lệ 1:1, đổ thêm 2 phần dịch cốt rượu vang đỏ, để ngâm trong 40 ngày, uống chế phẩm này mỗi lần một thìa
canh trước bữa ăn 40 phút, uống 3 lần mỗi ngày.

Uống rượu ngâm nên pha với 1/2 cốc nước sắc hoa của cây dẻ ngựa.
Nước sắc chế biến như sau: đong 1 thìa canh hoa khô, rót vào 1 cốc nước sôi, đun đến khi sôi đều, để sau một ngày đêm thì uống.

Các mép dính sau mổ, u niêm mạc (polip), u nang buồng trứng, u tử cung:

Về lĩnh vực sử dụng cây Lược Vàng, ông Đmitri đã giới thiệu cho tác giả của cuốn sách này rất nhiều bức thư khác nhau mà mọi người gửi đến. Có người xin tư vấn, có người chia sẻ kinh nghiệm, có người cảm ơn vì sự giúp đỡ, có người đề nghị gửi thuốc hoặc các thang thuốc cho mình. Gần đây nhiều người muốn biết kiếm cây Lược Vàng ở đâu, trong số đó có những người đã trải qua những ca phẫu thuật phức tạp và rất kỳ vọng ở tính chất chữa trị “màu nhiệm” của cây này.

Tuy nhiên nhiều người đã tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng từ những nguồn không am hiểu, đã có sự nhầm lẫn dược tính của cây Đikhora và Cây Lược Vàng. Ồng Đmitri khẳng định các tính chất chữa bệnh của cây
Đikhora chưa được nghiên cứu kỹ, vì vậy sử dụng nó để chữa bệnh ở giai đoạn sau phẫu thuật là chưa nên. Thực tế cho thấy, cây Lược Vàng được sử dụng để chữa trị sau phẫu thuật rất có kết quả ở dạng rượu ngâm với liều lượng tính theo giọt (ở đây tác giả tập trung giới thiệu dùng cây Lược Vàng trị bệnh sau mổ vì các bệnh nêu trên đều liên quan đến biện pháp phẫu thuật người biên dịch).

Để chế biến rượu ngâm, lấy 25 đốt vòi đem nghiền nhỏ, đổ vào 0,25 lít vôtca (rượu trắng mạnh), ngâm trong 2 tuần lễ, sau đó đem lọc. Dung dịch có màu tím sẫm (ở đây rượu ngâm có nồng độ cao gấp đôi so với công thức chế biến chung - người biên dịch).
Phác đồ sử dụng rượu ngâm như sau:
Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Mỗi lần hòa 10 giọt rượu ngâm với 30ml nước rồi uống trước bữa ăn 40 phút. Mỗi ngày tiếp theo bổ sung thêm 1 giọt cho mỗi lần uống cho đến ngày thứ 25. Như vậy ngày cuối cùng của lượt đi uống 35 giọt mỗi lần.
Lặp lại lượt về, giảm dần liều lượng mỗi ngày 1 giọt cho mỗi lần, cho đến ngày cuối cùng của một liệu trình (50 ngày) là 10 giọt mỗi lần.
-Yêu cầu thực hiện 4 - 5 liệu trình. Sau liệu trinh thứ 1 và 2 nghỉ 1 tuần lễ, sau các liệu trình tiếp theo nghỉ 10 ngày.
Kết quả sử dụng rượu ngâm cho thấy, cảm giác trong người thoải mái hơn, thời gian phục hồi sau phẫu thuật rút ngắn, vết mổ nhanh liền hơn. Để tăng hiệu quả chữa bệnh có thể dùng băng có lót bông đem thấm dịch cây
Lược Vàng để đắp lên vết mổ.
Bệnh ung thư:
Để cập đế bệnh ung thư, ông Dmitri cho biết, đã tìm thấy rất nhiều thông tin về cây Đikhora, rằng nó giúp chữa ung thư ở mọi giai đoạn, nhưng ông tỏ ra nghi ngờ điều này. Bản thân ông chỉ nhận được những bức thư với
lời đề nghị gửi cây Lược Vàng và các toa thuốc sử dụng nó để chữa ung thư, còn những bức thư khẳng định tác dụng chữa ung thư của thuốc hầu như rất ít. Đây là một trong những bức thư như vậy: “Mẹ tôi đang uống rượu ngâm cây Lược Vàng để chữa ung thư dạ dầy. Sau khi uống 2 tuần lễ, các cơn đau qua đi, nhưng sức khỏe giảm sút rất nhiều. Liệu điều này có bình thường không và liệu có thể không pha chế cây Lược Vàng với rượu? Reghina, thành phố Kraxnôđar.
Vậy là có biết bao nhiêu những bức thư dạng đó cần phải giải đáp, trong khi nhiều người cứ vô tư đón nhận những toa thuốc chưa được kiểm chứng, còn nền y học chính thống chưa thể giúp sức, nhưng đằng nào thì mọi người cũng không thể dửng dưng với chính cơ thể của mình. Ông Đmitri từng nghe người ta đã đưa đến trung tâm giải độc những người bị ngộ độc bởi rượu ngâm cây Lược Vàng, nhưng nguyên nhân thật sự ở đâu thì không ai làm rõ.
Có thể rượu ngâm pha chế không đúng cách, có thể rượu vôtca không bảo đảm chất lượng; nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần rất thận trọng khi dùng thuốc; vì cùng một chế phẩm có thể lúc là chất độc, lúc là thuốc tùy thuộc vào liều lượng và từng trường hợp sử dụng cụ thể. Để chữa ung thư, sử dụng chủ yếu những chế phẩm liều thấp có tác dụng mạnh như gấu tàu, độc sâm, bột hoặc dung dịch clorit thủy ngân. và rượu ngâm từ cây Lược Vàng cũng thuộc loại này.

Vì vậy không phải ngẫu nhiên khi chỉ định phác đồ điều trị bệnh sau phẫu thuật lại cho uống liều lượng vẻn vẹn 10 giọt rượu ngâm mỗi lần ở ngày đầu. Phương pháp uống thuốc có tác dụng mạnh đó gọi là phương pháp Nga hoàng, do chính Nga hoàng Đavid mô tả. Trong trường hợp này cơ thể tích lũy dần dần hoạt chất của thuốc, nếu độc tố trong hoạt chất có liều lượng nhỏ thì không gây tác hại, theo thời gian sẽ được đào thải, nhưng trong trường hợp khác các độc tố là những liên kết không thể đào thải khỏi cơ thể, tích tụ dần đến nồng độ nhất định thì sẽ gây ngô độc.

Trước tiên đó là những muối kim loại nặng, đang tồn tại xung quanh ta với số lượng rất lớn. Theo các nhà khoa học những muối này chính là những tác nhân chủ yếu gây ung thư.
Về việc sử dụng cây Lược Vàng chữa ung thư, ông Đmitri giới thiệu 1 toa thuốc khá độc đáo, đó là huyền phù dầu, chế biến theo cách: đong chính xác và cho vào bình thủy tinh 40ml dầu hướng dương thô (chưa loại bỏ tạp
chất - người biên dịch) hoặc dầu gai chưa nấu trộn với 30ml rượu ngâm cây Lược Vàng chế biến theo công thức để chữa hen phế quản, đậy nắp kín, sóc đều rồi uống hết ngay để hỗn hợp không kịp phân tách trở lại.
Yêu cầu uống 3 lần một ngày lúc đói trước bữa ăn 20 phút, trong thời gian đó không được ăn hoặc uống tý gì, chỉ được uống sau khi ăn. Uống huyền phù dầu vào thời điểm nhất định là tốt nhất, uống 10 ngày, nghỉ 5-7 ngày. Cứ như vậy lặp lại các chu trình cho đến khi khỏi bệnh.
Sau khi uống chế phẩm nói trên, các trường hợp chữa ung thư dạ dày, phổi, tuyến vú cho kết quả khả quan. Đối với bệnh gan thì không dùng chế phẩm này vì rượu ngâm trong đó là chất chống chỉ định. Khi bị ung thư tuyến giáp trạng thì dùng rượu ngâm chế biến từ cả cây chứ không chỉ từ vòi cây.
Khi thực hiện liệu trình trị bệnh, sức khỏe có thể giảm mạnh, có thể bị tiêu chảy, điều đó chứng tỏ cơ thể đang được thanh lọc; trường hợp các u lớn bị tiêu hủy có thể phát hiện các vết máu trong phân. Những người dùng
thuốc này đều khẳng định, đây là những biểu hiện bình thường và do đó không nên dừng uống thuốc khi đang điều trị.
Trong trường hợp đã thực hiện hóa trị, xạ trị hoặc uống thuốc mà nguồn gốc là thảo dược tác động mạnh cần có quãng nghỉ không dưới 1 tháng trước khi bắt đầu chữa trị bằng huyền phù dầu. Trong thời gian này nên tiến hành thanh lọc độc tố bằng cách uống nước sắc hạt cây gai. Lấy một cốc hạt, đổ 3 lít nước sôi, đun cách thủy 2 giờ, làm nguội, uống nước ở dạng ấm, mỗi ngày đêm uống 1,5 lít, uống kéo dài 1 tháng. Nếu đã thực hiện tán xạ thì nên uống nước nấu hoa cây dẻ ngựa. Lấy 7 thìa canh hoa khô, đổ 1 lít nước, đun sôi, ủ
kỹ và để ngâm qua đêm; toàn bộ nước nấu uống hết trong ngày.
Những người dùng huyền phù dầu khẳng định, các khối u không lớn được loại trừ sau vài tháng, các trường hợp nặng hơn cần tới hơn nửa năm, song chỉ cần 1,5-3 tháng các khối u đã bắt đầu xẹp đi, cơn đau biến mất, ăn
ngon miệng hơn. Một số người còn tư vấn lấy cục bông thấm huyền phù dầu đặt vào các lỗ rò, các vết loét và cổ tử cung; thay cục bông hàng ngày. Khi bị ung thư trực tràng có thể thực hiện thụt tháo lượng nhỏ (15-20 ml) bằng chế phẩm này mỗi tối.
Trong thực tế chữa trị cần có quy ước trước là: nếu đã định uống thuốc thì không được ngừng giữa chừng vì các tế bào ung thư bị tiêu diệt bắt đầu từ ngày thứ 4 trở đi kể từ lúc bắt đầu uống; thời gian này các cơn đau có thể
xuất hiện hoặc tăng nặng, nhưng rồi sẽ giảm hoặc qua đi sau vài ngày. Đôi khi xuất hiện các chứng phù thũng, nhưng rồi cũng sẽ qua khỏi sau một thời gian ngắn.
Việc chữa trị bằng huyền phù dầu có thể áp dụng cho các bệnh nhân có bệnh thiếu máu cục bộ ở tim, bệnh cao huyết áp, bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, u tuyến tiền liệt, loét dạ dày. Nó cân bằng trao đổi chất, cải
thiện hoạt động của tim và tình trạng các huyết quản.
Khi dùng thuốc này phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng. Trong khẩu phần ăn phải loại trừ đồ rán, cay, mặn, đồ ngâm tẩm và các thực phẩm chứa mỡ động vật. Nên giảm sử dụng đồ ngọt như mật ong, mứt, kẹo, sữa và các sản phẩm dạng sữa chua. Nên ưu tiên dùng các loại rau như khoai tây, củ cải đỏ, cà rốt, cà chua và dịch ép của nó. Các thực phẩm như cá, các loại cháo, quả hồ đào, đồ ăn thô có xơ, các hoa quả ít ngọt, các loại hạt cũng rất có lợi.
Các đề xuất trên chẳng có gì mới, kể cả toa thuốc chống ung thư - rượu vốtca pha dầu, đã nổi tiếng từ rất lâu, nó đôi khi được gọi là “dầu Sevtrencô”, còn toa thuốc của ông Đmitri chỉ khác ở đây là thay rượu vốtca bằng rượu
ngâm cây Lược Vàng. Hiệu ứng chữa bệnh của hỗn hợp dầu thảo mộc với rượu vốtca dựa trên cơ sở tăng cường phản ứng ôxy hóa cao độ diễn ra trong các tế bào ung thư. Đây là những phản ứng dây chuyền thiêu đốt các chất nhờn của các màng tế bào, do đó các tế bào bị tiêu diệt. Nhưng mặt trái của vấn đề là lượng ôxy trong các mô khỏe giảm, nên bệnh nhân phải năng tiếp xúc với không khí trong lành.
Song tất cả không chỉ đơn giản như vậy, không phải hễ muốn là được.
Các nhà khoa học Đức của trưng tâm ung thư đã tiến hành hàng loạt thực nghiệm, các kết quả cho thấy ở nữ giới dùng dầu hướng dương trong đồ ăn khả năng phát bệnh ung thư cao gấp 40 lần so với ở nam giới; điều ngạc nhiên này có lẽ nằm trong những khác biệt về nội tiết tố của hai giới.
Vậy phải chăng việc sử dụng cây Lược Vàng để chữa trị ung thư chưa có bằng chứng xác đáng? Không phải vậy - ông Đmitri khẳng định và cho biết, nếu thực tế đúng như thế thì ngay chỉ nhắc qua lĩnh vực sử dụng này
ông cũng chẳng muốn nghĩ tới.
Chuyện là ở chỗ, những tin tức về hoạt tính chống ung bướu của nó rất nghèo nàn và rời rạc. Song, ngay từ năm 1976 vấn đề này đã được đề cập trong các báo cáo nghiên cứu của Viện ung thư quốc gia Mỹ (NIC). Trong
quá trình tìm tòi bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ 20, đã nghiên cứu tới 30.000 loại thực vật. Từ một trong số hàng chục loại mới phát hiện được các chất có hoạt tính chống ung thư, song đáng tiếc là trong số đó rất nhiều chất lại gây độc hại đối với toàn cơ thể hơn là đối với các tế bào ung thư, nghĩa là các chất đó tác động vâo các tế bào phân chia tự do và vào cả các tế bào khỏe mạnh. Nếu các chất hiện hữu trong cây Lược Vàng được xếp vào nhóm này thì việc sử dụng chúng mà thiếu sự kiểm soát của ngành y tế và không theo liều lượng chính xác có thể dẫn đến những hậu quả xấu, mặc dù mục đích sử dụng là thiết thực.
Trong các công trình của các đồng nghiệp Mỹ cũng chỉ tìm thấy trongthành phần của thực vật chỉ chứa một chất có hoạt tính chống ung bướu - đó là Beta-sitosterol, nhưng nó rõ ràng không thuộc các liên kết có tác động mạnh để tiêu diệt các tế bào.
Ông Đmitri cũng cho biết, trong tự nhiên còn có hai nhóm liên kết khác có thể có ảnh hưởng tích cực trong điều trị ung thư nhưng lại không tác động trực tiếp đến khối u. Nhóm thứ nhất là những kích thích tố của hệ miễn dịch,
bao gồm các Interferon và các Interferonoghen, chúng có số lượng lớn trong hành, tỏi và lô hội (nha đam), nhưng chỉ là phần bổ sung hữu hiệu trong toàn bộ việc chữa trị và cũng chỉ có hoạt tính chống ung bướu mang tính dự phòng. Nhóm thứ hai là các chất tăng cường trạng thái cơ thể nhờ đào thải nhanh các độc tố; đó chính là các hoạt chất flavonoit và fitoxterol hiện diện trong cây Lược Vàng. Vậy hoàn toàn có thể tin rằng ngoài những liên kết này, cây Lược Vàng còn chứa các chất chuyên biệt khác nữa có những tính chất chống ung bướu.
Chữa trị ung thư là vấn đề vô cùng phức tạp, thật khó mà khuyên bảo cụ thể điều gì; khả năng thực hiện triệt để còn đang ở phía trước. Nhưng có thể khẳng định, kết quả chữa trị bất kỳ bệnh gì phần lớn phụ thuộc vào trạng thái tinh thần và thể chất của con người, cái chính là không được buông xuôi và phải tin vào chiến thắng.
Cai nghiện thuốc lá:
Cây Lược Vàng không chỉ chữa được bệnh mà còn giúp loại trừ những thói quen có hại. Có rất nhiều bức thư do những người đã uống rượu ngâm gửi cho ông Đmitri chứng minh việc này. Đây là một trong những bức thư như vậy:
“Tôi bắt đầu uống rượu ngâm do kém ăn, kém ngủ, luôn khó ở; rồi quyết định bỏ hút thuốc và thực hiện rèn luyện thân thể. uống đến ngày thứ 4, thèm đến mức không chịu nổi, tôi hút thuốc lá trở lại, hậu quả là bị dị ứng, da mẩn đỏ, ngứa dữ dội; tôi ngừng uống rượu ngâm và uống thuốc chống dị ứng; thế rồi sự thèm muốn hút thuốc không xuất hiện nữa. Qua một tuần lễ tôi lại uống rượu ngâm và uống cho đến nay đã được nửa năm. Thời gian này tôi cảm thấy thoải mái, sức khỏe sung mãn, ăn ngon miệng hơn và không thèm hút thuốc lá nữa. Nhân tiện tôi xin thông báo, người khuyên tôi uốngrượu ngâm là một bệnh nhân hen, đang dùng chế phẩm này cũng có tác dụng rất tốt.
Kuzmin I.N., thành phố Varônhet.”.

Nước súc miệng thảo dược Orin với chiết xuất từ cây lược vàng, canh đào, kha tử và lá xoài có tác dụng làm giảm các mảng bám, cao răng, làm sạch răng và khoang miệng, giảm tình trạng hôi miệng.

Vậy đa số các trường hợp mắc bệnh là do tự mình gây nên. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ít vận động, ăn uống không điều độ, đặc biệt những người quen ăn nhiều mỡ, uống nhiều rượu mạnh, hút nhiều thuốc, hay bị stress thường dễ mắc bệnh. Lúc đầu họ dồn cơ thể mình vào góc tối, gồng mình chống đỡ sự quá tải rồi phát bệnh và vội vã tìm cách chữa trị.
Nhưng như thế chẳng qua chữa trị một đường, gây tổn hại đường khác. Điều đó cũng đúng với cách dùng thuốc liều thấp, nhiều người cho rằng chữa bệnh bằng thảo dược hoặc dùng các phương thuốc dân gian thì không gây hại sức  khỏe, nhưng họ đã lầm. Nhiều thực vật chứa các chất có hoạt tính cực mạnh, nhưng không phải cơ thể nào cũng phản ứng với chúng như nhau, chẳng hạn chỉ là những nhánh tỏi, nhưng ăn đến mức nào đó cũng có thể làm đau dạ dầy. Đó chính là điều nói về các cây cỏ mà tác dụng chữa bệnh của chúng còn chưa được nghiên cứu tận gốc, vì vậy ứng xử với chứng cần hết sức thận trọng.

TỔNG HỢP TÁC DỤNG CHỮA BỆNH TỪ CÂY LƯỢC VÀNG

 

KS. Nguyễn Hoàng Linh

1. Chữa đau răng, sưng mộng chân răng: nhai, ngậm lá Lược Vàng ngày 3 lần sáng, trưa, tối cho đến khỏi vẫn sử dụng cho triệt để.
2. Bệnh huyết áp thấp: uống rượu ngâm Lược Vàng 2 buổi trưa, tối trước lúc ăn, mỗi lần khoảng 15 giọt, buổi sáng sớm, tối ăn 1 lá, kết hợp đi bộ.
3. Viêm khớp: kết hợp vừa uống vừa xoa bóp bên ngoài. Hoặc cũng có thể dùng lá giã nhỏ rồi đắp lên mỗi lần bị đau khớp, một ngày chỉ cần đắp vài lần là khỏi, không cần uống.
4. Bệnh trĩ: nhai lá Lược Vàng già, mỗi ngày khoảng 3 lá.
5. Bị thương chảy máu hoặc bị bầm tím, rạn xương, ảnh hưởng đến xương: Dùng lá Lược Vàng già nhai sau đó đắp lên vừng bị thương, băng bó lại. hoặc dùng rượu cây Lược Vàng xoa bóp lên chỗ thương,vết mổ, ngày 2- lần, mỗi lần xoa bóp khỏang 30’.
6. Chữa sỏi thận: ăn lá hoặc uống rượu Lược Vàng hoặc vữa ăn vừa uống, uống phải có thời gian nghỉ theo 10-5-10-5.
7. Các bệnh về mắt như đục thủy tỉnh thể mắt, đau mắt hột: dùng lá Lược Vàng giã nhỏ rồi đắp lên, ngày 2 lần, mỗi lần 30’.
8. Các bệnh về miệng như lở miệng, nhiệt miệng: dùng lá Lược vàng nhai,ngậm mỗi ngày 3 lần mỗi lần một lá, khoảng 20 - 30’.
9. Viêm họng mãn tính, viêm phế quản: chỉ cần uống rượu lược vàng vào tối và súc miệng sáng. Có thể sẽ gây ngứa cổ nhưng không sao. Hoặc cũng có thể chỉ cần nhai, ngậm và nuốt lá Lược vàng ngày 2 lần là khỏi.
10. Các bệnh về xương, khớp như bị đau, thoái hóa xương ở các loại xương cổ, xương cột sống, xương tay, chân: Dùng rượu Lược Vàng xoa bóp ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 20’, vừa ăn ngày 3 lá 3 bữa sáng, chiều, tối. Dùng cho đến sau khi khỏi vẫn dùng để triệt để bệnh.
11. Tiểu đường, đau sỏi thận, đau dạ dày: uống rượu lược vàng chữa trị dài ngày, ngày uống 3 lần, chú ý cách uống.
12. U bướu, bỏng: dùng lá lược vàng nhai, giã nhỏ đắp lên ngày 2 - 3 lần.
13. Chữa ung thư ác tính, ung thư do lympho, các loại bệnh ung thư như ung thư dạ dày: vừa uống rượu lược vàng vừa ăn lá lược vàng lâu dài.
14. Các nhóm bệnh về hô hấp, tiêu hóa, đau dạ dày, răng, miệng, tiết niệu, đau gan thận, u, bướu, chấn thương, táo bón, bí đại tiểu tiện.
15. Tai biến mạch máu não: dùng cả uống rượu ngâm (ngày 3 lần trước lúc ăn) lẫn ăn lá (sáng, tối).
16. Tim mạch, dạ dày, viêm loét hoành tá tràng hen phế quản, viêm họng: vừa uống vừa bôi.
17. Chữa tiểu đường, mỡ máu.
18. Các bệnh đau đầu, đau đầu do dây thần kinh.
19. Đau răng, đau họng:
nhai (chậm), ngậm lá Lược Vàng và nuốt, dung thêm bã đắp ngoài chỗ bị sưng hoặc dùng rượu ngâm xoa bóp lên,.
20. Viêm mũi dị ứng: ăn lá và nhỏ rượu Lược Vàng hoặc nước giã lá Lược Vàng vào mũi.

KẾT LUẬN


Thực tiễn cuộc chiến chống chọi với bệnh tật để giành lấy sự sống bình yên cho mỗi thành viên trong cộng đồng đã mách bảo người dân: "Phải tự cứu lấy mình trước khi trời cứu". Hãy "tự làm bác sĩ". Vì vậy, họ không còn thời gian để chờ đến khi công bố kết quả nghiên cứu về hiệu quả trị bệnh của ngành y, rồi mới sử dụng Lược Vàng để chữa bệnh. Người dân đang tự chữa bệnh bằng thảo dược Lược Vàng theo quy luật sinh tồn rất tự nhiên là thế đấy"!.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, trong lịch sử dân gian, chữa bệnh bao giờ nhân dân cũng đi trước, nhất là khi còn nghèo và khoa học sẽ theo đó mà đi sâu phát triển lên mà thôi. Thời trước, Tây y chưa có, chỉ có thảo dược.
Người cao tuổi hãy làm việc này, nhận sứ mệnh lịch sử này, hãy tiếp tục thể nghiệm trên đám đông rồi tự báo cáo, ai không có điều kiện viết thì thông qua các Chi hội, các Hội Người cao tuổi, đúc kết để "chủ nhiệm đề tài quốc gia tự phát" đúng hướng "thực sự vì dân", "vì người nghèo" của Tổng biên tập Kim Quốc Hoa, sẽ tổng hợp, phân tích thống kê đám đông cực lớn, biết đâu sẽ có tập 2 "Lược Vàng quý hơn vàng" của hàng triệu người đã "tự thể nghiệm” mà chẳng tốn kém gì. Hoàn toàn có thể làm được như vậy.
Người cao tuổi hãy tiếp tục mở rộng việc "thể nghiệm" dùng Lược Vàng để "tự cứu mình" và tự nguyện góp phần "lo cho con cháu" sẽ đánh giá đúng "giá trị Vàng của cây Lược Vàng" trong tương lai. Tôi vẫn tiếp tục thể nghiệm kết hợp Tây y với Đông y và cả với "Linh phù" để chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ có hiệu nghiệm cùng với việc rèn thân thể, rèn trí tuệ.

Nguyễn Đức Thuần, 79 tuổi


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng