Cây gối hạc (1kg)

80.000đ

gh

Cây Gối hạc hay còn gọi là cây mũn, Bí dại, Củ rối, Phỉ tử , Kim lê, Trúc vòng, Mạy chia (Tày), Co còn ma (Thái), Mìa sẻng (Dao) có tên khoa học Leea rubra Blume, thuộc phân giới Thực vật (Phylla), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), họ Gối hạc (Leeaceae), chi Gối hạc (Leea Royen ex L.).


Còn hàng
1

Cây Gối hạc có tên khoa học là Leea rubra Blume ex Spreng, thuộc họ Gối hạc (Leeaceae) là cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở nước ta, Gối hạc phân bố rộng khắp từ những cánh rừng Tây Bắc đến Tây Nguyên, cây được tìm thấy ở khu vực núi đá Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, đảo Phú Quốc.

Rễ và thân Gối hạc là vị thuốc nam được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa sưng tấy, phong thấp sưng đầu gối. Ngoài ra, rễ sắc cho phụ nữ mới sinh giúp ăn uống ngon miệng. Hạt trị giun đũa và sán sơ mít. 

Hiện nay, vị thuốc Gối hạc được sử dụng rất phổ biến trong dân gian cũng như trong hệ thống các bệnh viện y học cổ truyền của Việt Nam để điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, tê thấp, chữa sưng tấy (chứng bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao ở nước ta). Vị Gối hạc cũng đang được xem xét đưa vào danh mục vị thuốc thiết yếu của Việt  Nam.

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây Gối hạc là một loại cây gỗ nhỏ. Chúng thường mọc thành bụi dày, thẳng đứng có chiều cao từ 1 – 1,5m. Dược liệu phân thành nhiều cành. Thân dược liệu có hình zic zắc, tiết diện tròn, tồn tại với 6 – 7 cạnh lồi. Thân non chứa dịch nhầy, có màu xanh lục, xuất hiện nhiều chấm với màu tía. Gốc lóng phù to, có màu tía và có lông mịn màu trắng nhưng không nhiều. Khi già thân có màu xám đen, sần sùi. Lá dược liệu thường mọc cách nhau, có chất nhầy, kép lông chim 2 – 3 lần. Lá chét 3 -7.

Phiến lá hình bầu dục thuôn, có gốc nhọn hoặc tròn, đầu có đuôi nhọn. Lá có chiều rộng từ 4 – 6cm, chiều dài từ 9 – 12cm. Mặt trên của lá có màu xanh lục sậm, mặt dưới của lá xuất hiện với màu nhạt hơn. Gân lá có lông ngắn, mép lá có răng cưa nhọn.

Lá kèm là hai phiến mỏng, có chiều dài từ 10 – 30mm, chiều rộng 3 – 5mm. Chúng dính vào hai bên dáy của cuống lá. Cụm hoa ngù, mọc đối diện với lá ở phía ngọn cành, có cuống màu đỏ hoặc không có cuống. Cuống dài 1,5 – 2,5cm, có rãnh dọc trên bề mặt và có nhiều lông mịn.

Quả dược liệu có đường kính từ 6 – 7mm, hạt 4 – 6 và có chiều dài 4mm. Quả khi chín sẽ có màu đen. Mùa hoa quả vào tháng 5 – 10.

Tác dụng trị bệnh của cây gối hạc

Theo Đông y

Cây Gối hạc có tính mát, vị ngọt đắng. Quy vào 3 kinh phế, tỳ và vị.
Theo Y học cổ truyền, cây gối hạc có tác dụng tiêu trừ sưng tấy, giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu do các bệnh xương khớp gây ra, trong đó có bệnh viêm khớp và phong thấp.
Ngoài ra, cây Gối hạc có tác dụng lưu thông khí huyết giúp máu lưu thông và vận chuyển đến nuôi các khớp xương rất tốt, từ đó, thúc đẩy quá trình hồi phục, ngăn ngừa và làm chậm quá trình hủy hoại xương.
Tác dụng kháng viêm giúp kiểm soát quá trình viêm nhiễm, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. 

Ngoài ra, trong y học hiện đại, theo những nghiên cứu được công bố gần đây. Người ta đã dung dịch chiết từ thân, rễ, lá cây gối hạc và thử nghiệm chúng đối với chuột bạch và đi đến những kết luận sau:

- Thông qua các thí nghiệm đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm trên chuột đã chứng minh được tính khoa học của việc sử dụng rễ Gối hạc để chữa tiêu sưng, xung huyết và tê thấp, đau nhức xương khớp trong dân gian.

- Chiết xuất từ rễ, thân và lá gối hạc có khả năng chống oxy hóa mạnh

- Cao rễ và thân gối hạc có tác dụng chống viêm, giảm đau.

- Theo kinh nghiệm dân gian bộ phận dùng là rễ Gối, thân gối hạc, nhưng khi thử tác dụng của dịch chiết lá Gối hạc vẫn cho tác dụng tốt. Cao chiết ethanol lá Gối hạc cũng thể hiện tác dụng tốt trong các thí nghiệm đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi, chống viêm cấp và chống viêm mạn (thậm chí còn tốt hơn so với cao ethanol rễ). Các kết quả này gợi mở ra những hướng mới trong nghiên cứu giúp khai thác bền vững và hiệu quả dược liệu Gối hạc. 

Thảo dược ngâm chân của người Dao Đỏ Daodo cũng góp phần tiêu trừ phong thấp, đau nhức xương khớp và chứng mất ngủ

Cách dùng và liều dùng

1. Cách sắc uống: ngày dùng 15 - 20g (củ hoặc thân cành khô) sắc với 1,2 lít nước uống trong ngày.

2. Cách ngâm rượu gối hạc: 1kg củ khô, cây khô ngâm với 3 - 4 lít rượu, ngâm 1 tháng là dùng được. Ngày uống 2 - 3 ly nhỏ trong mỗi bữa ăn (rượu gối hạc thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp và phong tê thấp).

Liên hệ đặt mua: 

Địa chỉ: số 101/293 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

SĐT: 0912944324, 0356150986

Ship hàng toàn quốc

  • Đánh giá của bạn

Sản phẩm liên quan

190.000đ

Hà thủ ô là loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loại cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét...

135.000đ

Mú từn hay “cù boong lậu” ( = cứng như dùi đục) loại rễ cây rất cứng màu đỏ này rắn như dùi đục, phải dùng rìu của đám thợ sơn tràng khi xưa mới có thể chặt nổi. Loại rễ cây khiến người Dao phải đặt ra một quy định là con trai dưới 20 tuổi không được sử dụng.

80.000đ

Theo Đông y, thông thảo vị ngọt nhạt, tính hàn; vào kinh phế và vị. Có tác dụng tả phế lợi thủy, lợi sữa. 

175.000đ

Thập toàn đại bổ là phương thuốc nổi tiếng trong Đông y, dùng được cho cả đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ. Có tác dụng bổ cả khí lẫn huyết. Trị khí huyết đều hư : bồi bổ cơ thể suy nhược, thiếu máu, sắc mặt nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, đoản khí, ngại nói, tràng nhạc, di mộng tinh, kém ăn, chậm tiêu, tay chân mệt mỏi, thị lực giảm, người mới ốm dậy, sau khi bị thương khỏi, phụ nữ đẻ xuất huyết mới khỏi. Tuỳ thể trạng sức khoẻ, bệnh tật mỗi người mà thuốc gia giảm cho phù hợp.

175.000đ

Rễ bồ công anh được biết đến như là một loại thuốc bổ gan. Một loại thuốc thuốc nhuận tràng có vị đắng cũng được làm từ rễ cây bồ công anh. rễ bồ công anh cũng đang được nghiên cứu trong điều trị các bệnh ung thư. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị thuốc này.

200.000đ

Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế đã đánh giá tác dụng của dược liệu Xuyên tâm liên trong phòng chống COVID-19. Mới đây, kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu y học cổ truyền Thái Lan cho thấy, trong vòng 3 ngày kể từ khi sử dụng Xuyên tâm liên, tình trạng của các tình nguyện viên mắc COVID-19 đều được cải thiện…

350.000đ

Theo Đông y, quả có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, cố tinh, lợi thấp, thông sữa. Thân và rễ vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, giải độc. Lá có vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng giải độc.

150.000đ

Xuyên tâm liên là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc thường dùng trong y học cổ truyền. Vị thuốc này đã từng được coi như “thần dược” của thời bao cấp ở nước ta. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn sau ngày giải phóng, khi đó Xuyên tâm liên được dùng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Hiện nay, trong điều trị Covid -19, các nhà khoa học đã kết luận Xuyên tâm liên có tác dụng điều trị Covid ở giai đoạn mới khởi phát.

450.000đ

Cao cà gai leo của chúng tôi được nấu từ 100 % thảo dược cây và rễ cà gai leo, chúng tôi không độn thêm bất cứ thứ gì khác. Do vậy sản phẩm đạt chất lượng cao, hiệu quả thấy rõ sau khi sử dụng

600.000đ

Củ tam thất là dược liệu quý được lưu truyền từ hàng ngàn đời nay. Công hiệu của nó rất tốt với bệnh ứ huyết. Nó lại cầm được huyết, lại chữa khỏi đau, tiêu tan những chỗ sưng đau, nó là một vị thuốc chữa huyết bệnh.

350.000đ

Ích trí nhân là vị thuốc quý trong Đông y. Nó có vị cay tính ôn, có tác dụng làm ấm thận, tỳ vị. Dùng làm thuốc chữa đái dầm, nín đái không được. Đi tiểu đêm quá nhiều lần, di tinh. Liều dùng từ 5 gram đến 15 gram dưới dạng sắc uống.

350.000đ

Sinh địa hoàng là vị thuốc quý trong Đông y, giúp mát dịu mạch máu, thấm nhuần mà lưu thông, cầm được huyết, thông được tiểu tiện, giải bớt khí nóng, làm cho khỏi ho, khỏi đau, lại cầm được huyết, bổ thêm và giúp ích cho phần huyết kém.

200.000đ

Trong mật ong, thiên nhiên đã trao cho chúng ta một trong những tặng vật quý báu nhất. Giá trị của nó đối với cơ thể con người, hiện nay vẫn còn biết quá ít hoặc tìm hiểu rất ít (E. Tsander)
Đã thêm vào giỏ hàng