Huyệt vị là gì và cách xác định huyệt vị trên cơ thể

Các phương pháp chữ bệnh không dùng thuốc trong y học cổ truyền phương Đông ngày nay càng lúc càng được mọi người quan tâm. Nổi bật có 3 phương pháp: phương pháp giải huyệt, án ma pháp phương pháp khí công. Cả 3 phương pháp này đều có mục đích chung là tác động lên huyệt, kinh mạch và khí. Vậy trước hết chúng ta phải tìm hiểu huyệt là gì và cách xác định huyệt vị trên cơ thể.

1. HUYỆT LÀ GÌ?

Trong Đông y học (kể cả các dòng chính thống, cũng như không chính thống), Các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đang được sự chú ý rất nhiều, từ các nhà nghiên cứu cho đến các nhà chuyên môn điều trị, thậm chí cả người bệnh.
Trong các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc nổi bật có ba phương pháp sau :
a. Phương pháp giải huyệt : Đó là các phương pháp tác động lên huyệt, mà kỹ thuật chủ yếu là day ấn. Sự tác động lên huyệt này cho phép đả thông các huyệt đạo kinh mạch từ đó phục hồi các chức năng hoạt động của khí. Đặc điểm của phương pháp này là tác động lên các huyệt Thiên ứng (huyệt cùng bệnh có cảm giác đau nhưng khi tác dụng vào lại giảm đau), huyệt đặc biệt (các huyệt đặc biệt trên kinh có tác dụng rất lớn) và huyệt có liên quan.
b. Án ma pháp: Đó là các phương pháp tác động lên huyệt và hệ huyệt (Cùng kinh mạch hay khác kinh mạch), thành một đường gọi là đường án. Đặc điểm của phương pháp này ngoài tác động an huyệt, kinh còn có tác dụng đẩy khí chạy đúng đường, hành đúng hướng, đả thông huyệt đạo và phục hồi chức năng hoạt động của khí.
c. Phương pháp khí công : Là phương pháp kết hợp giữa sự thể thường với cách vận khí để phục hồi chức năng hoạt động của khí, dẫn khí đi đúng đường, hành đúng hướng mà hành thông kinh mạch huyệt.

Cả ba phương pháp trên đều có mục đích chung là tác động lên huyệt, kinh mạch và khí, Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những bản chất, nguyên tắc và phương pháp riêng.

Vậy trước tiên chúng ta cần phải hiểu được HUYỆT LÀ GÌ?

Các định nghĩa về huyệt tương đối nhiều nhưng cần phải chỉ ra một định nghĩa đúng đắn.

Các quan điểm sau đây đều không hoàn thiện và chính xác:

a) Huyệt là vị trí nằm trên kinh mạch khí, là nơi khi đi đến và vận hành trong cơ thể. Quan điểm này coi huyệt chỉ là một điểm trên kinh mạch, điều này không đúng vì như thế huyệt chỉ là một khái niệm thứ cấp của khái niệm kinh mạch và hoạt động của huyệt phụ thuộc vào hoạt động của kinh mạch.

b) Huyệt là vị trí đặc biệt trong cơ thể một số các huyệt có liên quan nối nhau tạo thành kinh mạch cho khí vận hành. Quan niệm này là quan niệm ngược với quan niệm trên, và cũng là không đúng tức là hoạt động của kinh mạch lại phụ thuộc vào hoạt động của huyệt và vướng vào một mâu thuẫn là một số huyệt có liên quan lại không cùng chung kinh mạch nào cả.

c) Quan niệm huyệt là một điểm ở ngoài da, nơi có hoạt tính sinh học cao, hay có điện trở thấp (quan niệm hiện đại) là quan niệm lại càng sai lầm. Thứ nhất huyệt không thuần túy ở ngoài da mà còn ở trong gân, cơ, các hốc xương thậm chí ở tận trong thủy (Bởi vậy mới có nhiều loại kim châm cứu), đông thời quan niệm hoạt tính sinh học và điện trở là sự áp đặt quan niệm hiện đại một cách chung chung không có giá trị nghiên cứu và sử dụng.

Nói tóm lại quan niệm về huyệt phải dựa trên các luận điểm sau đây :
- Huyệt là một quan niệm trong hệ thống quan niệm Đông phương về Đông y, bởi vậy càng xa rời các quan niệm của Đông y bao nhiêu càng sai lầm bấy nhiêu.

- Khái niệm huyệt và kinh lạc là hai khái niệm có tính tương đồng và khác biệt, không thể lấy cái này quan niệm cái kia để làm lẫn về bản chất, hoạt động và làm phức tạp hóa các quan niệm cơ bản, nguy hại hơn là đẩy sự áp dụng các khái niệm đó vào thực tế, tạo ra các hậu quả tai hại.

- Huyệt và kinh mạch đều thể hiện sự vận động của khí, một bên là điểm, một bên là đường, cả hai cùng liên quan tới khí nhưng không thể hòa đồng được phải lấy chuẩn là sự hoạt động của khí mới có sự phân biệt một cách đúng đắn hai khái niệm này (cùng nhiều khái niệm khác).

- Sự hoạt động của khí : Quan niệm về sự hoạt động của khí không phải là quan niệm có thể trình đơn giản được ở đây chí trình bày sơ lược, chu trình này như sau: Khí được sinh ra từ nguồn khí (là đan điền cho chân khí và ngũ tạng cho ngũ khí). Từ nguồn khí khí theo mạch lạc đi đến các nơi có liên quan trực tiếp (chứ không phải là ngay kinh lạc) sau đó khí mới vào huyệt rồi từ huyệt vào kinh mạch chạy ra kinh âm rồi sang kinh dương trở về tạng. 

Vậy định nghĩa huyệt là gì ?
Dựa trên các quan điểm trên ta có thể tạm thời đưa ra định nghĩa về huyệt như sau :
Huyệt là một điểm đặc biệt trên cơ thể, là nơi vận hành, thu và phát khí.

 Phân loại huyệt
Sự phân loại huyệt dựa trên các đặc tính riêng biệt của huyệt căn cứ vào các đặc tính chung của huyệt như sau :

–  Huyệt là điểm có phản xạ thần kinh rất nhạy cảm, phản ứng với các loại hình tác động khác nhau.

– Huyệt có kích thước rất nhỏ thường được coi là một điểm.

– Huyệt là nơi khí hoạt động và phụ thuộc vào giờ của khí.

2. CÁCH XÁC ĐỊNH HUYỆT
Cách xác định huyệt rất quan trọng trong tác động lên huyệt. Có các cách xác định huyệt như sau :

1- Theo mốc tự nhiên của cơ thể và cảm giác của huyệt. Ví dụ huyệt ấn đường ở giữa hai lông mày nơi khe xương huyệt đản trung là ở giữa hai núm vú nơi hốc xương ngực khi ấn vào huyệt thấy đau, nặng là đúng.

2- Theo đồng phân thốn : Theo các chuẩn sau đây :
a) Co ngón tay giữa, để đầu móng tay giữa áp vào đầu ngón tay cái thì khoảng cách giữa hai lần chỉ ở hai đầu lòng giữa là 1 thốn.
b) Để ngón trỏ và ngón giữa sát nhau, chiều ngang của hai lằn chỉ đốt 1 và đốt 2 của hai ngón là 2 thốn.
c) Bề ngang của ba ngón trỏ, giữa và ngón áp út là 2 thống
d) Bề ngang của ngón tay cái là 1 thốn.

3- Cốt độ pháp:
Căn cứ vào cấu trúc trong môn nhân trắc học như sau :
a) Đầu : Từ giữa hai lông mày lên chân tóc trên trán là 3 thốn. Từ đốt cổ thứ 7 lên đến chân tóc sau gáy là 3 thốn.
b) Ngực bụng : Giữa hai núm vú là 8 thôn, từ mỏ ác tới rốn là 8 thốn, từ rốn tới bờ xương mu là 5 thống
c) Lưng : Khi đứng khoanh tay từ giữa cột sống đến bờ trong của xương bả vai là 3 thốn,
d) Tay : Từ ngang nách đến nếp ngang khuỷu tay là 9 thốn từ nếp ngang khuyu tay đến nếp ngang cô tay là 12 thốn.
e) Chân : Từ nép ngang khuỷu chân đến mắt cá ngoài là 16 thốn, từ bờ ngoài đầu (mấu chuyên tới xương đùi) đến nép ngang khuỷu chân là 19 thốn,

Lưu ý:

- Trong các sách nói đến đơn vị thốn là cách đo như trên và một thốn cũng bằng 1 tấc, 1 tấc bằng 10 phân.

- Cấu trúc đo trên đây dựa trên cơ sở của đối tượng được tác động lên huyệt chứ không phải là của người tác động.

 

 

 

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng