Khái niệm khí và khí công phòng bệnh trong Đông y
Những nhà khí công cổ đại quan niệm rằng trong không gian bao la của vũ trụ luôn tồn tại một dạng năng lượng vi tế, là nguồn gốc của sự sống. Tùy theo mỗi nền văn hóa mà loại năng lượng này được gọi những tên gọi khác nhau như khí, thiên khí hoặc địa khí (Trung Hoa), Prana (Ấn Độ) hoặc Ki hay Hado (Nhật). Chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm về khí và ý nghĩa của khí hóa trong dưỡng sinh phòng bệnh.
Stress có thể ví như một dây xích gồm một chuỗi những ý niệm tiêu cực, như những móc xích đan xen nhau, liên tục vây kín, phong tỏa lấy tâm thức con người. Chỉ cần chặt đứt một mắt xích là có thể vô hiệu hóa được cả dây xích để giải phóng cơ thể khỏi sự ràng buộc của những tâm lý tiêu cực.
Từ đầu thế kỷ XIX, nhiều nhà khoa học phương Tây đã bắt đầu nghiên cứu về bản chất của khí và khí hóa mà y học phương Đông đã từng đề cập. Hiểu rõ được bản chất và đặc điểm của khí có thể giúp chúng ta điều chỉnh hành vi và sinh hoạt để giữ gìn sức khỏe và gia tăng chất lượng cuộc sống.
Khí là gì?
Những nhà khí công cổ đại quan niệm rằng trong không gian bao la của vũ trụ luôn tồn tại một dạng năng lượng vi tế, là nguồn gốc của sự sống.
Tùy theo mỗi nền văn hóa mà loại năng lượng này được gọi những tên gọi khác nhau như khí, thiên khí hoặc địa khí (Trung Hoa), Prana (Ấn Độ) hoặc Ki hay Hado (Nhật).
Những nghiên cứu của khoa học phương Tây cũng cho thấy thế giới chất rắn cụ thể mà chúng ta nhìn thấy được bao quanh và thấm đẫm bởi một loại năng lượng tựa như chất lỏng luôn bức xa và chuyển động không ngừng.
Hai tiến sĩ John White và Stanley Kripper mô tả trường năng lượng này thấm nhuần và liên kết mọi vật lại với nhau, chúng chuyển động tựa như một chất lỏng chảy từ vật nọ sang vật kia. Loại năng lượng này chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sự đồng nhất của mọi sự vật, thường được gọi là Thiên nhân hợp nhất hay Thiên địa vạn vật đồng nhất thể.
Khí công hay các công phu dưỡng sinh có thể xem như là những phương pháp tập luyện nhằm giúp con người vận dụng và phát huy tính hợp nhất này vào mục đích trị bệnh hoặc tăng cường sức khoẻ.
Trong cơ thể con người, phần khí thường được gọi là chân khí hoặc nội khí. Nội khí là một dạng vật chất tinh vi lưu hành khắp phủ tạng, kinh lạc, để duy trì hoạt động sống của cơ thể con người. Nội khí được tạo thành bởi ba thành phần cơ bản:
- Khí tiên thiên được hấp thu từ tinh huyết của cha mẹ từ lúc sinh ra.
- Khí hậu thiên do Tỳ Vị chuyển hóa từ thức ăn thức uống hàng ngày.
- Thành phần còn lại là thiên khí hoặc địa khí do cơ thể hấp thu từ vũ trụ bên ngoài.
Như vậy, trong khi chúng ta không thể thay đổi được khí tiên thiên thì ngược lại có thể cải thiện điều kiện sinh hoạt, ăn uống để bồi dưỡng khí hậu thiên, và thông qua tập luyện đường sinh để tăng cường hấp thu thiên, địa khí cho yêu cầu dưỡng sinh ích thọ.
Tương quan giữa khí hóa và vật chất
Khí hóa là một hiện tượng xuyên suốt trong mọi hoạt động sống của con người. Giống như nước có thể đọng lại thành đá, cũng có thể bay lên thành hơi nước.
Y học phương Đông quan niệm năng lượng và vật chất, phần khí và phần hình vốn dĩ chỉ là hai dạng khác nhau của cùng một hệ. Tụ lại thành hình, tán ra hóa khí.
Những nghiên cứu vật lý cũng cho thấy vật chất tồn tại có hai hình thức:
Một loại là thực thể do những hạt cơ bản cấu tạo nên.
Loại kia ở trạng thái trường mà cơ quan cảm giác của con người thường không thể nhận biết được. Hình và trường không tách rời nhau và trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Trong cơ thể con người, do sự chuyển hóa giữa hai yếu tố nên những uất khí ngưng kết lâu ngày có thể tạo thành ung nhọt. Ngược lại, tác động khí hóa của khí công hoặc ý niệm có thể làm tan chỗ kết tụ, tán sỏi hoặc tiêu u xơ.
Đối với cơ chế sinh bệnh, những rối loạn về cảm xúc hoặc những khắc nghiệt của môi trường có thể tác động đến phần khí làm rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan. Qua thời gian, nếu sức đề kháng kém hoặc điều kiện sinh hoạt không được cải thiện thì rối loạn khí hóa ban đầu sẽ dẫn đến những tổn thương thực thể và gây ra những bệnh tật nghiêm trọng hơn.
Ngược lại, ở một người có sức khỏe tốt, có khả năng điều hòa cảm xúc hoặc thường luyện tập dưỡng sinh để nâng cao ngưỡng chịu đựng của cơ thể thì người này sẽ dễ dàng hóa giải những bất lợi của môi trường để giữ gìn sức khỏe.
Sự tương tác giữa những trường năng lượng con người
Từ thế kỷ XII, hai nhà thông thái Boirạc và Liebeault đã cho rằng trong cơ thể con người tiềm tàng một loại năng lượng có thể gây tương tác từ xa. Có người chỉ cần sự có mặt của họ cũng có thể gây ảnh hưởng khỏe mạnh hoặc không đối với người khác.
Đến đầu thế kỷ XIX, Von Reichenbach đã trải qua gần 30 năm để nghiên cứu về loại năng lượng liên quan đến con người. Các thí nghiệm của ông cho thấy năng lượng con người vừa có tính hạt giống như chất lỏng, vừa có tính sáng giống như ánh sáng. Nó có tần số ở khoảng giữa vùng màu đỏ và màu tím xanh của dãy quang phổ.
Ông cũng mô tả được tính phân cực của loại năng lượng trong cơ thể người giống như nguyên lý âm dương được đề cập trong y học phương Đông.
Năm 1911, tiến sĩ William Kilner đã mô tả kỹ hơn về diện mạo của loại trường khí xuyên suốt và bao quanh cơ thể con người. Đó là một màng sương mờ gồm ba lớp.
Lớp trong cùng màu sẫm hơn hai lớp kia, ở sát mặt da, dày khoảng 8 inch.
Lớp giữa giống như khí hơi nước, dày khoảng 1 inch.
Lớp ngoài cùng có màu sáng nhạt hơn, có đường bao quanh không rõ rệt, vượt ra khỏi lớp trong khoảng 6 inch.
Tiến sĩ Victor Inyushin thuộc trường Đại học Kazakh ở Nga đã tiến hành nghiên cứu về trường năng lượng này từ những năm 1950. Ông cho biết trường này gồm những ion, proton và các electron tự do. Một phần của đám mây năng lượng này bức xạ ra bên ngoài, chuyển dịch trong không khí và có thể ảnh hưởng đến các sinh thể chung quanh.
Trên thực tế, nền văn hóa cổ phương Đông đã nói đến những vòng hào quang bao quanh cơ thể con người từ hàng ngàn năm về trước. Ngành khí công cũng đã có truyền thống chữa bệnh không tiếp xúc thông qua tương tác khí hóa từ xa.
Một trong những nguyên tắc chữa bệnh bằng khí công là sự hòa hợp giữa người chữa và người bệnh. Người chữa sẽ dùng năng lực của tư tưởng để tạo nên sự hợp nhất giữa trường khí năng lượng của mình và trường khí của người bệnh. Trong quá trình này, trường khí cân bằng và ổn định của người chữa sẽ tác động điều chỉnh trường khí rồi loạn và mất cân bằng của người bệnh.
Hiệu quả chữa bệnh và liệu trình dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và năng lực khí công của người thầy thuốc.
Những thầy thuốc Đông y thực hành châm cứu, bấm huyệt cũng hiểu rằng chân khí sung mãn của thầy thuốc sẽ tác động rất hữu ích cho công tác điều trị bệnh nhân. Ngược lại, người thầy cũng dễ bị "trược khí", tức khí bệnh từ người bệnh truyền sang.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ê ẩm hoặc thậm chí đau tức ở đâu đó trong cơ thể sau khi đi viếng đám tang hoặc tiếp xúc lâu với một người, nhất là những người bệnh nặng. Điều này có thể là do tương tác sinh học giữa các trường khí gây ra.
Đối với người có sức đề kháng tốt, sự khó chịu sẽ tự biến mất sau vài khắc hoặc vài giờ rời khỏi hiện trường. Một vài trường hợp nặng hơn, dân gian có cách hóa giải bằng cách xông hơi giải cảm để đuổi tà khí ra khỏi cơ thể qua đường mồ hôi.
Quy luật về tương tác sinh học cũng thể hiện trong nhiều mặt khác nhau của cuộc sống.
Một người, nhất là những người có ý chí mạnh, có thể tạo ra những ảnh hưởng tâm lý trên những người chung quanh. Sự buồn bã, ủ rũ có thể kéo theo sự bi lụy của những người bên cạnh. Sự tức giận có thể kích động người khác tức giận theo. Hiệu ứng đám đông không chỉ là hiệu ứng tâm lý mà còn là do tính tương tác và sự cộng hưởng của những trường khi sinh học.
Điều này có thể giải thích tại sao trường khí hiền hòa của một thiền sư có thể nhiếp phục một con hổ dữ hoặc tại sao một số người cảm thấy an tịnh hoặc ngồi thiền, vận khí dễ dàng khi ở bên cạnh người thầy hoặc khi cùng tập với một tập thể.
Tương tác giữa ý niệm, cảm xúc và hoạt động khí hóa
Từ trên 4000 năm trước, y học phương Đông đã biết được những tác động xấu của những cảm xúc thái quá đối với sức khỏe con người. Nội kinh ghi “trăm bệnh đều do nơi khí sinh ra”. Chẳng hạn, giận quá có thể làm khí thăng lên, buồn quá có thể làm khí tiêu đi, suy nghĩ quá có thể làm khí kết lại. Những cảm xúc thái quá sẽ làm rồi loại khí hóa những tạng phủ có liên quan và qua mối quan hệ sinh khắc có thể làm mất cân bằng của toàn hệ thống và gây bệnh.
Những nghiên cứu về hệ quả stress của khoa học ngày nay cũng cho thấy những căng thẳng tâm lý hoặc những cảm xúc nội tâm bị dồn nến lâu ngày sẽ làm rối loạn hoạt động của hệ giao cảm, làm tăng các nội tiết tố stress, suy giảm hệ miễn dịch, nên có thể gây ra rất nhiều bệnh tật khác nhau.
Tiến sĩ Daniel Wroczek và các cộng sự thuộc trường Đại học Indiana - Hoa Kỳ đã thực hiện một công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của những rối loạn cảm xúc lên sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Cuộc thí nghiệm được tiến hành trên 1000 người tình nguyện. Với các thử nghiệm tiêu chuẩn, những người này đã được theo dõi, đánh giá tình trạng cảm xúc và diễn biến về sức khỏe trong suốt 18 năm.
Kết quả cho thấy những người hay bị stress, dễ lo sợ, cáu gắt, thường có nguy cơ tử vong sớm do bệnh ung thư hoặc tim mạch.
Nói đến stress, nhiều người thường nghĩ đến những biến cố lớn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý con người như thi hỏng, thất nghiệp, bệnh tật hoặc người thân qua đời vv... Tuy nhiên không cứ gì những sự cố gây sốc hoặc những tình huống trái lòng nghịch ý, chỉ cần quá bươn chải theo cơn lốc của cuộc sống, nhịp sống quá nhanh hoặc lịch làm việc quá dầy đặc cũng có thể làm cho hệ thần kinh căng thẳng, quá tải và suy nhược.
Để tránh hệ quả này, các chuyên gia tâm lý thường khuyên chúng ta nên sắp xếp công việc hợp lý, phải biết “tri túc thiếu dục” (ít muốn biết đủ), bằng lòng và hòa hợp với cuộc sống.
Tuy nhiên những điều này dường như không dễ làm được trong một xã hội cạnh tranh, nhiều cám dỗ và luôn bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ như hiện nay.
Do đó, điều quan trọng hơn là phải biết tự tạo cho mình những giây phút tĩnh thức ngay trong cuộc sống hiện tại, sao cho vẫn sống trong dòng chảy bất tận của những ý niệm lăng xăng hàng ngày mà vẫn không bị nó đồng hóa hoặc làm ô nhiễm.
Tĩnh thức và thư giãn không nhất thiết phải cần đến những bài quyền, điệu vũ đẹp mắt, những động tác yoga điêu luyện, cầu kỳ hoặc hàng giờ đồng hồ nhập tĩnh của những vị thiên sư.
Stress có thể ví như một dây xích gồm một chuỗi những ý niệm tiêu cực, như những móc xích đan xen nhau liên tục, vây kín, phong tỏa lấy tâm thức con người. Chỉ cần chặt đứt một mắt xích là có thể có hiệu hóa được cả dây xích để giải phóng cơ thể khỏi sự ràng buộc của những tâm lý tiêu cực.
Do đó, những giấc ngủ trưa ngắn khoảng 15 phút, một vài động tác căng giãn tối đa của yoga, một thời thiền ngắn khoảng 10 phút mỗi ngày... đều có thể giúp giải tỏa căng thẳng tâm lý hoặc ngăn chặn sự liên kết của những cảm xúc tiêu cực.
Để chặt đứt những mắt xích tiêu cực, có thể không phải chờ đến buổi tối hoặc đến cuối tuần, cũng không chiếm dụng bất cứ thời gian hoặc không gian riêng biệt nào, mỗi người có thể tạo nên tập quán tĩnh thức bằng cách thỉnh thoảng chỉ cần hưởng sự chú ý của tâm thức vào một vài hơi thở của bản thân.
Hít vào đến bụng dưới, thở ra chậm trong khi từ từ buông lỏng toàn thân, chú trọng buông lỏng phần vai, hai cánh tay. Chỉ cần một hay vài hơi thở mỗi lần.
Có thể thở ở bất cứ nơi đâu, hầu như ở bất kỳ tư thế nào, ngay cả lúc đang làm việc. Thở sâu đến bụng dưới có tác dụng sinh khí tại Đan điền và tăng cường nội khí.
Thư giãn cơ bắp sẽ thư giãn được thần kinh. Chú tâm vào hơi thở sẽ làm gián đoạn những cảm xúc âm tính; thì thở ra dài có thể tăng cường ức chế giao cảm. Do đó, thỉnh thoảng chú tâm vào một vài hơi thở là một phương pháp đơn giản nhưng đã vận dụng đồng bộ được nhiều cơ chế để điều hòa thần kinh giao cảm, giúp kiểm soát cảm xúc, giải tỏa stress và phục hồi sinh lực.
Đối với những trường hợp bệnh mãn tính, cách thở này có tác dụng tăng cường chính khí, và thông qua sự tự điều chỉnh của hệ thần kinh trung ương, hoạt động khí hóa cũng như các hoạt động nội tiết, nội tạng sẽ dần dần được phục hổi để cơ thể vươn lên đẩy lùi bệnh tật.
Kết quả của một nghiên cứu kéo dài 6 năm ở Hy Lạp trên 23.681 người từ 20 đến 86 tuổi cho thấy, những người ngủ trưa khoảng 30 phút thuỗi ngày, ít nhất ba lần mỗi tuần, có tỉ lệ tử vong do bệnh tim thấp hơn 37% so với những đối tượng không ngủ trưa.
Tiến sĩ Dimitrios Trichopoulos thuộc trường đại học Harvard khi nghiên cứu về những liên quan giữa thói quen ngủ trưa và tỷ lệ tử vong do bệnh tim cũng cho thấy tại các nước có số ca tử vong thấp thỏi quen ngủ trưa là khá phổ biến.
Những nhà khoa học này cho rằng ngủ trưa giúp thư giãn, giảm stress và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mới đây theo tin từ bảo Telegraph, ngành dịch vụ công ở Đức đang phát động chương trình khuyến khich công chức nên ngủ trưa. Các giới chức ở Đức tin rằng sau giấc ngủ trưa Công chức có khả năng tập trung và làm việc hiệu quả hơn.
Tự chữa stress bằng phương pháp không dùng thuốc
“Trong khi ở những người bình thường, đáp ứng chống trả hoặc bỏ chạy kéo theo sự kích hoạt và tăng tiết chất adrenaline, làm gia tăng nhịp tim và nguy cơ máu đông, thì ngược lại, những đáp ứng thư giãn sẽ làm giảm chuyển hóa, giảm nhịp tim, hạ thấp sóng não và cải thiện những triệu chứng của bệnh tim mạch.” (Cary Barbor)
Nhiều người trong chúng ta có thể dễ dàng có được những bữa ăn ngon, những giấc ngủ sâu, những phút giây thoải mái thả hồn theo tiếng nhạc, hoặc hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được như vậy. Có người luôn bị căng thẳng bởi áp lực công việc. Có người bị ám ảnh bởi những ý tưởng sợ hãi, lo âu hay hận thù không dứt bỏ được. Cũng có người luôn có cảm giác khó chịu hoặc đau nhức ở nơi nào đó trong cơ thể mà bác sĩ không tìm ra được bất cứ tổn thương thực thể nào. Trong cuộc sống hàng ngày không ai là không có những cảm xúc buồn, thương, giận, ghét...
Tuy nhiên một hoặc nhiều cảm xúc này nếu được lập đi lập lại nhiều lần và lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và dẫn đến bệnh tật. Những trường hợp này khoa học gọi là stress.
Cụ thể, một xúc cảm stress có thể làm tăng nhịp tim, hơi thở gấp, toát mồ hôi và sự tăng tiết một số nội tiết tố. Tùy theo cơ địa của mỗi người, stress có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như mệt mỏi, hay cáu gắt, mất ngủ, nhức đầu, đau gáy, kém ăn, rối loạn kinh nguyệt...
Thời gian đầu, những triệu chứng do stress gây ra chỉ là rối loạn thần kinh, rối loạn khí hóa. Lâu dài stress có thể gây ra những tổn thương thực sự như viêm xoang, loét dạ dày...
Ngoài ra, stress còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên có thể làm trầm trọng thêm các chứng bệnh đang tiềm ẩn và làm gia tăng nguy cơ các bệnh nhiễm trùng.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Y khoa Phòng ngừa ở Atlanta Mỹ, những người dưới 60 tuổi có tính nóng nảy có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn gấp ba lần so với những người bình thường.
Ngược lại, việc hóa giải được stress sẽ tác động tốt đến quá trình điều trị các bệnh mãn tính.
Chẳng hạn, đối với các bệnh tim mạch, bà Cary Barbor, một chuyên gia điều trị tâm lý, cho biết “trong khi ở những người bình thường, đáp ứng chống trả hoặc bỏ chạy kéo theo sự kich hoạt và tăng tiết chất adrenaline, làm gia tăng nhịp tim và nguy cơ máu đông thì ngược lại, những đáp ứng thư giãn sẽ làm giảm chuyển hóa, giảm nhịp tim, hạ thấp sóng não và cải thiện những triệu chứng của bệnh tim mạch”.
Theo y học, stress luôn đi đôi với cuộc sống công nghiệp. Công nghiệp phát triển đã tạo ra nhiều nhu cầu mới và đa dạng, thúc đẩy con người phải suy nghĩ, lo toan và làm việc căng thẳng để gia tăng khả năng chiếm hữu và thỏa mãn nhu cầu. Cơ chế thị trường với mức độ cạnh tranh cao càng làm cho con người phải chật vật và toan tính nhiều hơn, dễ dẫn đến stress hơn.
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết được sự liên quan chặt chẽ giữa hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động cơ bắp. Khi tâm tự lo lắng hoặc tinh thần rối loạn thì hoạt động sinh lý, nội tạng bị xáo trộn và trương lực cơ bắp cũng gia tăng.
Ngược lại, nếu điều hòa được trương lực cơ bắp thì thần kinh cũng sẽ được ổn định.
Đặc biệt, những người bị stress, suy nhược thần kinh hoặc mất ngủ lâu ngày, trường lực cơ bắp của những người này thường ở trong tình trạng căng cứng hơn bình thường, và chính điều này đã tác động nghịch trở lại làm rối loạn thêm hoạt động của hệ thần kinh.
Từ những phân tích trên, stress có thể được hóa giải bằng một phương pháp đơn giản qua sự phối hợp giữa việc kiểm soát hơi thở và việc day, ấn một số huyệt vị và vùng đặc trị của y học cổ truyền, nhằm đạt đến cả hai yêu cầu vừa thư giãn cơ bắp vừa điều hòa thần kinh giao cảm. Phương pháp được tiến hành tuần tự qua các động tác sau:
1. Vuốt ẩm vành tai (1 và 2): Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái vuốt dọc vành tai cùng bên từ trên xuống dưới. Vuốt chậm và nhẹ. Vuốt khoảng 21 lần. Những nghiên cứu của y học hiện đại và y học cổ truyền đều đưa đến những kết quả thống nhất về những vùng quy chiếu ở phần ngoài của cơ thể có liên quan với những cơ quan nội tạng nằm sâu ở bên trong.
Một trong những vùng quy chiếu quan trọng với một hệ thống thần kinh dày đặc và tinh tế là vành tai, mà khi tác động vào có thể tái lập được cân bằng nội môi, điều hòa được hệ thần kinh trung ương. Do đó việc vuốt cho hai vành tai ấm lên có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, thúc đẩy khí huyết lưu thông và thư giãn toàn thân.
2. Vuốt dọc xương chân mày (2 và 2'): Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ đầu chân mày dọc theo xương chân mày ra đến chân tóc phía ngoài đuôi mắt. Vuốt chậm và nhẹ. Vuốt khoảng 21 lần. Vùng chân mày và cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau.
Do đó động tác này tạo được sự thư giãn cơ bắp giữa vùng cánh tay và bàn tay. Hai bàn tay là hai bộ phận quy chiếu khác ứng với toàn cơ thể nên thư giãn được ở hai bàn tay sẽ ảnh hưởng đến thư giãn chung của toàn thân.
3. Vuốt dọc hai bên mũi (3 và 3'): Dùng hai ngón trỏ của hai bàn tay vuốt cùng lúc hai bên mũi. Vuốt dọc từ điểm giữa hai chân mày (huyệt An đường dài theo hai bên thân mũi qua khóe miệng đến tận gốc cằm. Vuốt chậm và nhẹ. Vuốt khoảng 21 lần.
Theo học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền, kinh Dương minh được phân bố dọc theo hai bên mũi và miệng, là một kinh đa khí, đa huyết có chức năng quan trọng nhất trong phần "vệ khí" nền động tác này giúp khí huyết lưu thông ra bên ngoài, làm giãn mạch ngoại biên và điều hòa thần kinh giao cảm.
4. Day ấn huyệt Ẩn đường: Dùng ngón trỏ của bàn tay phải ấn nhẹ vào điểm giữa hai chân mày trong vài giây, day thành vòng tròn chung quanh điểm này khoảng 21 vòng. Khi tác động vào huyệt An đường, cơ thể sẽ tiết ra chất Endorphine nội sinh, có tác dụng làm giảm đau, giáng khí và an thần.
5. Kích thích vùng sau đầu nghĩa: Đặt nguyên hai bàn tay vào bai vùng gáy ở sau đầu, sát cạnh phía sau của tai. Vuốt nhẹ từ trên xuống dưới. Vuốt khoảng 21 lần, Động tác này vừa tác động vào hài kinh Túc Thiếu Dương Đởm và Túc Thái Dương Bàng Quang, vừa kích thích hai huyệt An miên và Thiền trụ, có tác dụng chống khí nghịch, giải tỏa căng thẳng tâm lý và điều trị thần kinh suy nhược.
6. Quan sát hơi thở: Sau khi thực hành 5 động tác trên hãy ngồi thoải mải trên một cái ghế có chỗ tựa lưng, hai tay đặt nhẹ trên đùi hoặc nằm xuống nghỉ ở một nơi yên tĩnh, thoáng mát. Trong thời gian này hãy chú ý quan sát hơi thở bằng cách tập trung tư tưởng ở vùng bụng dưới, hoặc tại một điểm mà các nhà khí công hoặc dạo gia gọi là Đan điền (dưới rốn khoảng 3 phân).
Lúc hít vào, bụng dưới hơi phồng lên. Lúc thở ra, bụng dưới hơi xẹp xuống. Thoạt đầu có thể bạn chưa quen với lối thở bụng. Điều này không ảnh hưởng gì. Nên nhớ là chúng ta cản thư giãn, nên không cần quan tâm đến hơi thở sâu hay cạn, nhiều hơi hay ít bơi. Chỉ cần thở nhẹ, thở bình thường là đủ.
Điều quan trọng là phải chú ý quan sát bằng tất cả tám ý để biết rõ là chúng ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phong lên bay xẹp xuống của làn da bụng: Phỏng lên (tôi đang hít vào) Xẹp xuống (tôi đang thở ra) Phồng lên (tôi đang hít vào) Xẹp xuống (tôi đang thở ra) Phồng lên (tối đang hít vào) Xẹp xuống (tôi đang thở ra) Đừng lo ngại khi tìm bạn tản mạn với các ý nghĩ khác nhau. Điều quan trọng là khi chợt nhở chúng ta đang luyện tập để thư giãn thì tiếp tục tập trung tư tương quan sát lại chuyển động phổng lên xẹp xuống của cơ bụng.
Giới thiệu về thuốc tắm của người Dao Đỏ
Lưu ý
- Các đường kinh dương chuyển khí từ trên xuống dưới. Do đó, ở hai động tác số 3 và 5 chỉ vuốt từ trên xuống dưới thuận theo chiều đường kinh, vuốt từng vuột một, mà không vuốt nghịch từ dưới lên trên.
- Chú tâm quan sát sự lên xuống của cơ bụng cũng như chú tâm vào việc thực hành từng động tác nêu trên là một phương pháp thay thế, để khi tập trung vào những ý niệm này ta sẽ không còn những cảm xúc âu lo hoặc căng thẳng trước đó.
- Chú tâm quan sát sự phồng lên, xẹp xuống ở bụng dưới còn tạo nên quán tính thở sâu của cơ thể, sẽ hữu ích cho việc dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe.
- Theo y học cổ truyền, "thần đâu, khí đó". Do đó việc tập trung tự tưởng ở vùng bụng dưới còn làm cho ý và khí lưu chuyển về phía dưới của cơ thể, giúp giáng khí và làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, não, dẫn đến thư giãn.
- Phần quan sát hơi thở có thể thực hành cùng lúc trong một lần tập tiếp sau các động tác từ 1 đến 5 hoặc cũng có thể tập riêng lẻ tùy theo ý thích và điều kiện thời gian của mỗi người.
- Tất cả 5 động tác đầu kéo dài khoảng vài phút. Nếu thực hành đúng, tập trung cao, sự thư giãn đồng bộ giữa cơ bắp và thần kinh sẽ xảy ra. Một số người có khả năng tập trung tốt có thể dần dần rơi vào giấc ngủ sau khoảng vài chục hơi thở ở giai đoạn quan sát hơi thở.
Những nghiên cứu về hiệu ứng stress của hai bác sĩ H.S. Liddell và A.V. Moore đã đưa đến kết luận: nếu những cảm xúc khó chịu có điều kiện ngắt khoảng - dù chỉ trong chốc lát - tức không xảy ra liên tục, thì những cảm xúc này sẽ không dẫn đến bệnh tật. Do đó việc thực hành thư giãn - dù chỉ trong vài phút mỗi lần - cùng sẽ rất hữu ích cho việc duy trì một điều kiện tâm lý tốt, đủ hóa giải những căng thẳng do cuộc sống gây ra./.
Ngâm chân bằng nước ấm kết hợp với các thảo dược ngâm chân vào mỗi buổi tối cũng là một phương thức giúp thư giãn và tăng cường sức khỏe, vừa an toàn, hiệu quả và tiện lợi. Chúng tôi có thảo dược ngâm chân cho người đau nhức xương khớp, thảo dược ngâm chân cho người tiểu đường, người cao huyết áp và người mất ngủ.
Xem thêm