Kiến thức chuẩn y khoa về thủy trị liệu

Thủy trị liệu là phương pháp sử dụng sức nước tác động cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể nhằm duy trì sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Được biết đến với tên gọi “phương pháp chữa bệnh bằng nước”, và là một trong những phương thức cổ xưa nhất được sử dụng trong y khoa. Sau đây là những kiến thức chuẩn y khoa về thủy trị liệu.

Trong nền văn hóa nhân loại, nước vừa là biểu tượng của nguồn sống dồi dào của con người, biểu tượng cho sự tái sinh cũng vừa mang ý nghĩa gột rửa, thanh lọc và xoa dịu nỗi đau của con người.
Việc bảo vệ sức khỏe bằng nước đã có từ lâu trong lịch sử loài người. Thủy trị liệu là phương pháp sử dụng sức nước tác động cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể nhằm duy trì sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Được biết đến với tên gọi “phương pháp chữa bệnh bằng nước”, và là một trong những phương thức cổ xưa nhất được sử dụng trong y khoa. Gần đây, Thuỷ trị liệu như một làn sóng đẩy lên mạnh mẽ khi phương pháp này có thể điều trị toàn thân một cách hiệu quả, nhanh chóng mà vô cùng an toàn. Không giống như những phương pháp điều trị khác là tác động qua máy móc hay bất cứ loại kháng sinh nào, mà thuỷ trị liệu lại hoạt động theo một cơ chế hoàn toàn mới lạ.

I. ĐỊNH NGHĨA

Thuỷ trị liệu là phương pháp trị liệu sử dụng nước để tác động lên mặt ngoài cơ thể. Nước là một môi trường thuận tiện để trao đổi nhiệt lượng với cơ thể, để tạo sức ép và sự kích thích cơ khí trên mặt da và để thực hiện sự đề kháng hay trợ giúp đối với các cử động chủ động.

Xem thêm:

- Tắm lá thuốc của người Dao Đỏ là phương pháp thủy trị liệu cho phụ nữ sau sinh

 

 II. TÁC DỤNG NHIỆT

Nước có thể được dùng để tăng hay giảm nhiệt độ cục bộ hay toàn thân qua các hiện tượng dẫn nhiệt và đối lưu. Dẫn nhiệt là sự nhường nhiệt lượng từ một vật có nhiệt độ cao cho một vật có nhiệt độ thấp hơn.
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng những luồng khí hay nước chuyển động.
Tác dụng trị liệu tuỳ thuộc sự khác nhau giữa nhiệt độ da và nhiệt độ nước, phương thức ứng dụng, diện tích vùng trị liệu, tốc độ, thời gian và nhịp độ trị liệu. 

1. Nước nóng 

Khi các mô sinh vật được sưởi nóng, nhiệt độ của nó tăng lên, mạch máu giãn nở và lưu lượng máu gia tăng. Sự tăng nhiệt độ trong các mô làm tăng sự chuyển hoá trong cơ thể, do đó tạo thêm nhiệt lượng. Tiếp theo, nhiều mao mạch giãn nở, lưu lượng máu và áp suất mao mạch gia tăng và kết quả là sự tiết dịch gia tăng.
Một phần nhiệt lượng được dẫn truyền tới các mô nằm sâu. Cơ chế điều hoà thân nhiệt phân tán bớt nhiệt lượng bằng cách tăng lưu lượng máu từ vùng được sưởi nóng qua các vùng khác của cơ thể. Da trở nên ướt và mồ hôi tiết ra. HỌ - Nếu một vùng bị viêm được sưởi nóng, hiện tượng thực bào gia tăng tại đó. Tác dụng giảm đau và giãn cơ chưa được giải thích thoả đáng. 
Khi toàn thân được sưởi nóng bằng một nhiệt lượng nhỏ, các tác dụng sau đây xảy ra : 
- Mồ hôi tiết ra nhiều.
- Sự tuần hoàn máu và nhịp tim gia tăng.
- Huyết áp giảm
- Nhịp thở tăng.
- Sự bài tiết nước tiểu gia tăng. 
- Hệ thần kinh bớt nhạy cảm.

2. Nước lạnh

Về nhiều mặt, nước lạnh có tác dụng trái ngược với nước nóng. Sự chuyển hóa giảm bớt trong các mô có nhiệt độ thấp. Sự co mạch một phần là hậu quả của giảm bớt trong các chất chuyển hoá và một phần là tác dụng trực tiếp đối với mạch máu nhỏ. Ngoài ra còn co mạch của cơ thể nhằm điều hoà thân nhiệt. 
Sự co mạch có tác dụng làm giảm phù nề. Yêu cầu dinh dưỡng trong các mô giảm bớt và hoạt động thực bào cũng giảm bớt. Ở mức độ lạnh nhiều như trong hỗn hợp nước lỏng và nước đá, sự giãn mạch có thể xảy ra đột ngột và có chu kì, có lẽ do cơ chế phản xạ của các mối nối tĩnh động mạch. Nếu cơ chế này vô hiệu, các mô sẽ bị tổn thương do ướp lạnh.
Trong thực nghiệm, sự biến đổi đột ngột và sâu sắc của nhiệt độ có khả năn kích thích các dây thần kinh và cơ. Mặt khác, sự đắp lạnh làm giãn nghỉ các cơ co cứng, có lẽ một phần do sự dẫn truyền của các dây thần kinh giảm bớt và phần khác do các thoi cơ thể bị kích thích hơn.

Kem xoa bóp ấu tẩu trị đau nhức xương khớp

III. TÁC DỤNG CƠ HỌC

1. Trạng thái tĩnh 

Nước không luân chuyển có sức đẩy và sức ép đối với mọi vật đặt trong đó và cản lại sự chuyển động của vật.
Theo nguyên lý Archimede, sức đẩy của nước tương đương với trọng lượng của khối nước mà vật chiếm chỗ và có chiều ngược với chiều của trọng lực. Như vậy, khi một người đứng trong nước thì các khớp chi dưới chỉ chịu một trọng lượng không đáng kể vì sức đẩy của nước đã chịu bớt phần lớn trọng lượng thân thể. 
Một vật chìm trong nước, phải chịu sức ép của các phần tử nước trên tất cả các mặt của vật. Áp suất tăng theo tỉ trọng của nước và độ sâu của môi trường. Tính chất này được ứng dụng vào trị liệu phù nề. 
Sức cản đối với một vật di chuyển trong nước được tạo bởi sự cấu kết giữa các phân tử nước, nghĩa là độ quánh của nước. Sự cấu kết giữa các phân tử nước càng lớn thì độ quánh của nước càng cao. Sức cản của nước tuỳ thuộc tốc độ của cử động và hình thể của vật di chuyển trong nước. Tốc độ di chuyển càng lớn thì sức can càng lớn. 

2. Trạng thái động

Nước luân chuyển có tác dụng kích thích các thụ thể cảm giác của da giống như sự xoa bóp nhẹ, làm giãn cơ và giảm đau. Ngoài ra, dòng nước luân chuyển làm mềm và bong các lớp mô chết và các chất dịch khô phủ trên các vết thương và lở loét.

IV. TAI BIẾN CỦA THUỶ TRỊ LIỆU

1. Nước nóng

- Phỏng : nguyên nhân là nước quá nóng, do đó phải thử cảm giác nóng lạnh của người bệnh.
- Kiệt sức : người bệnh ngâm nước nóng quá lâu có thể bị truy tim mạch do giãn mạch quá độ và tháo mồ hôi. Do đó không nên trị liệu với nước quá nóng.
- Hội chứng trụy tim mạch gồm : choáng váng, khó chịu, buồn nôn, mặt xanh, chân tay lạnh, cơ thể tháo mồ hôi, huyết áp thấp, mạch nhanh, nhịp thở nhanh và nông. Nếu để đề phòng tai biến này thì phải cho người bệnh uống nước có pha ít muối trong thời gian trị liệu.

2. Nước lạnh và nước đá

- Nhiễm lạnh: người bệnh rùng mình hoặc run, người nổi da gà, môi tái do phản xạ co mạch toàn thân. Sự nhiễm lạnh không gây hậu quả tai hại nếu ngưng điều trị kịp thời và đắp ấm cho người bệnh ngay sau đó. 
- Nhẩy cảm : hiện tượng này biểu hiện bằng các dấu hiệu cục bộ như vết mẩn đỏ và các triệu chứng toàn thân trầm trọng như mạch nhanh và huyết áp thấp có thể đưa đến ngất xỉu. Đây là hiện tượng rất ít khi gặp. 
- Nứt nẻ da: sự ướp lạnh lâu ở nhiệt độ thấp làm nứt nẻ da. Tai biến này là của sự đắp đá không đúng kỹ thuật. Thí dụ : đặt đá trực tiếp lên da hay đắp đá quá lâu ở một chỗ không thay đổi.

Nước tắm thảo dược người Dao Đỏ DaodoMen

V. CÁC ĐỘ NÓNG VÀ LẠNH 

Cảm giác nóng và lạnh mang tính chủ quan, nên cần được xác định rõ ràng bằng nhiệt độ:

VI. CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA NƯỚC NÓNG 

1. Chống chỉ định tuyệt đối

- Viêm cấp và chấn thương.
- Vết thương nhiễm khuẩn.
- Tác động mạch hay tĩnh mạch.
- Ung thư. 

2. Chống chỉ định tương đối

- Giảm tuần hoàn ngoại vi. 
- Giảm cảm giác nóng lạnh. 
- Trẻ em và người bệnh tâm thần.

VII. CÁC PHƯƠNG THỨC THỦY TRỊ LIỆU 

1. Ngâm nước toàn thân 

Người bệnh được ngâm toàn thân tới mức cằm. Tuỳ theo nhiệt độ, tính chất của nước và thời gian ngâm để có những kết quả khác nhau. Đối với tính chất của nước thì nước thảo dược và nước khoáng có tác dụng kích thích hơn và gây đổ mồ hôi nhiều nước thường.

1.1. Ngâm nước nóng 

- Tác dụng: tăng tuần hoàn ngoại biên, tăng nhịp tim, tăng thân nhiệt, tăng biến dưỡng và đổ mồ hôi. Tạo thư giãn cơ, giảm đau, giảm co cứng. Huyết áp khởi đầu tăng rồi hạ. Nhịp thở nhanh và cạn. 
- Kỹ thuật : tăng nhiệt độ nước trong bồn tới 37,8 độ C, nhiệt độ tạo giãn cơ tối đa, có thể kết hợp với xoa bóp dưới nước và cũng có thể tập vận động. Thời gian ngâm nước có thể từ 20-30 phút. Kết thúc buổi điều trị bằng lau khăn mát hay xoa cồn. 
- Chỉ định:
+ Viêm khớp. 
+ Các chứng đau thắt của cơ quan tiêu hoá và tiết niệu. 
+ Viêm dây thần kinh. 
+ Chấn thương.
- Chống chỉ định : bệnh nặng, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, bướu giáp lồi mắt, động kinh, bệnh van tim, khuynh hướng chảy máu, rối loạn cảm giác nóng lạnh.

1.2. Ngâm nước lạnh

- Tác dụng : nhịp tim chậm lại mặc dù ban đầu hơi tăng. Nhịp thở chậm và sâu. Phản ứng của người bệnh: khởi đầu giãn mạch nông đỏ da, cảm giác ấm dễ chịu. Khi ngâm da dần trở nên xanh và có thể xanh tái nếu ngâm lâu. Khi ra khỏi nước, da hồng trở lại do phản ứng giãn mạch. Hậu quả tăng biến dưỡng khiến ăn ngon và tăng huyết áp, chống sốt. .
- Kỹ thuật : nước ở nhiệt độ từ 10-26,7 độ C, ngâm nước lạnh kết hợp với chà xát để trợ giúp khả năng đáp ứng của người bệnh. Làm ấm người bệnh trước bằng cách vận động hay tắm vòi. Ngâm nước toàn thân từ 4 giây tới 3 phút, ngừng tắm trước khi bệnh nhân nhiễm lạnh. Sau đó toàn thân được lau khô, chà xát mạnh bằng khăn bông.
- Chỉ định : kích thích biến dưỡng, chứng phì mập hoạt động chức năng giảm, táo bón vô trương lực.
- Chống chỉ định : cao huyết áp, khuynh hướng chảy máu, viêm thận, liệt cứng, táo bón co giật, thần kinh bị kích thích, người bệnh yếu và thiếu máu.

2. Ngâm nước từng phần

Được áp dụng trong trường hợp người bệnh không có khả năng chịu được tác dụng ngâm nước toàn thân hoặc chỉ có yêu cầu điều trị cục bộ. Vùng điều trị có thế là tay, chân hoặc các phần của thân mình. 

2.1. Ngâm tay

Cho người bệnh ngâm tay vào bồn nước. Khởi đầu nhiệt độ ở mức trung bình (33,9 - 36,1 độ C). Thêm nước nóng cho tới khi nhiệt độ nước lên tới 43 độ C. Thời gian ngâm 20 phút, với hiệu quả giãn mạch, giảm đau, giảm cơ co cứng, nhịp mạch tăng nhẹ. Nhiệt độ tăng đều ở các chi. Ra mồ hôi trong khoảng 20 phút. Ngâm từng phần với nhiệt độ tăng dần được dùng trong các trường hợp viêm khớp, đau ngực, cao huyết áp, xơ động mạch vành. 

2.2. Ngâm bàn chân hoặc chân

Với tác dụng tuỳ thuộc vào nhiệt độ nước và thời gian ngâm.
- Tác dụng: tạo xung huyết da và tăng tuần hoàn cục bộ, Giảm xung huyết trong các cơ quan vùng chậu và các phần trên thân mình. Tạo thư giãn các cơ co giật, giảm đau.
- Kỹ thuật: nước ở nhiệt độ 36,7 - 37,8 độ C. Mức nước ở trên cổ chân khoảng 8cm. Thêm nước nóng để đạt tới nhiệt độ khoảng 43 độ C. Sau buổi điều trị thấm khô bàn chân. Thời gian điều trị từ 10-30 phút. 
- Chỉ định: đau dây thần kinh, trật cổ chân sau giai đoạn cấp, giảm đau, làm dịu cơn vọp bẻ, đau cơ, đau bàn chân và cẳng chân, tình trạng viêm thấp khớp.
- Chống chỉ định: bệnh tuần hoàn ngoại biên. 

2 3. Ngâm nước nóng lạnh xen kẽ 

- Tác dụng : gia tăng tuần hoàn nhiều và lâu, tạo cơ thắt và thư giãn các mạch máu.
- Kỹ thuật : cần 2 thùng: 1 chứa nước nóng (43 độ C) và 1 thùng chứa nước lạnh (16 độ C).
Ngâm nước nóng 10 phút - nước lạnh 1 phút.
Ngâm nước nóng 4 phút - nước lạnh 1 phút 
Ngâm nước nóng 4 phút - nước lạnh 1 phút.
Ngâm nước nóng 4 phút - nước lạnh 1 phút.
Kết thúc bằng ngâm nước nóng 5 phút.
- Chỉ định:
+ Rối loạn tuần hoàn ngoại vi do co thắt động mạch. 
+ Đổ mồ hôi chân tay 
+ Viêm khớp, trật gân
- Chống chỉ định: thiểu năng động mạch, xơ cứng động mạch và các bệnh tuần hoàn ngoại biên tới giai đoạn nặng, bệnh đái tháo đường.

Thảo dược ngâm chân trị chứng mất ngủ

3. Đắp (chườm) nước nóng

- Tác dụng: giảm xung huyết các phần sâu và cải thiện tuần hoàn, giảm đau, giãn cơ.
- Kỹ thuật : dùng khăn lông, miếng len hay nỉ nhúng vào nước nóng vắt ráo nước (không để quá ướt để tránh phỏng) rồi đắp lên vùng thân thể cần trị liệu. Thời gian điều trị trung bình từ 20-30 phút. Cứ 10 phút thay tấm len khác vì nước mau nguội.
- Chỉ định:
+ Cứng khớp. 
+ Đau lưng.
+ Đau dây thần kinh ngoại vi. 
+ Chuẩn bị cho xoa bóp và tập luyện.

4. Tắm kết hợp với kích thích cơ học 

4.1. Tắm bồn nước xoáy

- Tác dụng: tắm kết hợp với truyền nhiệt dẫn và xoa bóp nhẹ. Tác dụng xoa bóp làm giãn cơ, giảm đau, giãn mạch, cải thiện tuần hoàn cục bộ, làm mềm mô sẹo, giảm kết dính, làm bong các mô chết. 
- Kỹ thuật : bồn nước xoáy có gắn turbin điện, nước trong bồn được khuấy động liên tục bằng một động cơ. Nước được pha dung dịch sát trùng nhẹ. 
Nhiệt độ nước được duy trì trong khoảng 35-37 độ C nếu trị liệu toàn thân trong khoảng 37- 40 độ C nếu trị liệu cho các chi.
 - Chỉ định:
+ Chấn thương cũ. 
+ Bong gân, cứng khớp, kết dính. 
+ Sẹo đau, mõm cụt đau. 
+ Viêm dây thần kinh. 
+ Viêm gân, viêm khớp.
+ Chuẩn bị cho xoa bóp, tập luyện và kích thích điện. 
- Chống chỉ định: 
+ Đái tháo đường. 
+ Phình tĩnh mạch.
+ Giai đoạn nặng của bệnh xơ cứng động mạch và của bệnh tuần hoàn ngoại biên. 4.2. Tắm bồn Hubbard
Đây là một bồn đủ rộng để người bệnh có thể nằm thẳng trong nước. Toàn thân người bệnh trừ đầu và cổ chìm trong nước ở nhiệt độ 35-40 độ C. Nước thường được khuấy động như trong bồn nước xoáy.
- Kỹ thuật: nhiệt độ nước trong bồn Hubbard vào khoảng 32-40 độ C. Sử dụng nhiệt độ thấp hơn trong chương trình vận động tập chủ động. Dùng nhiệt độ cao hơn trong trường hợp cần tạo thư giãn cơ như đối với người bệnh bại não, tập kéo giãn các mô mềm. Có thể điều khiển nhiệt độ nước, vận tốc và áp suất nước xoáy bằng hệ thống điều khiển, thời gian điều trị từ 10-30 phút.
 - Chỉ định:
+ Bệnh bại liệt. 
+ Liệt cứng. 
+ Viêm khớp mạn tính mất điều hợp cơ. Các trường hợp thần kinh như viêm ngang tuỷ. 
+ Đau vùng thắt lưng. 
+ Vết thương phỏng.
- Chống chỉ định: sốt và nhiễm trùng ở giai đoạn cấp, viêm khớp cấp, viêm đau dây thần kinh cấp, viêm thận, bệnh tim.

4.3. Tắm vòi và vòi phun

Tắm vòi hay vòi phun đều là phương pháp thuỷ trị liệu có kết hợp với kích thích cơ học.
+ Tắm vòi: là một cột nước đơn thuần hướng trực tiếp vào một phần bề mặt thân thể. Có hai loại tắm vòi: (a) tắm vòi đơn giản, (b) tắm vòi kéo nắn là tắm vòi kết hợp với xoa bóp và kéo nắn. 
+ Tắm phun: là nhiều tia nước hướng trực tiếp vào bề mặt của thân thể. 
- Tác dụng: tắm vòi hay tắm phun có thể dùng cục bộ hay toàn thân. Đối cới nước nóng có tác dụng kích thích, nước trung tính có tác dụng làm dịu, nước lạnh có tác dụng kích thích giống như tắm lạnh.
- Kỹ thuật: cần điều chỉnh nhiệt độ và áp suất trước khi bắt đầu cuộc điều trị. Nên bắt đầu với nhiệt độ trung tính rồi tăng dần với nhiệt độ tối đa. Chấm dứt điều trị bằng nước mát khoảng 21,1 độ C. 
- Nhiệt độ, áp suất và thời gian điều trị: 
+ Vòi nóng: 37,8 độ C; 4,5-9kg, 10 giây - 3 phút. 
+Vòi trung tính: 33,3- 36,1 độ C; 2,25-4,5kg; 2-5 phút. 
+ Vòi lạnh: 21,1-10 độ C; 4,5-11,2kg; 5-30 giây. 
- Chỉ định:
+ Vòi nóng: giảm đau, kích thích và làm sạch. 
+ Vòi trung tính : làm dịu kích thích thần kinh và mất ngủ.
+ Vòi lạnh: dùng sau tắm nóng để giảm tiết mồ hôi.
Chống chỉ định: bệnh tim, bệnh thận, xơ cứng động mạch, bướu cổ lộ nhãn, kích thích thần kinh, cao huyết áp, phình tĩnh mạch (tránh áp suất trên vùng liên hệ). 

Đặc trị lang ben, hắc lào của người Dao Đỏ

5. Túi nóng hydro-collator 

Là một loại đắp nóng ấm, bên trong túi có chất silicagel. Chất này có tác dụng hấp thụ nhiệt và giữ nước. Nhiệt được truyền sang thân mình bằng truyền dẫn cho tới khi nhiệt độ của túi nóng và thân mình cân bằng. 
- Tác dụng: ngoài đặc tính giữ nhiệt lâu, tác dụng của túi nóng hydro-collator giống như tắm đắp nhiệt ấm, gây giãn mạch, xung huyết, giảm đau và giảm co cứng cơ. 
- Kỹ thuật: túi nóng hydro-collator có nhiều cỡ và hình dạng thích nghi với vùng điều trị. Ở bệnh viện, túi nóng được đun bằng thùng điện tự động, luôn luôn ở nhiệt độ 77 độ C. Túi nóng cũng có thể được dùng để điều trị ở nhà và được đun nóng bằng nồi nước thường. Trước khi đắp, túi nóng được gói trong 4-6 lớp khăn lông. Thời gian điều trị khoảng 15-30 phút. Có thể thay đổi sức nóng bằng cách thay đổi số lớp khăn lông ngăn cách giữa túi nóng và da người bệnh. 
- Chỉ định: giống như tắm đắp nóng và chườm nóng, thường được dùng trong các trường hợp chấn thương, viêm khớp, viêm xơ cơ, co cứng cơ, bệnh thần kinh cơ (như bại liệt), viêm gân, viêm bao hoạt dịch, nhiệt trị liệu chuẩn bị cho tập
- Chống chỉ định: giống như các trường hợp tắm đắp nóng và chườm nóng. 

6. Túi nước nóng 

Là phương tiện sử dụng nhiệt truyền dẫn cục bộ. Chai hay túi nước nóng được chế tạo bằng cao su. Tình trạng kín của túi phải hoàn hảo, không bị rỉ nước có thể gây phỏng cho người bệnh. Đề nước nóng 66 độ C tới khoảng 1/3 hay 1/2 dung tích của túi. Chỉ đóng nắp túi sau khi đã dồn hết không khí ra ngoài vì không khí là chất truyền dẫn nhiệt kém. Cần lót một lớp khăn lông giữa da người và túi cao su nước nóng để tránh phỏng và hấp thụ mồ hôi.
Túi nóng có tác dụng tạo thư giãn mô mềm, giảm đau. Có thể dùng lâu tới 45 phút hoặc hơn. Nếu cần, thỉnh thoảng thay nước nóng trong túi để duy trì độ không đổi.


 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng