Cách chữa dị ứng mẩn ngứa tại nhà
Trong đời sống chúng ta thường hay gặp các trường hợp phản ứng thuốc, dị ứng thuốc. Vậy cách chữa dị ứng, mẩn ngứa tại nhà thế nào? Mời các bạn cùng đọc bài viết này nhé.
CÁC CHỨNG PHONG (BIỂU HIỆN CỦA DỊ ỨNG)
Danh từ “phong” được chúng ta quen dùng từ lâu nay, xét về ý nghĩa thật là mơ hồ. Tiếng "phong" thông dụng ở đây ám chỉ đến nhiều chứng bệnh rất phức tạp. Rất nhiều trường hợp được dân ta liệt vào chứng phong như: nổi mề đay, ngứa ngáy, lở da, lác, hen, suyễn, nhức mỏi bắp thịt, đau khớp xương và ngay cả đến chứng phong tình, cùi v.v... cũng đều được gọ là phong nốt. (Theo Đông y có 36 thứ phong).
Vậy theo quan điểm Tây y, phong là gì?
Trước khi đi sâu vào vấn đề, chúng tôi xin thuật lại cuộc thí nghiệm căn bản của hai nhà Bác học Poitier và Richet đã tìm ra được cách đây độ 80 năm. Công cuộc thí nghiệm ấy như sau:
Hai nhà Bác học nói trên đã lấy bất cứ một chất gì, như con sứa ngoài biển chẳng hạn, đem cà nát ra, trộn với nước thanh trùng làm thành một dung dịch để chích. Hai ống lấy dung dịch vừa nói chích cho một con chó. Ngày thứ nhất 10 phân khối, ngày hôm sau 10 phân khối và liên tiếp nhiều ngày như thể chích cho con chó mỗi ngày 10 phân khối. Con chó không hề hấn gì cả, nó không lộ vẻ gì ốm đau, khác thường.
Hai ông mới ngưng chích trong thời gian độ 2, 3 tuần lễ, rồi cùng một chất ấy đem chích lại cho con chó nói trên, nhưng lần này chỉ chích cho nó có một giọt thuốc con chó lăn đùng ra chết tức khắc.
Cái chết bất thình lình của con chó dẫn đến cho hai ông Poitier và Richet cái kết luận là: Muốn tạo thành cuộc thí nghiệm như thế phải có các điều kiện sau đây:
1) Chích những mũi thuốc đầu để “sửa soạn” (injections préparantes)
2) Có thời gian ngưng chích độ 2, 3 tuần lễ
3) Chích một mũi thuốc quyết định (injection déchaînante).
Công trình thí nghiệm trên đây đã giúp cho Y học tìm hiểu thế nào là chứng “phong” (cơ thể bị phản ứng với vật lạ) và chất dùng để chích đó có thể bất cứ là chất gì.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải hễ mỗi lần chích mỗi lần chết, mà trường hợp chết rất ít, đó chỉ là trường hợp rủi ro và người ta thường cho là chích thuốc chết. Trường hợp tương đối nhẹ rất phổ biến mà ai cũng biết là phù mình, nổi mề đay. Trường hợp nhẹ hơn nữa là ngứa ngáy cùng mình (dân gian quen gọi là phong độc trong mình lộ ra da).
Từ sau cuộc thí nghiệm nói trên cho đến hiện nay, vấn đề: tại sao cơ thể bị “phản ứng” được đem ra nghiên cứu và đã làm sáng tỏ rất nhiều.
Thuốc chữa ngứa của người Dao Đỏ là một cách chữa dị ứng, mẩn ngứa tại nhà
VÌ SAO NGƯỜI TA BỊ PHONG NGỨA ?
Các nhà y học đã tìm ra được trong máu của những người bị phong ngứa một chất gọi là HISTAMINE. Chất Histamine là một chất hóa học mà người ta biết được rõ ràng và chế ra nó được bằng chất nhân tạo.
Sau việc tìm ra chất Histamine, y học cũng đã tìm ra được chất chống histamine (Antihistaminique de synthèse). Hiện thời bây giờ, y học đã tìm được chừng 50 thứ khác nhau. Tên thông thường mà chúng ta quen thuộc nhất là: Vitalergan, Anacine, Phenergan, …
Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin tạm gác qua một bên về chất: antihistaminique, mà chỉ đề cập đến chất histamine, nguyên nhân sinh ra chứng phong ngứa.
Hằng ngày cơ thể chúng ta chung đụng không biết bao nhiêu những chất “lạ” ở ngoài, thí dụ như:
- Hô hấp: bụi bặm, mùi lạ, …
- Ngoài da tiếp xúc với chất hóa học (Mỹ phẩm phụ nữ dùng trang điểm, chất hóa học do nghề nghiệp).
Tất cả các “chất” lạ ấy gây cho cơ thể hiện tượng phản ứng; khoa học gọi đó là chất sinh kháng (antigene). Một khi chất sinh kháng xâm nhập cơ thể, thì tự nhiên trong máu tiết ra chất histamine rất nhiều.
Trong trường hợp bình thường thì huyết thanh (Sérum) trong máu của con người thường xuyên làm giã chất histamine, nhưng lại có một số ít người khác huyết thanh không làm giã được histamine, rồi cơ thể sinh ra những phản ứng khác nhau mà nhiều người lầm tưởng là tại cơ thể có gốc phong, nhưng khởi thủy của nó chỉ là chất histamine.
Khoa học chưa tìm được nguyên nhân một cách chắc chắn vì sao huyết thanh trong máu của một số ít người không làm giã nổi chất histamine và hiện nay, nhiều người lại gán cho tại gan yếu, vì gan nó có bổn phận làm tan chất độc trong cơ thể. Nhận thức này không phải hoàn toàn sai, nhưng nó không làm thỏa mãn được óc khoa học của con người.
Vậy thì chất histamine gây nên những hiện tượng gì?
Chúng ta phải nói ngay chất Histamine là một chất độc, gây ra nhiều chuyện rắc rối:
- Nó làm cho bao tử tiết ra rất nhiều nước vị toan (suc gastrique);
- Nó làm cho các động mạch (artère) co quắp lại, các mao quản (capillaire) nở ra.
Người thường trung bình trong máu có từ 40 đến 60 gammas chất histamine (1 gamma bằng 1/1.000 milligramme), trên số đó thì cơ thể sinh ra những chứng cụ thề là :
- Ngoài da: Nổi mề đay, phù mình, ngứa ngáy, nổi nhiều mẩn đỏ, lở da từng vùng hoặc lở loang rộng nhiều chỗ. Và “thiên hình vạn trạng” của những chứng bệnh ngoài da khác tùy theo cơ thể người bệnh mà ảnh hưởng.
- Ở hệ hô hấp: Hắt hơi, xổ mũi, chảy mũi như vòi nước, ngứa cổ họng, ngứa trong mũi, khó thở hay nặng hơn nữa là suyễn.
- Ở hệ tiêu hóa: làm gia tăng nước chua trong bao tử, hoặc ói mửa, ỉa chảy.
Tình trạng nhẹ nhất của cơ thể khi chất histamine nhiều hơn lúc bình thường là bực bội, khó chịu, lo lắng.
Hiện tượng thông thường người ta quen gọi là “tâm thần bất an”.Nhân đây chúng tôi cũng xin kể một vài trường hợp thành kiến sai lầm về chứng phong để làm thí dụ, cụ thể như sau:
- Một thiếu nữ thường dùng acétone đề rửa nước sơn móng tay. Khác hơn nhiều chị em chung quanh cùng xài như cô, da cô lại không chịu được chất acétone nên phản ứng làm sưng ngứa, nổi mụt đỏ, lở chảy nước vàng ở hai bàn tay. Tin theo lời bạn bè, cô cho là tại trong mình có phong nên mua thuốc chích lọc máu trị phong và rắc bột Sulfamide lên chỗ lở, làm cho da càng phản ứng thêm dữ dội. Trong lúc đó, có một điều rất đơn giản mà cô ta không thể nào ngờ được là chỉ cần ngưng xài acétone một lúc là tự nhiên chứng phong của cô sẽ hết. Trái lại cô dùng thuốc sai lầm, tức là đem thêm chất lạ vào cơ thể hoặc trên da, tạo thêm sự phản ứng cho cơ thể nữa.
- Trường hợp khác: Một bà nội trợ, cơ quan hô hấp bị biến chứng (allergie respiratoire) thường hay nhảy mũi, xổ mũi mỗi khi trở trời, hay hít phải mùi gì lạ, mỗi lần như thế thường làm ngứa ngáy trong lỗ mũi, trong cổ họng và đôi khi khó thở. Bà ta định bụng là mình bị đau mũi và sợ bị nha cam ăn) (vì bà thường nghe nhiều người nói đến chứng đau mũi phải mổ). Và nghe hàng xóm mách, đến nhờ một ông thầy chuyên môn chữa trị về lỗ mũi, mặc dầu từ khi “học” cho đến hành nghề ông không biết trong lỗ mũi có gì, bởi một lẽ giản dị là ông không có mổ lỗ mũi người ta đề xem! Rủi ro cho bà ta lại gặp một ông thầy thiếu lương tâm nghề nghiệp, chữa bịnh theo lối “bói ra ma, quét nhà ra rác” nên bà ta phải qua nào: xông mũi nhét thuốc vào mũi, đốt và uống thuốc... không biết bao nhiêu là thuốc! và v.v... Nhưng rồi nguyên nhân cơ quan hô hấp bị phản ứng bởi chất lạ không chữa trúng, rốt cuộc rồi tiền mất, tật mang.
Tóm lại, với những nét đại cương đã trình bày ở trên, chắc bạn đọc cũng đã hiểu được vì sao có những trường hợp:
- Chích Pénicilline bị phản ứng (phản ứng thuốc, dị ứng thuốc).
- Giặt đồ bằng xà bông bột hoặc nước tầy (eau de javel) có người bị lở da tay.
- Hít nhầm hơi lạ có người chảy mũi, nổi cơn suyễn.
- Ăn món gì trúng làm đi ngoài, hoặc ăn đồ biển có người bị nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu.
Dùng danh từ “phong” để định nghĩa cho các hiện tượng vừa kể thì thật là mơ hồ, vì nguyên nhân của nó rất phức tạp, có nhiều hình thức bệnh tật khác nhau, nguồn gốc bởi cơ thể biến ứng (allergie) đối với một chất lạ từ bên ngoài ảnh hưởng.
Tôi xin phép kể lại vài câu chuyện về phong ngứa, gây nên bởi chất hóa học, để bạn đọc phân định rằng: tìm ra nguyên nhấn của chứng phong ngứa không phải là một chuyện dễ dàng.
- Cách đây độ 10 năm, lúc tôi còn hành nghề ở Pháp. Một hôm, có một thiếu phụ đến khám bệnh về chứng phong ngứa, đặc biệt chỉ nổi mụn ngứa chỗ da vùng ngực ngang đôi vú. Cũng may cho tôi khi bà cởi áo ngoài, tôi thấy bà mặc cái áo “xu-chiêng” bằng ny-lông đen. Tôi mới quả quyết rằng tại Ny-lông là chất hóa học gây nên chứng phong ngứa ở da bà. Quả thật thế, sau khi bà không mặc cái “xu-chiêng” ny-lông đó nữa bà không bị chứng phong ngứa.
Cách một ít lâu sau, thiếu phụ này trở lại khám bệnh, bà ta mới khoe với tôi rằng: “Tôi gặp chiếc xu-chiêng ny-lông màu hường này đẹp quá, tôi mua mặc nhưng không sao cả và bằng một giọng nghi ngờ bà nói: Nó cũng bằng ny-lông ông ạ!
Tôi không trả lời, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn bản tin bán nghi về chất ny-lông gây nên phong ngứa ở da. Câu chuyện đến đó tưởng chừng chấm dứt. Nhưng, một thời gian sau, cách đó không lâu, bà trở lại khảm bệnh lần nữa, bận này bà bị chứng phong ngứa ở quanh thắt lưng, chung quanh đùi, trước bụng dưới. Và cũng lại may mắn cho tôi, bữa ấy bà đến phòng mạch với chiếc xi-lip ny-lông đen. Lần này tôi quả quyết kết luận với bà rằng: Không phải chất ny-lông gây nên phong ngứa cho da bà, mà là màu đen người ta dùng nhuộm ny-lông đã gây nên. Bà cũng chưa thỏa mãn lắm.
Về sau bà lại bị một lần nữa với đối vớ ny-lông đen, chừng đó bà mới kính sợ và mới tin rằng chất hóa học màu đen nhuộm ny-lông đã làm cho da bà bị phản ứng.
– Câu chuyện phong ngứa thứ hai như sau:
Một bữa nọ, có một bà đến khám bệnh, vì chứng ngứa ở hai tay. Tôi mới hỏi rất kỹ càng trong những ngày gần đây bà làm những việc gì lạ. Bà mới cho biết: Bà vừa mua nước sơn dầu đề sơn cái tủ. Lẽ tất nhiên nguyên nhân làm da bà dị ứng là chất sơn dầu.
Một thời gian sau, bà đến khám với một chửng bệnh khác, tôi mới hỏi thăm đến bệnh cũ của bà. Bà đáp lời tôi bằng thái độ bán tín bán nghi: Theo bà nghĩ chắc không phải tại nước sơn dầu, vì trong tuần lễ nay, chồng bà đem về nhà mấy chục thùng sơn nguyên chất để chia ra hộp nhỏ bán lẻ, nhưng bà không sao cả? Vấn đề trên cũng tưởng chấm dứt ở đây, nhưng cách ít tuần lễ sau nữa bà ta lại đến khám bệnh vì chứng phong ngứa đỏ rần hết cả hai bàn tay. Lần này tình trạng có phần dữ dội hơn, bà nhảy mũi có dây, chảy mũi có vòi như vòi nước!
Tôi hỏi kỹ càng việc làm của bà để tìm nguyên nhân gây phản ứng. Bà mới bảo rằng: hôm qua bà thấy miếng nỉ lót dưới giường ngủ bà dơ (tấm lót để đứng lên khỏi lạnh chân khi trên giường vừa bước xuống) bà mới mua dầu thông (essence de térébenthine) để chải nên mới bị phong ngứa.
Nhớ lại kỳ trước bà xài nước sơn dầu cũng bị phong ngửa tôi mới quả quyết với bà rằng: Cơ thể của bà bị phản ứng với chất dầu thông (essence de térébenthine) (có dùng để pha trong nước sơn kỳ trước) nên đã gây ra chứng phong ngứa cho bà.
Qua hai trường hợp làm thí dụ nói trên, bạn đọc nhận định được rằng:
Tìm một chất gây nên chứng phong ngứa không phải là một chuyện dễ dàng.
Thường thường ta hay đổ tội cho thịt gà hay thịt bò không chắc là hoàn toàn đúng. Vì nào ai ngờ được rằng: một chất gia vị gì đi theo món ăn, hay một thứ rượu gì kèm theo bữa ăn (có thịt gà và thịt bò) mà gây ra chứng phong ngứa.
Tuy nhiên một số bác sĩ thường gần bệnh nhân ở xứ ta, có tìm lý lẽ giải thích tại sao đồng bào ta cho thịt gà và thịt bò độc như sau:
- Sau khi giết con vật rồi cho đến lúc lấy bộ đồ lòng ra, có khi mất trên một vài tiếng đồng hồ. Thời gian ấy, thức ăn của con thú trong hệ tiêu hóa bị sình ươn và thâm nhập vào thịt của con thú bằng chất histamine loang cả cơ thể con vật.
Đứng về mặt khoa học, lời giải thích này không phải là không căn cứ.
Nhưng, có thể cãi lại rằng: Người Châu Âu ngụ ở xứ ta được các người đầu bếp Việt cho ăn thịt bò cũng cùng loại thịt, cũng lối làm một kiểu như thế, nhưng tại sao họ không bị phong. Buồn cười hơn nữa là trên đất Pháp dân chúng cho rằng thịt heo là thịt rất có phong, và người bị chứng phong ngứa bao giờ cũng khoe với người thầy thuốc là: tôi chỉ ăn thịt bò, thịt gà và thịt thỏ chớ không hề có ăn thịt heo !
Nước tắm dao đỏ là phương pháp thủy trị liệu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Chúng tôi xin kết luận là:
Sự phản ứng của một cơ thể đối với các chất bên ngoài là một việc hết sức bất ngờ, ta không thể nào ước lượng trước được cả.
*
NHỮNG THỨ THUỐC THƯỜNG GÂY PHẢN ỨNG
Xin gác qua một bên những trường hợp ít khi xảy ra là: vừa chích thuốc vào cơ thể, người bịnh lăn đùng ra chết, loại thuốc chích đó bất cứ là thuốc gì. Khoa học gọi trường hợp này là: Idiosyncrasie.
Hiện giờ người ta cho nó giống như trường hợp thí nghiệm của 2 nhà Bác học Poitier và Richet đã nói ở phần trên. Và điều kiện chích sửa soạn (injections préparantes) trong trường hợp này không biết đã có từ bao giờ, mà người bịnh lẫn người chích cũng không hay biết. Mũi thuốc gây ra cái chết này là mũi thuốc quyết định (injection déchainante).
Dưới đây chúng tôi kể tạm những thứ thuốc có thể gây phản ứng bất ngờ, để các bạn dùng thuốc (nhất là Y tá chích dạo) tránh được phần nào sự phản ứng:
Đứng đầu đáng kể hơn hết là Vitamine B1, tên khoa học là Thiamine và trường hợp phản ứng gọi là: chocthiamique.
Kinh nghiệm cho biết rằng: chất vitamin này dùng nguyên chất, thường xảy ra tai nạn chết.
Trái lại khi nó đã trộn với các chất khác thì tại nạn thỉnh thoảng cũng có xảy ra tuy đáng sợ nhưng rất ít người bị chết.
Điều cần nhớ là phân lượng Vitamine B1, ở mỗi liều chích không quan hệ. Không phải chích 100mg bị phản ứng, chích 25mg mà tránh được phản ứng!
Chích Vitamine B1, mà chết là một điều đáng trách và những người chết như thế thì thật là oan uổng. Tại sao vậy?
- Trừ những trường hợp đặc biệt những người đau tim vì bệnh phù thũng đang cơn hấp hối, hoặc đã chết rồi mà người ta phải chích Vitamine B1 trong trái tim, mạch máu hoặc chích bắp thịt, thì chất Vitamine B1 không đáng dùng để chích trong những trường hợp mà mọi người quen dùng như là: Bồi bổ sức khỏe hoặc chống đau nhức hoặc xem nó là thuốc bồ nói chung.
- Thay vì dùng Vitamine B1 uống cũng đồng một tác dụng như chích, nhưng khó xảy ra tai nạn chết nếu người dùng liều uống có thấy khó chịu vì thuốc phản ứng thì không đến nỗi nào.
– Loại thuốc phản ứng kế đó là Pénicilline. Xin nói rõ rằng: Penicilline chích có nhiều loại, nhưng ở đây chúng tôi chỉ nói tóm tắt có 2 loại để dễ nhận thức:
1. Pénicilline G, tên thương mại rất nhiều, cái tên mọi người thường biết là Spécilline. Loại Pénicilline G dùng chích có tác dụng cấp thời, nó ở trong máu không lâu, nên bắt buộc phải chích nhiều lần trong ngày.
Để tránh cái bất tiện đó, người ta chế ra loại Pénicilline có tác dụng lâu dài trong máu, thứ thường dùng là: Pénicilline procaine.
Trộn với Pénicilline G với Penicilline procaine người ta đặt tên là Bipénicilline.
Chất Procaine là chất thuốc tê, người ta còn gọi là Novocaine. Chính nó thường gây ra phản ứng. Vì thế cho nên những chai thuốc nào loại Pénicilline mặc dầu mang tên thương mại khác nhau nhưng công thức có Biocaine thì không được đem chích cho trẻ em dưới 12 tuổi. Ở các nước tiên tiến có đạo luật cấm hẳn việc xài như thế.
Để tránh tai nạn vì chích Pénicilline, thì có nhiều cách:
a) Trong trường hợp cấp bách phải dùng Pénicilline, thì nên dùng Pénicilline G trong lúc chờ đợi mua thuốc trụ sinh uống, cùng một tác dụng. Sau 3 giờ đồng hồ, Penicilline G đã vào nước tiểu và ra ngoài thì thuốc trụ sinh uống cũng bắt đầu thấm, vi trùng không có thì giờ đề “xả hơi”, đặng sinh-sản.
b) Trộn Pénicilline với một chất kháng histamine (antihistaminique de synthèse), để chích, có nhiều tên thương mại khác nhau như: Phénergan, Chlor Pen, Chlor Trimeton, Bénadryl. Nhưng chất này chích vào làm buồn ngủ và ngây ngất.
Cũng xin nói rõ thêm là: trong việc phòng ngừa phản ứng của Penicilline người ta còn áp dụng nhiều cách khác nữa, nhưng có phần phiền phức hơn, nên chúng tôi không đề cập đến, mà ở đây chỉ nói đến việc dùng chất kháng histamine mà thôi.
Ngoài Vitamine B1 và Pénicilline cũng còn những chất thuốc khác thường làm phản ứng, nhưng tương đối ít khi làm thiệt mạng người như.
- Hordénine
- Atropine, …
Chúng tôi cũng xin nhấn mạnh là: chỉ nói đến chất thuốc gây phản ứng thôi, không kể đến điều kiện bên ngoài như: thuốc hoặc nước pha không tinh khiết, sức “Mặn” hoặc “Chua” không hạp với cái “mặn” và “chua” của cơ thể hay là ống chích nấu bằng nước có chất sét, hoặc máu khô của người khác đọng lại cây kim chích v.v...
Nước tắm dao đỏ dùng cho trẻ nhỏ DaodoBaby
CÁCH ĐỐI PHÓ KHI BỊ PHẢN ỨNG VÌ CHÍCH THUỐC
Gặp trường hợp phản ứng xảy ra, ta phải xử lý như thế nào?
Trong thời kỳ phản ứng: Điểm chính và nguy hại nhất là huyết áp hạ xuống một cách kinh khủng. Do đó, việc cấp bách phải làm là giữ huyết áp (tension artérielle) cho đúng thăng bằng. Món thuốc duy nhất dùng trong trường này là: ADRÉNALINE, chỉ dùng chích dưới da, vì chích bắp thịt sợ thối thịt, còn chích gân thì bịnh nhân sẽ chết tức khắc.
- Chất Adrénaline có tác dụng cấp thời, nhưng không bền bỉ.
- Chất Pressyl có tác dụng bền bỉ hơn nhưng không cấp thời.
- Chất Syncortyl có tác dụng lâu dài hơn hết nhưng sự kiến hiệu của nó lại cũng rất lâu.
Tóm lại, phải đối phó với trường hợp phản ứng vì chích thuốc bằng cách:
- Chích liền 1 ống Adrenaline dưới da.
-1 ống Pressyl: chích bắp thịt kế đó.
- 1 ống Syncortyl 5mg: chích bắp thịt sâu tiếp theo.
Đồng thời, cũng cần chích thêm thuốc vượng tim như: Camphre và thuốc kích thích bộ hô hấp như: CAFÉINE.
Tuy nhiên, trong thực tế một khi tai nạn xảy ra trường hợp không có đơn giản như thế, người chích thuốc phải luôn luôn giữ bình tĩnh và dám đảm nhận trách nhiệm của mình. Trách nhiệm muốn nói ở đây là trách nhiệm trước sinh mạng con người, chứ không phải trách nhiệm trước pháp luật.
Rất dễ hiểu là trong trường hợp như thế, gia đình nạn nhân sẽ phản đối không cho chích thêm thuốc nữa. Gặp tình thế này ta cắt 1 ống Adrénaline cho hút vào 1 cục đường hoặc 1 muỗng đường cát cho bệnh nhân ngậm trong miệng. Nhờ đó chất Adrénaline tan lần sẽ thấm ngang màng mỏng lưỡi vào máu.
Trong trường hợp bi thảm hơn nữa, gia đình nạn nhân thay vì cho chích thêm vào mũi thuốc cứu cấp để cỏ thể cứu sống được bệnh nhân, họ lại phản đối và chở bệnh nhân đến bệnh viện sau bao nhiêu thì giờ chậm trễ từ nhà đến bịnh viện, khoảng thời gian chậm trễ kể trên rất quý báu để cứu sống nạn nhân lại mất đi.
Để kết luận, Chúng tôi mong các bạn xa gần ghi nhận nơi đây lời nói chân thành của một người đã có đôi chút kinh nghiệm trong những bạn đọc từng dùng thuốc là:
Phản ứng thuốc là một chuyện xảy ra bất ngờ, không ai có thể đoán trước được, và không có một lý do nào đứng vững cả. Bản thân của kẻ viết bài này đã bị một trường hợp là: Vì sợ phản ứng nên chích một mũi thuốc ngừa phản ứng cho một mũi thuốc trị bệnh kế đó, nhưng mũi thuốc đầu (ngừa phản ứng) đã gây phản ứng kinh hồn!).
(Bác sĩ Lương Phán - Trích trong: Thành kiến sai lầm của người dùng thuốc)
Xem thêm