Đắp thuốc trị ra mồ hôi
Nhiều người vì ra mồ hôi nhiều nên gặp phải những bất tiện trong cuộc sống. Sau đây là phương pháp đắp thuốc trị ra mồ hôi.
PHÂN TÍCH BỆNH LÝ
Đổ mồ hôi một cách bất thường là triệu chứng thường thấy ở nhiều loại bệnh, như rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ung thư, phong thấp, đường huyết thấp. Trong giai đoạn phát sốt hay hồi phục của một số bệnh truyền nhiễm khác cũng có hiện tượng đổ mồ hôi.
PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU BẰNG ĐẮP THUỐC
a) Phương pháp 1
Huyệt vị: Thần Khuyết.
Vị thuốc: Bột ngũ bội tử 1,5g, bột long cốt 1g, bột vỏ hàu 1g.
Cách làm: Trộn lẫn các vị thuốc trên, hòa với giấm để thuốc thành hồ, đắp chặt lên rốn. Mỗi tối đắp thuốc 1 lần, quá trình trị liệu phải mất 10 ngày.
b) Phương pháp 2
Huyệt vị: Thần Khuyết.
Vị thuốc: Sinh hoàng bá, ngũ bội tử lượng như nhau.
Cách làm: Nghiền nát các vị thuốc trên, cho vào lọ để dành sử dụng, chuẩn bị miếng gạc dùng trong y khoa có kích cỡ 5 x 5cm.
Trước khi điều trị, lau sạch vùng bụng của người bệnh, sau đó lấy một lượng thuốc vừa đủ (đắp đầy rốn là được) hòa với nước ấm để chế thuốc thành bánh, cho vào giữa gạc, đắp lên rốn, sau 24 tiếng thay thuốc, đồng thời ghi chép lại những gì quan sát được trong quá trình trị liệu.
Chú ý: Liệu pháp dưỡng sinh bằng cách đắp thuốc mang lại hiệu quả trị liệu khá tốt cho triệu chứng xuất mồ hôi. Thông thường chỉ cần xác định mỗi huyệt Thần Khuyết, nguyên liệu thuốc dễ kiếm và cách làm đơn giản, nên phương pháp này được ứng dụng rộng rãi.
Xem thêm