Đắp thuốc trị viêm khớp do phong thấp

Viêm khớp do thấp và viêm khớp nhiễm khuẩn là một căn bệnh thường thấy. Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị liệu bệnh này, nhưng đa phần là thuốc uống. Vì một số loại thuốc gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể nên không thể dùng lâu. Áp dụng liệu pháp đắp thuốc để chữa bệnh viêm khớp do thấp sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt, thường chỉ cần đắp thuốc lên các huyệt vị ngay vùng khớp xương bị đau. 

PHÂN TÍCH BỆNH LÝ

Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm khớp là các triệu chứng đau nhức khớp, tê mỏi, thậm chí sưng to, khó co duỗi,... Bệnh viêm khớp chủ yếu có hai loại: viêm khớp dạng thấpviêm khớp nhiễm khuẩn.

Viêm khớp nhiễm khuẩn là do cơ thể nhiễm vi khuẩn streptococcus tan huyết nhóm A. Đặc điểm lâm sàng là triệu chứng viêm phát tác nhiều lần ở mô liên kết toàn thân thuộc mãn tính hoặc cấp tính.

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn do phản ứng dị ứng trong cơ thể gây ra, thuộc dạng mãn tính. Biểu hiện lâm sàng là viêm mãn tính các khớp xương nhỏ, khớp xương ngón tay và khớp xương bàn tay, dần dần lan ra viêm khớp xương ngón chân, bàn chân, cổ chân và một số khớp xương ở đầu gối, vai...

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

 

a) Phương pháp 1

Huyệt vị: A Thị (vùng khớp xương bị đau).
Vị thuốc: Nhũ hương, một dược mỗi loại 10g, huyết kiệt 6g, tiêu viêm thống 100mg.
Cách làm: Nghiền nhỏ 3 vị thuốc đầu, sau khi sàng lọc cho tiêu viêm thống vào trộn đều. Lấy 1 – 2g thuốc bôi lên trên băng dán, đắp lên huyệt A Thị. Cứ 3 ngày thay thuốc 1 lần, đắp liên tục 3 lần để duy trì hiệu quả trị liệu.
Phương pháp này dùng để trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.

b) Phương pháp 2 

Huyệt vị: A Thị (vùng khớp xương bị đau).
Vị thuốc: Xuyên ô, thảo ô, sinh nam tinh, sinh phụ tử mỗi loại 30g; bào khương, xích thược (thược dược đỏ) mỗi loại 90g; nhục quế, bạch chỉ mỗi loại 1,5g; tế tân 1,2g.
Cách làm: Nghiền nát các vị thuốc trên sao cho thật mịn, sau khi trộn lẫn, hòa với rượu nóng để điều chế thành chất hồ, đắp lên vùng bị đau. Mỗi tối đắp thuốc 1 lần.

c) Phương pháp 3

Huyệt vị: A Thị (vùng khớp xương bị đau).
Vị thuốc: Nhũ hương 10g, một dược 10g, hồng hoa 6g, ma hoàng 6g, quế chi 10g, thấu cốt thảo 20g, uy linh tiên 10g, tang chi (hạt dâu) 10g, tế tân 6g, tiểu bạch hoa xà (hoặc ô tiêu xà) 1 con.
Cách làm: Phân các vị thuốc trên vào hai túi vải nhỏ, cột kín miệng, cho vào lồng hấp với 2 ly rượu trắng khoảng 20 phút, nhân lúc thuốc nóng, lấy túi thuốc ra đắp lên vùng bị đau, dùng luân phiên cả hai túi thuốc. Phương pháp này giúp trừ bệnh phong thấp, ôn kinh tán hàn, giúp kinh lạc lưu thông và giảm đau.

d) Phương pháp 4

Huyệt vị: A Thị (vùng khớp xương bị đau).
Vị thuốc: Một lượng thấu cốt thảo tươi vừa đủ dùng.
Cách làm: Nghiền nát thấu cốt thảo tươi, điều chế thành thuốc cao để đắp lên chỗ đau, lấy giấy dầu phủ lên trên và dán chặt bằng băng dán. Mỗi lần đắp 1 – 2 tiếng. Nếu chỗ đắp thuốc phồng rộp sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Chú ý: Đối với những người đang bị phong thấp, khi trị liệu bằng phương pháp đắp thuốc, nên kết hợp với thuốc trị phong thấp.

Viêm khớp do thấp và viêm khớp nhiễm khuẩn là một căn bệnh thường thấy. Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị liệu bệnh này, nhưng đa phần là thuốc uống. Vì một số loại thuốc gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể nên không thể dùng lâu. Áp dụng liệu pháp đắp thuốc để chữa bệnh viêm khớp do thấp sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt, thường chỉ cần đắp thuốc lên các huyệt vị ngay vùng khớp xương bị đau. Đắp thuốc nhiều lần sẽ giúp lưu thông máu, trừ gió tán hàn, nên phối hợp với châm cứu và uống thuốc để phát huy hiệu quả trị liệu.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng