Tinh dầu hương nhu trắng

800đ

tdhn1

Tinh dầu hương nhu trắng được cất từ cây hương nhu trắng, có giá trị kinh tế cao, được dùng nhiều trong y học, mỹ phẩm và nhiều ngành sản xuất. Chế phẩm thuốc phổ biến nhất có tinh dầu hương nhu là dầu cao Sao vàng. 



Còn hàng
1

Tinh dầu đinh hương rất cần cho các ngành sản xuất hương liệu, xà phòng và y dược, nhưng cây dinh hương (Eugenia caryophyllata Thunb) chỉ mọc ở một số nước nhiệt đới: đặc biệt là ở các nước châu Phi và châu Mỹ La tinh như Mangat, Pemba, Zanziba. Nước ta không có đinh hương, cho nên trước đây hoàn toàn phải nhập loại tinh dầu này của nước ngoài. Nhưng gần đây chúng ta đã chú ý nghiên cứu những tinh dầu trong nước thay thế cho tinh dầu đinh hương. Hương nhu là cây được nhiều người đề cập đến. Những kết quả công bố đã chứng minh rằng tinh dầu hương nhu Việt Nam, qua một quá trình gia công tinh chế, có chất lượng không kém tinh dầu đinh hương, nó có khả năng thay thế tinh dầu đinh hương trong nhiều trường hợp. Điều đó hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.

Hương nhu sẵn có ở nước ta, dễ trồng, mau thu hoạch, vì vậy nó là cây có nhiều triển vọng. Mấy năm gần đây tuy ta mới bắt đầu sử dụng loại tinh dầu này phục vụ cho nhu cầu trong nước, nhưng kết quả thu được thật đáng phấn khởi, chẳng những ta đã hạn chế được việc nhập khẩu tinh dầu đinh hương mà còn thừa tinh dầu hương nhu đề xuất cảng.

Ở nước ta, có hai loài: hương nhu trắng và hưởng nhu tía. Hương nhu trắng có lá xanh, thân xanh; còn hương nhu tía có thân tím, lá tím. Cả hai loại đều có mùi thơm như nhau, nhưng trong thực tế chỉ có hương nhu trắng có năng suất cây cao, năng suất tinh dầu cao và chất lượng tinh dầu tốt, có giá trị về mặt kinh tế, còn hương nhu tía thì chỉ đóng khung trong phạm vi những cây thuốc dân gian phát triển ở quy mô nhỏ.

Hương nhu trắng (Onum gratissimum Lin) là loại cỏ sống dai, cao trung bình 1m đến 1,5 m, có khi cao đến 2,5 m, phân nhiều cành, phần dưới hóa gỗ, Lá mọc đối, chéo chữ thập, nghĩa là hai lá trên và hai lá dưới mọc vuông góc với nhau. Chiều dài của lá từ 5 – 14 cm, chiếu rộng từ 1,5 – 5 cm, cuống dài 1 - 5 cm, có răng cưa to. Thân và lá được phủ bằng lông che chở và lông tiết tinh dầu. Lông che chở dài, nhọn, gồm nhiều tế bào ghép lại làm nhiệm vụ che chở cho cây. 

Lông tiết tinh dầu có hình dáng thay đổi, chứa nhiều tinh dầu. Đối với chúng ta loại lông này rất quan trọng, nó càng nhiều thì hàm lượng tinh dầu càng cao, do đó hiệu quả kinh tế của việc trồng trọt càng lớn. Lẽ dĩ nhiên vì các lông đều rất bé nên muốn phân biệt các loại lông trên ta phải soi kính hiển vi. Khi xoa nhẹ ngón tay lên mặt lá hương nhu ta thấy sực lên mùi thơm dễ chịu. Sở dĩ như vậy là vì tay ta đã làm gẫy các lông tiết để tinh dầu bắn ra dính vào đấy. 

Hoa mọc ở ngọn cành thành chùm đơn, xếp thành vòng 6 chiếc một. Cấu tạo của hoa tương đối giống hoa bạc hà, lá dài bao bọc ngoài hoa có màu xanh chia thành 5 răng, các cánh hoa ghép liền nhau lại thành hình ống, ở miệng chia thành 2 mối, môi trên có 2 thùy, môi dưới có 3 thùy. Bộ nhị gồm 4 cái, 2 cái dưới thì dài, 2 cái trên thì ngắn. 

Quả hương nhu cũng rất bé, khi chín không mở ra.
Hương như có nguồn gốc ở Nam Phi, nhưng ngày nay đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Xrilanca, Malaixia, Ấn Độ.

Một số nước coi hương nhu là cây công nghiệp và trồng trọt ở quy mô lớn đề sản xuất tinh dầu. Ở nước ta hương nhu trắng cũng mọc hoang ở nhiều nơi như Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang. Ở nhiều nơi khác,  nhân dân ta cũng có trồng và xem như là một cây thuốc gia đình. Những năm gần đây, nhu cầu về hương nhu càng lớn, cho nên nếu chỉ dựa vào những cây mọc hoang thì không thể đáp ứng được yêu cầu, vì vậy người ta đã nghiên cứu đưa vào trồng ở quy mô lớn. Lúc đầu cây này được trồng thí nghiệm ở trại thuốc Văn Điển (Hà Nội), sau đó trồng quy mô lớn ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Kim Động, Khoái Châu (Hưng Yên), Thái Bình Hà Nội, Hà Nam. 

Kinh nghiệm gây trồng những năm qua cho thấy trồng hương nhu không khó khăn lắm. Nó không bị các súc vật như trâu bò phá hoại và không kén đất. Ngoài những ruộng hương nhu chính thức, ta có thể trồng tận dụng đất ở các bãi hoang, bờ rào, bờ mương, xung quanh các trường học, trạm xá. Những nơi này đã cho những vụ thu hoạch khá lớn.

Kỹ thuật trồng hương nhu đơn giản hơn các loại cây trồng khác. Người ta có thể trồng bằng hạt hay dâm cành, nhưng nếu trồng bằng cách dâm cành thì cây phát triển chậm, chóng tàn, năng suất thấp, nên trong thực tế người ta chi trồng bằng hạt. Ngâm hạt vào nước độ 2 giờ, sau đó vớt ra rắc đều trên luống đất đã được xới rất mịn, đậy rơm hay rạ lại. Đề cho hạt phân tán nhiều trên luống và các hạt, cách nhau vừa phải, trước khi rắc người ta trộn hạt với một ít tro hay đất bột mịn. Hạt được gieo vào tháng 1 dương lịch, gặp điều kiện trời ấm áp sau 15 - 20 ngày bắt đầu này mầm, nếu trời rét với độ nhiệt dưới 15 độ C, cây không mọc được. Sau hai tháng, cây có thể cao đến 15 cm. Đến tháng ta đánh cây đi trồng nơi khác. Đất trồng hương nhu được đánh thành luống, khoảng cách giữa các cây là 50 cm, giữa các hàng là 60 cm, trường hợp đất xấu ta có thể trồng dày hơn nữa.

Thời vụ trồng cây con có ảnh hưởng đến năng suất tinh dầu. Tại một trạm nghiên cứu cây trồng ở Liên Xô, người ta thấy rằng hai thửa ruộng hương nhu trắng có mọi điều kiện như nhau, nhưng trồng cách nhau 50 ngày thì sản lượng tinh dầu đã chênh lệch từ 50 - 100 lít trên một ha.

Trong quá trình phát triển của cây, thời kỳ ra hoa được coi là thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất của cây. Trong thời kỳ này mọi quá trình sinh lý, hóa sinh trong cây xảy ra mạnh mẽ nhất, sự phát triển của bộ lá cũng đạt đến mức hoàn chỉnh, số lượng lông tiết đến mức tối đa, nên hàm lượng tinh dầu đạt tới giá trị cực đại. Trước hay sau thời gian đó, hàm lượng tinh dầu đều thấp hơn. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng về mùa hè, độ nhiệt cao, cây cũng chứa nhiều tinh dầu hơn mùa đông. 

Mặt khác, nếu chăm bón cẩn thận và đúng theo phương pháp khoa học thì năng suất cây và năng suất tinh dầu càng cao. Hương nhu cần nhiều kali, ít phôtpho. Kinh nghiệm cho thấy nó chỉ cần phôtpho lúc ra hoa và khi quả chín. Là một cây có nguồn gốc ở xứ nhiệt đới, hương nhu không chịu được rét, gặp độ nhiệt dưới 0 độ C cây bị chết rét. Khả năng chịu hạn của nó lớn hơn, tuy nhiên cũng như cây trồng khác, gặp hạn lâu ngày cây sẽ bị cằn cỗi, bởi thế cần phải tưới nước thì nó mới phát triển tối. Cần tập trung tưới vào thời kỳ cây đang đâm chồi nảy lộc, khi cây bắt đầu ra hoa tức là lúc chuẩn bị thu hoạch thì ngừng tươi.

Trong điều kiện được chăm bón chu đáo thì đến tháng 6, tháng 7 cây cao độ 0,8 - 1m đến tháng 8 thì cây ra hoa. Cây trồng như vậy có thể cho thu hoạch liên tục 4 – 5 năm liền, sau đó nêu phá đi trồng lại. Thực tế cho thấy cây trồng nhiều năm và được chăm bón cần thận vẫn cho thu hoạch và năng suất cao.

Muốn thu hoạch hạt giống người ta chọn những cây 2 – 3 tuổi phát triển tốt, cho ra hoa. Khi hoa héo, hạt đen, hái về đem phơi khô, rồi rũ nhẹ cho hạt rơi ra, thu lại, cất cẩn thận để năm sau trồng.

Mỗi cây năm đầu cho khoảng 0,5 kg lá, năm thứ hai cây phát triển khỏe và cho thu hoạch cao nhất, trung bình mỗi cây cho 2kg lá. Sau khi thu hoạch lần thứ nhất thì 2 - 3 tháng sau lại thu hoạch tiếp lần thứ hai, như vậy mỗi năm có thể thu hoạch 3 - 4 lần mỗi ha cho 100 lít tinh dầu.

Năng suất tinh đầu không những phụ thuộc vào phương pháp gieo trồng, chăm sóc mà còn phụ thuộc vào thời gian thu hoạch, cách bảo quản nguyên liệu và kỹ thuật cất tinh dầu. Thông thường, chọn lúc cây đang ra hoa để thu hoạch là tốt nhất, nhưng nếu lúc này lại gặp trời mưa hay lạnh cũng không nên thu hoạch, vì nguyên liệu ướt khó bảo quản mà hàm lượng tinh dầu lại thấp, ta chỉ nên thu hoạch hương nhu vào những ngày nắng ấm, sau khi sương mù đã tan. Nguyên liệu sau khi thu hái cần cất tinh dầu ngay, không chất thành đống cao quá 0,5 m vì trong quá trình bảo quản, cây vẫn còn sống, các quá trình hô hấp và sinh lý, hóa sinh vẫn tiếp tục diễn ra, độ nhiệt tăng dần, các men hoạt động mạnh nên cây dễ bị thối, hàm lượng tinh dầu bị giảm đi rõ rệt.

Kinh nghiệm sản xuất cho thấy không được bảo quản nguyên liệu quá 4 giờ. Nếu chất đống nguyên liệu trong 12 giờ thì hàm lượng tinh dầu giảm 22% và sau 24 giờ giảm 40%.

Tinh dầu hương nhu được chế tạo theo phương pháp cất kéo hơi nước. Ở các nước tiên tiến, người ta thường sử dụng nồi cất 1,500m3 chất đầy nguyên liệu theo tỉ lệ 450 - 600 kg trong 1 m3. Thời gian cất là 2 - 3 giờ dưới áp suất 6 - 7 atmôtphe với tốc độ cất 120 lít trong 1 giờ. Lúc đầu ta thu được tỉnh dầu nhẹ hơn nước, tiếp theo được một số chất lỏng nữa, về sau bị đặc. Độ nhiệt của nhiệt cất chừng 35o.

Tinh dầu hương nhu tan trong nước với tỉ lệ 2%. Để tiết kiệm nước và tăng năng suất tinh dầu, người ta không thải nước nó tinh dầu đi mà còn thu thập lại đề cho vào nồi cất cho mẻ tiếp theo.

Ở nước ta, tinh dầu chủ yếu được cất theo phương pháp thủ công. Nguyên liệu được để trên một cái vỉ, nước đồ dưới vỉ. Khi đun nước sôi, hơi nước bốc lên sẽ kéo theo tinh dầu bay sang nồi ngưng. Thường khi cất ta thu được hai lớp tinh dầu khác nhau. Ở giai đoạn đầu là lớp tinh dầu nhẹ hơn nước, chủ yếu bao gồm các thành phần có độ sôi thấp. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 giờ và chiếm một khối lượng bằng 1/3 tổng số tinh dầu. Hàm lượng chất ogenol ở đây chỉ khoảng 55 - 66%. Sang giai đoạn sau ta thu được chủ yếu tinh dầu nặng hơn nước chìm xuống đáy bình. Phần này chiếm 2/3 số lượng tinh dầu. So với phần trên thì phần này có giá trị hơn vì có hàm lượng ogenol từ 75-81%.

Tổng số thời gian đề tiến hành cả hai giai đoạn là 4 – 5 giờ tùy theo điều kiện của nồi cất, lò và tính chất của nguyên liệu. Cần chú ý rằng, ở mọi giai đoạn, tinh dầu có tỷ trọng khác nhau, cho nên phải dùng bình hứng thích hợp cho mỗi giai đoạn thì mới thu được nhiều tinh dầu.

Hàm lượng tinh dầu còn tùy thuộc vào bộ phận của cây. Hoa có hàm lượng tinh dầu cao nhất (3,7%), tiếp theo đó là lá. Thân cây hương nhu gần như không có tinh dầu. Trong thực tế người ta cất cả cành lẫn với hoa, làm như thế hàm lượng tinh dầu thu được là 1,14% (theo nguyên liệu cây khô). Nếu cây được chăm bón cần thận, hàm lượng tinh dầu có thể đạt đến 0,5% theo nguyên liệu tươi và, trường hợp cá biệt, có thể đạt đến 0,65 - 0,80%.

Tinh dầu hương nhu trắng có màu vàng trong suốt, mùi đinh hương, vị cay, đề lâu màu sẫm lại. Ogenol là thành phần chính của tinh dầu hương nhu, nó là hợp chất thuộc loại phenol. Vì vậy có tính kết hợp được với các ion kim loại đặc biệt là sắt đề tạo thành hợp chất có màu. Vì vậy nếu nồi cất hay các dụng cụ đựng tinh dầu làm bằng sắt thì tinh dầu dễ có màu sẫm và chóng hỏng, trường hợp ấy phải đem cất lại.

Bản thân ơgenol là một chất lỏng nặng hơn nước, có tỷ trọng bằng 1,0664. Tinh dầu hương nhu trắng và đinh hương có thành phần chủ yếu là ơgenol, nên chúng cũng nặng hơn nước.

Nếu chưa được xử lý, tinh dầu hương nhu có hàm lượng ơgenol thấp hơn tinh dầu đinh hương. Vì vậy muốn thay thế được tinh dầu đinh hương người ta phải làm giàu ơgenol cho nó. Muốn vậy phải đưa vào tinh dầu hương nhu các tính chất của tinh dầu đinh hương. Ơgenol có tính chất axit, khi tác dụng với dung dịch NaOH 3% nó sẽ chuyền thành natri ơgenat tan trong nước, phần tinh dầu không phải ơgenol còn lại nổi lên trên và không tan trong nước. Bây giờ tách lấy lớp nước và lại thêm axit xunfuric cho đến phản ứng axit thì chất ơgenol sẽ tái tạo, để lắng thì nó sẽ chìm xuống nước. Tách lớp ơgenol ra rồi tiếp tục đem cất phần đoạn, ta sẽ được ơgenol gần nguyên chất.

Ngoài ơgenol ra, trong tinh dầu hương nhu còn có nhiều thành phần khác, đáng kể nhất là xantalen, cadinen, oxymen. Oxymen là chất dễ bị oxy hóa và trùng hợp hóa làm cho tinh dầu để lâu dễ bị hóa nhựa.

Tinh dầu hương nhu có ích lợi cho nhiều ngành. Giá trị của nó do chất ơgenol quyết định nên hàm lượng chất này càng cao thì tinh dầu càng quý. Từ ơgenol, người ta tổng hợp ra chất metylơgenol, chất này thơm dịu thoảng mùi đinh hương, có tác dụng quyến rũ ruồi vàng hại cam và lôi cuốn chúng vào các thuốc độc đề tiêu diệt chúng. Vì vậy metylơgenol rất cần cho các nông trường trồng cam. Nhiều cơ sở trồng cam ở nước ta bước đầu sử dụng chất này và đạt được kết quả rất đáng phấn khởi là năng suất cam tăng lên rõ rệt. 

Tinh dầu hương nhu còn là chất sát trùng, nó có khả năng ngăn cản sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn như liên cầu trùng, tụ cầu trùng, vi trùng thương hàn và đường ruột ngay trong trường hợp có nồng độ thấp. Điều này giải thích được tính chất chữa cảm cúm của những nồi nước xông có hương nhu (và các loại cây có tinh dầu khác) cũng như các tác dụng chữa bệnh khác của nó.

Chế phẩm thuốc phổ biến nhất có tinh dầu hương nhu là dầu cao Sao vàng. Ở nước ta lâu nay, từ người lớn đến các trẻ em, ai cũng đều biết tiếng loại dầu cao này. Trong người các cụ già lúc nào cũng có một hộp nhỏ dùng khi trời lạnh, lúc buốt đầu. Có cụ bà ăn miếng trầu lại nhấm thêm ít dầu cao cho thêm mùi vị. Nếu em đau bụng, khóc thét, bà mẹ thương con nghĩ ngay đến hộp dầu cao và xoa khắp bụng con đề tăng thêm ấm áp cho cơ thể đang toát lạnh vì những cơn đau quằn quại. Nếu em học sinh đi học vô ý ngã sưng chân thì cô giáo vội lấy ít dầu cao bôi vào chỗ đau cho máu khỏi tụ tím. Nửa đêm, nếu bị đau răng, nhức nhối khó chịu, ta có thể lấy que tăm chấm ít dầu cao, đưa vào nơi răng sâu, ta cảm thấy cơn đau giảm đi và chợp mắt được, trong lúc chờ đợi đi bệnh viện điều trị. Người Việt Nam rất quý hộp dầu cao và coi như là thuốc trị bách bệnh.

Không phải chỉ có ở nước ta dầu cao mới nổi tiếng, mà ngay ở nước ngoài những người dân xứ lạnh rất ưa dùng dầu cao. Nếu ta có dịp đi trên đường phố nhiều nước châu Âu gặp các cụ già và làm quen với các cụ thì ta sẽ thấy các cụ nói lên sự quan tâm của các cụ đến các hộp dầu cao Sao vàng, của Việt Nam. Cũng vì lý do đó, ta xuất cảng nhiều dầu cao Sao vàng, sang nhiều nước bạn để đáp ứng một phần nào yêu cầu của các nước đó.

Ơgenol còn là một chất thuốc không thể thiếu của các thầy thuốc chữa răng, thiếu nó thì các bác sĩ cũng không khác gì người thợ xây dựng thiếu vôi, vữa. Mà bệnh đau răng thì ai ai cũng chẳng còn lạ, nhân dân ta thường nói thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng.

Tinh dầu hương nhu còn dùng trong kỹ nghệ hương liệu làm xà phòng và chế chất thơm quan trọng vanilin đề dùng trong kỹ nghệ thực phẩm và bánh kẹo.
Xã hội ngày càng phát triển và không ngừng tiến lên thì nhu cầu về nguyên liệu cho các ngành công nghiệp cũng ngày càng tăng lên.

Tinh dầu hương nhu thực chất, về nhiều mặt, cũng là nguyên liệu của một số ngành sản xuất, nó cũng cần được sản xuất ngày càng nhiều để đáp ứng yêu cầu của xã hội, vì vậy việc trồng trọt hương nhu cần được coi là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ trong giai đoạn trước mắt mà còn mãi mãi trong tương lai.

  • Đánh giá của bạn

Sản phẩm liên quan

690.000đ

Tinh dầu quế Yên Bái là loại tinh dầu quế rất được ưa chuộng hiện nay. Nó thường được dùng trong các spa làm dầu xoa bóp, massage nhằm tăng cường tuần hoàn, hô hấp, giảm béo đồng thời chữa chân tay co quắp và trạng thái trên nóng dưới lạnh. 
Đã thêm vào giỏ hàng