Tinh dầu quế Yên Bái

690.000đ

tdq1

Tinh dầu quế Yên Bái là loại tinh dầu quế rất được ưa chuộng hiện nay. Nó thường được dùng trong các spa làm dầu xoa bóp, massage nhằm tăng cường tuần hoàn, hô hấp, giảm béo đồng thời chữa chân tay co quắp và trạng thái trên nóng dưới lạnh. 



Còn hàng
1

"SÂM, NHUNG, QUẾ, PHỤ" NGHĨA LÀ GÌ?

Người ta thường nói "Sâm, nhung, quế, phụ" . Câu nói đó tổng kết kinh nghiệm ngàn đời của nhân dân ta.

Sâm

Sâm đây là nói cây nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey.); nhung là sừng non của con hươu hoặc nai (Cervus nippon Temminck hoặc Cervus unicolor Cuv.); quế là nói vỏ cây quế, và phụ là tên gọi tắt của phụ tử, vị thuốc chế từ một vài loài ô đầu (Aconitum napellus Lin., hoặc Aconitum fortunei Hemsl...).

Nói "Sâm, nhung, quế, phụ" cũng giống như nói "đinh, lim, sến, táu" tức là các thứ gỗ quý trong rừng; "chim, thu, nụ, đé" nghĩa là các loài cá ngon dưới biển. Muốn xây dựng ngôi nhà đẹp bền, thì không thể thiếu gỗ đinh, lim, sến, táu ; muốn bữa tiệc ngon, không thể thiếu cá chim, thu, nụ, đé ; muốn chữa khỏi bệnh để cho cơ thể khoẻ mạnh cũng không thể thiếu được các vị sâm, nhung, quế, phụ.

Từ xưa, loài người đã biết nhân sâm là một loại sản phẩm rất quý giá. Nó là vị thuốc bỏ rất thần kỳ, không có thuốc nào có thể so sánh được và dùng để cứu vớt tính mạng trong những trường hợp bệnh tình nguy ngập. Người được uống nhiều nhân sâm thì khoẻ mạnh, sống lâu và có sức làm việc dẻo dai. Người cầu thủ bóng đá trước khi ra bãi đọ sức đọ tài trong những trận đấu lớn thường ngậm vài lát sâm đề tăng thêm sức dẻo dai, tăng thêm trí lực của đầu óc.

Đặc biệt, trong nhiều trường hợp của người thân thích đang lâm bệnh mà tỉnh mệnh bị đe dọa thì với lòng mong ước .còn nước còn tát, mọi người trong gia đình thườnghay cho dùng sâm. Sau khi dùng một ít nhân sâm, người ốm nặng gần như hồi phục lại được sức khoẻ, có người sống thêm nhiều ngày.

Muốn có nhiều sâm, người ta phải tính đến việc trồng trọt. Tiếc rằng công việc trồng trọt đòi hỏi nhiều thời gian mới cho thu hoạch, thường phải tối thiều là từ 6 năm trở lên. Đề đạt được kết quả bằng con đường ngắn hơn, các nhà khoa học đã thí nghiệm nuôi cấy tế bào cây nhân sâm, biến những tế bào này thành cây nhân sâm mới có đủ rễ, thân, lá, hoa, và bước đầu thu được một số kết quả. Tuy vậy, đến nay người ta vẫn phải đi theo con đường trồng trọt có điền. Vì vậy nhân sâm trở thành mặt hàng rất quý trên thị trường quốc tế. Tiếc thay, điều kiện khí hậu nước ta không thích hợp với việc trồng trọt loài cây thuốc này. Những nước sản xuất nhiều nhân sâm hàng năm thu được một khoản lợi nhuận rất lớn.

Nhung

Nhung là vị thuốc có nguồn gốc động vật, một loại thuốc bổ không kém nhân sâm mà các nhà khoa học đã chế tạo được với tên gọi là Pantocrin lấy từ nhung.

Qua nghiên cứu tác dụng trên người bệnh, các nhà khoa học Liên Xô đã thấy nhung có chứa nhiều chất nội tiết có khả năng chữa các bệnh về suy nhược thần kinh, mỏi mệt, hồi phục sức khoẻ, làm cho bắp thịt thêm cứng cáp.

Ở nước ta, các thầy thuốc rất chú ý đến việc khai thác lộc nhung từ hươu sống hoang dại trong rừng hoặc nuôi ở các trại, có trại nuôi tới 200 hươu, nhưng thực tế chưa sản xuất được nhiều đề đáp ứng nhu cầu.

Phụ

Một số địa phương ở miền núi nước ta có cây ô đầu cho ta vị thuốc rất quý là phụ tử. Theo kinh nghiệm từ xưa đề lại, trong các thang thuốc bổ cắt cho những người già yếu, mất sức, suy nhược, đều có mặt phụ tử.

Đối với những người đang hấp hối ở trạng thái toát dương, cơ thể lạnh toát, mạch yếu, nếu dùng phụ tử thì có thề phục hồi lại sức cho cơ thể.

Quế

Trong các vị thuốc kê trên, ta chỉ có nhiều vị thứ ba tức là quế. Quế của ta chẳng những thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dư thừa đề xuất khẩu. Quế Việt Nam cùng với quế Xrilanca và quế Trung Quốc là mặt hàng nổi tiếng trên thị trường quốc tế.

Quế là vị thuốc thuộc vào loại kinh điển của loài người. Theo một số tài liệu cũ, người ta biết rằng năm 2700 trước Công nguyên, người Trung Hoa đã biết sử dụng quế làm thuốc. Vì tính chất quý giá của nó, ngày xưa quê là món quà không thể thiếu được của các vua chúa tặng nhau trongcác dịp thăm viếng. Vào khoảng năm 874 – 932 trước Công nguyên, vua Ixraen là Xalômông trong dịp viếng thăm nữ chúa Saba đã tặng bà một món quà đặc biệt, đó là những thanh quế. Nhân dân Xrilanca biết sử dụng quế từ thế kỷ thứ 13. Còn ở Việt Nam, cụ Tuệ Tĩnh (thế kỷ thứ 14) dùng vỏ quế làm thuốc bổ, thuốc giảm đau.

Ngay từ thế kỷ thứ 18, nhà đại danh y Việt Nam là cụ Hải Thượng Lãn Ông đã công nhận giá trị của quế trong y học cổ truyền. Khi nghiên cứu bài thuốc "Thập toàn đại bổ", cụ rất lưu ý đến quế. Thập toàn đại bỏ gồm 10 vị thuốc quý có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, trị khí huyết hư nhược, kém ăn, kém ngủ, mỏi mệt, rất thích hợp với người mới ốm dậy, người đẻ. Trong Thập toàn đại bồ, mặc dầu quế không chiếm khối lượng lớn nhất, nhưng lại không thể thiếu được vì quế có khả năng kích thích. Đối với người suy nhược chân âm kém, như các cụ thường nói, quế làm tăng sinh lực, làm cho người có thêm sức nóng, đỡ lạnh - chân huyết”, ăn thấy ngon miệng. Cho đến nay hơn 160 năm đã qua, "Thập toàn đại bổ" còn được nhiều người ưa chuộng và vẫn giữ được giá trị của nó.

Ở nước ta, quế  mọc chủ yếu dọc theo dãy Trường sơn, đặc biệt là các tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Nam. Khu vực Hoàng Liên Sơn, Quảng Ninh, cũng có những vùng trồng quế rộng lớn lâu đời có đến hàng vạn cây.

Hiện nay, quế được ưa chuộng nhất là quế Yên Bái và sau đó là quế Thanh và quế Quỳ. Quế Yên Bái mọc ở Văn Yên, Quế Thanh mọc ở vùng Trịnh Vạn thuộc huyện Thường Xuân (Thanh Hóa); còn Quế Quỳ mọc ở huyện Quỳ Châu (Nghệ Tĩnh). 

Quế Trà Mi (Quảng Nam — Đà Nẵng) cũng là loại quế nổi tiếng. Ở đây có những khu rừng quế bạt ngàn dài hàng chục cây số với hàng vạn cây. Nhân dân vùng này không tính quế bằng số cây hay hecta mà thường tính bằng số lượng bó đuốc đốt để soi đường đi hết chu vi rừng quế. Thông thường đi hết một khu rừng quế, người ta phải đốt hết năm mười bó đuốc.

Không chỉ riêng nước ta có quế, mà nhiều nước khác trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước ở Châu Mỹ La tinh cũng có quế. Người ta đã tính được rằng hàng năm trên thế giới đã trao đổi, buôn bán từ nước này qua nước khác khoảng 10020 – 12050 tấn quế. Từ năm 1959 – 1969 Inđônêxia là nước xuất cảng nhiều quế nhất: trung bình mỗi năm từ 3.000 — bình mỗi năm từ 3000 – 3700 tấn, sau đó là Xrilanca : 2300 — 2700 tấn. Trong khi đó Hoa Kỳ phải nhập hàng năm vào khoảng 6382 tấn và Xingapo là 963 tấn. Đông Dương cũng là nơi cung cấp tương đối nhiều quế cho thị trường thế giới. Theo số liệu thống kê trước đây thì từ năm 1935 đến năm 1939 Đông Dương xuất cảng hàng năm hơn 1000 tấn quế, đặc biệt cũng có năm hơn 1500 tấn.

Tinh dầu quế bán sỉ đóng trong can, mỗi can 20 kg tinh dầu

Nhìn vào cây quế ta rất khó lòng phân biệt các loài quế với nhau, chỉ có những nhà thực vật chuyên theo dõi về quế hay những nhà trồng quế lão luyện mới có thể phân biệt được. Quế là loại cây gỗ to, cao từ 12 hơn nữa. Huyện Trà Mi (Quảng Nam) có những cây quế lâu đời, 2 – 3 người ôm mới xuể. Tùy từng loài quế mà hình dạng, kích thước lá, hoa có khác nhau. Quế Thanh có cành non vuông, nhẵn, lá mọc đôi, dài trung bình từ 11 – 12 cm. Trong khi đó Trung Quốc thì lại có lá mọc cách, mặt dưới lá lúc đầu có lông, còn quế Xrilanca lại có lông mang ở mặt trên lá.

Nhìn chung lá quế loại nào cũng có 3 gân nổi rõ chạy từ cuống lá tới đầu lá. Hoa Quế Thanh mọc ở kẽ lá, màu trắng, còn hoa quế Xrilanca màu trắng vàng nhạt. Trong rừng, quế thường mọc lẫn với nhiều cây khác, nhiều khi cây quế lại khá cao nên lá dễ bị che khuất, khó nhìn thấy Những người tìm quế có nhiều kinh nghiệm thường phát hiện cây quế nhờ dáng đứng và vỏ cây của nó. Thông thường cây quế có dáng đứng thẳng, cành nhẵn, gọn, vỏ cây giống vỏ cây vải. Quế có mùi thơm mạnh đặc biệt dễ chịu, vị cay ngọt, một làn gió nhẹ trưa hè cũng làm cho rừng quế phảng phất một mùi thơm dìu dịu rất hấp dẫn.

 

Quế ở nước ta nhiều, một mặt do thiên nhiên ưu đãi chúng ta, nhưng chủ yếu vẫn là do quá trình lao động, trồng trọt, chăm bón lâu dài có nền nếp và truyền thống của nhân dân ta. Nhiều nơi nhân dân ta có truyền thống trồng quế, coi quế như là của cải dự trữ của gia đình dành cho những chi tiêu lớn. Đồng bào các dân tộc miền Tây Quảng Nam – Đà Nẵng thường đem quê xuống miền xuôi đồi trâu về sản xuất, làm lễ đám, ăn mừng chiến thắng, mừng thắng lợi mùa màng.

Dân tộc Dao, từ ngày xưa, quý trọng con gái. Mỗi khi sinh con gái không chỉ gia đình mừng rỡ mà cả họ hàng anh em đều đến ăn mừng. Họ họp họ hàng lại và khởi xướng việc trồng quế làm của hồi môn sau này cho đứa con gái mới sinh. Người già nhất trong dòng họ được vinh dự tìm đất và chỉ huy mọi việc trồng trọi. Rừng quế hồi môn được chăm bón rất chu đáo, nó là hình ảnh tượng trưng cho người con gái của gia đình.

Người Dao mong con gái mình lớn nhanh, khoẻ mạnh, hiên ngang như cây quế đứng giữa rừng, có tâm hồn dịu hiền như hương vị ngọt ngào của quế, người trồng nó, chăm sóc nó hàng ngày, không quản công lao, năm này qua năm khác ngắm nhìn sản phẩm lao động của mình mỗi ngày một thay đổi. Qua mỗi năm, vỏ cây thêm dày một ít, tinh dầu chứa trong cây càng thêm nhiều, tỏa ra mùi thơm làm nức lòng người. Thế rồi người trồng cây ra đi, nhắn lại con cháu phải tiếp tục sự nghiệp của mình, vun bón sao cho cây mỗi ngày một xanh tốt.

Lá quế được khai thác dùng để nấu tinh dầu

Có những cây quế là kết tinh của một quá trình lao động cần cù của hai, ba thế hệ con cháu chăm nom cây, quý mến cây, coi đó là kỷ vật của cha ông để lại.

Đây mới chỉ nói đến giá trị tình cảm, nhưng quế đâu có phải chỉ đóng góp với người dân tộc Dao về mặt tình cảm, mà quế còn giữ một vị trí quan trọng về mặt kinh tế trong mỗi gia đình.

Người Dao không có vàng, bạc, châu báu, để lại cho con cái mai sau, nhưng để lại con cháu các đồi quế xanh tốt, lâu năm, như vậy giá trị còn cao hơn nhiều. Qua các đồi quế, họ muốn rèn luyện cho con cháu ý thức lao động, ham thích trồng trọt, bảo vệ giống nòi, xây dựng xã hội.

Một vài cây quế tốt, lâu đời đưa ra thị trường đã có thể đổi lấy được nhiều của cải vật chất, đổi lấy được trâu béo khoẻ, mà đối với nhà nông thì trâu còn là công cụ sản xuất chính trong gia đình. Người nông dân có thể bớt một, hai bát cơm, nhưng không nỡ lòng nào bớt một nấm rơm, nắm cỏ cho trâu. Đổi được trâu về, cả gia đình hân hoan phấn khởi, tin tưởng rằng sức trâu làm giảm nhẹ sức lao động cho mình, góp phần làm tăng thêm cơm no, áo ấm cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Cũng vì những lý do trên chúng ta thấy những đồi quế càng ngày càng tăng nhiều thêm, càng ngày càng phát triển nhiều và xanh tốt.

Quế có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là loại đất đồi núi tốt, độ cao từ 500 m trở lên. Nếu trồng ở những nơi đất trũng nước thì chất lượng quế sẽ kém. Độ nhiệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây quế là từ 20 25 C, nhưng nếu ở điều kiện lạnh 1 – 20 C và nóng 33° C cây quế vẫn có thể chịu được.

Lúc còn bé, quế cần độ tàn che rất lớn, nói chung là từ 60 – 90%. Khi đã lớn cây quế rất ưa ánh sáng, bởi vậy từ lúc 5 tuổi trở lên quế lớn nhanh như thổi, vươn lên khỏi các lớp cây khác đề tìm ánh sáng. Nếu ở giai đoạn này cây không đủ ánh sáng thì có thể bị thoái hóa. Nhưng nếu được chiếu sáng đầy đủ, cây phát triển tốt và chứa nhiều tinh dầu. Vì tính chất của quế như vậy nên thường trong những năm đầu người ta trồng quế xen lẫn với sắn để nương nhờ sự che phủ của lớp tán cây xanh tốt này.

Vào mùa đông, quả quế chín, rơi xuống gốc, sau 1 – 2 tuần gặp điều kiện thuận lợi mọc thành cây con. Có thể đánh cây này trồng vào nơi khác. Người ta cũng có thể thu hoạch hạt quế đem đi trồng nơi khác, nhưng phải chú ý bảo quản cần thận vì hạt quê chứa nhiều dầu, dễ mất khả năng nảy mầm.

Kinh nghiệm cho thấy rằng thời gian bảo quản hạt quế không được quá 1 tuần. Hạt quế được chọn ở những cây khoẻ mạnh từ 15 tuổi trở lên. Sau khi thu hoạch hạt, người ta cho vào nước, hoặc tốt hơn là ngâm nước muối loãng, những hạt nào nổi lên thì vớt loại bỏ đi, chỉ giữ lấy hạt chìm để gieo. Chọn giống như vậy đảm bảo 90% số hạt sẽ nảy mầm. Nếu ta lấy cả những hạt lơ lửng thì tỷ lệ này mầm là 60 – 70%. Nhờ những tiến bộ của khoa học, người ta chứng minh được rằng nếu hạt quế được ngâm vào dungdịch thuốc tím 1% và giữ ở độ nhiệt 40 —650 C thì tỷ lệ nảy mầm cũng tăng lên và thời gian nảy mầm rút ngắn lại. Ngày nay việc trồng quế không còn chỉ ở quy mô gia đình nữa, những năm gần đây ngành lâm nghiệp đã tổ chức trồng trên quy mô lớn.

PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN VỎ QUẾ

Người ta trồng quế chủ yếu để lấy vỏ. Thông thường từ khi trồng đến khi thu hoạch phải mất 15 năm, có khi đến 20 hoặc 30 năm. Quế càng để lâu năm thì chất lượng càng tốt.
Quế được thu hoạch vào khoảng tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 11. Thời gian này vỏ quế dễ bóc, không sót lòng, còn trong các tháng khác vỏ dính rất chặt vào cây nên rất khó bóc. Muốn dễ bóc hơn người ta lột một vòng 50 60 cm quanh thân gần sát mặt đất, đợi đến ngày hôm sau mới lột vỏ. Vỏ quế bóc xong phải đem chế biến.

Hiện nay trên thế giới việc chế biến quế không theo một phương pháp thống nhất. Ngay ở Việt Nam cũng vậy, mỗi địa phương cũng chế theo một phương pháp khác nhau.

Ở Xrilanca, người ta lấy vỏ quế xếp thành đống để 24 giờ, sau đó cạo bỏ lớp vỏ ngoài. Theo đúng thuật ngữ thực vật học thì đây là lớp bần và một phần lớp nhu mô. Phơi khô, vỏ quê tự cuộn lại thành hình ống. Quế này bán trên thị trường quốc tế gọi là quế Xrilanca.
Quế Trung Quốc được chế biến đơn giản hơn, chỉ cần lấy vỏ quế cắt thành từng đoạn dài khoảng 40 cm, rộng khoảng 4–6 cm rồi đem phơi khô trong bóng râm là được. Quế vỏ chế biến xong thường có dạng hình ống.

Ở Việt Nam việc chế biến vỏ quế được tiến hành theo phương pháp phức tạp hơn.

Bóc vỏ quế ở thân với chiều rộng khoảng 5 – 6 cm, nếu là vỏ cành thì có thể hẹp hơn. Ngâm vào nước 24 giờ, rửa sạch, phơiở những nơi râm mát cho khô nước, cho vào sọt xung quanh lót lá chuối khô, phía trên đè bằng đá nặng, ủ từ 7 ngày thì lấy ra xếp lên phên nứa, phơi gió cho đến lúc gần khô. Để tạo được hình dáng đẹp, người ta lấy vỏ quế buộc vào cây nứa, phơi trong bóng râm cho đến khi khô hẳn. Việc phơi như vậy đòi hỏi 15- 30 ngày mới xong tùy theo mùa và thời tiết. Mùa hè phơi nhanh hơn mùa đông. Trong thời gian buộc như vậy hàng ngày phải cởi dây hai lần để lau chùi mặt trong cho bóng, rồi lại buộc vào.

Quế sau khi chế biến xong phải bảo quản cần thận, điều chủ yếu là phải làm sao cho tinh dầu không bị giảm, muốn vậy phải cất trong các hòm kín. Các cụ lang có những kinh nghiệm lấy sáp ong miết vào hai đầu thanh quế, lấy vải mềm quán lại và cất trong ống kẽm.

Những người sản xuất nhiều quế thường làm một hòm gỗ lót kẽm có hai ngăn, ngăn dưới để chậu mật ong đề giữ độ âm, ngăn trên có phên mắt cáo thưa để xếp quế, có như vậy quế mới khỏi khô dầu, hương vị mới bảo vệ được. Tất nhiên phương pháp bảo quản như vậy chỉ thích hợp cho từng gia đình làm ăn với quy mô nhỏ. Sau khi chế biến, chất lượng quế được tăng lên rõ rệt. Thực nghiệm cho thấy nếu quế Yên Bái chế biến theo phương pháp trên, thì hàm lượng tinh dầu rất cao, đạt tới 7,24%.

Khi xem quế, thường người ta cạo một lớp mỏng ở đầu thanh quế, rồi nhìn hễ thấy nhiều dầu và ném có vị cay, ngọt, hơi chát, vả lại khi pha với nước có màu trắng đục (nhiều dầu) thì coi như là tốt.

Quế chế biến như trên dùng làm thuốc thang hay xuất khầu đều tốt, song có nhược điểm là cầu kỳ và phức tạp, đòi hỏi thời gian lâu và tốn công. Trong thực tế nhiều nơi nhân dân ta chỉ lột vỏ quế cắt thành từng đoạn nhỏ, phơi khô để cho quế có dáng hình ống, bó lại từng bó khoảng 15kg rồi đem đến các cửa hàng bán cho nhà nước. Quế tốt hay xấu không chỉ phụ thuộc vào cách chế biến mà còn phụ thuộc vào vị trí của nó trên cây.

Quế bóc ở đoạn cách mặt đất 1,2m gọi là quế hạ căn. Quế bóc từ đoạn 1,2m đến chỗ bắt đầu phân nhánh gọi là quế thượng châu. Đây là loại quế tốt nhất. Quế thu hái ở cành to gọi là quế thương biểu.

Tất cả các loại quế đó có tên chung là nhục quế. Nói chung nhục quế là loại quê tốt. Vỏ quế bóc ở cành nhỏ gọi là quế chi, quế này mỏng và chất lượng kém hơn nhục quế. Cành nhỏ của quế có khi cũng được tận thu dưới tên gọi là quế chi tiêm. Trong nhiều trường hợp cần phải thu hái vỏ quế ở cây 6 – 7 tuổi, quế thu được có chất lượng kém gọi là quế thông.

Trong các rừng sâu, có loại quế có lớp da như da cây vải, thịt đỏ như son gọi là quế rừng (Cinnamomum iners Reun) tỏa hương thơm hắc rất mạnh. Đem cắt thanh quê này sẽ thấy rất rõ đường bạch chỉ phân du, nghĩa là đường phân chia thanh quế thành hai vùng dầu và thịt. Quế rừng rất tốt và rất được ưa chuộng và dĩ nhiên thường đắt hơn quế thường 5
10 lần.

ĐÔNG Y VÀ TÂY Y SỬ DỤNG QUẾ NHƯ THẾ NÀO?

Quan điểm đông y và Tây y về việc đánh giá quế cũng có khác nhau.

Đông y rất tôn trọng hình thức và phương pháp chế biến, còn Tây y lại căn cứ chủ yếu vào hàm lượng tinh dầu. Quế có hàm lượng tinh dầu càng cao thì càng tốt.

Điều đó cũng dễ hiểu vì Đông y dùng quế chủ yếu trong các thang thuốc chữa đau bụng, ỉa chảy nguy hiểm đến tính mạng, có khi còn dùng đề chữa đau mắt, họ hen, và còn dùng trong việc bồi bổ sức khoẻ cho phụ nữ sau khi sinh nở.

Còn Tây y dùng quế dưới dạng cồn thuốc, thuốc xoa ngoài nhằm tăng cường tuần hoàn, hô hấp, chữa chân tay co quắp và trạng thái trên nóng dưới lạnh. Trong nhiều trường hợp Tây y dùng cả tinh dầu quế. Hàng năm lượng tinh dầu quế sử dụng trên thế giới khá lớn, chủ yếu nó được dùng làm dầu cao xoa chữa cảm mạo, làm thơm thuốc và thực phẩm.

Việc cất tinh dầu quê dã được biết từ lâu, ngay từ năm 1916 nhân dân Xrilanca đã cất tinh dầu từ lá quế. Trong khoảng những năm 1920 – 1930 hàng năm Xrilanca cất - 60 000 lít tinh dầu. Ở Việt Nam cũng đã tiến hành cất tinh dầu quế phục vụ cho việc sản xuất dầu cao xuất khẩu. Tinh dầu quế được cất từ vỏ thân, vỏ cành hay lá quế. Việc cất và sử dụng tinh dầu quế đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng quế và làm lợi nhiều cho nhà nước.

 

Tinh dầu quế là chất lỏng trong suốt, mầu vàng, vị nóng, ngọt có mùi thơm đặc biệt của quế, hơi nặng hơn nước. Nói chung tinh dầu quế không tan trong nước, nhưng dễ tạo thành những hạt nhỏ li ti phân tán trong nước. Vì vậy nước no tinh dầu quế đục như nước vo gạo, điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc cất tinh dầu quế. Cần chú ý rằng tinh dầu quế để lâu ngoài không khí sẽ bị biến màu và đặc lại, vì vậy phải bảo quản nó trong lọ thủy tinh màu nút kín. Mặt khác, tinh dầu phải được loại hết nước.

Việc nghiên cứu thành phần hóa học của quế đã được tiến hành từ lâu và đã thu được kết quả mỹ mãn. Nói chung tinh dầu quế là một hỗn hợp rất phức tạp của nhiều chất, trong đó chủ yếu là andehyt xinamic. Chất này quyết định giá trị của tinh dầu. Tinh dầu quế tốt là tinh dầu có chứa nhiều chất này. Về mặt cấu tạo, nó có một dây nối đôi bên cạnh nhóm chức andehyt. Các nhà hóa học gọi là cấu tạo chưa no, nên không bền vững, dễ dàng bị oxy hóa ngay trong điều kiện bình thường. Chính vì vậy mà tinh dầu quế nếu không được bảo quản cần thận sẽ chóng hỏng 75%.

Theo kết quả phân tích của các nhà nghiên cứu thì tinh dầu quế Yên Bái có hàm lượng andehyt xinamic đạt đến 95%, trong khi đó tinh dầu quế Xrilanca chỉ có 65. Con số đó cũng nói lên phần nào giá trị của quế Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ngoài andehyt xinamic, trong tỉnh dầu quế còn nhiều chất khác như ogenol, safrol, furfurol, Chất nào cũng quý, có ích cho đời sống, song đáng nêu lên nhất là ơgenoh. Trong tinh dầu quế Arilanca, hàm lượng ogenol đạt đến 50 – 80%. Bản thân ogenol cũng là thuốc có nhiều công dụng trong y dược và hương liệu.

Tinh dầu quê Yên Bái là một vị thuốc quý, một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Hãy mua tinh dầu quế nguyên chất tại website daodo.vn để có được sản phẩm chất lượng tốt nhất nhé!

Tinh dầu quế Yên Bái nguyên chất

Giá bán 690.000 đ/lít

Hotline: 0912944324

  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng