Nhân dân ta từ Bắc đến Nam hầu như ai cũng đều quen thuộc cây long não. Để thống nhất tên gọi trên toàn thế giới, các nhà thực vật gọi nó là Cinnamomum camphora Nees và xếp vào họ Long não (Lauraceae).
Ngoài ý nghĩa cung cấp cây gỗ, cho mát các đường phố, đường làng vào những ngày hè nóng bức, cây long não còn cho ta chất campho và tinh dầu long não là những nguyên liệu rất có ích cho đời sống con người. Chính vì vậy mà ngay từ ngày xưa long não đã được loài người rất chú ý. Người ta ghi rằng ngay từ thời thượng cổ nhân dân vùng Viễn Đông đã biết sử dụng long não, coi là vật phẩm quý báu.
Vào thế kỷ thứ 6, Hoàng tử Ả rập Imurual Kaisu đề lại nhiều tài liệu ghi chép rằng long não dùng làm nước giải khát cho các bậc thượng lưu. Sau đó người Ả rập đã đưa long não sang các nước châu Âu làm hương liệu hiến dâng các bậc vua chúa.
Vào thế kỷ thứ 7, người ta còn tìm thấy tại cung điện nhà vua các dân tộc Atxanit tên là Chôrôet thứ 2 tại Madanh (Iran), long não cùng với nhiều vật phẩm quý giá như gỗ bạch đàn, xạ hương trong số các chiến lợi phẩm thu nhặt được trong những dịp chiếm đóng các nước phương Đông.
Vào thế kỷ thứ 13, nhà thám hiểm người Ý nổi tiếng là Macô Pôlô đã từng đi du lịch gần khắp các nước châu Á có giới thiệu long não và cho biết đã gặp cây này ở Tây Nam Trung Quốc và Sumatra. Đến thế kỷ thứ 17, long não đã trở thành mặt hàng trao đổi buôn bán giữa nhiều nước trên thế giới.
Nói đến long não là nói đến cây gỗ to, thông thường là 10 — 15 m, nhưng có khi cây cao tới 40 – 50 m, đường kính của thân bằng vòng tay một người ôm. Đặc biệt long não có sức sống kỳ lạ, có lẽ nó chiếm kỷ lục sống lâu trong thế giới thực vật. Ngày nay người ta đã gặp một số cây long não sống đến 1000, 2000 năm đứng sừng sững giữa rừng núi hùng vĩ chứng kiến bao sự đổi thay của mấy chục thế hệ con người. Lá long não hình bầu dục dài, mọc so le nghĩa là các lá của nó không mọc đối diện nhau trên các cành. Khi vò lá ngửi, thấy mùi thơm đặc biệt của long não. Cây xanh tốt quanh năm, có lẽ vì thế mà nó thường được trồng trên các đường phố đề tăng thêm vẻ đẹp và lấy bóng mát.
Cần chú ý rằng về phía cuống lá ở chỗ giao nhau của gân chính và hai gân bên, ta thấy có hai vết nhỏ lồi lên. Các nhà thực vật học gọi đây là 2 hạch của lá. Nhờ các hạch này mà ta dễ dàng phân biệt cây long não với các cây khác. Vào khoảng tháng 2, tháng 3, long não bắt đầu ra hoa. Hoa long não nhỏ, màu trắng, quả to bằng hạt đậu, khi chín có màu đen tím làm tăng thêm vẻ đẹp của cành.
Long não mọc hoang trong vùng vĩ tuyến 10 đến vĩ tuyến 34. Chủ yếu trong rừng núi Đông Nam Á ở các đảo ven vịnh Bắc bộ. Trước đây long não mọc hoang là chủ yếu, nhưng ngày nay do nhu cầu long não ngày càng lớn, nên nhiều nước đã đặt vấn đề trồng cây long não ở Ấn Độ, Xrilanca, Java, Xumatra. Malaca, Philipin, đáng kể nhất là ở Liên Xô, Tây Nam Châu Âu, Nam Úc. Trên các đảo miền nam nước Nhật, người ta đã trồng Bắc châu Phi, miền Nam nước Mỹ, Goatêmala, Braxin, Haoai, hàng trăm triệu cây long não. Sau chiến tranh thế giới lần đó mất nguồn lợi long não rất lớn trên đảo này. Đề bù lại, thứ 2, Nhật Bản phải trao trả Đài Loan cho Trung Quốc, do năm 1947, Nhật Bản đã trồng thêm hơn 9 triệu cây trên một diện tích hơn 18000 ha. Vào đầu thế kỷ thứ 20 để đỡ bị lệ thuộc nước ngoài, Mỹ cũng có trồng thí nghiệm trên 1 triệu cây long não.
Tuy nhiên, nếu nói đến nơi có nhiều long não nhất thế giới thì phải kể đến trước hết là Đài Loan, sau đó là Nhật Bản. Đài Loan đã cung cấp một nửa nhu cầu về chất campho (long não bột) cho thế giới. Người ta đã tính được rằng năm 1950 Đài Loan và Nhật Bản đã xuất cảng được 9000 tấn campho, trong khi đó nhu cầu hàng năm của thế giới cũng vào khoảng 12000 — 15 000 tấn. Gỗ long não rất bền và quý giá.
Ở nước ta cây long não cũng được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi từ rừng núi cho đến các vùng hải đảo. Cây long não cũng được trồng ở nhiều vùng nông thôn và một số thành phố, có nhiều nơi khá tập trung như Hà Tuyên, Vĩnh Phú, Cao Lạng. Trong nhiều năm qua, ngành lâm nghiệp cũng đã đưa vào trồng trọt ở nhiều tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác nhằm phục vụ lợi ích con người chưa phát triển mạnh mẽ, việc trồng long não cũng chỉ mới là bước đầu, cần phát triển thêm nhiều nữa mới đáp ứng được nhu cầu của con người. Kỹ thuật trồng cây long não tương tự như trồng bạch đàn hay một vài cây khác. Tháng 10 – 11, người ta thu hoạch hạt, sang tháng 12 thì bắt đầu gieo hạt. Đến mùa xuân thì chuyền sang vườn ươm, sau một năm thì bứng đi trồng nơi khác. Cần chú ý rằng hạt long não chóng mất khả năng này mầm, vì thế ta nên dùng hạt mới để gieo, sau 6 tháng hạt không mọc nữa. Đề thu hoạch hạt nên chọn những cây già.
Việc khai thác cây long não phục vụ cho lợi ích con người đã được biết từ lâu. Từ thế kỷ thứ 11, nhà thầy thuốc Ả rập Apxepharo Acmet đã dùng long não làm thuốc. Sản phẩm quý nhất của cây long não là chất campho hay còn gọi là bột long não và tinh dầu long não.
Campho là chất rắn màu trắng, có mùi thơm của cây long não, vị cay, hơi đắng và gây cảm giác lạnh. Khi ta đun nóng, chất campho chảy ra và đến 2400 thì nó sôi và bay hơi. Campho có trong tất cả các bộ phận của cây như là lá, thân, cành, rễ, nhưng tỷ lệ của nó trong các bộ phận đó không đều, như ở lá non 1%, ở cành 0,3%, ở thân 0,18%, ở gốc 1,03% và ở rễ 0,8%. Mặt khác, tỷ lệ campho còn phụ thuộc vào tuổi của cây. Nói chung gỗ già chứa nhiều campho hơn gỗ non và ngược lại, lá non lại chứa nhiều campho hơn lá già. Cây già 40 – 50 tuổi mới cho nhiều bột long não. Nhiều thí nghiệm đã chứng tỏ rằng lá cây 5 – 10 tuổi cho nhiều campho hơn cả.
Vì chất campho dễ bay hơi, cho nên muốn điều chế nó, người ta dùng phương pháp cất. Song vì campho là chất rắn, nên phương pháp cất tinh dầu thông thường không áp dụng được cho việc cất long não. Ở Đài Loan, người ta dùng nồi cất gồm 2 bộ phận: bộ phận dưới là nồi hơi, bộ phận trên là một bình nón cụt đáy có lỗ thủng. Hai bộ phận xếp ăn khớp với nhau, có cửa ngang kín để đưa nguyên liệu vào và đem nguyên liệu ra. Phần trên của nồi cất được nối với bộ phận ngưng tụ. Bộ phận này gồm 2 thùng xếp lồng vào nhau: một cái ở trên và một cái ở dưới. Thùng trên dùng để ngưng tụ campho. Nước và tinh dầu long não đọng ở dưới. Thùng làm lạnh có hai vách, ở giữa là nước làm lạnh. Thùng còn chia làm nhiều ngăn đề cho hơi long não đi qua. Ngăn cuối nối với một ống tre, có thể bít bằng rơm, hơi campho không ngưng tụ sẽ ống này. Sau khi cất, bột campho đọng lại ở phần trên của dụng cụ làm lạnh. Đây là bột campho thô, khi dùng phải đem tinh chế.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp vào lúc ta gặp nhiều thiếu thốn về thuốc men, một xí nghiệp Quân được đã sáng chế được một loại dụng cụ cất tinh dầu long não có nhiều điềm khác với loại dụng cụ nói trên. Thùng ngưng tụ gồm bộ phận hứng bột campho và hai khu vực làm lạnh: làm lạnh bên trong và làm lạnh bên ngoài chỗ hứng bột campho. Chất campho ngưng tụ ở phần trên chỗ hứng trông giống như cái đèn xếp, tinh dầu đọng lại ở dưới. Phương pháp này đã mang lại kết quả và đã giúp ta giải quyết được một phần khó khăn hồi bấy giờ.
Mỗi mẻ chế bột campho chỉ cần 8 giờ để hoàn thành, song trong việc cất tinh dầu long não thì chọn nguyên liệu là vấn đề quan trọng.
Bình thường ta nhìn thấy các cây long não rất giống nhau, nhưng thực tế khi cất thì lại có cây cho nhiều chất campho, có cây chỉ cho tinh dầu long não với rất ít chất campho. Các nhà thực vật học ngày nay đang nghiên cứu để phân biệt hai loại này. Những người cất tinh dầu long não thành thạo, giàu kinh nghiệm chỉ cần đẽo gỗ cây ngửi là có thể phân biệt được. Cây nào có gỗ thơm hắc thì cho campho, còn cây nào có mùi thơm mát dịu thì cho tinh dầu long não. Nhưng phương pháp chắc chắn nhất đề phân biệt 2 loài long não là phương pháp cất thử. Làm một nồi cất nhỏ, lấy một ít cành cất thử, rồi đánh dấu cây nào cho campho để tiếp tục khai thác sau này.
Bột campho đã được cất xong còn lẫn nhiều tạp chất, nên phải tinh chế mới dùng được. Phương pháp tinh chế, thông thường nhất là phương pháp thăng hoa. Dụng cụ là một nồi lớn, dưới để bột campho thô trộn với than và sắt vụn, để cách cát rồi đưa độ nhiệt lên đến 120 – 150 đọ đề loại nước và cuối cùng là 240 độ. Lúc này chất campho sẽ bay lên và bám vào cổ nồi, đó là chất campho đã tinh chế.
Nhu cầu về campho rất lớn. Nếu chỉ dựa vào kho tàng thiên nhiên thì không thể đáp ứng được yêu cầu vì, một mặt, do hàm lượng campho trong cây không cao, mặt khác, một cây long não từ lúc trồng đến lúc thu hoạch cũng phải mất vài chục năm. Do đó nhiều nhà dược sĩ và hóa học đã tìm cách chế tạo nó từ nguyên liệu khác. Qua nhiều năm nghiên cứu người ta đã thành công trong việc chế tạo chất campho từ chất α hay β pinen. Chất α hay β pinen có nhiều trong tinh dầu thông là nguyên liệu dồi dào ở nước ta. Campho tổng hợp và campho thiên nhiên hoàn toàn giống nhau về màu sắc và mùi vị, nhìn bề ngoài ta không thề phân biệt được. Song nếu chiếu một chùm tia sáng đơn sắc đi qua dung dịch của nó thì chất campho thiên nhiên sẽ làm tia sáng này lệch đi một góc bên phải, còn campho tổng hợp không làm lệch tia sáng, chính do hiện tượng đó mà người ta gọi campho thiên nhiên là hữu tuyền, còn campho tổng hợp là raxemic.
Một thời gian người ta không dùng campho tổng hợp, chê nó là độc. Nhưng qua nhiều thí nghiệm thì thấy cả 2 loại campho đều được xác nhận là có tác dụng. Các dược điển nhiều nước công nhận điều này. Ngoài chất campho, trong cây long não còn có tinh dầu long não là thuốc thông dụng trong ngành dược. Đó là thuốc bỏng rất tốt, thuốc xoa bóp hiệu nghiệm.
Thuốc không đơn thuần tốt đối với người. Một số nhà nghiên cứu cho biết tinh dầu long não đem thí nghiệm bôi trên thỏ đã được gây bỏng tỏ ra có hiệu lực lớn: làm giảm bài tiết các nội chất ở chỗ bỏng, làm cho đỡ phù nề, chóng lên sẹo.
Tinh dầu có mùi thơm của campho, nhẹ hơn nước và bao gồm rất nhiều chất khác nhau. Người ta đã làm thí nghiệm cất phân đoạn tinh dầu, nghĩa là cắt lấy các đoạn có độ sôi khác nhau.
Đoạn có điểm sôi từ 160 -165 độ là một chất lỏng màu trắng, nhẹ hơn nước. Đó là hỗn hợp của nhiều chất, nhưng chủ yếu là xineol (25 -30%), α pinen, camphen và dipenten.
Đoạn có điểm sôi từ 210 -250 độ có màu đỏ, nặng hơn nước, gồm chủ yếu là safrol, tepineol, cacvacrol.
Cuối cùng là đoạn có điểm sôi 250 – 300 độ, đây là một chất lỏng màu xanh, nặng hơn nước, chủ yếu chứa cadinen, bisabolen, camphoren, azulen.
Tuy tinh dầu long não chứa rất nhiều thành phần phức tạp, nhưng nhiều thành phần lại có giá trị rất lớn trong công nghiệp. Phân đoạn trắng còn chứa nhiều hợp chất tecpen, nên được dùng trong ngành in và ngành sơn tốt hơn tinh dầu thông. Phân đoạn này có nhiều xineol, nên có một số nước đã dùng để thay thế tinh dầu bạch đàn.
Với mặt hàng này, vào lúc chiến tranh thế giới lần thứ 2 là lúc tàu bè đi lại khó khăn, một số nước đã cạnh tranh với Úc là nước có nhiều bạch đàn nhất thế giới. Pinen cũng thật là quý. Từ pinen người ta đã chế được teopineol, boeneol, campho là sản phẩm có nhiều ứng dụng trong kỹ nghệ dược phẩm và hương liệu. Thống kê năm 1939 cho biết Nhật Bản và Đài Loan đã xuất cảng 51300 kg bocneol.
Trong phân đoạn tinh dầu đỏ, safrol, tecpineol và cac vacrol đều có ý nghĩa kinh tế. Safrol là hương liệu cần thiết cho xà phòng thơm và dùng để chế tạo nhiều chất quý khác như: isosafrol, heliotropin, vanilin là các nguyên liệu quý giá dùng trong kỹ nghệ hương liệu. Nói riêng về helio- tropin thì năm 1937 Nhật Bản và Đài Loan đã dùng làm nguyên liệu đề chế vanilin và xuất cảng được 11500 kg. Đây là chất có mùi thơm dễ chịu quen thuộc với mọi người, không thể thiếu được trong kỹ nghệ dược và bánh kẹo.
Phân đoạn tinh dầu xanh cũng không kém phần quan Đó là nguồn chế thuốc sát trùng, sơn và xà phòng thơm.
Trong các ngành dùng nhiều sản phẩm của long não, phải kể đến ngành dược. Từ campho, người ta chế tạo ra được nhiều loại thuốc dùng trong điều trị. Những người bị cảm do cơ thể yếu, không thích ứng kịp với điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột hay có những bệnh về tim mạch, thường cảm thấy rất mệt, nhịp thở và mạch yếu dần, có khi đến trụy tim mạch rất dễ đem đến tử vong. Trong trường hợp đó, nếu được bác sĩ tiêm một vài ống long não nước, chẳng mấy chốc bệnh nhân tỉnh lại vượt qua cơn hiểm. Chất campho có tác dụng hồi tỉnh lớn như vậy, nên nhiều nơi nhân dân coi nó như là thuốc hồi sinh, không thề thiếu được trong các tủ thuốc gia đình. Các cầu thủ bóng đá, các vận động viên bơi lội hay những người lao động nặng nhọc coi còn long não là hết sức quý giá. Sau mỗi lần vận động, nếu được xoa bóp bằng cồn long não thì các vận động viên cảm thấy rất thoải mái, không bị đau mỏi các cơ.
Cách làm dầu massage bằng tinh dầu long não: mix tinh dầu long não với dầu nền (dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu jojoba,... tỉ lệ: 4%
Tức là cứ 30 ml dầu nền mix cùng 25 giọt tinh dầu long não.
Xem thêm