CÁC HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM NGÀY NAY - NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN CHO CON

- Trong cộng đồng người Việt hiện nay có bao nhiêu họ?

- Vì sao những người mang họ Nguyễn lại chiếm tỉ lệ lớn như vậy trong cộng đồng người Việt?

- Khi đặt tên cho con cần tuân thủ những nguyên tắc nào để có một cái tên hay và đẹp?

Những câu hỏi này sẽ được trả lời trong phần dưới đây:

 

VIỆT NAM CÓ BAO NHIÊU HỌ?

♦Các họ trong cộng đồng xã hội Việt Nam bắt đầu đông đảo đến khoảng hơn 100 dòng họ vào đầu thế kỷ 19. Sang thế kỷ 20, số này có gia tăng thêm. Nhiều họ lớn chia ra các phân chi và các nhánh họ này cũng dần dà trở thành đại tộc.
Theo các số liệu thống kê sơ bộ cho thấy đã có hơn 180 tộc họ lớn nhỏ khác nhau sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Có khả năng sau này thêm chừng 10 họ mới mà đoạn sau có phần lý giải. Và nếu các nhánh họ trở thành đại tộc được coi là những họ riêng rẽ thì đại gia đình Việt Nam có thể lên đến khoảng từ 100 đến 200 họ.

Vào những thế kỷ cận đại, một số chi nhánh họ nổi bật về thanh thế và đông đúc có được một số người trong họ phát đạt, làm quan hiển vinh. Vài chi họ có thế lực tồn tại tới thế kỷ 20 và một số chi họ mới nổi lên vào cuối thế kỷ 19 hoặc giữa thế kỷ 20.

VỀ CHỮ "VĂN" VÀ CHỮ "THỊ", TÊN ĐỆM LÓT TRONG HỌ TÊN NGƯỜI VIỆT
♦Thường đối với Việt danh, giữa họ và tên có chữ lót hay là chữ đệm để nối liền tên và họ. Ở miền Trung, nhiều địa phương, người ta có lẽ không cần tới chữ đệm lót nên tên họ chỉ có hai chữ.
Nam thường đệm lót chữ “Văn”, nữ thường đệm lót chữ “Thị”. Có nhiều chi nhánh họ dùng chữ đệm lót để biểu thị nhánh họ riêng biệt. Những chữ sau đây thường được dùng cho nhiều họ khác nhau: Sĩ, Vĩnh, Hữu, Đình, Thế, Đức, Huy, Trọng, Quý, Quang...
Nhiều chi họ danh vọng luôn luôn thận trọng giữ gìn chữ đệm lót này đối với các thế hệ nối tiếp để sau này con cháu dễ nhận ra nhau, mà người ngoài cũng có thể phân biệt được những người cùng họ nhưng ở trong gia đình, chi phái nào.
Khởi từ thế kỷ 18, 19, cũng có thể trước đó nữa, có những chi họ trở thành danh gia, đại tộc như họ: Trương Vĩnh, Trương Sĩ, Lê Duy, Phan Huy, Trương Phước, Nguyễn Hữu, Nguyễn Cửu, Nguyễn Khoa, Nguyễn Đăng, Nguyễn Đình, Ngô Đình, Phạm Đình, Phạm Như, Bùi Đắc, Tống Phước, Ngô Tòng, Trương Phúc, Đặng Trần, Nguyễn Huy, Nguyễn Quang, Lê Quang, Trần Nguyên, Nguyễn Vĩnh, Lê Đức, Trương Minh, Thận Trọng, Trần Nguyên, Nguyễn Tiến, Hồ Đắc, Nguyễn Tri, Cao Bá, Ông Ích, Phạm Hữu, Phạm Phú, Trương Gia, Trần Đình, Hoàng Cao, Phan Đình, Vũ Đình...

VÌ SAO NHỮNG NGƯỜI MANG HỌ NGUYỄN LẠI CHIẾM TỈ LỆ NHIỀU NHƯ VẬY?

Họ Nguyễn có nhiều chi họ lớn. Họ Nguyễn không những là họ hoàng gia có chiều dài chuyển tiếp quan trọng nhất trong lịch sử mà còn là họ phổ biến trong quần chúng từ xa xưa. Đặc biệt trong dòng họ Nguyễn còn có dòng họ Tôn Thất. Là dòng họ của Chúa Nguyễn khi vua Gia Long lên ngôi được tách ra mà hình thành.
Trong Gia Phả dòng Tôn Thất thuộc họ Nguyễn Phước Hoàng tộc, ghi rõ vào đời thứ 8, khi vua Gia Long lên ngôi, người con đầu của ông Nguyễn Phước Thành (đời thứ 7) phụng chỉ xưng Tôn Thất và bắt đầu từ đây dòng Tôn Thất hình thành lưu truyền tiếp nối đến nay gần 200 năm.
Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, NXB Thuận Hoá 1995, ở trang 422 có giải thích như sau:
“Ở các Phiên hệ và Tiên hệ, nam cũng như nữ không dùng họ Nguyễn Phúc để đặt tên như trước kia, con trai sẽ dùng Tông Thất, con gái sẽ dùng Tông Nữ để đặt trước tên. Tông là dòng họ, thất là nhà. Tông Thất là chữ kép dùng để chỉ những người trong dòng họ nhà vua, và Tông nữ đế chỉ con gái trong dòng họ nhà vua.
Về sau đến khi đức Hiến Tổ kế nghiệp chữ Tông phạm trong huý (vì tên của Hiến Tổ là Miên Tông) nên thay vì viết Tông Thất lại đổi thành Tôn Thất, với “Tôn” có nghĩa là đáng kính, Tông nữ đổi thành Tôn nữ. Cần chú ý Tôn nữ ở Đế hệ tuy cùng âm nhưng khác nghĩa, vì “Tôn” trong Tôn Nữ ở Đế hệ có nghĩa là cháu? (Trong trường hợp này, Công nữ, Công Tôn nữ, Công Tằng Tôn nữ, Công Huyền Tôn nữ, Lai huyền Tôn nữ, Lai Tôn. có nghĩa là cháu gái của vị vua (Thánh Tô) hay ít nhất là cháu gái của một vị hoàng tử, PCS chú thích).
Cuốn Gia Phả Tôn Thất như trên, của gia đình ông Tôn Thất Thứ, thuộc hệ III, có từ thời Chúa Nguyễn, ở một trang đầu có ghi dòng chữ Hán: “Nguyễn Phước Tôn phố, đệ tam hệ, đệ nhất phòng, đệ nhất chi, đệ nhất phái thế phố nghĩa là cuốn Gia Phả của ngành Trưởng (phái, chi, phòng), nói cách khác là của ngành Tông thuộc hệ 3 Tộc Phả Nguyễn Phước là một hệ có lâu đời nhất, cách nay khoảng 500 năm. Cuốn Gia Phả này được soạn lập lại vào năm 1980 theo kiểu mẫu giấy sắc xưa, viết bằng 2 thứ chữ Hán và Việt Ngữ ngày nay, kể từ đời thứ nhất là quận công Nguyễn Phước Kỳ, con đầu của Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế (được truy Tôn sau này), tức là chúa Nguyễn Phước Nguyên (1563-1635), người đã mở đầu đệ tam hệ (đệ nhất phòng, đệ nhất chi, đệ nhất phải) thế phổ chánh biên, vào khoảng trước năm 1600; sau khi đã có sự chuyển đổi họ Nguyễn Văn thành Nguyễn Phước.

♦Nguyên do chuyển đổi chữ lót kèm theo họ này là theo truyền thuyết:
Mẹ của chúa Nguyễn Phước Nguyên là Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Hậu (Truy Tôn) họ Nguyễn (cùng họ với Chúa Nguyễn nhưng khác tộc), không rõ tên và tiểu sử, khi có thai Ngài, chiêm bao thấy thân nhân cho tờ giấy viết đầy cả chữ Phước (Phúc). Nhiều người đề nghị lấy chữ “Phước” đặt tên cho con thì bà cho rằng: “Nếu đặt tên cho con thì chỉ có một người được hưởng phước, chi bằng lấy chữ “Phước” đặt làm chữ lót thì mọi người trong gia tộc sau này đều được hưởng phước. Bà đặt tên con là Nguyễn Phước Nguyên, nhánh họ Nguyễn nhà chúa và Hoàng gia sau này đổi thành Nguyễn Phước bắt đầu kể từ đó.

- Do sự lập trật tự các Hệ, Phòng và đẳng cấp trong Hoàng Phái của Nguyễn Triều mà ngày nay những người trong Hoàng Tộc cũ đã phải ngỡ ngàng vì bị kết quả đảo ngược. Người trong dòng họ Nguyễn mà theo thời gian biến đổi đã bị... loại ra khỏi họ. Rồi đây, người ta sẽ khó mà phục hồi Tộc họ. Cái hay chữ nghĩa của Vua Minh Mạng đem lại bao nhiêu trăn trở, chới với cho bao nhiêu người mang tiếng là có huyết thống Hoàng gia.
Kết quả là sẽ có rất nhiều họ mới. Không những là họ Vĩnh Bảo, Quý, Định... (theo Đế Hệ thi) mà còn có họ Tráng, họ Liên..., là những họ có nguồn gốc là những chữ (đem làm lót tên) trong các bài thơ của ông vua giỏi Hán thi. Bao nhiêu chữ trong các bài thơ là bấy nhiêu họ, nếu đã được tận dụng hết để làm chữ lót đệm cho tên những người trong Hoàng gia trước đây.
- Triều Nguyễn sớm chấm dứt. Việc sử dụng chữ trong các bài thơ làm chữ lót và họ đã chỉ thực hiện được khoảng một phần tư mỗi bài thơ. Một số gia đình trước đây đã sớm ý thức ghi rõ họ Nguyễn Phước trước tên chữ lót, cho nên tới ngày nay tránh được tình trạng lúng túng. Thí dụ người có tên là Khâm, theo truyền thống Hoàng Tộc phải dùng chữ lót là “Viễn” (vì là hậu huệ của Hoàng Tử thứ sáu vua Gia Long là Định Viễn Quận Vương) phải ghi là Viễn Khâm, nhưng nay được ghi là Nguyễn Phước Viễn Khâm. Viễn sinh ra Ái, cho nên người con được đặt tên là Nguyễn Phước Ái Hùng... Cũng tương tự, trong khi truy tầm Tộc phả, những ai có tên Nguyễn Phước Quãng Trân (thí dụ) hay Nguyễn Phước Huấn Đạo (thí dụ) đều có thể thấy rằng mình là hậu duệ thứ năm của Hoàng tử thứ mười ba mười một của Vua Gia Long là Quãng Oai Công và Thường Tín Quận Vương.

- Đã từ lâu, trong khi họ Nguyễn Hoàng Tộc có tình trạng “nhiều khê” trong việc đặt thứ lớp của các chi, nhánh họ thì những chi, nhánh họ Nguyễn “thứ dân” lại bành trướng với nhiều hình trạng khác nhau.
Xưa kia, nhà Trần bắt những ai họ Lý phải đổi ra họ Nguyễn là một lần xáo trộn lớn trong xã hội. Lại còn có những diễn biến khác. Những kẻ tội đồ trốn chạy pháp luật thời phong kiến cũng đổi ra họ Nguyễn. Vào thời Pháp thuộc, Tây bắt lính những trai tráng muốn được an thân hay không biết rõ tên họ (vì dốt) đều được “ghi sổ bộ” họ Nguyễn. Sự chuyển đổi họ còn được thấy ở trường hợp một người đi ở đợ hay làm con nuôi cho một gia đình giàu có, quyền thế đã lấy họ của gia đình đó làm họ cho mình. Thành ra, họ Nguyễn Văn rất nhiều.
Mặt khác, trong giới quan lại cũng có nhiều người đổi ra quốc tính (họ Nguyễn). Sĩ tử đi thi muốn dễ đỗ đạt bỏ họ cha mang họ Nguyễn. Sử sách cũ (Quốc Triều đăng khoa lục) có ghi rằng trong 39 khoa thi Hội triều Nguyễn có đến 57 ông nghè, ông bảng được đổi tên họ hoặc được những nhà vua đương thời tự tiện phê vào danh sách.
Thậm chí anh em nhà Tây Sơn khi khởi binh dấy nghiệp cũng đổi ra họ Nguyễn để được lòng dân hơn, vì đất Tây Sơn vẫn thuộc Đàng trong. Cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim có ghi rõ:
“Nguyên ông tổ bốn đời của Nguyễn Nhạc là họ Hồ cũng có tổ với Hồ Quý Ly ngày trước, người ở huyện Hưng Yên, đất Nghệ An, gặp lúc chúa Trịnh, chúa Nguyễn đánh nhau, bị bắt đem vào ở ấp Tây Sơn, thuộc đất Quy Nhơn. Đến đời ông thân sinh ra Hồ Phi Phúc, dời nhà sang ấp Kiên Thành, nay là làng Phú Lạc, huyện Tuy Viễn, sinh được ba con. Trưởng là Nhạc, thứ là Lữ, thứ ba là Huệ.
Anh em ông Nhạc muốn khởi loạn, mới lấy họ mẹ là Nguyễn để khởi sự cho dễ thu phục nhân tâm vì rằng đất trong Nam vẫn là đất của chúa Nguyễn”.
- Ngày nay, người họ Nguyễn đông đúc. Chẳng những cùng chung họ mà còn trùng cả chữ đệm lót, ở nhiều vùng khác nhau chưa hẳn là người địa phương khác, thậm chí cùng chung một làng, là những người cùng huyết mạch, chung một tổ họ, hay cùng tổ một phần chi của họ.
Vì thế, muốn biết có liên quan cật ruột với nhau không thì phải cần Gia Phả, Tộc phả lật ra xem lại. Gia phả đã đóng vai trò quan trọng là “Vật chứng” trong trường hợp này và nhất là trong những việc hôn nhân là những lúc người ta, theo cổ tục, cần phải tránh người cùng huyết thống phối ngẫu với nhau để được thuận hợp với đạo lý dân tộc.
Ngày nay, rất nhiều gia đình và dòng họ trên khắp mọi miền của đất nước đã tụ họp lại để khôi phục, thiết lập lại gia phả bị thất lạc từ nhiều đời trước, duy trì và phát triển truyền thống của dòng họ để con cháu biết cội nguồn.

NHỮNG YÊU CẦU KHI ĐỊNH TÍNH DANH
Danh chính là mệnh, tên là số mệnh của mình. Bố mẹ khi đặt tên cho con đều muốn chọn một cái tên đẹp, hy vọng con cái thành công trong sự nghiệp, có một cuộc đời hạnh phúc, được mọi người kính trọng.
Nhà văn thời Tam Quốc, một trong “Trúc Lâm Thất Hiện” là Nguyễn Tịch vì đã từng nhận chức hiệu uý bộ binh mà còn được mọi người gọi là Nguyễn Bộ Binh. Cha của Nguyễn Tịch là Nguyễn Vũ đặt tên cho con là Nguyễn Tịch, hy vọng Nguyễn Tịch kế thừa dòng họ Nguyễn, làm rạng rỡ tổ tiên. Tuy Nguyễn Tịch không thực hiện được hoài bão trên quan trường, nhưng về văn học rất có thành tựu, vượt qua cả cha Nguyễn Vũ ảnh hưởng đến các nhà thơ sau này như Đào Uyên Minh, Trần Tử Ngang, Lý Bạch. Về mặt này, Nguyễn Tịch đã có thể nói đạt được nguyện vọng của người cha khi đặt tên cho ông.

Đường Thái Tông Lý Đế Dân (599 -649), tương truyền khi 4 tuổi, có một vị thầy tướng sau khi xem số mệnh liền nói: “Đứa trẻ này có “thiên tự long phượng”, có “thiên nhật chi biểu, kỳ niên cập quan” (dáng vóc thiên tử sau này làm vua), “có thể cứu thế an dân”. Cha ông là Lý Uyên cũng hy vọng con của mình là sau này làm nên sự nghiệp cứu đời nghe lời thầy tướng vui mừng khôn xiết, liên đặt tên cho đứa trẻ là “Thế Dân”.

Ngày 27/9/1929, Hứa Quảng Bình vợ Lỗ Tấn sinh con trai, Lỗ Tấn vào viện thăm hỏi Quảng Bình đã đặt tên cho con chưa, Quảng Bình nói chưa đặt. Lỗ Tấn nói: “Đặt tên ghép hai chữ, nó sinh ở Thượng Hải lại là con trai vậy đặt tên nó là Hải Anh. Cái tên này nghe rất hay chữ cũng thông dụng nhưng lại không giống nhau, Dịch ra tiếng nước ngoài cũng giản tiện. Hơn nữa con trai thời xưa cũng dùng chữ “Anh” đặt tên, sau này nó lớn nếu không thích tên này thì đổi tên khác. Dù sao tôi cũng đặt tên khác cho tôi đấy thôi”. Sau này Hải Anh vẫn sử dụng tên của mình.
Cái tên đẹp không những gây ấn tượng cho người khác mà còn quan hệ đến sự nghiệp, hôn nhân, sức khoẻ và giao tiếp. Cha mẹ khi đặt tên cho con cái nên đặt một cái tên hay, mở ra tương lai huy hoàng cho con cái. Vì vậy khi đặt tên, phải chú ý những điểm sau đây:
1. Ý nguyện đặt tên hướng tới
Nói chung kỳ vọng của cha mẹ không ngoài 6 loại sau:
a. Kỳ vọng con cái khoẻ mạnh, khôi ngô tuấn tú 
Tên con trai:
Tuấn    Tùng    Tráng    Tú
Anh    Uy    Võ    Soái
Vĩ    Nguy    Sơn    Bách
Kiệt    Thạch    Hùng    Hoán

Tên con gái:
Thiền    Quyên    Giảo
Trừu    Đình    Tư
My Mỹ    Uyển    Lệ
Vũ    Sảnh    Lan

b. Kỳ vọng con cái học vấn uyên bác, tài năng xuất chúng 
Hy vọng con cái thông minh học giỏi, công tác ổn định, cho nên bạn nên chọn các chữ đại biểu cho sự thông minh trí tuệ như: 
Dĩnh    Linh    Duệ    Nhuệ
Triết    Huệ    Đôn    Địch
Minh    Hiểu    Hiển    Tất
Tích    Duy    Học    Tư
Ngộ    Tích    Văn    Thư Cần

c. Kỳ vọng con cái có phẩm chất tốt đẹp
Cái đẹp tâm hồn càng có cái nhìn quan trọng hơn cái đẹp bề ngoài, vì vậy bạn nên chọn các chữ đại biểu cho các phẩm chất cao đẹp như:
Hòa    Nhã    Nhân    Dung
Lương    Đức    Hiên    Hiền
Luân    Chính    Thanh    Nghĩa
Thành    Trực    Đạo    

            
Chú ý: cần kết hợp với họ hoặc đệm để thành một cái tên hoàn chỉnh.


d. Kỳ vọng con cái có cuộc sống giàu có, sung túc, hiển đạt, thành công như:
Đạt    Hiệu    Hưng    Vinh
Hoa    Vượng    Doanh    Phong
Dư    Xương    Thịnh 
   

e. Kỳ vọng con cái bình an, hạnh phúc như: 
An    Thuận    Thản    Nhiên
Tĩnh    Thông    Thái    Ninh
Định    Hòa    Khang    

g. Kỳ vọng con cái thành đạt trong sự nghiệp như:
Các bậc cha mẹ đều mong con cái tự lập, tự cường, chăm chỉ công tác, kiên trì nhẫn nại, ý chí vững vàng. Vì vậy bạn nên chọn cho con một cái tên mạnh mẽ như: 
Nghị    Cương    Hoành    Hằng
Độc    Cường    Nhẫn    Kiên
Lực    Quyết    Định    Lập
Chủ    Chí    Ý    Tự

Cũng có bạn chọn các chữ trên đặt tên cho con gái của mình, song phần lớn các chữ trên dùng đặt tên cho con trai
2. Xây dựng quan niệm đúng đắn
- Con người chỉ khi góp phần cống hiến cho xã hội thì mới có cuộc đời có ý nghĩa và tốt đẹp. Cha mẹ cần có một quan niệm đúng đắn về vấn đề đặt tên. Có một câu danh ngôn cổ như sau: “Xu hướng thời đại rộng mênh mông, thuận theo đó thì hưng thịnh, nghịch nó thì diệt vong”. Xu hướng này không phải do một hai người quyết định mà do kết quả của sự phát triển của tất cả các mối quan hệ xã hội. Ở thời kỳ chống Mỹ, Vệ, Triều, rất nhiều cha mẹ đặt tên cho con cái mang ý nghĩa thời đại như Bảo Gia, Vệ Quốc, Kháng Mỹ, Vệ Bình. Triều Thắng, Viện Triều... Hiện nay cha mẹ thường đặt tên cho con cái bằng những tên mang đậm xu hướng thời đại như Tư Vũ, Chấn Hưng, Hoàn Cầu...
3. Yêu cầu âm thanh nghe thuận tai
Âm thanh êm tai, hài hoà, vang là một yêu cầu cơ bản của một cái tên hay. Có người tên nghe rất hay, có người tên nghe không hay. Nguyên nhân cơ bản của điều này là do sự phối hợp các âm của họ tên hợp lý hay không hợp lý. Vì vậy phải chú ý mấy điểm sau đây:
a. Tránh phụ âm và nguyên âm của họ và tên giống nhau:
Thí dụ Vương Văn Vượng là tên gọi rất không êm tai, vì âm vận của họ và của tên giống nhau. Nên đổi thành Vương Văn Vệ hoặc Vương Văn Uy.
b. Tránh tạo ra những từ bất nhã hoặc đồng âm với những từ bất nhã
Thí dụ như: “Hàn Loan” dễ nghe nhầm là “Hàm Oan”, “Lý Sư” thành “Lý Sự”, “Sinh Xung” thành “Sinh Hung”.
c. Tránh thanh điệu giống nhau
Thí dụ như tên gọi Thiểm Điểm Sở đều có 3 dấu giống nhau, khi đọc rất khó, nghe không hay.
Theo thống kê của các chuyên gia tâm lý, những người sử dụng cách đặt tên bằng những từ ngữ ít dùng thì nói chung năng lực xã giao kém, tính tình cố chấp, khá cực đoan. Có rất nhiều bậc cha mẹ đã đặt cho con cái họ một cái tên ngụ ý sâu sắc, có lợi về việc phát huy tinh thần vươn lên của con cái. Nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống là Tô Tuân đã đặt tên cho hai người con của mình là Tô ThứcTô Triệt. Sau này hai người con cũng trở thành hai nhà văn nổi tiếng, được gọi là “Tam Tô” và được xếp vào “8 nhà văn thơ lớn đời Tống Đường”.
Tô Tuân (1009 - 1066), tự Minh Doãn năm 27 tuổi sinh con trai cả. Ông đặt tên cho con là Tô Thức tên chữ Tử Chiêm. “Thức” là tấm gỗ ngang đằng trước xe thời xưa để cho người ngồi xe vịn, “Chiêm” có nghĩa là nhìn xa nhìn cao. Hợp cả tên chính và tên chữ lại có nghĩa “có thể vịn vào thành gỗ trên xe nhìn cao, nhìn xa”. Sau này Tô Thức (1036 - 1101) lấy tên hiệu là Đông Pha Cư sĩ. Ông chính là nhà thơ Tô Đông Pha đời Bắc Tống nổi tiếng lẫy lừng sau này. Ba năm sau đứa con trai thứ hai của Tô Tuân ra đời. Tô Tuân đặt tên cho nó là Tô Triệt, tên chữ Tử Do “Triệt” là vết của bánh xe để lại, “Do” là chỉ ý thuận theo (kinh nghiệm của bậc tiền bối). Kết hợp cả tên chính và tên chữ có nghĩa là bánh xe đi theo vết cũ, bạn cứ tiến bước. Tên của Tô Thức và Tô Triệt kết hợp lại có ý nghĩa: “Sau khi lên xe, vịn thanh ngang mà nhìn đã có phương hướng đúng thì cứ vận theo vết xe cũ. mạnh dạn tiến lên!” Hai tên gọi này mang hàm nghĩa sâu sắc, đầy triết lý, ý là để giáo dục con cái hiểu được một điều sau đây: Trên đường đời phải có phương hướng, chớ đi sai đường, hãy đi theo đường đi của các bậc tiền bối để tránh lật xe, có như vậy mới thành công
Cổ ngữ có câu: “Danh chính thì ngôn thuận, ngôn thuận thì sự thành”. Nếu danh bất chính thì ngôn bất thuận. Tên gọi có nội dung âm dương ngũ hành, vì vậy bạn nên biết điều này mà không nên tùy tiện đặt tên cho con bạn. Mỗi một chữ đều mang một nghĩa thông tin nhất định. Khi gọi tên giống như niệm chú có thể tạo sức mạnh vô hình. Trung Quốc đã từng có chuyên gia đoán chữ (đoán tên) như Tạ Thạch thời Tống nổi tiếng về tài đoán chữ.
Nhà quân sự nổi tiếng thời kỳ Chiến quốc Tôn Tẫn theo khảo chứng vốn tên là Bân (phong nhã, lịch lãm). Ông là người văn võ song toàn bị Bàng Quyên ghép tội phải xử tẫn tình, hình phạt xương bánh chè - cắt hai xương bánh chè, vì vậy mọi người gọi ông là Tôn Tẫn. Có thuyết nói rằng sau đó ông được thầy Quỷ Cốc Tử đổi chữ “Bân” thành chữ “Tẫn”. Mỗi chữ không được tốt nhưng có thể thay đổi vận mệnh của đời về sau của Tôn Tẫn, giúp ông hoá hung thành cát. Thầy của Tôn Tẫn nói, nếu không đổi tên, Tôn Tẫn nhất định sẽ bị nguy hiểm tính mạng. Điều này giống như ở thôn quê sinh con ra thường đặt tên xấu để tránh chết non.
Thật kỳ lạ, con tàu vũ trụ Mỹ mang tên “kẻ thách thức” (Challenger) của Mỹ đã nổ tung khi phóng. Sau đó Mỹ đổi tên con tàu thành "hòa bình" (Peace) thì công việc thuận lợi, thành công. Lẽ nào tên gọi lại quyết định thành bại của sự nghiệp chinh phục vũ trụ đến như vậy. 
Điều kỳ lạ còn diễn ra ở con người. Thí dụ như diễn viên kinh kịch Hồng Tuyết Phi, người đã từng đóng vai A Khánh Tấu trong vở kịch “Sa Ra Tân” đã gặp tai nạn xe ô tô “Máu hang bắn tung tóe” Thầy tướng nói cái tên Hồng Tuyết Phi có nghĩa đen là “Tuyết lớn bay khắp nơi”, xong đọc đồng âm với nhóm từ “Máu đỏ bay”. Thực tế xảy ra tai nạn cho dù là ngẫu nhiên, nhưng lại trùng hợp với tên. Nhưng nếu đổi tên mà vẫn xảy ra tai nạn thì không phải bàn. Vì vậy tốt nhất vẫn nên đổi tên để tránh bị ảnh hưởng về tâm lý.
Trường trung học huyện Tân Đô tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc còn xảy ra một chuyện lạ liên quan đến tên gọi. Có một em nữ học sinh phổ thông trung học tên gọi “Doãn Tĩnh” (hoặc Doãn Tịnh) đột nhiên bị đau đầu, qua kiểm tra y tế hoá ra em bị ung thư não, cần rất nhiều tiền chữa trị. Nhà trường kêu giúp đỡ trên đài truyền hình Tứ Xuyên, xong em không qua khỏi. Nhưng người am hiểu tên gọi ở Tứ Xuyên nói, họ “Doãn” em học sinh theo âm Tứ Xuyên là “Vĩnh” (vĩnh viễn), kết hợp với tên có nghĩa là “mãi mãi yên nghỉ”. Điều này có nghĩa là “chết”. Ngày nào mà mọi người chẳng gọi tên em, song chẳng ai để ý. Cho dù có biết, có người cho rằng đó chỉ là suy tưởng mê tín dị đoan (ở Việt Nam cũng vậy, người ta kỵ đặt tên cho con là Vĩnh An, Vĩnh An có nghĩa là mãi mãi yên nghỉ!)

 

(Còn tiếp)
 

Trong khi nghiền ngẫm về việc đặt tên cho con thì các ông bố hãy thư giãn bằng bài thuốc tắm cổ truyền của người Dao Đỏ DaodoMen dành cho nam giới nhé.  

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng