CÁC LOẠI TÊN GỌI (PHẦN 2) - CÁCH ĐẶT TÊN CHO CON

Các loại tên gọi của người xưa rất phong phú và giàu ý nghĩa. Trong bài lần trước mình đã nói đến tên tụctên chính, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tên tự , tên hiệu, biệt danh, bí danh, bút danh, pháp danh, tước hiệu thư phòng nhé!

3. Tự danh (Tên chữ, tên tự)
♦Rất nhiều người ngoài tên chính thức ra còn có tên chữ. Tên chữ là phần giải thích và bổ sung cho tên chính thức. Nếu tên chính thức là bộ phận chính của tên thì tên chữ là bộ phận phụ của tên gọi. Vì vậy tên chữ còn gọi là biểu tự (tên phụ). Ví dụ như Trương Phi có tên gọi là Phi (bay), tên chữ là Dực Đức. Dực Đức là sự giải thích cho từ “Phi”, ý nói cái đức có cánh bay.
♦Thời xưa dân thường có tên chính thức nhưng không có tên chữ, chỉ có kẻ sĩ, đại phu, người có học mới đặt tên chữ. Vì vậy, tên chữ thời cổ còn phản ánh địa vị xã hội của cá nhân. Các văn thần, võ tướng của Hán cao tổ Lưu bang thời Tây hán như Tiêu Hà, Hàn Tín, Phàn Khoái chỉ có tên chính không có tên chữ. Riêng Trương Lương có tên chữ là Trương Tử Phòng. Đó là do Trương Lương xuất thân trong gia đình quý tộc họ Hàn.
♦Ở Việt Nam giới Văn sỹ đại phu cũng thường đặt tên Tự như:

Đoàn Thị Điểm tên tự là Hồng Hà (Hồng Hà nữ tử). Sinh năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705) tại làng Giai Phạm, sau đổi là Hiến Phạm (nay thuộc huyện Mỹ Văn tỉnh Hưng Yên)
Nguyễn Án người viết Tang thương ngẫu lục (cùng với Phạm Đình Hổ) có tên tự là Kinh Phủ, hiệu là Ngu Hồ, người thôn Danh Lâm làng Du Lâm, huyện Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội). Đỗ hương công năm Gia Long thứ 6, được bổ làm chi huyện Tiên Minh (Yên Lãng, Kiến An).
Hồ Nguyên Trừng, tự Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông, người Đại Lại, tỉnh Thanh Hóa. Tổ tiên ông ở Hương Bào Đột đất Diễn Châu, đến đời Hồ Liêm mới dời đến Đại Lại. Hồ Nguyên Trừng là con trưởng của Hồ Quý Ly nhưng không kế nghiệp cha làm Vua, chỉ giữ chức Tư đồ Tả Tướng Quốc. Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước Việt quân Minh đã bắt được ông vào năm 1407 đưa về Bắc Kinh cùng cha là Hồ Quý Ly, em là Hồ Hán Thượng và cháu là Nhuế (con Hồ Hán Thương). Vì biết chế tạo súng “Thần Cơ” một thứ vũ khí có sức sát thương lớn, vượt hẳn các loại súng đương thời, Hồ Nguyên Trừng được nhà Minh tha không giết và sai trông coi việc chế tạo vũ khí. Từ chức Công bộ doanh thiện ti thanh lại ti chủ sự, ông dần dần được thăng làm chức Lang trung, rồi Công bộ Hữu thị Lang, Công bộ Tả thị Lang, Công bộ Thượng thư. Tác phẩm Nam Ông Mộng Lục là do ông viết và hoàn thành vào năm Mậu Ngọ (1438).

4. Hiệu tự (Tên hiệu)
♦Tên Hiệu cũng là một loại Biệt danh. Ngày xưa các tài tử, văn nhân, hiệp khách, đạo sỹ, hòa thượng thường đặt tên hiệu cho mình. Hiệu nói chung phản ánh đặc điểm diện mạo, tính cách của đương sự như Lâm Xung hiệu là “Báo Tử Đầu” (đầu con báo), Sử Tiến hiệu là - “Cửu Văn Long” (rồng chín văn).
♦Ý nghĩa của tên hiệu thường là mang ý tốt đẹp, như một thầy thuốc giỏi về phẫu thuật, được mọi người đặt tên là “Thần Y” hay “Thần Đao” (đao thần). Tên hiệu này là sự tôn vinh của mọi người đối với thầy thuốc đó.
♦Văn nhân thường đặt tên hiệu theo cách sau: Cư sỹ, Sơn nhân, Ông... để tỏ rõ sự thanh cao của mình. Ví dụ như Lương Khải Siêu có hai tên hiệu. Thời trẻ lấy tên hiệu là “Nhiệm Công” có ý biểu thị chí lớn cứu quốc. Năm 1898 công cuộc cải cách thất bại. Lương Khải Siêu chạy sang Nhật lấy hiệu là “Âm Bằng Thất Chủ Nhân” để tỏ lòng nhớ nước nhà. Lương Khải Siêu đặt tên cho hai người con của mình cũng rất hay. Con cả là Lương Tư Thành sau này trở thành nhà Kiến trúc nổi tiếng, ủy viên bộ học viện trường đại học Khoa học Trung Quốc. Con thứ Lương Tư Vĩnh sau này là nhà khảo cổ học nổi tiếng, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu khảo cổ Viện khoa học Trung Quốc.
Phan Kế Bính, nhà văn hóa Việt Nam nổi tiếng trong những năm đầu thế kỉ 20, sinh năm 1975 tại làng Thụy Khuê huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Ba Đình thành phố Hà Nội) có hiệu tự là Bưu Văn.
Vũ Quỳnh tự Thủ Phác, hiệu Đốc Trai, lại có hiệu khác là Yến Xương, người làng Mộ Trạch huyện Đường An tỉnh Hải Dương, sinh năm 1453. Kiều Phụ hiệu là Hiếu Lễ, người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn tỉnh Sơn Tây, sinh năm 1450. Là đồng tác giả biên soạn Lĩnh Nam Chích Quái tuyển tập.

5. Biệt danh (Biệt hiệu)
♦Biệt hiệu là hiện tượng ngôn ngữ thường thấy trong giao lưu xã hội. So với tên chính thức, biệt hiệu thường mang tính hài hước, vui đùa, hình tượng hơn. Biệt hiệu làm cho cuộc sống, giao lưu trở nên thú vị và ý nghĩa hơn.
108 vị anh hùng Lương Sơn trong tiểu thuyết “Thủy Hử”, ai cũng có biệt hiệu rất hay và thú vị. Ví dụ:
Tống Giang có biệt hiệu “Cập Thời Vũ” (Mưa đúng lúc). 
Lý Quỳ có biệt hiệu “Hắc Toàn Phong” (Gió xoáy đen). 
Lỗ Trí Thâm có biệt hiệu “Ngọc Kỳ Lân” (Kỳ lân hàng ngọc).
Đới Tung có biệt hiệu “Thần Hành Thái Bảo” (Thái Bảo chạy nhanh như bay).
Trường Thuận có biệt hiệu “Lãng Lý Bạch Điều” (Cá Trắng trên sóng).

Tần Minh có biệt hiệu “Tích Lịch Hỏa" (Lửa Sấm Sét). 
Thời Thiên có biệt hiệu “Cổ Thượng Tảo” (Bọ chét trên trống). 

Các nhân vật trong tiểu thuyết Hồng Lâu mộng cũng có biệt hiệu: 
Bà quả phụ có biệt hiệu “Đại Bồ Tát” (Phật Bà vĩ đại). 
Nhị Cô Nương có biệt hiệu “Nhị Mộc Đầu” (Cây Gỗ). 
Tam Cô Nương có biệt hiệu “Mai Khôi Hoa” (Hoa Hồng).
Nhị Cô Nương còn được giải thích: “Cây gỗ” có chọc kim một cái cũng không kêu “ái a” một tiếng. Còn Tam Cô Nương thì “vừa hồng vừa thơm, ai cũng yêu quý, chỉ hiềm một nỗi có gai nhọn”.
Biệt hiệu là do người khác đặt bất kể bạn có chấp nhận hay không. Biệt hiệu thường được sử dụng trong một tập thể nào đó.

6. Bí danh (Tên giả, tên bí mật)
♦Trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó, một cá nhân không thể sử dụng tên thật của mình, vì vậy phải đổi tên, mượn tên lấy một tên khác. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã sử dụng hơn 100 tên gọi, biệt hiệu và bút danh. Bác tên thật là Nguyễn Sinh Cung, tự là Tất Thành. Ngày 5-6-1919, từ bến Nhà Rồng, Bác lấy tên là Văn Ba lên tàu ra đi tìn đường cứu nước. Thời kỳ tham gia các hoạt động yêu nước tại Pháp và Liên Xô, Bác lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Cuối năm 1924, Bác rời Liên Xô sang Quảng Châu (Trung Quốc) làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô, lấy tên là Lý Thụy. Mùa thu năm 1928, Bác rời Châu Âu đến Thái Lan với bí danh là Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều. Năm 1931, Bác bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam, với tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Ch’o). Mùa xuân năm 1934, quay lại Liên Xô với bí danh là Lin; bí danh trong Đảng của Bác là Jeng Man Huan... Từ năm 1938 đến đầu năm 1941, trở lại Trung Quốc trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quảng và về nước mới lớp huấn luyện, in báo và thành lập các hội cứu quốc... tại hang Pắc Bó (Cao Bằng) với bí danh là Già Thu, Ông Ké. Tháng 8/1942 Bác lấy tên là Hồ Chí Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng có bí danh là Dương Hoài Nam. Thủ tướng Phạm Văn Đồng có bí danh là .
♦Thời kỳ chiến tranh giải phóng, những cán bộ chiến sĩ hoạt động trong thành phố thường mang tên giả, dưới vỏ bọc của một người khác để tránh bị bắt. Có trường hợp giữ bí mật quân sự, người hoạt động phải lấy bí danh, bí số. Ví dụ như Thiếu Kiếm Ba, tham mưu trưởng trung đoàn trẻ tuổi đẹp trai, nhân vật chính trong phim “Lâm Hải Tuyết Nguyên” (Vùng Tuyết Lâm Hải) được gọi là “thủ trưởng 203", 203 là bí danh của Kiếm Ba. Tư lệnh quân đoàn dã chiến Đông Bắc Lâm Bưu mang bí số 101; Chính uỷ La Vĩnh Hằng có bí số 102; Tham mưu trưởng Lưu Á Lầu có bí số 103.
♦Có những trường hợp để tiện cho công việc các thành viên tham gia đều mang bí số. Ví dụ các vận động viên xếp đội hình biểu diễn đều có bí số của mình. Khi tập hợp, tập luyện, người phụ trách huấn luyện dễ dàng điều khiển hoạt động tập luyện. 
Thời xưa khi bị thất thế, cả gia đình hoặc cả dòng họ phải thay tên đổi họ để tránh bị bức hại của kẻ thù.
Phạm Duy người nước Ngụy, tên chữ là Thúc. Theo sử ký Duy vì bị Tu Giả vu cáo, bị Ngụy Tề thừa tướng nước Ngụy đánh gần chết. Được bạn bè giúp đỡ, Phạm Duy đổi tên thành Trương Lộc chạy sang nước Tần.
Năm 1934, thời kỳ văn hoá chính trị Quốc dân Đảng, Lỗ Tấn hai lần dùng bút danh “Trương Thừa Lộc” “Trường Lộc Như”. Việc này có lẽ Lỗ Tấn bắt chước Phạm Duy, đổi tên để tránh bị khủng bố.

7. Bút danh (Tên tác phẩm, tên nghệ sỹ)
Bút danh là tên tự đặt (biệt danh) mà tác giả tránh hoặc không muốn sử dụng tên thật của mình trên tác phẩm. Cho nên bút danh còn gọi chung là tên văn học.

♦Các tác giả thường đặt cho mình một bút danh. Ví dụ như: Bách Dương tác giả cuốn “Người Trung Quốc cổ hủ” vốn tên là Quách Y, Quách Y Động, tên tục là Sư tử nhỏ. Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, Lỗ Tấn chỉ là bút danh. Nữ văn sĩ nổi tiếng Đài Loan “Tam Mao” tên thật là Trần Bình, Trần Bình thuở nhỏ thích nhân vật Tam Mao trong truyện “Tam Mao lang thang ký của Trương Lạc Bình cho nên lấy bút danh là Tam Mao.

♦Các tác giả lớn thường sử dụng nhiều bút danh. Ví dụ như Quách Mạt Nhược sử dụng hơn 30 bút danh, Mao Thuẫn sử dụng hơn 90 bút danh, Lỗ Tấn sử dụng hơn 140 bút danh. Các bút danh quen thuộc trên văn đàn cận đại Trung Quốc hầu như ai cũng biết là: Ba Kim, Mao Thuẫn, Lỗ Tấn, Tào Ngu, Lão Xá, Băng Tâm... Nhưng nếu nói đến Lý Nghiêu Đường, Thẩm Đức Hồng, Chu Thu Ngân, Vạn Gia Bảo, Như Khánh Xuân, Tạ Uyển Danh thì biết ai biết tới.
Bác Hồ trong các giai đoạn hoạt động cách mạng, thường viết báo dưới nhiều bút danh như: Nguyễn A, Q; Ký Viễn; N.A.Q; Chú Nguyễn; S Chon Vang; Cheng Vang; Trần Vương; Ai Quay Que; Nguyễn Hải Khách; Lý Thụy, Loa Shing Lan; LW Vương; Victo...
Đồng chí Nguyễn Văn Linh nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đương thời khi viết báo cũng thường ký tên dưới bút danh là N.V.L (nói và làm). Trường Chinh lấy bút danh là Sóng Hồng vv...
Trần Hữu Trí là tên thật của nhà văn Nam Cao, nổi tiếng với tác phẩm Làng Vũ Đại ngày ấy, bút danh Nam Cao là do ông ghép chữ đầu tên huyện Nam Sang và chữ đầu tên tống Cao Đà để nhớ ơn mảnh đất nơi ông đã sinh thành. Đồng thời “Nam Cao” cũng còn có nghĩa là nước Nam cao cả, cao sang... vì ông là nhà văn vốn có lòng yêu quê hương đất nước, yêu nhân dân vô cùng sâu sắc. Ngoài ra, ông còn sử dụng một số bút danh khác như Thúy Rư, Nhiêu Khê, Xuân Du...
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh tại Lệ Mỹ (Đồng Hới) Bình Trị Thiên. Còn có bút danh khác là Lệ Thanh, ghe Lệ Mỹ và Thanh ở Thanh Tân lại mà thành.

Tên nghệ sĩ 
♦Những người làm công tác văn hoá nghệ thuật cũng có thói quen sử dụng tên nghệ sĩ. Tên nghệ sĩ giống như bút danh, sau khi dùng quen được mọi người chấp nhận, thì tên thật bị quên lãng và không sử dụng hàng ngày nữa.
Tên nghệ sĩ của nghệ sĩ kịch Quảng Đông nổi tiếng Quảng Kiện Khiêm là “Hồng Tuyết Nữ” tên nghệ sĩ của nhà nghệ thuật điện ảnh Triệu Phong Tường là “Triệu Đan”. Tên nghệ sĩ của diễn viên kinh kịch Trương Anh Kiệt là “Cái khiếu thiên”. Tên nghệ sĩ của diễn viên kịch nói Huệ Mẫn là “Bạch Ngọc Sương”. Tên nghệ sĩ của diễn viên kịch Triết Giang Viên Thiên Trúc “Tiểu Mẫu Đơn”.
Các ngôi sao điện ảnh Đài Loan, Hồng Kông như Lưu Đức Hoa vốn tên là Lưu Phúc Vinh; Quang Chi Lâm vốn tên là Quang Gia Huệ; Thành Long Bản vốn là Trần Cảng Sinh... Do tên nghệ sĩ dùng lâu, đến mức rất nhiều người tưởng rằng đó là tên thật của họ.

8. Pháp danh (Tên đạo)
♦Phàm là kẻ xuất gia đi tu chủ trì chùa miếu đều đặt một tên nhà Phật gọi là pháp danh như: “Tam Tạng”, “Hải Đăng”, “Huệ Hải”, “Viên Giác”, “Thông Huệ”, “Giám Chẩn”... Các pháp danh này thường lấy từ trong sách của nhà Phật. Ngoài ra, các tông phái nhà Phật cũng có “Tự bối Phả” (sách đặt tên theo đời, thế hệ). Mỗi một thế hệ đặt theo một chữ. Ví dụ như Tự Bối Phả của phái hiển tông có:
Trí Tuệ Thanh Tịnh
Đạo Đức Viên Minh 
Chân Như Tinh Hải
Tịnh Chiếu Phổ Thông

Đạo danh của đạo sĩ được đặt các tên như “Thái Chân”, “Linh Tố”... Các tông phái của đạo giáo cũng có Tự Bối Phả. Như Tự Bối Phả của tông phái Hỗn Nguyên như sau:
Hỗn Nguyên Càn Khôn Tổ 
Thiên Địa Nhật Nguyệt Tinh 
Tam Giáo Chư Thánh Sư 
Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ

9. Tước hiệu, huy hiệu, xưng hiệu
♦Tước hiệu, thụy hiệu là danh hiệu do các bậc đế vương ban cho như phong cho đứa con nào đó là “Thái Tử”, phong cho một công thần nào đó làm “... Hầu...”. Thụy hiệu là sự truy nhận đối với người đã mất như Lâm Tắc Từ đời Thanh, sau khi chết được ban thụy hiệu là “Văn Trung”: Bao Trực đời Tống sau khi chết được ban thụy hiệu là “Hiếu Túc”.
♦Những nhân vật nổi tiếng thường có tên hiệu như: Lão Tử, tên chữ Lão Đam, tên hiệu Quảng Thành Tử. Lý Bạch tên chữ Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên Cư Sĩ. Bạch Cư Dị tên chữ là Lạc Thiên hiệu Hương Sơn Cư Sĩ. Gia Cát Lượng tên chữ Khổng Minh, hiệu Ngọa Long.
Thời cổ, con trai của hoàng đế nói chung đều phong tước hiệu là vương. Ví dụ, con trai của Đường Thái Tông là Lý Thừa Càn được phong là “Hằng Sơn Vương”, con gái của hoàng đế được phong hiệu là “công chúa” như “Thành công chúa”. “Hiệu” thường khi sống được phong như Gia Cát Lượng được phong Vũ Hương Hầu, Trương Lương được phong là Lưu Hầu. Hiệu cũng có khi được truy phong sau khi chết, gọi là “Thụy hiệu” như thụy hiệu của Gia Cát Lượng là Trung Võ; thụy hiệu của Âu Dương Tu là Văn Trung.
Tên hiệu của thời cổ đại biểu thị đẳng cấp như “Vương”, “công chúa”, có tên hiệu biểu thị công tích như Lưu Tử Hạng hiệu là Bình Tây Tướng Quân. Vương Diên hiệu là Trấn Nam Tướng quân. Tên thụy của Lý Thế Dân là “Văn Vũ Đại Thánh Quảng Hiếu Hoàng Đế”.
Xưng hiệu là một loại danh hiệu như Vương Nghĩa Chi xưng là “Thư thánh”, Tôn Tự Mạo xưng là “Dược Vương”; Thần Nông Thị được gọi là “Viêm Đế”; Hiên Viên Thị được gọi là “Hoàng Đế”.
♦Ngay trong dân, có một số nhân vật nổi tiếng cũng được người đời sau tôn xưng như Khổng Tử, hiệu là “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư”, Hoa Đà được gọi là “Thần Y".
Huy Hiệu, Miếu Hiệu, Niên Hiệu chỉ dành cho các bậc đế vương. Như huy hiệu (tên hiệu) của Lưu Bang Hoàng đế đầu tiên của nhà Hán là: “Thái Tổ Cao Hoàng Đế”; Huy hiệu của Chu Nguyên Chương hoàng đế đầu tiên nhà Nguyên là “Khai Thiên Hành Đạo Triệu Kỷ Lập Cực Đại Thánh Chí Thần Nhân Văn Vũ Tuấn Đức Thành Công Cao Hoàng Đế”. Huy hiệu là tên hiệu dùng để ca tụng công đức của đế vương.
Miếu hiệu là tên hiệu dùng chỉ năm cầm quyền của đế vương.
♦Thời xưa mỗi khi một hoàng đế lên ngôi, từ năm lên ngôi trở đi phải lập một niên hiệu mới như năm Gia Tĩnh Nguyên Niên (năm thứ nhất Gia Tĩnh hoặc Gia Tĩnh năm thứ nhất), cứ tính đến khi chết mới thôi. Người kế tục lên ngôi lại lập một niên hiệu mới. Ví dụ, một hoàng đế tại vị 20 năm thì mỗi năm tính theo niên hiệu của ông ta, như niên hiệu của Thanh Thánh Tổ, lên ngôi 61 năm. Trong thời gian Thánh Tổ tại vị có Khang Hy Nguyên niên cho đến Khang Hy 61 niên.
♦Trước đời Minh, các hoàng đế thay đổi niên hiệu trong thời gian ở ngôi, cho nên trong sách sử phần lớn lấy miếu hiệu gọi họ, như “Đường Huyền Tôn”, “Đường Thái Tôn”... Sau đời Minh thực hiện chế độ một đế một hiệu. Vì vậy, sách sử thường dùng niên hiệu để gọi họ, như “Gia Tĩnh Hoàng Đế”, “Càn Long Hoàng Đế”, “Quang Tự Hoàng Đế”...

10. Thư phòng (Tên hiệu phòng sách)
♦Lương Khải Siêu (1873 . 1929) sau năm 1899 lấy hiệu là “Ẩm Băng Thất chủ nhân” (chủ nhân là giải khát). Ẩm Băng Thất là tên phòng sách của Lương Khải Siêu. Từ “Ấm Băng” (uống nước đá) lấy ý từ điển tích trong “Trang Tử Nhân Giang Thế”: Diệp Công Tử Cao trước khi đi sứ nước Tế nói với Khổng Tử: “Hôm nay tôi nhận lệnh đi sứ, chỉ có uống nước đá mới làm dịu được lửa đốt trong lòng”. Khải Siêu trích dẫn điển tích này để biểu thị lòng nhớ mong tổ quốc.
Các học giả cho rằng, tên hiệu phòng sách ra đời từ trước triều đại Hán Tấn. Hồi đó những nhà nho thường lấy tên thư phòng của mình làm tên hiệu. Nhưng tên hiệu thư phòng thay thế họ tên, trở thành tên xưng hô thì phải đến thời Đường, Tống mới hứng khởi. Nhà thơ yêu nước Nam Tống tên là Lục Du cũng lấy tên thư phòng làm hiệu gọi là “Lão Học Ham”, ý nghĩa “học đến già”. Tân Khứ Tật lấy tên hiệu “Giá Hiên Cư Sĩ”, Giá Hiên là tên thư phòng của Khứ tộc.
♦Đến đời Minh Thanh, tục lệ lấy tên thư phòng làm tên hiệu ngày càng thịnh hành. Đến nay nhiều nhà văn, nhà thơ vẫn sử dụng cách lấy tên này. Nhà cổ sinh vật học hiện đại Dương Chung Kiên gọi phòng làm việc của mình là “Ký Cốt Thất”, biểu thị ý nguyện nhìn xa trông rộng. Sau đổi “Vô Cấu” có ý nghĩa giữ mình trong sạch liêm khiết.

 

(Còn tiếp)

 

Trên đây là phần nói về các loại tên gọi. Chúng ta cũng nên tham khảo những điều này để mở mang hiểu biết trước khi đặt tên cho con mình.

Các bạn nhớ theo dõi những phần sau nhé. Càng về sau sẽ càng thiết thực hơn. Sẽ có cả bảng ngũ hành của các tên gọi của người Việt nữa đấy ah. Mình sẽ đăng dần dần nhé. Khi suy nghĩ và cân nhắc để có những cái tên hay thì bạn nhớ ngâm chân cho kinh mạch thông suốt, sẽ có sức khoẻ tốt và tinh thần minh mẫn thì sẽ tìm ra nhanh lắm ah!

Thảo dược ngâm chân của người Dao Đỏ - loại chuyên điều trị cho chân đau nhức, người mệt mỏi thực sự là một "siêu phẩm" sẽ giúp bạn tan biến đau mỏi, ngủ ngon và tăng cường sức khoẻ!

Và sau sinh thì bạn đừng quên dùng lá tắm nước tắm người Dao Đỏ để nhanh phục hồi sức khoẻ và phòng ngừa hậu sản nha!

 

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng