CÁC LOẠI TÊN GỌI (PHẦN 1) - CÁCH ĐẶT TÊN CHO CON

Các loại tên gọi của người xưa gồm có: tên tục, tên chính, tên tự, tên hiệu, biệt hiệu, bí danh, bút danh, pháp danh, tước hiệu, thư phòng. 10 loại tên gọi tất cả. Xem ra cách đặt tên gọi thật là công phu và nhiều ý nghĩa đúng không nào. Chúng ta hãy cùng tham khảo nhé!

1. Tục danh (Tên tục)
♦Một trong những biểu hiện yêu quý của bố mẹ đối với con cái là đặt tên tục cho chúng. Tên tục không phải là tên chính thức. Các vùng khác nhau đều có tập tục đặt tên khác nhau. Các bậc cha mẹ ở nông thôn Trung Quốc gọi yêu đứa con của mình là “con cún”, “thằng sém”... Ở thành phố bố mẹ gọi con cái mới sinh là “quyên quyên”, “na na”, “kiều kiều”, sảnh sảnh”… Có người từ nhỏ sống ở nông thôn, bố mẹ gọi là “yêu muội” (gái út), đến khi lấy chồng có con, về nhà mẹ đẻ vẫn bị gọi là “gái út”.
♦Không phải chỉ có người dân bình thường mà ngay cả hoàng đế, vua, danh tướng, tài tử, giai nhân khi mới sinh hầu như đều có tên tục. Ví dụ Ngụy Vũ Đế Tào Tháo, tài cao kế giỏi một thời cũng có tên tục là “A Man”. Nhà thơ Tân Khí Tật đời Tống có câu thơ nổi tiếng: “Tà dương thoả thụ, tầm thường hạng mạch, nhân đạo ký nộ tằng trú”, "Ký Nộ" trong bài là tên tục của Tống Vũ Đế Lưu Du. Tên tục của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là Trọng Bát. Tư Mã Tương Như phong lưu cũng có tên tục gọi là Khuyển Tử. Nhà thơ điền viên Đào Uyên Minh tên tục là Khê Cẩu. Cố Khải Chi hoạ sỹ đời Đông Tấn được gọi là “Tài tuyệt, hoa tuyệt, si tuyệt” có tên tục là Hổ Đầu (con hổ). Nhà thư pháp Vương Hy Chi có tên tục là "Quan Nô". Tể Tướng Vương An Thạch có tên tục rất dài “Cậu chó lửng vô cùng thô bỉ”. Phụ nữ cũng như vậy. Tên tục của hoàng hậu Hán Vũ Đế là A Kiều. Công chúa An Đông con gái út của Đường Trung Tông sau khi sinh, Trung Tông vô cùng mừng rỡ “Cởi áo để bọc”, vì thế có tên tục là “Lỏa Nhi” (đứa trẻ bọc tã).
♦Sau khi Mao Chủ tịch (Mao Trạch Đông) ra đời không lâu, bà mẹ bế cậu Mao đến bái tượng Quan Âm bằng đá và đặt tên tục là Hòn Đá. Vì cậu bé Mao là con thứ ba (hai anh đều chết non) cho nên người nhà gọi là Thạch Tam. Tên tục của Chu Ân Lai là Đại Loạn. Trong truyện thuyết thời xưa “Loạn” là một loài chim thuộc họ phượng hoàng. Quách Mạt Nhược vì bà mẹ khi mang thai nằm mơ thấy ông, nên có tên tục gọi là "Văn Báo". Bành Bái, tên tục là Thiên Tuyền. Tên tục của Bành Đức Hoài là Chân Nha Tử. Lưu Thừa Chí khi nhỏ rất mập cho nên tên tục gọi là thằng Mập. Tên tục của Tưởng Giới Thạch là Thụy Nguyên. Tên tục của Diêm Tích Sơn là Vạn Hỷ Tử.
♦Một trong những đặc trưng của tên tục là thô tục. Nhà nghiên cứu Malaysia là Tiêu Giao Thiên nói rất đúng: “cái thô tục của tên tục khác với sự thô tục của biệt hiệu. Biệt hiệu phần nhiều mang ý chế diễu, còn cái khó nghe của tên tục lại chan chứa lòng yêu thương của bố mẹ” .
Bố mẹ hy vọng con khôn ngoan, lanh lợi, nhưng cố tình gọi con là bé ngốc, bé hâm...”. Nhà cách mạng Lý Đại Chiêu có tên tục là “Bé Ngu”. Tên tục của họa sỹ vẽ tranh chữ , Lâm Tán là “Ngũ Ngai Tử” (năm ngớ ngẩn).
Ở Việt Nam cũng vậy, trong nhiều gia đình các “cu Tũn”, thằng “Bờm”, “Cò”, “Bệu”, “zin”, “Cún con”, “Bống”... đều là những “cục cưng” được yêu chiều của các bậc cha mẹ. Theo quan niệm dân gian người ta cho rằng đặt tên như vậy đứa trẻ sẽ rất dễ nuôi, hay ăn chóng lớn và an lành. Nói chung tên tục chỉ dùng khi đứa trẻ còn nhỏ, sau khi trưởng thành người ta sẽ không dùng tên tục đó nữa.
Tên tục thường chỉ sử dụng để xưng hô trong nội bộ gia đình và mang tình cảm ruột thịt sâu nặng. Cũng có khi tên tục được xưng hô giữa bạn bè thân thiết với nhau. Tên tục không phải là tên chính thức song nó vẫn được ghi chép trong sách từ thời xưa.

2. Chính đanh (Tên chính)
♦Tên chính thức còn gọi là Đại Danh, Bản Danh, Phổ Danh (Phả Danh), Học Danh. Ngày xưa khi đứa trẻ bắt đầu đi học hoặc đến tuổi học trò, bố mẹ đặt tên chính thức thay thế cho tên tục, Phổ Danh (Phả Danh) là tên ghi trong gia phả. Thời xưa, mỗi gia đình đều có gia phả. Khi sinh con, bố mẹ đặt tên ghi vào trong gia phả. Đặt tên cho con có quy định tức là phải lấy chữ theo các đời trong họ gọi là “Tự Bối” (tên đời, tên đệm dùng để phân biệt các thế hệ (vai vế) trong dòng họ. Tên gia phả (Phổ Danh) bao gồm: Họ + tự bối + tên. Ví dụ: Khang Dy Dũng thì "Khang" là họ. "Dy" là tự bối, "Dũng" là tên. Em ruột của Khang Dy Dũng nếu tên là Cương thì phải đặt là Khang Dy Cương. Chữ “Dy” thể hiện Dy Dũng và Dy cương cùng đời thứ 20 trong gia phả. Đặt tên như vậy sẽ tránh cho việc nhầm lẫn khi xưng hô thứ bậc trong gia tộc, dòng họ.

♦ Nếu vì lý do nào có tất cả các chi trong dòng họ đều bị mất gia phả, thì việc lập lại gia phả trong 3 đời cũng rất dễ dàng. Cũng có trường hợp cá biệt, thứ tự lại xếp như sau: Họ + tên + tự bối. Ví dụ: Cao Lăng Chí, Cao Hồng Chí, trong đó "Cao" là họ; "Lăng", "Hồng" là tên của hai anh em; "Chí" là tên tự bối (tên đệm). Thường lấy theo những chữ trong một bài thơ. Ví dụ như: Thứ tự tên tự bối trong gia phả họ Khổng ở Khúc Phụ, Sơn Đông như sau:
Hy Ngôn Công Ngạn Thừa 
Hồng Văn Trinh Thượng Diễn
Hưng Dục Truyền Kế Quảng 
Chiếu Hiến Khánh Phồn Tường 
Lệnh Đức Duy Thuỳ Hựu
Khâm Thiệu Niệm Hiển Dương
 
Thứ tự tên bối gia tộc một chi trong họ Khang ở Phổ Định, Quý Châu như sau:
Sư Tử Đình Văn Đức 
Đại Chúng Đăng Triều Di 
Tổ Mục Vinh Hiển Khánh 
Thế Phúc Vĩnh Hông Tinh 
Đạo Sinh Sùng Bảo Li 
Cường Cát Vệ Hà Lai

Thứ tự tên tự bối gia tộc họ Ngô ở Cửu Giang, Giang Tây như sau:
Luôn Thường Trình Thụy Gia 
Đôn Hậu Tố Anh Hùng 
Hiếu Hữa Trinh Tường Tập 
Hy Khang Trị Lý Thông 
Thư Hương Diên Tổ Trạch 
Hoa Diệu Chính Hưng Phong

♦Cách đặt tên của các vị vua chúa Việt Nam, thời nhà Nguyễn
Tên các vị vua tiền triều đều dùng bộ “Thuỷ”, từ đời Đức Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng Đế (Vua tiền triều là các vị chúa về sau được truy phong) dùng cả bộ “Nhật” và bộ “Thuỷ”. Về triều Gia Long trở về sau mới chuyên dùng bộ “Nhật”.
Vào năm 1823, vì là một người rất giỏi chữ nghĩa (Hán văn), vua Minh Mạng có lựa sẵn 20 chữ (toàn bộ Nhật) để đặt tên cho các vị Vua kế thông sau này.
Ngài cũng lại làm một bài thơ (Ngự Chế Mạng Danh Thi) gồm có 20 bộ, các triều Vua sau cứ noi theo thể thứ mà đặt tên cho các Hoàng tử.
Miên Nhơn Kỳ Sơn Ngọc
Phụ Nhơn Ngôn Tài Hoà
Bối Lực Tài Ngôn Tâm 
Ngọc Thạch Đại Hoà Tiểu
.
Tên các Hoàng tử con vua Minh Mạng đều dùng bộ “Miên”, con Vua Thiệu Trị dùng bộ “Nhơn”, đến Đông Cung Hoàng Thái Tử Bảo Long (con Vua Bảo Đại) là bộ “Phụ” (tức là bộ thứ sau của bài này).
Cách đặt tên và chữ lót trong các hệ chính: 
Các nhánh của các Hoàng tử anh em cùng vua Minh Mạng đều theo mười bài Phiên hệ thi mà đặt chữ lót và đặt tên theo lối “Ngũ hành tương sanh” (Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa) bắt đầu từ bộ “Thổ” đi xuống đến bộ “Hỏa”, rồi lại trở lên bộ “Thổ”.
Vua Gia Long sinh được 13 vị Hoàng tử, ba người đã chết sớm, còn mười người, mỗi người đều có một bài thơ riêng gọi là phiên hệ thi.
Mười bài Phiên hệ thi (cho anh em vua Minh Mạng):
1. Tăng Duệ Hoàng Thái Tử (Hoàng Tử Trưởng của vua Gia Long):
Mỹ Duệ Tăng Cường Tráng
Liên Huy Phát Bội Hương
Linh Nghi Hàm Tốn Thuận
Vỹ Vọng Biểu Khôn Quang
.
2. Kiến An Vương (Hoàng tử thứ năm của Vua Gia Long):
Lương Kiến Ninh Hoà Thuật 
Du Hành Suất Nghĩa Phương 
Dưỡng Di Tương Thực Hảo
Cao Túc Thể Vi Tường. 

3. Định Viễn Quận Vương (Hoàng tử thứ sáu của Vua Gia Long):
Tịnh Hoài Chiêm Viễn Ái 
Cảnh Ngưỡng Mậu Thanh Kha
Nghiêm Khắc Do Trung Đạt
Liên Trung Tập Cát Đa

4. Diên Khánh Vương (Hoàng tử thứ bảy của Vua Gia Long):
Diên Hội Phong Hanh Hiệp 
Trùng Phùng Tuấn Lãng Nghi 
Hậu Lưu Thành Tú Diệu
Diên Khánh Thích Phương Huy 

5. Điện Bàn Công (Hoàng tử thứ tám của Vua Gia Long):
Tín Diện Tư Duy Chánh 
Thành Tồn Lợi Thoả Trinh 
Túc Cung Thừa Hữu Nghị
Vinh Hiển Tập Khanh Danh.
 
6. Thiệu Hoá Quận Vương (Hoàng tử thứ chín của Vua Gia Long):
Thiện Thiệu Kỳ Tuần Lý 
Văn Tri Tại Mẫn Du 
Ngưng Lân Tài Chí Lạc
Định Đạo Doãn Phu Hưu 

7. Quảng Oai Công (Hoàng tử thứ mười của vua Gia Long):
Phụng Phù Trưng Khải Quãng 
Kim Ngọc Trác Tiêu Kỳ 
Diễn Học Kỳ Gia Chí
Đôn Di Khắc Tự Trì. 

8. Thường Tín Quận Vương (Hoàng tử thứ mười một của Vua Gia Long):
Thường Cát Tuân Gia Huấn 
Lâm Trang Tuý Thạnh Cung 
Thận Tu Dy Tấn Dực
Thọ Ích Mậu Tân Côn

9. An Khánh Vương (Hoàng tử thứ mười hai của Vua Gia Long):
Khâm Tùng Xưng Ý Phạm 
Nhã Chánh Thuỷ Hoằng Qui 
Khải Dễ Đằng Cần Dự
Quyến Ninh Công Trấp Hy 

10. Từ Sơn Công (Hoàng tử thứ mười ba của Vua Gia Long):
Từ Thể Dương Quynh Cẩm 
Phu Văn Ái Diệu Dương 
Bách Chi Quân Phụ Dực
Van Diệp Hiệu Khuôn Tương
.
Các nhánh của các Hoàng tử con vua Minh Mạng đặt chữ lót theo bài Đế Hệ Thi và đặt tên theo mỗi nhánh mỗi bộ, hoặc “Mộc” hoặc “Thuỷ”:
MIÊN HƯỜNG ƯNG BỬU VĨNH 
BẢO QUY ĐỊNH LONG TRƯỜNG 
HIỆN NĂNG KHÂM KẾ THUẬT
THẾ THOẠI QUỐC GIA XƯƠNG. 

♦Do có các bài thơ Đế HệPhiên Hệ, Hoàng Phái mới dễ phân biệt thể thứ. Thí dụ các chữ Mỹ (chữ đầu hàng đầu bài thứ nhất), Lương chữ đầu hàng đầu bài thứ hai), Tịnh (chữ đầu hàng đầu bài thứ ba), Diên (chữ đầu hàng đầu bài thứ tư)... Thì đổi ngang với chữ MIÊN của bài Đế Hệ Thi. Cũng do vậy mà những người mang chữ lót như Cường, Tráng... như Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và hai con trai Tráng Đinh, Tráng Liệt là những người trong Hoàng Tộc (đa số bình dân đại chúng không rõ), thuộc dòng Hoàng tử trưởng của Vua Gia Long là Tăng Duệ Hoàng Thái Tử. Ông Cường Để có chữ “Cường” là chữ thứ tư hàng thứ nhất trong bài thơ thứ nhất của 10 bài Phiên Hệ Thi nhà Vua Minh Mạng làm ra chia cho mười anh em của ông. Hai ông Đinh, Liệt, con ông Cường Để có chữ Tráng thuộc chữ thứ năm ở bài Phiên Hệ này. Như thế, “Cường” tương ứng với “Bửu” “Tráng” tương ứng với “Vĩnh”, theo bài Đế Hệ Thi kể trên.
Cho tới ngày nay trong Hoàng Tộc, về các Hệ theo bài “Đế Hệ Thi” đã có người đặt chữ lót xuống đến chữ thứ bảy và tám (Quý, Định).
♦Cách đặt chữ lót này chỉ dùng cho phái nam. Còn phái nữ thì khác hẳn. Phái nữ Hoàng gia thường có tên đôi khác hơn thứ dân có tên chiếc. Thí dụ: Thứ dân có tên Hạnh thì Hoàng Phái có tên Ngọc Hạnh trước chữ tên, chỉ thêm vào hai chữ “Công chúa” nếu là con gái nhà vua. Dưới Công chúa còn có các đẳng cấp theo thứ tự từ trên xuống, dành cho phái nữ là: Công nữ, Công Tôn nữ, Công Tằng Tôn nữ, Công Huyền Tôn nữ.
So sánh đẳng cấp nam nữ thì:
Công nữ ngang hàng Ưng 
Công Tôn nữ ngang hàng Bửu 
Công Tằng Tôn nữ ngang hàng Vĩnh 
Công Huyền Tôn nữ ngang hàng Bảo.
Nói cách khác:
Hường sinh ra ƯngCông nữ
Ưng sinh ra Bửu Công Tôn nữ
Bửu sinh ra Vĩnh Công Tằng Tôn nữ
Vĩnh sinh ra Bảo và Công Huyền Tôn nữ. 


►Trên đây là diễn giải đơn giản cho dễ nhớ. Nhiều trường hợp cho thấy có sự tỉ mỉ, khác biệt. Vì rằng có trường hợp không phải Bửu sinh ra Công Tằng Tôn nữ (theo thang bậc là cháu cố (gái) của vua Hiến Tổ) mà Ưng cũng sinh ra Công Tằng Tôn nữ (vì theo thang bậc là cháu cố (gái) của một Hoàng Tử, không phải vì vua). Sở hàng Công Tằng Tôn nữ ở thang bậc thứ nhất (cháu vua) hạ thế một đời vì lẽ nhà vua sinh ra thềm một hàng thang bậc là Hoàng và Công chúa, trong khi thang bậc thứ hai không có.
►Về các chức danh Hoàng nữ, Công chúa và Tôn nữ, phân phụ lục về “cách đặt tên trong họ Nguyễn Phước” (Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả, NXB Thuận Hoá 1995, ở trang 420 và 421) có giải thích.
Từ thời Thánh Tổ trở về sau định rõ con gái của vua gọi là Hoàng nữ, khi được sắc phong thì trở thành Công chúa có tên hiệu riêng. Ví dụ Hoàng nữ Lương Đức được phong Công chúa có hiệu An Thường, Hoàng nữ Quang Tĩnh được phong Công chúa có hiệu là Hương La... Ngoài ra còn bắt chước theo đời Hán và Đường tại Trung Hoa, thời kỳ còn vua cha thì gọi là Công chúa, ở vào giai đoạn chị em với vua thì gọi là Trưởng Công chúa, còn nếu còn sống ở thời kỳ vua gọi bằng cô thì xưng là Thái Trưởng Công chúa.
Tên của Hoàng nữ, Tôn nữ thường là tên kép và được tuỳ tiện không theo quy luật nào cả (1).
Muốn rõ vị trí của các Tôn nữ này phải biết tên của anh em trong họ để dựa vào đấy suy ra đời, suy ra phòng. Ngoài ra cũng giống như phái nam người ta còn gọi thêm một số “chữ” xác định thứ tự của họ đối với vị Hoàng tử mở ra một Phòng. Trước hết ta phải xác định ý nghĩa của số chữ đó.
- Công: Nghĩa là “ông”, chỉ vị Hoàng tử mở ra một Phòng, 
- Tôn: Nghĩa là cháu nội, 
- Tử: Là con, chỉ con trai,
- Nữ: Là gái, con gái,
- Tằng tôn: Là cháu gọi bằng cố, 
- Huyền tôn: Là cháu gọi bằng sơ.
Như vậy, Công tử là con trai của Hoàng tử, Công nữ là con gái của Hoàng tử, Công tôn là cháu gọi Hoàng tử bằng ông nội, Công tôn nữ là cháu gái gọi Hoàng tử bằng ông nội, Công Tằng Tôn nữ là cháu gái gọi Hoàng tử bằng cố, Công Huyền Tôn nữ là cháu gái gọi Hoàng tử bằng sơ... 
Như vậy ta thấy cũng là Công tôn, Công tôn nữ, Công Tằng tôn, Công Tằng Tôn nữ... tuỳ theo đời hay nói rõ hơn là khác hệ sẽ có thứ bậc sai biệt nhau. 
Do đó, nếu là con trai của Hoàng tử sẽ gọi là Công tử. Con gái của Hoàng tử gọi là Công nữ, cháu nội của Hoàng tử là Công tôn, Công tôn nữ..
Ví dụ: Công Tằng tôn Bửu Trạch, Công Huyền tôn nữ Xuân Vinh... Về sau Công Huyền tôn nữ hơi dài nên bỏ chữ Công mà còn Huyền tôn nữ. Người ta còn gọi tiếp sau Huyền tôn nữ là Lai Tôn nữ (Lai: đến nữa, con của Huyền Tôn là Lai Tôn), nhưng để đơn giản các đời kế tiếp chỉ gọi là Tôn nữ với ý nghĩa là cháu gái”.
- Đối với những phụ nữ có hai chữ Tôn nữ không thôi (không có chữ đẳng cấp như Công, Công Tôn, Công Tằng, Công Huyền) là những người con gái thuộc hệ Tôn Thất.
(Qui luật về các bộ chữ Hán, ấn định riêng cho tên các hoàng tử và các con cháu trai của hoàng tử, căn cứ vào Đế hệ thi để định thế và chi nhánh như là bộ Thuỷ, bộ Mộc, bộ Mịch, bộ Thạch....)
Ngày nay, khi thấy một người phụ nữ có tên (thí dụ) là Công Tằng Tôn Nữ Ngọc Huyền, thì người ta hiểu rằng đó là người có vai chị hay em của Cựu Hoàng Bảo Đại (tên huý là Vĩnh Thụy, có đẳng cấp Vĩnh). Nếu người phụ nữ đó thuộc dòng Vua Thiệu Trị thì là vai chị của Cựu Hoàng, dẫu rằng nhỏ tuổi hơn, có đáng là con cháu đi chăng nữa.
Những thứ tự tên tự bối này do tổ tiên đặt ra, cứ mỗi chữ mỗi đời, truyền mãi về sau. Con cháu đời sau không được thay đổi. Rất nhiều người lấy tên gia phả làm tên chính thức về tên ghi trong học bạ. Có người ngoài tên gia phả ra, còn đặt tên trong học bạ và tên chính thức nữa với lý do là bố mẹ, thầy giáo và bản thân người đó cho rằng tên gia phả không thích hợp với họ, vì vậy lấy tên mới. Có người căn cứ vào tướng số cách tính tuổi, nếu khuyết hành gì thì đặt tên có hành ấy. Ví dụ, khuyết hành thổ thì tìm chữ có bộ thổ đặt tên để bổ sung cho sự khuyết đó.

(Còn tiếp)

 

Trên đây là phần phân tích về tên tục và tên chính. Khi suy nghĩ và cân nhắc để có những cái tên hay thì bạn nhớ ngâm chân cho kinh mạch thông suốt, sẽ có sức khoẻ tốt và tinh thần minh mẫn thì sẽ tìm ra nhanh lắm ah!

Thảo dược ngâm chân của người Dao Đỏ - loại chuyên điều trị cho chân đau nhức, người mệt mỏi thực sự là một "siêu phẩm" sẽ giúp bạn tan biến đau mỏi, ngủ ngon và tăng cường sức khoẻ!

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng