TÍNH DANH CỦA MỘT SỐ DANH NHÂN

Nhiều người nổi tiếng có những cái tên đã đi vào lịch sử. Cái tên đã phần nào phản ánh tính cách về tư tưởng, ý nguyện, nghề nghiệp và nhiều khi có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển vận mệnh của mỗi người...

1. Khổng Tử - nhà tư tưởng thời kỳ Xuân Thu
Cha của Khổng Tử tên là Khổng Ngột, tên chữ Thúc Lương đã từng làm quan võ nước Lỗ. Mẹ Khổng Tử họ Nhan, tên Trinh Tại, trước khi sinh Khổng Tử, Khổng Ngột đã có 9 người con gái và một người con trai. Thời đó trọng nam khinh nữ, con gái bị khinh rẻ. Người con trai của Khổng Ngột lại bị thọt, vì vậy Khổng Ngột không vừa lòng. Ông cùng vợ lên núi Ni Khưu phía đông nam Khúc Phụ để cầu xin thiên thần cho một đứa con trai khác. Quả nhiên sau này họ sinh ra một vĩ nhân là Khổng Tử. Khổng Ngột cho rằng người con này sinh ở núi Ni Khưu, khi sinh đầu Khổng Tử rất giống núi Ni Khưu, ở giữa thấp, xung quanh cao, vì vậy đặt tên cho người con này là Khổng Khưu, tên chữ là Trọng Ni (hoặc Trọng Nê). Theo thứ bậc trong gia đình, biểu thị “thứ hai”. Vì vậy Khổng Tử còn được gọi là “Khổng Lão Nhị”. Tư Mã Thiên viết trong thiên “Khổng tử Thế Gia” trong tập sử ký như sau: “Cầu ở Ni Khưu được Khổng Tử, khi sinh ở đỉnh đầu lõm vì thế đặt tên là Khưu, tên chữ là Trọng Ni, họ Khổng (có một số sách dịch là Khổng Khâu là không chính xác, bởi vì “khâu” là “một khoảnh (ruộng)”, không liên quan gì đến núi Ni Khưu).

2. Vương Duy (701 - 161) - Nhà thơ đời đường
Nhà thơ, nhà thư hoạ đời Đường Vương Duy, tên chữ Ma Cật, người huyện Thái Nguyên Kỳ (nay là huyện Kỳ Tỉnh Sơn Tây) cha Vương Duy mất khá sớm, mẹ họ Thôi, tên Bắc Lăng đi chùa hơn 30 năm, có ảnh hưởng rất lớn đến lòng tin vào Phật của Vương Duy. Tên của Vương Duy liên quan trực tiếp đến Phật giáo.
Tên chữ của Vương Duy là Ma Cật kết hợp với tên thành “Duy Ma Cật”. “Ma Cật” dịch âm tiếng Phạn có nghĩa là “Tịnh Danh” (tên trong sáng), “vô cấu” (không bẩn) còn “Duy ma Cật” gọi tắt là “Duy Ma”, là tên của Bồ Tát. Theo “Kinh Duy Ma Cật”, Duy Ma là nhà sư đại thừa thần thông quảng đại đã từng tranh luận Phật pháp với Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi - một vị Bồ Tát có trí tuệ cao nhất, được Phật tổ Như Lai phái đến khám bệnh cho ông. Văn Thù Bồ Tát vô cùng kính trọng Duy Ma Bồ Tát bởi nghĩa lý cao sâu, lời nói chải chuốt của ông. Vương Duy lấy tên chữ và tên chính như vậy, hiển nhiên chịu ảnh hưởng của Phật giáo, mong mình cũng đạt được trong sáng, thông tuệ như Bồ Tát Duy Ma.

3. Bạch Cư Dị (772 - 846)
Đại thi hào đời Đường, Bạch Cư Dị từ nhỏ đã sống trong gia đình thi thư, 6 tuổi đã bắt đầu học làm thơ, 9 tuổi đã nắm được âm vận. Ban ngày ông đọc sách, ban đêm ông đọc thơ, đến nỗi miệng lưỡi phồng rộp, khuỷu tay thành chai.
Tên của Bạch Cư Dị có nguồn gốc từ câu “Cố quân tử Cư Dị di dĩ mệnh” (vì vậy, quân tử ở dễ dàng để chờ mệnh (sách Trung Dung sách Lễ Ký). Bạch Cư Dị, tên chữ là “Lạc Thiên” kết hợp với “Cư Dị” (ở đâu cũng được) biểu thị ý: “Vui vẻ chờ đợi mệnh trời”.
Năm 788, Bạch Cư Dị nghe nói Cố Hương hay giúp đỡ những kẻ hậu sinh liền mang bản thảo đến yết kiến, hi vọng bậc tiền bối thơ văn Cố Hương thưởng thức và tiến cử. Cố Hương nghe tên Cư Dị bèn nói đùa: “Gạo Trường An rất đắt, muốn “ở” không “dễ đâu”. Cố Hương mở tập thơ mới xem mấy dòng đã bị cuốn hút mất hồn. Khi xem bài thơ “Cổ Nguyên Thảo” với hai câu:
“Ly ly nguyên thượng thảo, nhất thế nhất khô vinh 
Dã hảo thiêu bất tận, xuân phong quý hựu sinh”

(Đồng cỏ trên thảo nguyên, Đông tới úa vàng khô
Lửa đông đốt không hết, Xuân về lại mọc lên).
Nhà thơ Cố Hương tuổi đã ngoài 60 đập bàn khen hay. Cố Hương nói với Bạch Cư Dị. “Lời nói trước lão phu đùa cho vui. Có tài thế này, không khó”.
Được sự tiến cử của Cố Hương, từ đó thơ Bạch Cư Dị nổi tiếng khắp Trường An.

4. Liễu Vĩnh (khoảng 987 khoảng 1053) - Nhà từ thời Bắc Tống
Nhà Từ (một thể văn vần) Bắc Tống, Liễu Vĩnh vốn tên là Tam Biết, tên chữ Cảnh Trang, sinh ở Sùng An (nay thuộc tỉnh Phúc Kiến). Tên của ba anh em Liễu Vĩnh đều thuộc chữ Tam. Tam Phúc, Tam Tiếp, Tam Biết. Thời niên thiếu Liễu Vinh đi học ở chân ngọn Nga Tử thuộc núi Vũ Di. Họ đều giỏi thơ văn, được học trò ở đây ca ngợi là “Liễu Thị Tam Nguyệt” (3 nhân vật kiệt xuất nhà họ Liễu).
Thời thanh niên, ông theo cha đến Biện Kinh (nay là Khai Phong Tỉnh Hà Nam). Cha ông làm ở đây, ông cũng muốn theo đường quan trường. Liễu Vinh thường bàn bạc nghệ thuật sáng tác từ với các nhạc công và ả đào, hay ra vào phường ca hát, dẫn đến tiếng tăm không hay. Các nhà ngụy học coi thường Liễu Vĩnh, cho rằng ông là nhà ăn chơi truy lạc “giao du với hạng người xấu”. Dư luận này truyền vào cung, gây bất lợi cho Liễu Vĩnh. Tống Nhân Tông có lần khi xoá tên Liễu Vĩnh trên bảng vàng tiến sĩ đã bực mình nói: “Hãy để cho Liễu Tam Biến đi làm từ”.
Nguyện vọng công danh của Liễu Vĩnh tan thành mây khói. Vô cùng tức giận, không biết làm thế nào, ông liền treo biển “Phụng chỉ làm từ Liễu Tam Biết”, sống bằng nghề bút mực, phiêu bạt giang hồ. Khi hơn 50 tuổi, đến năm Cảnh Hộ, Liễu Vĩnh mới thi đỗ tiến sĩ, làm quan ở Mục Châu. Ông lo mình bị mang tiếng là “nhà từ lãng tử” không được thăng chức lên đổi tên “Liễu Tam Biết” thành “Liễu Vĩnh”, tên chữ là Kỳ Khanh. Nhưng sự đổi tên này không mang lại điều gì cho Liễu Vĩnh. Liễu Vĩnh chỉ lên đến chức quan nhỏ viên ngoại lang. Ông là một nhà thơ nổi tiếng thời Bắc Tống có địa vị thấp nhất.

5. Văn Thiên Tường (1236 - 1286)
Anh hùng dân tộc Văn Thiên Tường trước khi sinh, ông nội Văn Thời Dụng nằm mơ thấy cháu bay lên mây. Vì vậy sau khi ông ra đời, ông nội đặt tên tục là Văn Tôn. Sau này căn cứ vào tên tục, ông lấy tên là Thiên Tường, tên chữ Lý Thiện (thi hành đức thiện).
Năm 1256 khi 20 tuổi, Văn Thiên Tường đến Lâm An ứng khảo. Khi thị Điện, Tống Lý Tông thấy tên của Thiên Tường, cảm thấy cát lợi. Khi duyệt bài, thấy lời văn nghị luận của Văn Thiên Tường sâu sắc Tống Lý Tông khen ngợi: “Điềm lành ngày nay là sự đúng đắn của nhà Tống” Văn Thiên Tường được đích thân hoàng đế chọn làm trạng nguyên. Mọi người dựa vào lời khen của hoàng thượng đặt cho ông một cái tên gọi là “Tống Đoan”.
- Năm 1259 quân Nguyên tràn xuống phía Nam. Hoạn quan Đổng Tống Thần chủ trương rời đô bỏ chạy. Văn Thiên Tường dâng sớ đòi chém Hoạn quan Đổng Tống Thần. Sớ bị giữ lại, Văn Thiên Tường phẫn uất từ quan về quê. Sau này ông lại ra làm quan, do đắc tội với quyền thần Giả Tự Đạo mà bị bãi quan về quê ở Văn Sơn. Văn Sơn là tên một ngọn núi ở Đông Nam Cát An, vì vậy Văn Thiên Tường lấy tên hiệu là “Văn Sơn”.

6. Kim Thánh Thán (1608-1661) - nhà phê bình văn học
Nhà phê bình văn học đầu đời Thanh cuối đời Minh, Kim Thánh Thán vốn họ Trương, tên Thái, tên chữ Nhược Thái. Sau khi nhà Minh suy sụp, ông đổi sang họ Kim, tên Nhân Đoan, tên chữ là Thánh Thán. “Nhân Đoan” Nghĩa gốc chỉ điềm lành trong dân gian. Sách “Tứ Tử Giảng Đức Luận” viết: “người trong bốn biển vui về nghề nghiệp, triều đình trong sạch, xã hội sung túc kỷ cương, người dân ngay thẳng thông minh”. Ông lấy tên “Nhân Đoan” ý muốn “lại sáng” biểu thị “nhớ triều minh”.
Về hai chữ Thánh Thán có câu chuyện sau:
Nghe nói, có một lần Trương Nhược Thái và một tốp tú tài, giám sinh vào “Văn Miếu” lễ Khổng Tử. Buổi lễ vừa kết thúc những sĩ tử thường lễ phép nho nhã kia bỗng xông lên cướp thịt lợn và bánh bao trên bàn cúng. Quang cảnh giành giật miếng ăn trông thật thảm hại. Bởi vì theo quan niệm mê tín trong dân gian lúc bấy giờ: kẻ nào cướp được miếng thịt to, bánh bao to thì sẽ đỗ, được thăng cấp, làm quan to. Trương Nhược Thái không tin điều này ông đứng nhìn, cảm thấy bùi ngùi. Bông ông nảy ra làm một bài thơ trào phúng
“Ban đêm đang cúng lễ 
Bỗng ầm ĩ nổi lên. 
Học trò tranh cướp thịt, 
Sĩ tử giành bánh to. 
Nhan Hồi cúi đầu cười, 
Tử Lộ giậm chân tức. 
Khổng Tử than thở rằng: 
Xưa tuyệt lương ở trần 
Cũng chưa từng thấy cảnh
Thảm thương như thế này”. 
Từ ngày đó, Trương Nhược Thái đổi sang họ Kim, tên Nhân Đoan, tên chữ Thánh Thán (Thánh Khổng than thở).

7. Khang Hữu Vi (1858 - 1927)
Lãnh tụ phái cải lương cận đại Khang Hữu Vi còn có tên là Tổ Di, tên chữ Quảng Hạ, hiệu Trường Tố, ông là người huyện Nam Hải tỉnh Quảng Đông. Mọi người gọi ông là “Khang Nam Hải” hoặc “Nam Hải tiên sinh”.
“Hữu Vi” tức “có triển vọng”, “có chí khí”. Khi thành niên, ông quyết chí đổi tên thành Hữu Vi, một lòng phấn đấu cho sự nghiệp cải cách thể chế. Ông đỗ tiến sĩ năm Quang Tự. Ông ra sức đòi thay đổi thể chế và chủ trương tự cường. Trong 10 năm, ông bảy lần dâng thư lên Hoàng Đế Quang Tự yêu cầu thay đổi thể chế.
Khang Hữu Vi có tác dụng nhất định đối với lịch sử Trung Quốc. Sau này ông chủ trương khôi phục đế chế. Quốc học đại sư Trương Thái Viêm viết một câu đối chế diễu ông:
Quốc Chi Tương Vong Tất Hữu 
Lao Nhi Bất Tử Thị Vi 

(Nước sắp diệt vong tất (có) Hữu.
Già mà không chết (đó) là vi. 
Cả hai vế đối có tên của Khang Hữu Vi, hơn nữa lại sử dụng thủ pháp yết hậu ngữ. Về đối trên ẩn hai chữ “yêu nghiệt” (yêu ma, tội lỗi), về đối dưới ẩn chữ “Tặc” (trộm cướp, giặc), ám chỉ Khang Hữu Vi là yêu ma, trộm cướp.

8. Hoàng Hưng (1874 - 1916) và Tử Tông Tán (1876 - 1944)
Trong lịch sử Cận Đại Trung Quốc, Hoàng Hưng nổi tiếng cùng với Tôn Trung Sơn, được tôn vinh là hai nhân vật lớn của Đảng cách mạng. Hoàng Hưng vốn là Hoàng Chẩn. Về việc đổi tên Hoàng Chẩn thành Hoàng Hưng, có chuyện sau:
Tháng 10 năm 1904, ông vạch kế hoạch khởi nghĩa vũ trang ở Trường Sa - Hồ Nam vào “ngày vạn thọ” (ngày16 - 11 ngày lễ mừng thọ Từ Hy Thái Hậu 70 tuổi). Không ngờ tin tức lọt ra ngoài, quan phủ truy nã ráo riết. Ông cải trang thành nhân viên hải quan, đi tầu thuỷ bí mật rời Trường Sa, qua hán khẩu lánh nạn ở Thượng Hải. Khi từ biệt các đồng chí quy ước với ông: sau khi đến Thượng Hải an toàn, đánh điện báo về một chữ “Hưng” trong tên “Hoa Hưng Hội” để mọi người yên tâm. Sau khi Hoàng Chẩn đến Thượng Hải đã dùng chữ “Hưng điện về. Sau này mọi người gọi ông là Hoàng Hưng. Ông cũng chính thức đổi tên thành Hoàng Hưng, đặt tên chữ là Khắc Cường để biểu thị ý nghĩa “Phục hưng Trung Hoa, Chấn Hưng dân tộc, chiến thắng bạo lực”.
Ngày 27/4/1911 Hoàng Hưng lãnh đạo cuộc khổ nghĩa Quảng Châu vang dội khắp nơi. Chính trong cuộc khởi nghĩa này ông quen biết Từ Tông Hán.
Từ Tông Hán, người huyện Hương Sơn (nay là Trung Sơn) Quảng Đông, bà là vị nữ yêu nước. Bà vốn tên là Tự Bộ Huyên, sau khi ra nhập Đồng Minh Hội, để biểu thị quyết tâm phản đối ách thống trị nhà Thanh, đã đổi tên thành “Tôn Hán. Khi chuẩn bị khởi nghĩa Quảng Châu, và đảm nhiệm vụ gian khó, vận chuyển vũ khí. Và giấu vũ khí đạn dược trong các hòm đồ hộp mưu trí chuyển từ Hồng Kông về Quảng Châu phân phát cho các đồng chí cách mạng.

9. Trần Độc Tú (1879 – 1942)
Nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc thời kỳ đầu là Trần Độc Tú, người huyện Hoài Ninh tỉnh An Huy ông vốn tên là Khánh Đồng, tên chữ Trọng Phủ, bút danh Thực Âm.
Vì sao ông lại đổi tên là Độc Tú? Hoá ra ở phía tây nam thành An Khánh quê hương ông cách khoảng 30 km có một ngọn núi tên là Độc Tú. Ngọn núi này không hiểm yếu, nổi trên đồng bằng cho nên gọi là núi Độc Tú. Ông lấy bút danh là Độc Tú không phải tự coi mình phi phàm, mà tự ví mình như bông lúa, mượn tên Độc Tú để biểu thị lòng mong nhớ quê hương.
Còn có cách giải thích khác: Hồi nhỏ Trần Độc Tú rất thông minh, thuộc nhanh, hiểu chóng. Ông nội của ông nói, đứa trẻ này sau không thành rồng cũng thành rắn, liền lấy tên núi Độc Tú đặt tên cho ông. Tên này biểu thị sự kỳ vọng của ông nội đối với ông.
Theo kể lại thập kỷ 50, Mao Trạch Đông đi thuyền trên sông trường Giang lúc qua An Khánh đã hỏi những người ở bên: “Đầu tiên có Trần Ngọc Tú, sau mới có núi Độc Tú, hay có núi Độc Tú, rồi mới có Trần Độc Tú?”. Mọi người không trả lời được. Thực ra, tên núi Độc Tú có trước tên Trần Độc Tú. Mãi đến ngày 20/11/1944 trên tạp chí Giáp Dần. Trần Khánh Đồng mới sử dụng bút danh Độc Tú Sơn Dân. Sau này ông dùng “Độc Tú” làm bút danh, có lúc thêm họ, thành “Trần Độc Tú".

10. Thái Ngạc (1882 - 1916)
Nhà đại quân sự Trung Quốc Thái Ngạc, vốn tên là Cấn, tên chữ Tùng Pha. 16 tuổi ông đã lên Trường Sa vào trường thời vụ học đường. Thầy tổng phụ trách giảng dạy tiếng Trung, Lương Khải Siêu rất coi trọng Thái Ngạc. Hai người có tình cảm thầy trò sâu đậm.
Sau khi cuộc biến pháp Mậu Tuất thất bại, Lương Khải Siêu chạy sang Nhật, nhận được thư của Lương Khải Siêu, Thái Ngạc cũng sang Nhật du học. Ở Nhật, Thái Ngạc gặp nhà chí sĩ yêu nước Hồ Nam là Đường Tài Thường. Đường Tài Thường đã từng dạy ở trường thời vụ học đường. Lúc này Đường Tài Thường đang bàn bạc với Tôn Trung Sơn kế hoạch khởi nghĩa ở hai tỉnh Hồ Nam. Hồ Bắc và các tỉnh ven sông Trường Giang. Tháng 4 năm 1900 Thái Ngạc, Đường Tài Thường và một số người khác về nước tổ chức tự lập quân, định khởi nghĩa Hán Khẩu. Không ngờ kế hoạch bị lộ, tổng đốc Hồ Quảng là Trương Chi Đồng ra tay trước, giết hại Đường Tài Thường.
Cái chết của Đường Tài Thường càng làm tăng thêm lòng kiên định chí hướng cách mạng lật đổ nhà Thanh của Thái Ngạc. Ông sang Nhật đổi tên thành Thái Ngạc. “Ngạc” có nghĩa là “con dao sắc”, mang ý “mài dao sắc, làm lại từ đầu”. Thái Ngạc quyết tâm bỏ bút nghiên tham gia khởi nghĩa vũ trang làm “một con dao sắc” mở đường cứu dân cứu nước.

11. Phùng Ngọc Tường (1182 - 1948)
Tướng bình dân Phùng Ngọc Tường, vốn tên là Phùng Cơ Thiện, tên chữ Hoán Chương. 11 tuổi, do gia cảnh nghèo khổ phải bỏ học, đến đơn vị của cha tự học. Cha ông hy vọng ông đi lính, có chút lương bổng để giúp đỡ gia đình. Nhưng điều này rất khó, vì đơn vị cha của ông là đơn vị luyện quân Bảo Định Nhà Thanh, binh lính đều là con ông cháu cha, con cái thường dân khó vào.
Năm 1896 đơn vị thiếu quân số Miêu Quản Đới cùng đơn vị đề nghị lấy con của ông Phùng. Có người hỏi con ông Phùng tên là gì? và có người nói với Quản Đới sẽ đi hỏi giúp. Miêu Quản Đới sợ nhỡ việc, nên kéo người đó lại, tiện tay viết 3 chữ “Phùng Ngọc Tường”. Ai ngờ cái tên đặt tuỳ tiện sau này trở thành một cái tên uy danh hiển hách của một vị tướng.
Kế từ ngày đó, Phùng Cơ Thiện mang tên Phùng Ngọc Tường. Sau này ông dùng tên này để ban bố mệnh lệnh, viết thư, làm thơ. Còn tên Phùng Cơ Thiện rất ít người biết đến.

12. Liễu Á Tử (1887- 1958)
Nhà thơ cận đại nổi tiếng, nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc Liễu Á Tử là một người thợ lấy thơ ca làm vũ khí. Thơ của ông tràn đầy lòng yêu nước tinh thần dân chủ.
Liễu Á Tử vốn tên là Liễu Uỷ Cao, tên chữ An Như, người huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô. Ông sớm tham gia cuộc cách mạng dân chủ tư bản. Năm 1902, ông ra nhập hội giáo dục Trung Quốc, năm sau vào học Học Xá yêu nước Thương Hải. Năm 16 tuổi sau khi nghiên cứu tác phẩm “dân nước luận” của nhà tư tưởng Pháp, ông vô cùng ngưỡng mộ và đổi tên là “Nhân Quyền”, lấy tên chữ là “Á Lư” quyết tâm trở thành Rousseau của châu Á.
Khi 18 tuổi, Liễu Á Tử lấy tên là “Khí Tật” vì lúc đó ông đang tích cực sáng tác thơ văn. Ông tôn sùng Tân Khí Tật, coi Khí Tật là “Lan Tống Từ Nhân Đệ Nhất”, vì vậy mới đổi tên thành “Khí Tật”.
Năm 1906 khi 20 tuổi, ông tham gia Đồng minh hội. Ông được Thái Nguyên Bội giới thiệu tham gia Quang phục hội trở thành “người cách mạng tham gia 2 tổ chức”. Ông lập ra “Phục báo”, chống lại chủ trương bảo hoàng của “Tân Dân Tùng Báo”. Lúc này ông lấy tên là Liễu Á Tử. “Á Tử” là do tên “Á Lử” mà ra. Vốn bạn của ông là Cao Thiên Mai chê chữ “Tử” là từ đẹp của người con trai. Thế là ông lần thứ 3 đổi tên Liễu Á Tử.

13. Diêm Tích Sơn (1883 – 1906)
Diêm Tích Sơn là người thống trị tỉnh Sơn Tây trong một thời gian dài. Cha của Diêm Tích Sơn là Diêm Thư Đường dựa vào gia nghiệp tổ tiên sống vào việc thu tô, bóc lột nông dân. Sau này Thư Đường mở “Tiền Trang Các Khánh Sương” ở huyện Ngũ Đài. Sau khi đẻ cậu quý tử Thư Đường đặt tên cho cậu con trai là “Vạn Hỷ”, tên tục là “Vạn Hỷ Tử”.
- Tên gọi Diêm Tích Sơn là do một thầy tướng đặt cho. Năm 1900, “Tiền Trang” nhà họ Diêm bị đổ bể Diêm Thư Đường cùng Diêm Vạn Hỷ 17 tuổi chạy đến thành phố Thái Nguyên để trốn nợ. Không lâu số tiền mang đi tiêu sạch, cha con đành phải làm người bồi bàn ở khách sạn trong thời gian 2 năm.
Một hôm vào năm 1902, trước cửa nha môn tuần phủ Sơn Tây dán thông báo thành lập trường võ bị, chiêu sinh võ bị. Diêm Thư Đường luôn mong con có thể tiến tới, bắt Vạn Hỷ ghi tên nhập trường, Vạn Hỷ tuy học 10 năm, nhưng là trường tư thục, không hề biết gì về Tân Học. Thư Đường liền bỏ tiền nhờ Triệu Lâm Hưu đã học qua tân học thi hộ.
Do không biết liệu Vạn Hỷ có được vào trường không, Diêm Thư Đường dẫn con Vạn Hỷ đến “Phẩm Tiên Quán” đoán số mệnh. Sau khi ghi ngày sinh tháng đẻ năm sinh giờ sinh, chỉ thấy thầy tướng bấm tay tính toán, chúc mừng: “Quý tử nhất định thi đỗ”. Nhưng thấy tướng nói, tên Vạn Hỷ, ngũ hành khuyết Kim, nên chọn chữ đồng âm với chữ “Hỷ” để đặt lại tên, từ đó Diêm Vạn Hỷ trở thành Diêm Tích Sơn. Có chữ tích không sợ khuyết kim, Vạn Hỷ là con trưởng chữ “xuyên” đối với chữ “Sơn” vì vậy thầy tướng đặt tên chữ cho Vạn Hỷ là Bá Xuyên.
Hai cha con về chờ tin. Sau khi dán bảng thông báo thi đỗ, quả nhiên tên của Diêm Tích Sơn đứng đầu khoa thi. Lời của thầy tướng thật linh nghiệm.
Từ đó Diêm Tích Sơn vô cùng tin vào bói toán. Xung quanh ông ta có vô số “thuật sĩ giang hồ”. Ngay cả giờ hành quân, địa điểm đóng quân ông ta cũng xem bói, kháng chiến được gần 1 năm ông ta chạy từ Thái Nguyên đến Lạc Xuyên, Thiểm Bắc. Thấy chữ Lạc không có lợi, Diêm Tích Sơn liền chạy sang Nghi Xuyên. Bộ tư lệnh chiến khu 2 của ông ta đóng ở thị trấn Thu Lâm thành Hưng Tập. Năm 1940 ông ta lại chuyển từ Hưng Tập sang Nam Thôn Pha Huyện Tấn Tây Các. Cát huyện Tuy Cát nhưng Nam Thôn Đồng Âm với từ Nan Tồn (khó tồn tại), Vì vậy Diêm Tích Sơn hạ lệnh đổi tên Nam Tôn Thôn thành Khắc Nan Pha, đổi bộ tư lệnh thành “Khắc Nam Thành”, gọi năm 1940 là “năm Khắc Nan”.

14. Trần Bố Lôi (1890 - 1948)
“Ngòi bút” của Tưởng Giới Thạch - Trần Bố Lôi, vốn tên là Huấn Ân, tên chữ Ngạn Cập, tên Hiệu Uý Lũy. Ông sinh ra trong gia đình buôn chè ở Tây hương, Hương Quan Kiều huyện Từ Khê tỉnh Triết Giang. 5 tuổi Huấn đã đi học, từ nhỏ nổi tiếng là người suy nghĩ nhanh, học rộng biết nhiều.
Khi học ở trường cao đẳng Triết Giang, do khuôn mặt của Huấn Ân bụ bẫm như bánh bao, các bạn học gọi Huấn Ân là “Đứa bé bánh bao”. Tiếng Anh bánh bao gọi là Bread, phiên âm ra tiếng Trung là “Bố Lôi”. Một bạn học đặt tên cho Huấn Ân là “Bố Lôi”. Có một bạn học khác còn tặng Huấn Ân một câu thơ:
“Mê mẩn gọi không tỉnh,
Nhớ Bố Lôi lên tiếng”.

Năm 1911, Huấn Ân tốt nghiệp Cao đẳng Triết Giang (nay là đại học Triết Giang) Đến Thượng hải làm phóng viên báo Thiên Đạo (chuồng Trời) do Đới Kế Đào làm tổng biên tập, bắt đầu dùng bút danh Bố Lôi. Sau khi cách mạng Tân Hợi, Bố Lôi làm tổng biên tập các báo như “Thân báo”, “Hương báo”, “thời sự tân báo”. Bố Lôi bắt đầu sử dụng bút danh “Uy Lũy”. Với cây bút sắc sảo, lời văn rõ ràng, các bài viết Bố Lôi đăng ở đầu trang tờ báo đã gây tiếng vang lớn. Không lâu sau, tên “Trần Bố Lôi” đã thay thế tên “Trần Huấn Ân”.
“Bố Lôi” và “Uy Lũy” là hai bút danh có liên quan với nhau: Lôi” và “Lũy” đồng âm, chỉ trên trận địa bố trí địa lôi, trở thành thành lũy dầy đặc đáng sợ”. Điều này còn ám chỉ kết cấu bài viết chặt chẽ, bài viết có sức thuyết phục to lớn.

15. Đào Hành Tri (1891 - 1946)
Nhà giáo nhân dân Đào Hành Tri, khi sinh ra được bố mẹ đặt tên là Văn Duệ hy vọng sau này ông trở thành người có học vấn uyên bác. Văn Duệ từ nhỏ đã có chí lớn. Cậu ta nói: “Con người sinh ra để làm việc lớn, vì vậy phải làm nên sự nghiệp”. Năm 1910, Văn Duệ thi vào khoa văn trường đại học Kim Lăng, Nam Kinh. Trong thời gian học đại học, do Văn Duệ rất say mê học thuyết Trị Hành (Tri là sự mở đầu của hành động, hành động là kết quả của nhận thức” của nhà giáo đời Minh, Vương Thủ Nhân, vì vậy ông đổi tên là “Đào Tri Hành”.
Tháng 2 năm 1934, Đào Tri Hành mở tờ bán nguyệt san “Giáo dục đời sống”. Trên bài viết vào tháng 7, ông đã đổi luận điểm duy tâm “Tri là mở đầu của hành động, hành động là kết quả của nhận thức” thành luận điểm duy vật “Hành là mở đầu của nhận thức, Trị là kết quả của hành động” của ông. Ông từ đó chính thức sử dụng tên “Đào Hành Tri” ông nói với học sinh một cách hình ảnh như sau: “hành động là người ông, kiến thức là người con, sáng tạo là người cháu, hành là bắt đầu của tri, bất hành thì bất tri”. Ông còn có một câu đối như sau:
Hành Thị Trị Chi Thuỷ 
Học Phi Vấn Bất Minh 

(Hành là mở đầu cuả Tri
Học không hỏi không tỏ).
Ông thường ký tên bằng chữ “Nha”. Tức “hành tri hành”, thể hiện tư tưởng triết học và tinh thần cầu thị của ông.
Không lâu, ông lại đổi tên thành Đào Hành. Hành tức quy luật tuần hoàn không ngừng của “Hành tri hành” đến vô cùng.

(Còn tiếp)

 

Trên đây là những câu chuyện về tên của các danh nhân nổi tiếng. Chúng ta cũng nên tham khảo những điều này để mở mang hiểu biết trước khi đặt tên cho con mình.

Các bạn nhớ theo dõi những phần sau nhé. Càng về sau sẽ càng thiết thực hơn. Sẽ có cả bảng ngũ hành của các tên gọi của người Việt nữa đấy ah. Mình sẽ đăng dần dần nhé. 

Sau khi sinh nếu sữa chưa về hoặc có nhưng ít thì bạn hãy dùng thảo dược lợi sữa của người Dao Đỏ Linh Sơn nhé. Những thảo dược này sẽ giúp sữa bạn về nhiều và thơm ngon, đặc hơn. Thang thuốc đã được hàng trăm bà mẹ tin yêu đấy ah!

 

 

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng