Ý NGHĨA CỦA TÊN GỌI

Tính danh hay còn gọi là Tên của mỗi người đều biểu hiện một phần cá tính của người đó. Khi mỗi một sự vật hiện tượng mang một cái tên, thì bản thân cái tên đó đã chứa một lượng thông tin nhất định. Đầu tiên, cái tên dùng để phân biệt một sự vật hay một hiện tượng này với một sự vật hay một hiện tượng khác, sau đó cái tên dù theo nghĩa này hay nghĩa khác truyền đạt tới người nghe một khái niệm đầu tiên về chính nó.

I- Ý NGHĨA CỦA TÊN GỌI

♦ Với con người thì cái tên đã phần nào phản ánh tính cách về tư tưởng, ý nguyện, nghề nghiệp và nhiều khi có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển vận mệnh của mỗi người... Sau này tên của bạn gắn liền với tư tưởng, trình độ văn hoá, công tích và sự nghiệp của bạn. Ví dụ, khi nhắc tới "Tần Thuỷ Hoàng", người ta sẽ biết đến vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần (221 TCN) đã có công thống nhất Trung Quốc, song vô cùng bạo ngược đã đốt sách và chôn sống hơn 400 nhà Nho. Hoặc khi nhắc đến “Tôn Trung Sơn”, mọi người biết đến “một nhà ái quốc vĩ đại, người sáng lập ra Quốc dân đảng”...
♦ Con người là “sản phẩm” của xã hội, vì vậy tên gọi tất phải chịu ảnh hưởng của một nền văn hoá xã hội. Tên người thường mang tính văn hóa, đặt tên là một sự biểu hiện văn hóa của con người, âm điệu hay ý nghĩa của tên nhiều khi gây tác động hoặc tạo ấn tượng, ảnh hưởng đến mọi vấn đề xã giao hay sự nghiệp của mỗi người.
♦ Cách đặt tên của người Trung Quốc thể hiện tư tưởng quan niệm văn hoá truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Họ của một người thuộc về gia tộc còn tên thì do ông bà, cha mẹ đặt cho… Chúng ta hiện nay tuyệt đại đa phần đều mang họ cha. Người Trung Quốc rất chú trọng đến việc nối dõi tông đường, gia tộc thịnh vượng, con cháu đông đúc là một biểu hiện của sự phát triển. Người Trung Quốc có câu: "Bất hiếu, hữu tam, vô hậu vị đại”, có nghĩa là về lễ có 3 loại bất hiếu: Một là ai dua, xuyên tạc, hãm hại người thân, họ hàng. Hai là gia cảnh nghèo cha mẹ đã già mà bản thân không làm việc, không ra làm quan nhận bổng lộc. Ba là không lấy vợ hoặc lấy vợ không có con trai nối dõi, tổ tiên không có ai thờ cúng. Trong ba loại bất hiếu trên thì loại không có người nối dõi là lớn nhất.
♦Trong rất nhiều dòng họ hiện nay, vẫn còn lưu truyền những cuốn tộc phả, gia phả. Việc đặt tên cho con cháu phải được tuân thủ nghiêm ngặt, tức là phải tuân theo hướng dẫn quy cách đặt tên trong gia phả. Vì vậy tên của một người Trung Quốc vừa thể hiện đặc trưng gia tộc, vừa thể hiện trình độ tu dưỡng văn hoá, vừa thể hiện chí hướng, ý nghĩa nguyện vọng của cha mẹ. Cho nên việc đặt tên cho con cái không thể tùy tiện, thích tên gì đặt tên nấy. Việc đặt tên người là một biểu hiện của nền văn hoá truyền thống được kế thừa qua bao thế hệ. Việc đặt tên cho con cái cần phải có những học thức và hiểu biết nhất định. Nói chung bố mẹ ở các gia đình truyền thống đều chú trọng đến việc đặt tên cho con cái. Nếu không có điều kiện tra cứu thì họ vẫn tìm cho con một cái tên theo họ thể hiện những điều tốt đẹp nhất. Trong gia đình có học thức, bố mẹ thường lấy chữ trong điển cố, thành ngữ, ngạn ngữ tốt đẹp để đặt tên cho con cái. Điều này đã trở thành một hiện tượng văn hoá độc đáo, thú vị của nền văn hoá truyền thống Phương Đông.
♦ Trên một góc độ thực tế nào đó, tên gọi hình như không có liên hệ gì với cuộc sống của chúng ta, nó giống như một ký hiệu riêng của mỗi người. Hai người trùng tên, trùng họ, nhưng số phận hoàn toàn khác nhau. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi thành tựu của mỗi người là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu, sáng tạo, không ngừng vượt qua gian khổ của chính họ. Ngay một xí nghiệp có sản phẩm mang tên rất hay, nhưng nếu bạn không nâng cao chất lượng sản phẩm thì vẫn bị thất bại trên thương trường. 
♦ Song vấn đề không phải chỉ diễn ra một cách đơn giản như vậy. Thực chất tên của một người không những là tính danh đại diện cho người đó mà còn là sự biểu hiện của ý nghĩa, hình dáng, sự phát âm, số nét chữ và cả ngũ hành ở trong đó. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, sự nghiệp, nhân cách của người ấy, cho nên khi đặt tên cần phải hết sức thận trọng . Một cái tên được coi là tốt bởi do ở ý nghĩa, hình tượng của chữ, cách phát âm, số nét, ngũ hành... tất cả đều phải được xem xét rất cẩn thận để đảm bảo sự cân bằng trong tứ trụ, điều đó có giá trị hỗ trợ nhất định trong quá trình phát triển nhân cách và sự nghiệp của mỗi người. Trong một số trường hợp, cái tên đã góp phần bổ sung sự khiếm khuyết cho con người khiến họ thành đạt hơn hoặc hoá giải những yếu tố bất hạnh trong vận mệnh của con người. Trong một số trường hợp đặc biệt, tên của một người giữ vị trí trọng trách nào đó cũng gây nên những tác động nhất định đối với cộng đồng và chịu sự chi phối của một số quan niệm trong truyền thống văn hoá xã hội.

Sau đây là một ví dụ chứng minh:
♦ Ngày 18/2/1987, tờ: “Tin tức tham khảo” của Trung Quốc (lúc đó Hồng Kông chưa trở về Trung Quốc) đăng lại tin từ các tờ báo Hồng Kông với một tiêu đề nổi bật “Để cầu cát lợi, tổng đốc Hồng Kông đổi tên”: “chính quyền Hồng Kông và London đồng thời tuyên bố, tổng đốc Hồng Kông khoá 27, Huân tước Ngụy Đức Nguy đổi tên thành Vệ Dịch Tín sẽ đến Hồng Kông nhận chức. Cùng đi với huân tước còn có phu nhân và đứa con trai 18 tuổi". Vị tổng đốc mới của Hồng Kông đến ngày lễ tình yêu (Valentine) vừa tròn 52 tuổi này khi đọc tên và phiên âm ra tiếng Trung Quốc “Ngụy Đức Nguy” (Ngụy là tên nước cổ, tên một họ. Đức là đạo đức, Nguy là nguy nga, to lớn. Nhưng cái tên Ngụy Đức Nguy (waydewway) bị nhiều người Hồng Kông phê phán vì theo quan điểm của họ tên đó tượng trưng cho điểm không cát lợi... Huân tước đã căn cứ vào ý kiến của chính quyền Hồng Kông, quyết định chấp nhận đổi tên. Người phát ngôn chính quyền Hồng Kông giải thích tên mới của tân thống đốc như sau: cách gọi mới của tên tiếng Quảng Đông, gần với tên tiếng Anh của huân tước. Hơn nữa cái tên Vệ Dịch Tín còn đại biểu cho “bảo vệ và tín nhiệm”, chữ Dịch còn chỉ “tinh thần hăng hái”.
Tổng đốc mới của Hồng Kông chưa đến nhậm chức đã gặp phải phiền toái về tên họ của mình. Tổng đốc đã buộc phải đổi tên theo phong tục của Hồng Kông. Từ đó có thể thấy cái tên có một ý nghĩa quan trọng không thể coi thường.
♦ Quả vậy, tên gọi tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của mỗi người, ảnh hưởng này đến từ môi trường văn hoá, từ quan niệm truyền thống và tâm lý xã hội. Khổng Tử nói: “Danh bất chính, ngôn bất thuận”. Danh chính hay bất chính trên thực tế là mọi người có chấp nhận hay không: Danh chính sẽ được mọi người chấp nhận, danh bất chính không theo đạo nghĩa sẽ bị mọi người phản đối. Tên gọi xét về ý nghĩa có tốt có xấu, có lành có dữ, có vui có buồn, tâm lý của mọi người là tránh hung theo lành. Tương tự như vậy, nếu một sản phẩm hàng hoá mang tên xấu thì tuyệt đại đa số khách hàng không mua, bởi vì họ thà mua một sản phẩm chất lượng kém một chút song nghe tên tốt lành còn hơn mua một sản phẩm chất lượng cao song nghe tên xấu, hung. Nói như những chuyên gia tâm lý, khách hàng không những mua sản phẩm tốt mà còn mua giá trị văn hoá của sản phẩm nữa.
♦ Tên gọi nhiều khi mang lại một cảm giác vui vẻ, cũng có tên gọi đem đến cảm giác bực bội khó chịu. Điều này liên quan đến sự ám thị tâm lý của mọi người, vì vậy chúng ta không nên coi thường tác dụng ám thị tâm lý của tên gọi. Tên gọi không những tác động đến tâm lý mọi người mà còn có tác dụng mạnh mẽ đến tâm lý của người mang tên.
Kỷ Duân là nhà bác học thời Thanh, tên chữ là Hiểu Lam làm quan đến chức đại học sĩ, đã từng làm chủ biên bộ “Tứ khố toàn thư”. Tên của Kỷ Duân có nghĩa là gì? Chữ Duân chỉ ánh sáng mặt trời, “Hiểu Lam” có ý nói ánh sáng mặt trời đang xuyên qua mây mù lúc bình minh. Cả tên lẫn chữ ngụ ý người đó sẽ như mặt trời mới mọc. Kỷ Hiểu Lam (Kỷ Hiểu Phong) từ nhỏ thông minh ham học lại được cái tên hay làm nguồn cổ vũ động viên. Quả nhiên sau này Kỷ Hiểu Phong trở thành một người uyên bác, thơ văn nổi tiếng thiên hạ. 
 Một cái tên tầm thường cũng phản ánh tâm lý của kẻ tầm thường. Ví dụ như tên gọi “Nhị Ngưu”, “Nhị Cẩu”... thì không những gây cười cho người nghe mà có thể làm cho bản thân anh ta chán nản, lười nhác, không cố gắng vươn lên. Những người đã trải qua thời kỳ thanh thiếu niên đều có kinh nghiệm: đôi khi một lời nói có thể làm thay đổi hướng đi, vận mệnh của mình. Một lời động viên đúng lúc như ngọn lửa nhiệt tình thắp sáng tương lai. Một lời nói độc ác trong một thời điểm nào đó có thể làm tan nát cuộc đời một con người. Vì vậy, tên gọi không thể không có tác dụng nhất định đối với vận mệnh mỗi con người.
♦ Một cái tên tốt lành ảnh hưởng đến tâm trạng của mình, ảnh hưởng đến tư tưởng niềm tin, ý chí, từ đó ảnh hưởng đến vận mệnh của mỗi người. Nhiều khi nó tác động gây nên sự khác nhau của vận mệnh mỗi người: Có người tài hoa xuất chúng nhưng luôn bị nguy khốn trong vũng lầy thất bại. Có kẻ rất bình thường thì lại gặp may, vừa có danh, vừa có lợi, bề ngoài tỏ ra dương dương tự đắc. Có người tích đức hành thiện, nhiệt tình tham gia công tác xã hội, song cuộc sống vẫn gian nan nghèo khó. Có kẻ bần tiện tham lam bị người đời chê cười song lại giàu sang. Có thanh niên nỗ lực học tập, tốt nghiệp loại ưu nhưng lại bị bệnh nan y, vô phương cứu chữa lặng lẽ ra đi. Có đôi vợ chồng bề ngoài ra vẻ rất hạnh phúc song chỉ vì chuyện không đâu mà sinh ra thù oán rồi chia tay nhau vĩnh viễn.
♦ Chính vì vậy, cha mẹ khi sinh con đều rất quan tâm đến việc đặt một cái tên thật tốt lành cho con, với sự kỳ vọng và tin tưởng sau này con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống. Ví dụ như Chu Tự Thanh vốn tên là Chu Tự Hoa. Bố mẹ đặt tên hiệu là “Tư Thực” với hai lý do: nột là lấy ý trong nhóm từ “Xuân Hoa Thu Thực”, hai là thấy tướng số nói anh ta ngũ hành khuyết Hoả, cho nên lấy tên hiệu có chữ “Thu” một bên là bộ “hỏa”. Sau này Tự Thanh đã trở thành người nổi tiếng nhờ có cái tên hiệu tốt lành này.
Nói như vậy, chúng ta chớ có ảo tưởng rằng chỉ cần có tên tốt mà không cần phấn đấu thì vẫn thành công. Thực ra, cái tên tốt đẹp chỉ là “cái hích” ban đầu tạo đà, còn mệnh của bạn lại tuỳ thuộc vào sự cố gắng sau này của chính bản thân bạn vậy.

(Còn tiếp)

 

Trước khi con chào đời, bố mẹ hãy nghĩ một cái tên thật hay để đặt cho con nhé! Không những thế, mẹ cũng phải chuẩn bị hành trang "lâm bồn" nữa chứ. Mẹ đừng quên lá tắm Dao Đỏ, nước tắm Dao Đỏ cho phụ nữ sau sinh nhé!

Lá xông vùng kín giúp các mẹ sạch sẽ, ngừa viêm nhiễm và se khít sau sinh

Thảo dược ngâm chân Daodo giúp bớt đau mỏi, bớt sưng phù chân

Nước tắm thảo dược dành cho em bé DaodoBaby giúp bé hết rôm sảy, chàm sữa, sạch "cứt trâu" trên đầu, bé ăn ngon ngủ ngon nha các mẹ!

 

 

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng