Ngâm gạo lức hoặc các loại đậu trước khi nấu để gia tăng giá trị dinh dưỡng

Gạo lức và các loại hạt đậu là các loại thực phẩm nhiều giá trị dinh dưỡng do có chứa nhiều chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Giá trị này còn có thể được nhân lên gấp nhiều lần nếu gạo lức hoặc đậu được ngâm trong nước ấm khoảng 22 giờ trước khi nấu.

Theo những nghiên cứu tại trường Đại học Minnesota, quá trình nẩy mầm làm gia tăng tỷ lệ dinh dưỡng toàn phần trong tất cả các loại hạt. Chẳng hạn đối với lúa mì, tỷ lệ gia tăng tương ứng giữa hạt lúa mì nẩy mầm và lúa mì thổ là 28% đối với Thiamine (B1), 31,5% đối với Riboflavine (B2), 66% đối với Niacin (B3), 65% đối với Acid Panthotenic, 111% đối với Biotin, 278% đối với Acid Folic, 300% đối với Vitamin C.

Ngoài ra, quá trình này còn được bổ sung thêm các chất enzyme làm cho thực phẩm dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn.
Mới đây, trong một báo cáo khoa học tại hội nghị quốc tế về hóa chất ở Hawaii, Tiến sĩ Hiroshi Kayahara, Giáo sư sinh học trường Đại học Nagano ở Nhật Bản đã cho biết gạo lức ngâm lâu khoảng 22 giờ trong nước ấm khoảng 32°C trước khi nấu sẽ cho nhiều chất bổ dưỡng hơn do hạt gạo ở trạng thái đang nẩy mầm.

Ông nói: “Các enzyme ngủ ngầm trong hạt gạo đã được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng. Gạo lức được ngâm nước chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng hơn nhiều so với gạo lức chưa ngâm nước. Gạo trắng ngâm nước không có những hiệu quả này".

 

Những nghiên cứu của ông cho thấy gạo lức được nấu trong điều kiện như trên chứa gấp 3 lần chất lysine, một loại acid amin thiết yếu cần thiết cho sự phát triển các mô và tế bào, gấp 10 lần nhiều hơn chất gammaaminobutyric acid tự nhiên.

Gamma-aminobutyric acid là một loại acid amin rất hữu ích trong các bệnh về não và tế bào thần kinh. thường được dùng để làm nhẹ các triệu chứng thần kinh bị kích thích quá độ trong các bệnh mất ngủ, lo sợ, cao huyết áp, Parkinson, Alzheimer.

Mầm gạo lức cũng cung cấp nhiều Vitamin E, một chất chống oxy hóa quan trọng có thể ngăn cản sự phối hợp của những gốc tự do với những loại cholesterol xấu LDL thường làm trầm trọng thêm các chứng xơ vữa động mạch.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy trong mầm gạo lức một loại enzyme có tác dụng ức chế chất prolylendopeptidase được cho là tác nhân gây ra bệnh Alzheimer. Gạo lức đang nẩy mầm không những mang lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn cho cơm thêm vị ngọt do các enzyme được phóng thích đã tác động vào các chất bột đường và chất đạm của hạt gạo.

Từ lâu, người ta đã biết được trong các loại ngũ cốc thô có nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho sức khỏe hơn khi so sánh với thực phẩm tinh lọc. Trung bình một chén cơm gạo lức cung cấp khoảng 230 calories, 5g chất đạm, 50g chất carbohydrate, các sinh tố B6, B1, B2, Niacin, Acid Folic, Vitamin E và một số khoáng chất.

Ngày nay, các chuyên gia dinh dưỡng đã xem nhóm hạt nguyên chất (whole grains) như gạo lức, bắp thô, lúa mì đen là một thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng.

Nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đều cho thấy chất xơ trong ngũ cốc thô giúp phòng ngừa và điều trị rất tốt cho các bệnh về tiêu hóa và tim mạch. Chất xơ trong gạo lức có thể làm giảm lượng mỡ trong máu, chống táo bón và làm chậm sự hấp thụ đường sau bữa ăn.

Theo các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Quốc tế, các dân tộc ở châu Á đang có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường cao gấp sáu lần so với người da trắng. Đến năm 2025, bệnh tiểu đường có khả năng sẽ trở thành “dại dịch” tại khu vực này.

Nghiên cứu tại Bệnh viện Warwick, Anh quốc, cho biết cứ bốn người châu Á có một người mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân của tình hình này là do sự thiếu vận động và việc từ bỏ lối ăn uống truyền thống trước đây.

Ngày nay, người châu Á ăn nhiều chất béo, gà rán, bánh hamburger... đặc biệt là ăn gạo xay giả quá trắng, loại gạo đã được tước bỏ hết phần mài gạo và phần vỏ ngoài của hạt gạo. Ngoài chất xơ, một thành phần khác được tìm thấy trong lớp vỏ bọc của hạt gạo là một chất dầu tên là Tocotrienol factor (TRF) có tác dụng làm giảm cholesterol và ngăn chặn hiện tượng đông máu trong các chứng bệnh tim mạch.

Thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của lương y Chúc Tạ Mềnh

Những thí nghiệm của Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc trường Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ, đã cho thấy TRF làm giảm cholesterol từ 12% đến 16%. Ngoài ra, cám gạo còn có một hoạt chất khác có khả năng chống lại enzyme HMG-CoA, là một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể.

Nói chung, dùng gạo lức thay thế dần các loại thực phẩm tinh chế là một giải pháp đáng lưu ý để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các loại bệnh mãn tính như béo phì, viêm khớp, tiểu đường type 2, bệnh tim mạch.

 

Thảo dược ngâm chân hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường

Ngoài ra, trước khi nấu nên ngâm gạo lức vào nước ấm khoảng 22 giờ. Cách chế biến này làm hạt cơm mềm hơn, dễ ăn, dễ tiêu hóa lại có thể gia tăng nhiều chất dinh dưỡng. Đối với các loại hạt đậu, do còn nguyên phần mài và lớp vỏ ngoài, quá trình nẩy mầm sẽ toàn vẹn hơn. Chỉ cần ngâm đậu vào nước thường khoảng 22 đến 24 giờ hạt sẽ ra mầm khoảng trên dưới 1mm, đủ để có được tối đa các chất dinh dưỡng của hạt.

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng