Lịch sử của việc nhịn ăn

Nhịn ăn đòi hỏi một quyết tâm cao và một ý chí lớn, đó là cuộc đấu tranh giữa lý trí với thể xác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử của việc nhịn ăn để từ đó có phương pháp nhịn ăn gián đoạn phù hợp và hiệu quả nhất.  

Nếu nhìn lại lịch sử loài người, ta sẽ thấy có hai cách tiếp cận vấn đề nhịn đói.

Cách thứ nhất mang tính tiêu cực. Trong lịch sử loài người có vô số ví dụ về sự chết đói vì thiếu hoặc không có thức ăn. Đó là những trường hợp chết vì mất mùa, vì bị đắm tàu v.v.. Ngoài ra, mỗi người khi không có thức ăn lại cảm thấy một mức độ khó chịu nhất định. Chẳng hạn lúc đói thì chóng mặt, chân tay bủn rủn. Thế là hình thành và ăn sâu trong ý thức mỗi người thái độ tiêu cực đối với việc bị buộc phải nhịn ăn.

Cách tiếp cận thứ hai trái ngược với cách tiếp cận thứ nhất và do đó gây khó hiểu. Thì ra có rất nhiều ví dụ về những người tự nguyện nhịn đói để hoàn thiện tâm hồn hoặc để được giải thoát khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Lịch sử loài người không hiếm các trường hợp như vậy.

Các nhà thông thái thời xưa đã biết rằng con người là một phức hợp các dạng năng lượng nhất định, các dạng năng lượng ấy có tỉ lệ nhất định hài hòa với nhau (tạo nên cơ cấu thông tin-năng lượng người mà tôi gọi là dạng trường năng lượng của con người). Khi vì một lý do nào đó sự hài hòa ấy bị phá vỡ, bệnh tật liền xuất hiện. Sự xuất hiện của một loại bệnh nào đó là do loại năng lượng tương ứng bị thiếu hoặc thừa, làm méo mó dạng trường năng lượng của con người.

Leonardo da Vinci từng nói: 
Cần hiểu con người là gì, sự sống là gì, sức khỏe là gì, sự cân bằng, hòa hợp giữa các yếu tố tự nhiên duy trì con người như thế nào, và sự mâu thuẫn giữa các yếu tố ấy sẽ hủy hoại, giết chết con người như thế nào. 

Chân lý đó đã, đang và sẽ còn đúng với mọi con người cụ thể muốn được mạnh khỏe. Một trong những đặc điểm quan trọng đặc điểm quan trọng của lời khuyên nhịn đói là phải căn cứ vào từng cá nhân: Cơ thể của mỗi người có một tỉ lệ nhất định giữa các dạng năng lượng (mà người xưa gọi là pracriti); tỉ lệ này sẽ thay đổi theo kiểu nào đó trong thời gian đói. Căn cứ vào đó mà mỗi người sẽ tiến hành nhịn đói với điều kiện và thời hạn khác nhau. 

Vũ trụ bao quanh ta luôn luôn có các bức xạ khác nhau đi tới, năng lượng của chúng hoặc bóp méo hoặc củng cố dạng trường năng lượng của con người. Do đặc trưng của sự bức xạ ấy liên quan đến không gian (được biểu thị cho dễ hiểu bằng Cung hoàng đạo), với các hành tinh và một vài đặc điểm khác của Vũ trụ, người ta đã đề nghị và hành nhịn đói – tuần chay vào những ngày 1 sau đó được ghi nhận bằng hình thức tôn giáo, là tiến mạnh. Toàn bộ khoa học Tuần chay dựa trên năng độ nào đó của Hoàng đạo có một hành tinh hoạt động lượng con người, Vũ trụ và tác động qua lại giữa đôi bên. Từ đó đạo Hồi và đạo Thiên chúa đưa ra những ngày (của người da đỏ), những tuần (của đạo Thiên chúa) hoặc tháng ăn chay (của đạo Hồi) nhất định.

Ngày xưa cho rằng tuần chay ảnh hưởng tốt đến thể xác và tinh thần con người. Giới quý tộc Ba Tư, những người Spác-ta-quít trẻ tuổi từng phải nhịn ăn nhịn uống một số ngày. Các dân tộc thời cổ mỗi ngày nhìn chung chỉ ăn hai bữa. Dân Ba Tư, theo Herodot, dường như chỉ ăn một bữa (thời nay một vài dân tộc hoang dã vẫn chỉ ăn một bữa như thế). Socrat gọi những ai ăn hơn hai bữa một ngày là những kẻ dã man. Cho đến thời trung cổ, ngày hai bữa là hiện tượng thông thường. Nhiều nhân vật nổi tiếng cao quý thuộc các thời đại khác nhau cho biết họ chỉ ăn ngày hai bữa, thậm chí nhiều người chỉ ăn một bữa. Trong bản chép tay Kinh Thánh được in lại thời nay, có bốn trang ghi lại lời dạy của Chúa Jêsu Kitô về việc nhịn đói và hiệu quả chữa bệnh bằng cách nhịn đói. 

Herodot khi miêu tả Ai Cập đã viết:
Người Ai Cập, những người khỏe mạnh nhất trên thế gian, mỗi tháng, trong vòng ba ngày, tiến hành làm sạch cơ thể bằng cách nôn và thụt, vì họ cho rằng mọi bệnh tật ở con người đều là do thức ăn mà ra.

Ông tổ y học – Hipocrat, viết:
Nếu cơ thể không được làm sạch, thì càng cho nó ăn nhiều bao nhiêu, càng làm hại nó bấy nhiêu.

Khi bệnh đột phát mạnh nhất, để giảm nhẹ tình trạng nguy ngập cho người bệnh, Hipocrat khuyên họ đừng ăn.

Nhìn chung, nhiều thầy thuốc thời xưa áp dụng cách nhịn đói để chữa bệnh. Sellsus đã sử dụng cách đó để chữa bệnh vàng da và bệnh động kinh. Avisenna khuyên bệnh nhân nhịn đói trong vòng 3 ~ 5 tuần.

Muộn hơn, vào thế kỷ 16, thầy thuốc nổi tiếng Parasells khẳng định, rằng nhịn đói là phương thuốc hay nhất chữa khỏi nhiều thứ bệnh.

Các nhà thông thái thời cổ còn ghi nhận một khả năng khác của việc nhịn đói, đó là tăng cường trí thông minh của con người. Hai triết gia Hi Lạp Platon và Socrat thường xuyên nhịn đói mỗi lần 10 ngày để tri giác tốt hơn các chân lý tinh thần và duy trì thể lực cho mình. Để cải thiện trí thông minh của mình, Pitagor đã nhịn đói 40 ngày trước khi dự thi vào Trường đại học Alechsandri. Đối với các học trò tương lai của mình, ông yêu cầu họ nhịn đói một thời gian nhất định. Nhờ sự lựa chọn nghiêm khắc đó, chỉ những ai có khả năng chịu đựng cao mới trở thành học trò của ông, mới đủ sức nhận thức các quy luật tự nhiên, các công thức toán học trừu tượng. Vào thời kỳ muộn hơn, hiện tượng nhịn đói đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều bậc thầy ngành y nghiên cứu, làm thí nghiệm, và người ta phát hiện. Nó được hiệu quả chữa bệnh nếu được áp dụng đúng cách và hàng loạt đặc điểm quan trọng cho phép xác định tác hại nếu bị áp dụng sai cách.

Các nhà y học Nga đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển khoa học nhịn đói. 

Giáo sư Trường đại học Moskva Piotr Veniaminov trong bài Bàn về ăn chay như một phương tiện ngăn chặn bệnh tật năm 1769, viết:
Những người thể tạng yếu sẽ nói tốt về sức khỏe của mình, khi họ đang cảm thấy yếu mệt, chịu giảm khẩu phần ăn thường ngày đi một chút; và họ sẽ càng dễ chịu hơn, khi sau đó một thời gian họ hoàn toàn nhịn đói. Sau khi hòa hoãn một cách nhất định với dạ dày, nó sẽ có sức nhiều hơn để tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn.

Năm 1822, giáo sư Trường đại học Iuri L. A. Struve tích cực tuyên truyền tư tưởng nhịn đói để chữa nhiều căn bệnh khác nhau.

Giáo sư Trường đại học Moskva I. G. Spasski đã áp dụng thành công phương pháp nhịn đói khi một số bệnh mạn tính kéo dài.

Năm 1887 – 1888 trên hàng loạt tạp chí xuất hiện các bài báo của bác sĩ thực nghiệm N. L. Zeland từ Alma Ata viết về ảnh hưởng của cái đói đối với động vật và với chính bản thân ông.
Những con gà bị bỏ đói định kỳ, trở nên nặng cân hơn và có sức chịu đựng tốt hơn những con gà không bị bỏ đói. Những chú gà trống đánh nhau ngoan cường hơn và chịu rét giỏi hơn.

Bản thân Zeland phải nhịn đói định kỳ vì ông bị các cơn đau đầu hành hạ từ nhỏ, càng lớn lên các cơn đau càng tăng thêm. Những cơn buồn bất chợt kéo đến để nén thể xác và tinh thần ông. Ông chống chọi với hai thứ đó bằng cách nhịn đói. Ông miêu tả như sau:

“Một ngày trong tuần, nói đúng ra là khoảng 36 giờ, tôi không ăn uống gì cả. Như thế nửa năm. Trong thời gian nhịn đói, thoạt tiên cơn đau dữ hơn, nhưng sau đó dễ chịu dần. Điều đáng mừng và củng cố ý định của tôi, đó là tâm trạng của tôi khá lên. Mỗi lần nhịn đói xong, hôm sau tôi lại cảm thấy linh hoạt và tràn trề hi vọng, như một cậu bé 15 tuổi vậy. 

Vào mùa hè nóng nực, tôi thường tăng cường cảm giác khát bằng cách cố ý ăn mặn, đi bộ nhiều hơn ngoài nắng, nhịn đói từ sáng đến 5 - 6 giờ chiều mới ăn. 

Bây giờ, 15 năm qua rồi mà tôi vẫn có thói quen mỗi tuần một lần, buổi sáng chỉ uống một cốc trà hoặc cacao, rồi nhịn đói đến 5 giờ chiều. Cuối năm đầu tiên chữa bệnh bằng cách nhịn đói, các cơn đau đầu xuất hiện 6 tuần một lần; sau đó 2 - 3 tháng một lần, rồi chấm dứt hẳn.

Hiện nay tôi ít bị đau đầu hơn hẳn hồi bé. Nhờ thế đã có sự thay đổi tốt hẳn không chỉ về hệ thần kinh, mà còn về tình trạng sức khỏe nói chung, về tiêu hóa và thành phần máu nói riêng. Đối với tôi, nhịn đói nhịn khát mỗi tuần một lần là rất nặng nề, phải cố gắng. Nhưng tôi tin rằng y học chưa có cách chữa trị nào khác đạt hiệu quả tới hệ thần kinh của tôi bằng một nửa như cách nhịn đói. Thoạt đầu nặng nề thật, nhưng sau cũng không khó chịu lắm, nhất là vào ngày nhịn đói chỉ làm việc nhẹ nhàng hoặc vui chơi cho quên đi.

Kinh nghiệm và quan sát cá nhân tôi dần dần khiến tôi tin rằng việc nhịn đói đáng được chú ý không chỉ như một phương pháp chữa bệnh, mà còn có giá trị lớn hơn từ góc độ vệ sinh học và giáo dục học”.

Đóng góp đáng kể vào khoa nhịn đói là của giáo sư V. V. Pashutin (năm 1902) và các học trò của ông. Ở Học viện Quân y nước Nga, Pashutin đã tiến hành nhiều thí nghiệm bỏ đói các động vật khác nhau và từ đó ông nêu ra bản chất sinh lý của các cơ chế nhịn đói. Pashutin đã đề ra học thuyết về các giai đoạn nhịn đói, vì thế ông được coi là cha đẻ của loại thuyết sinh lý học nhịn đói. Học thuyết này xác định rằng các động vật khác nhau có giai đoạn nhịn đói khác nhau, không được vượt ra ngoài giới hạn, nếu không cái đói từ chỗ là yếu tố tích cực sẽ biến thành tai họa. Các thí nghiệm ấy đã xác định những thời hạn nhịn đói có lợi về mặt sinh lý, có tác dụng kéo dài tuổi trẻ và tuổi thọ.

Đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, một người có đóng góp lớn vào khoa nhịn đói là A. Xuvorin. Đó là một trong những hậu duệ của dòng họ Xuvorin nổi tiếng từng làm chủ các nhà in ở Saint Petersburg. Xuvorin say mê nghiên cứu các phương pháp tự hoàn thiện và cách chữa bệnh không dùng thuốc của phương Đông. Xuvorin đọc các tài liệu y học của Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc và các nước khác, các sách về khoa vệ sinh của phương Tây. Xuvorin tự biên soạn ít sách (lấy bút danh Aleksei Poroshin), nổi tiếng nhất có Chữa bệnh bằng nhịn đói và bằng thức ăn, Chữa bệnh bằng nhịn đói, Thực hành nhịn đói.

Sau nội chiến ở Nga, Xuvorin di cư sang Nam Tư, nơi ông bị đói khổ khá lâu. Ông quyết định in một trong các quyển sách của mình. Nhà xuất bản không chịu trả tiền cho một Nga kiều; và vì một bức thư vu cáo của kẻ xấu, Xuvorin bị tống giam không qua xét xử. Trong tù Xuvorin áp dụng cách nhịn đói. Ông giải thích: “Tôi muốn trẻ lại, muốn đổi mới chút sức tàn của mình”. Nhờ đó hồ sơ về ông đến tai các quan chức tối cao ngành pháp lý Nam Tư. Khi nhịn đói đến ngày thứ 35, Xuvorin được phép tự bào chữa cho mình tại phiên tòa. Ông thắng kiện và tiếp tục nhịn đói đến ngày thứ 42. Những người xung quanh chứng kiến không chỉ quá trình nhịn đói của Xuvorin, mà cả sự thay đổi cơ thể của ông: kết quả thật là kỳ diệu. Chỉ huy nhà tù, người phó của ông ta, nhiều cai ngục đều thử bắt chước nhịn đói. Rất nhiều bệnh nhân từ khắp nơi trong nước tìm đến Xuvorin.

Xuvorin tích cực triển khai việc chữa bệnh bằng cách nhịn đói. Ông trao đổi thư từ với hàng chục ngàn người tự dùng cách nhịn đói để chữa đủ thứ bệnh khác nhau. Trong số 10 ngàn người chữa bệnh dưới sự hướng dẫn (chủ yếu qua thư từ) của Xuvorin, chỉ có bốn người chết, trong khi tỉ lệ tử vong theo cách chữa trị khác cao hơn thế nhiều.

Xuvorin được mời sang Pháp để áp dụng phương pháp của ông vào thực tiễn y học. Nhưng không rõ vì sao việc đó dây dưa mãi không xong. Cô đơn trên đất nước Nam Tư xa lạ, không có tiền sinh sống, Xuvorin đã tự tử bằng hơi đốt. Cái chết của ông đã thay đổi việc áp dụng phương pháp nhịn đói chữa bệnh ở nước Pháp, thành một trường phái có tiếng.

Sách của Xuvorin in bằng tiếng Nga ở Nam Tư được đem sang Belorussia. Ở đó, trong thập niên 30 thế kỷ 20 đã xuất hiện những người kế tục sự nghiệp của Xuvorin, trong đó có M. R. Ziazul, đã chữa những trường hợp nặng của bệnh lao theo phương pháp miêu tả trong sách của Xuvorin. Trong vòng 11 tháng, bệnh nhân nhịn đói hơn 100 ngày, và tất cả khỏi bệnh. Trên cơ sở đó, Georgi Aleksandrovich Voitovich đã sáng lập phương pháp nhịn đói gián đoạn.
Hiện nay ở nước Nga, người có kinh nghiệm thực tiễn nhiều nhất về cách nhịn đói chữa bệnh là Iuri Sergeevich Nikolaev. Nikolaev mở trường đào tạo các chuyên gia về liệu pháp nhịn đói.
Những người di cư từ châu Âu sang Bắc Mỹ thực hiện phương pháp nhịn đói khá rộng rãi. Chẳng hạn, Herbert Shellton viết như sau về những người đi tiên phong nghiên cứu và áp dụng phương pháp nhịn đói.

Trong vòng hơn 140 năm các nhà vệ sinh học tự nhiên đã áp dụng cách nhịn đói như một phương pháp phục hồi sức khỏe, giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh. Họ đã tích lũy được những kinh nghiệm lâm sàng vô cùng quan trọng trong lĩnh vực này. Những kết quả ấy dẫn đến niềm tin có căn cứ rằng nhịn đói là một sức mạnh sáng tạo cần được sử dụng và phát huy bằng cách luyện tập thường xuyên suốt đời.

Thảo dược tắm cổ truyền của người Dao Đỏ là phương pháp thuỷ trị liệu độc đáo để chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Một trong những người đầu tiên áp dụng cách nhịn đói chữa bệnh ở Mỹ năm 1877 là bác sĩ Eduard Duyy ở bang Pensilvania. Từ thực tiễn của chính mình, ông kết luận rằng các loại thuốc đối chứng lẫn thuốc vi lượng đồng căn đều không giúp gì nhiều khi bị các bệnh cấp tính, rằng việc sút cân khi bị các bệnh đó diễn ra hoàn toàn không lệ thuộc vào chỗ bệnh nhân ăn uống như thế nào. Tình trạng sốt bao giờ cũng kèm theo sự sút cân. Khi bệnh nhân muốn ăn tức là sức lực đang hồi phục, và lại hoàn toàn không lệ thuộc vào chỗ người bệnh ăn nhiều hay ít. Ông tin như thế qua trường hợp một nữ bệnh nhân mắc bệnh thương hàn rất nặng. Trong vòng ba tuần lễ bệnh nhân không ăn được bất cứ thứ gì, vậy mà vẫn khỏe lại. Ngày thứ 35, chị ta muốn ăn và được cho ăn. Lúc này nhiệt độ cơ thể của chị ta trở lại bình thường và lưỡi trở nên rất sạch.

Trường hợp đó gây ấn tượng mạnh tới bác sĩ Duyy. Sau lần đó ông khuyên những người bị bệnh cấp tính nhịn đói hoàn toàn, và lần nào cũng kết quả. Cũng bằng cách đó ông đã chữa khỏi bệnh bạch hầu cho đứa con trai ba tuổi của mình. 

Bằng cách nhịn đói, bác sĩ Duyy đã chữa khỏi bệnh cho một phụ nữ kiệt sức vì bệnh thấp khớp nặng. Trong thời gian người bệnh nhịn đói, ông theo dõi, ghi nhận căn bệnh khỏi dần, nước da từ màu vàng tái chuyển thành màu hồng khỏe mạnh. Một tháng sau người bệnh đã có thể rời giường bệnh, ngồi ghế bành. Ngày thứ 46, chị ta có thể tự đi lại trong nhà, tuy đó là lần đầu tiên sau suốt thời gian dài bị bệnh chị ta mới ăn một ổ bánh mì cặp thịt và ăn một cách ngon lành. Sau khi nhịn đói, chị ta đã lại sức, khỏi bệnh và tăng 18 kg thể trọng.

Bác sĩ Duyy nhận ra bí quyết của quá trình nhịn đói, khi trong một cuốn sách giáo khoa sinh lý học ông đọc thấy bảng liệt kê sự tổn hao các bộ phận của cơ thể trong trường hợp chết đói như sau (đơn vị tính là %):

Mỡ   97
Lá lách   63
Gan 56
Các cơ 30
Máu 17
Thần kinh Trung ương  0

Bảng trên cho thấy, tất cả các mô đều bị thiệt hại nhiều hoặc ít vì đói, trừ bộ não. Từ sự thực đó, bác sĩ Duyy kết luận rằng cơ thể con người có tích lũy một nguồn dự trữ lớn chất dinh dưỡng đã hấp thụ, và bộ não có khả năng sử dụng nguồn ấy khi thiếu thức ăn khác hoặc khi khả năng tiêu hóa bị suy yếu. Bằng cách đó bộ não có thể duy trì sự an toàn vật chất của mình. Nhờ đặc trưng này của cơ thể mà con người vẫn duy trì được hoạt động trí óc ngay cả khi thể xác đã biến thành một bộ xương, chỉ còn da bọc xương. Từ đó, bác sĩ Duyy kết luận, và kết luận này được củng cố bởi sự quan sát lâu dài: muốn chết đói, không phải sau mấy ngày, mà phải là sau nhiều tuần, nhiều tháng. Thời gian đó dài hơn hẳn độ dài trung bình của các bệnh cấp tính. Để chứng minh, bác sĩ Duyy đưa ra các bằng chứng sau:

Một cậu bé bốn tuổi do uống xút nên thực quản và dạ dày bị hủy hoại hoàn toàn, tới mức không một chút thức ăn hoặc chất lỏng nào có thể lọt vào được dạ dày. Ngày thứ 75 cậu bé mới chết trong lúc hoàn toàn tỉnh táo, thân hình đúng là chỉ còn da bọc xương.

Một phụ nữ bị liệt cơ nuốt vì một cơn đột quị, không thể nuốt một giọt nước, vậy mà phải bốn tháng sau mới chết.

Hai bằng chứng đó buộc bác sĩ Duyy có cách nhìn khác đi về chức năng của bộ não. Ông bắt đầu lập luận như sau: từ sáng sớm đến đêm khuya, sức lực của cơ thể giảm dần không lệ thuộc vào việc ăn nhiều hay ít. Chỉ có giấc ngủ mới cho phép phục hồi sức lực. Thức ăn không thể thay thế giấc ngủ. Bộ não không chỉ là cơ quan tự nuôi nó, mà còn là một thứ đinamô tự nạp năng lượng cho mình trong lúc ngủ.

Thức ăn không thể là nguồn tạo sức sống khi trung tâm xử lý thức ăn là bộ não bị bệnh tật làm cho tê liệt. Vì quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn đòi hỏi hao tốn năng lượng, cho nên rõ ràng khi ốm nặng mà ăn vào thì thức ăn chỉ làm hao tốn năng lượng sống và cản trở sự lành bệnh. Nguồn dự trữ thức ăn trong cơ thể (dưới dạng mỡ, bắp cơ, các mô và các cơ quan khác) hoàn toàn đủ để nuôi bộ não trong thời gian bị bệnh. Khi bệnh nhân không muốn ăn mà ta ép họ ăn, tức là ta chỉ làm cho bệnh nặng thêm.

Bác sĩ Duyy có viết một cuốn sách về phương pháp nhịn đói, lời nói đầu có những dòng sau: “Cuốn sách này là câu chuyện về những gì diễn ra trong tâm hồn của một người thầy thuốc suốt cuộc đời hành nghiệp của mình. Tôi khởi đầu nghề nghiệp trong màn sương mù của niềm tin y học, cuối cùng tôi đi tới một niềm tin chắc chắn, rằng bản thân tự nhiên (nhờ cái đói) có thể chữa khỏi bệnh tật. Phương pháp nhịn đói mà tôi trình bày trong cuốn sách này mang tính độc đáo và tính cách mạng. Nó đã được áp dụng vào thực tế, và giá trị của nó là hiển nhiên. Mỗi dòng trong cuốn sách này đều được viết với niềm tin sâu sắc, rằng các loại thuốc men chữa bệnh và cách nuôi bệnh nhân phổ biến trong thời đại hiện nay là hoàn toàn không thích đáng”.

Bác sĩ Tainer (năm 1880) gọi cách nhịn đói là “tiên đạn của tuổi trẻ”. Trước khi nhịn đói, bản thân Tainer là người rất ốm yếu. Nhưng ở tuổi 52, khi chẳng còn gì để mất, ông đã nhịn đói 40 ngày và được giải thoát khỏi nhiều thứ bệnh. Ông sống thêm được 31 năm nữa.

Bác sĩ Adollf Maier năm 1901 viết cuốn sách Nhịn đói – một cách điều trị kỳ diệu, trong đó từ quan điểm sinh lý học đương thời, ông miêu tả tác dụng có lợi của việc nhịn đói đối với cơ thể con người. 

Năm 1911 ở Mỹ xuất bản cuốn sách Chữa bệnh bằng cách nhịn đói, sách mau chóng nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tác giả là nhà văn E. Sinkler. Tác giả viết như sau:

“Hoàn cảnh đã đưa đẩy khiến tôi được gặp một phụ nữ mà nước da mặt và sức khỏe lạ lùng của nàng đập ngay vào mắt mọi người. Tôi ngạc nhiên khi nghe kể rằng mươi mười lăm năm trước nàng nằm liệt giường như một kẻ tàn phế... Hồi đó nàng bị bệnh thấp khớp hông cấp tính, bệnh đường ruột mạn tính mà các bác sĩ gọi là bệnh viêm phúc mạc, rồi vì thần kinh suy nhược, buồn chán và bệnh viêm chảy mà nàng bị điếc. Vậy mà nay người phụ nữ ấy lại có thể cưỡi ngựa lên núi Hamington ở California cách nhà 28 dặm giữa lúc trời mưa bão dữ dội chưa từng thấy! Và khi xuất phát, nàng ta đã nhịn đói sang ngày thứ tư. Đây là cách phục hồi sức khỏe: nàng đã tự chữa bệnh bằng cách nhịn đói. Hồi trước nàng nhịn đói 8 ngày, thì mọi thứ bệnh tự nhiên khỏi hẳn.
Trước kia tôi từng nghe nói về cách chữa bệnh bằng nhịn đói, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thử nhịn đói...Và tôi thấy nhịn đói là điều rất quen thuộc đối với tôi. Song tôi cho rằng đối với bạn đọc, điều đó rất mới lạ, nên tôi xin phép miêu tả các cảm giác của tôi trong thời gian nhịn đói.
Ngày nhịn đói đầu tiên, tôi có cảm giác đói mà có lẽ tất cả mọi người bị chứng khó tiêu đều biết. Sáng hôm sau tôi thấy cũng không đói lắm; sau đó, ngạc nhiên biết mấy, tôi không cảm thấy đói nữa. Tôi chẳng thiết ăn uống gì hết, tưởng chừng trước đây tôi chưa hề biết đến mùi vị thức ăn. Trước khi nhịn đói, ngày nào tôi cũng bị đau đầu, mỗi đợt kéo dài 2 – 3 tuần. Bây giờ tôi chỉ bị đau đầu vào ngày thứ nhất, sau đó hết hẳn. 
Tôi cảm thấy cơ thể rất yếu vào ngày thứ hai, hơi chóng mặt khi đứng đậy. Tôi liền nằm phơi nắng ngoài trời gần như cả ngày. 
Ngày thứ ba, thứ tư tỉnh táo. 
Sang ngày thứ sáu tôi cảm thấy dễ chịu hơn, tôi kinh ngạc nhất là đầu óc rất rõ ràng và hăng hái. Tôi đọc và viết với năng suất cao mà những năm trước đây chưa bao giờ tôi đạt được...
Trong thời gian nhịn đói, tôi ngủ ngon. Hàng ngày, lúc gần trưa, tôi cảm thấy hơi mệt, nhưng mátxa và tắm nước lạnh lập tức phục hồi sức lực cho tôi. Đến ngày thứ 12 thì tôi chấm dứt việc nhịn đói, uống một ly nước cam...
Cảm giác của tôi khi ăn uống trở lại cũng thú vị gần như trong thời gian nhịn đói. Trước hết đó là cảm giác thanh bình và yên ổn lạ thường, bởi vì mỗi sợi thần kinh của cơ thể tôi đều vô cùng tỉnh táo. Hiện tượng tiêu biểu khác là tính tích cực của trí óc – tôi đọc và viết liên tục. Và cuối cùng là ý muốn làm việc chân tay. Những ngày trước kia tôi từng đi bộ xa và leo núi, nhưng đó là bắt buộc, miễn cưỡng. Còn bây giờ, sau khi làm sạch cơ thể bằng việc nhịn đói, tôi tới phòng tập thể dục thể thao và thực hiện bài tập với khối lượng hết sức nặng nề, vậy mà tôi cảm thấy thích thú và đạt kết quả đáng kinh ngạc. Các bắp cơ cứ như nhảy múa, và tự dưng tôi phát hiện mình có khả năng trở thành lực sĩ. Tôi vốn gầy gò và trông rất ốm yếu, bạn bè vẫn gọi tôi là “mèo hen”, còn bây giờ thì da dẻ tôi hồng hào khỏe mạnh tới mức tôi luôn bị mọi người trêu chọc về sức khỏe của mình”.

Herbert Shellton, tác giả những bộ sách nổi tiếng về cách tăng cường sức khỏe (như Hệ thống vệ sinh, Nhịn đói có thể cứu sống bạn, Đời người, Triết lý và các qui luật của nó v.v...) bắt đầu nghiên cứu thực hiện cách nhịn đói từ mùa hè năm 1920. Trong gần 45 năm, ông đã thực hiện hàng ngàn lần nhịn đói, mỗi lần từ vài ngày đến 90 ngày, để giảm cân, cũng như để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe đã mất. Sách của H. Shellton được coi là kinh điển về phương pháp tăng cường sức khỏe tự nhiên. 

 

Thảo dược ngâm chân thải độc, trị đau nhức xương khớp của người Dao Đỏ

Khoa học hiện đại luôn luôn phát hiện các cơ chế ảnh hưởng có lợi của việc nhịn đói tới sức khỏe và tuổi thọ của con người. 

Cách nhịn đói của con người cũng giống như cách nhịn đói đã nói ở động vật. Ví dụ, đã và đang có những người rơi vào trạng thái tiềm sinh (anabios) và ở trong trạng thái đó một tháng hoặc lâu hơn. Có những người, như động vật ngủ đông, ở trong tình trạng ngủ lịm vài năm liền. Có các trường hợp cá biệt, con người có lối sống thông thường, song hàng chục năm hầu như không ăn gì hoặc chỉ ăn một chút xíu không đáng gọi là thức ăn. Và cuối cùng, ai cũng biết có những người đã hoặc đang nhịn đói từ 10 đến 40 ngày đêm không phải một lần. Tất cả những người ấy chẳng hiểu tại sao không kiệt sức và không chết; ngược lại, trông họ tươi tỉnh và dồi dào sức sống. 

Dưới đây là một số ví dụ hùng hồn về các hiện tượng nhịn đói.

Tiềm sinh (anabios)

Elena Blavatskaia trong cuốn sách Từ các hang động xứ Ấn Độ có nhắc đến những khả năng kỳ lạ của những người kiên trì luyện yoga. Cách đây không lâu chúng tôi nghe kể các nhà yoga và các thuật sĩ huptavidi ở Ấn Độ lừng danh về việc họ nín thở từ 21 đến 43 phút mà không bị chết! Một số người nhờ ngày ngày rèn luyện, sau nhiều  năm có thể ở trong trạng thái ngủ đông như một vài loài động vật: họ gần như không thở và không có dấu hiệu nhỏ nhất của sự sống, họ cho phép người ta chôn họ xuống đất vài tuần, thậm chí vài tháng, sau đó họ sống lại!

Trong cuốn sách Thuật thôi miên trong tâm lý các dân tộc (năm 1940) của nhà dân tộc học nổi tiếng người Thụy Sĩ, O. Stoll, có kể rằng năm 1834, từng xảy ra cuộc tranh luận giữa nhà yoga tên là Kharid với quận công Runzit Xing. Quận công không tin rằng con người có thể bị chôn dưới đất sáu tuần, sau vẫn sống lại được. Nhà yoga quyết định chứng minh cho quận công thấy điều đó.

Trước khi “đi ngủ” sáu tuần, trong vòng bảy ngày Kharid chỉ uống sữa, rồi hôm chui vào quan tài thì Kharid rửa ruột và dạ dày. Kharid đi vào giấc ngủ bằng cách ở tư thế thả lỏng, cúi đầu xuống ngực, nhìn bằng ý nghĩ xuống sống mũi, miệng lặp đi lặp lại một cách đơn điệu nhiều lần các tiếng “Baam, Gaam, Zaam, Giaam, Naam”, bắt đầu nín thở. Khi ông đã “ngủ”, môn đệ của ông dùng sáp bịt kín hai mắt, miệng, mũi (để côn trùng khỏi bò vào), đặt ông vào trong một cái bao, rồi đặt nằm vào trong quan tài bằng gỗ.

Quận công hạ lệnh chôn chiếc quan tài đó xuống đất. Trên mộ, người ta còn gieo lúa mì và cử canh gác.

Sáu tuần sau, đến lúc nhà yoga tỉnh dậy. Tất cả dân chúng thành phố Lahor và các làng mạc lân cận đều kéo đến xem kết quả cuộc tranh cãi.

Khi quan tài được mở nắp, chỉ thấy chiếc bao vải được khâu kín, bọc một hình người ở tư thế chẳng tiện lợi chút nào. Bao vải được mở ra và mọi người nhìn kỹ nhà yoga. Người ta nhận thấy toàn bộ cái bao vải bị phủ mốc. Hai tay của nhà yoga nhăn nheo, sờ vào thấy cứng đờ; đầu của Khalid ngoẹo sang một bên vai. Một bác sĩ cầm lấy cổ tay nhà yoga để bắt mạch, không có mạch. Môn đệ của Kharid bắt đầu lấy nước ấm giội lên người thầy và xoa hai cánh tay cho ông, đặt lên đầu ông một tấm bột nhào nóng, cậy sáp bịt lỗ mũi, lỗ tai, cậy miệng và kéo lưỡi ra. Sau đó môn đệ lấy dầu bôi lên mắt nhà yoga, vạch mí mắt cho mở ra; nhưng con mắt thoạt tiên vẫn đờ đẫn như chết, lòng đen không động đậy, không có phản ứng trước ánh sáng. Sau khi thay tấm bột nhào thứ hai, đặt tấm thứ ba lên đầu nhà yoga, thấy cơ thể ông giật mạnh một cái (chứng tỏ dạng trường năng lượng của con người đã nhập vào ông), bắt đầu thấy ông có cử động hô hấp yếu ớt, lỗ mũi hơi phập phồng; tứ chi nở dần, mạch bắt đầu đập rõ, tuy còn rất yếu. Tiếp đó môn đệ nhét một miếng bơ vào miệng thầy và bắt ông nuốt
xuống. Đến lúc này hai mắt he hé của Kharid mở hẳn ra, đã có ánh sống động. Nửa giờ sau, khi biết ngồi trước mặt mình là quận công R. Xing, nhà yoga lên tiếng, giọng rất thều thào, nhưng nghe tạm rõ: “Sao, giờ thì ngài tin tôi chưa ?” Chừng một giờ sau khi được đưa ra khỏi quan tài, nhà yoga Kharid đã hoàn toàn tỉnh táo.

Sau này các bác sĩ có nhiều dịp quan sát các nhà yoga trong tình trạng tương tự. Tờ báo Hindustan Times số ra ngày 27- 28 tháng 10 năm 1958 của Ấn Độ đăng bài phóng sự từ nơi “chôn sống” nhà yoga 52 tuổi Babasra Ramdagia Zhirnara. Sau mười ngày nhịn đói, ông ta được chôn xuống mộ trong trạng thái tiềm sinh (anabios) trong 24 giờ. Trước đó, năm 1950, với sự tham gia của chính nhà yoga đó, đã tiến hành một cuộc thí nghiệm độc đáo, được bác sĩ Ấn Độ Veikel miêu tả trong tạp chí Lantset. Tại thành phố Bombay, trước sự chứng kiến của mười ngàn khán giả, nhà yoga đã ngồi xuống hầm mộ, rồi hầm mộ được bít kín bằng xi măng trong vòng 56 tiếng đồng hồ. Như thế vẫn chưa hết. Tiếp đó người ta bơm nước vào ngập hầm mộ, và nhà yoga ở trong đó thêm sáu giờ rưỡi nữa, rồi ông được đưa lên và được đưa về một bệnh viện ở thành phố Bombay, nơi ông sống lại như thường.

Ngủ đông

Lịch sử loài người đã ghi nhận có những giấc ngủ cực dài.

Cô gái Patricia Maguira khi nghe tin chồng chưa cưới bị chết, cô bỗng nhiên bắt đầu ngáp liên tục. Mọi người khuyên cô đi nằm. Patricia đi nằm và ngủ một giấc liền hơn mười tám năm! 

Cô gái Na Uy Avgustina Langard ngủ một giấc từ năm 1919 đến năm 1941. Suốt hai mươi hai năm đó cô hoàn toàn không thay đổi. Nhưng từ khi cô tỉnh lại, thì cô già đi trông thấy và năm năm sau thì chết.

Cô Nadezhda Lebedina ở thành phố Dnepetrovsk (nước Nga) ngủ một giấc dài hai mươi năm. Cô tỉnh lại vào ngày mai táng mẹ cô. Phải mất tám tháng cổ mới phục hồi được khả năng vận động. Trông cô trẻ hơn hẳn lứa tuổi của mình và hoàn toàn không phàn nàn gì về sức khỏe.

Các trường hợp đó chứng tỏ con người có khả năng giống như động vật, thực hiện giấc ngủ đặc biệt và không cần ăn uống trong một thời gian dài.

Nhịn đói tự nguyện

Một người bình thường có thể sống không cần ăn uống một thời gian khá dài. Thời gian nhịn đói của mỗi người cụ thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố: tình hình an toàn, kiến thức về cách tiến hành nhịn đói, thể tạng (cơ địa) của mỗi người và lứa tuổi.

Tình hình an toàn

Nếu con người bất ngờ rơi vào hoàn cảnh không có gì để ăn uống, thì họ sẽ chết trước hết không phải vì đói, mà là vì kinh sợ và vì không biết cách hành xử khi không có thức ăn.

Mùa hè năm 1942, bốn thủy thủ Nga trên biển Đen bị lâm vào tình huống cách xa bờ mà không có nước ngọt và thức ăn dự trữ. Ngày thứ ba, họ thử uống nước biển. Nhờ nước biển Đen có độ mặn chỉ bằng một nửa so với trên đại dương, nên từ ngày thứ năm trở đi họ quen được với nó. Mỗi ngày họ uống gần hai bị-đông nước biển. Song nỗi sợ hãi, tình huống bất lợi v.v.. đã tác động rất xấu tới họ. Người thứ nhất tắt thở vào ngày thứ 19, người thứ hai – vào ngày thứ 24, người thứ ba – vào ngày thứ 30. Người cuối cùng là đại úy-bác sĩ, được một chiếc tàu tìm thấy trong trạng thái thoi thóp, nửa tỉnh nửa mê vào ngày thứ 36. Trong thời gian qua, người này bị mất 22 kg thể trọng, tức là 32% trọng lượng cơ thể ban đầu của anh ta.

Đầu thế kỷ 20, một nhóm tù nhân gồm mười một người tuyên bố tuyệt thực trong nhà tù thành phố Corca (xứ Ailen). Đến ngày thứ hai mươi, báo chí bắt đầu đưa tin rằng có người tù chết. Sự việc tiếp diễn, báo đưa tin tù nhân chết vào các ngày thứ 30, 40, 50, 60 và 70. Thực ra thì người tù đầu tiên chết vào ngày thứ 74, người thứ hai chết – ngày thứ 88; những người còn lại (9 người) đến ngày thứ 94 thì ngừng tuyệt thực và lại sức dần.

Ở thành phố Odessa (Nga) có một phụ nữ bị bệnh tật giày vò, tinh thần bế tắc, đã quyết định tự tử bằng cách nhịn đói cho đến chết. Chị ta chỉ việc nằm xuống giường mà chờ chết. Chị ta nằm như thế suốt ba tháng, mất 60% thể trọng! Khi đó người ta mới phát hiện ra chị ta trong tình trạng chỉ còn da bọc xương, liền chở chị ta đến phòng mạch của bác sĩ V. Ia. Davydov. Bác sĩ đã điều trị, phục hồi thể trọng cho chị ta bằng một chế độ ăn uống đặc biệt. Ngoài ra, còn phát hiện là các thứ bệnh trước đây từng hành hạ chị ta bây giờ không còn nữa!

Biết cách tiến hành nhịn đói

Nếu người ta không sợ đói và biết cách hành xử trong thời gian nhịn đói, thì có thể nhịn đói rất nhiều ngày một cách có kết quả. Ví dụ, nhà ảo thuật Braxin Adelinu da Silva trong vòng 50 năm hành nghề kiếm sống, đã thường xuyên nhịn đói. Đến tuổi 57, ông đã nhịn đói tổng cộng ba năm, riêng năm 1969 có lần ông nhịn đói 111 ngày!

Một người tên là Suchi trong thời gian từ năm 1886 đến năm 1904 đã được người ta thuê thực hiện mười cuộc thí nghiệm nhịn đói, mỗi lần từ 20 đến 45 ngày.

Một người tên là Marletti từng mấy lần thực hiện các đợt nhịn đói 50 ngày.

Bản thân tôi chưa lần nào nhịn đói quá 27 ngày, nhưng tôi đã gặp, đã đọc, đã nghe kể về những người sống ở nước Nga, nhịn đói từ 30 đến 50, thậm chí đến 91 ngày đêm, nhằm mục đích chữa bệnh, hoàn thiện tinh thần. Ở một số người, việc nhịn đói trở thành hệ thống.

Thể tạng riêng và lứa tuổi

Vì trong thời gian nhịn đói, cơ thể sẽ tiêu hao các mô, cho nên người nào càng nhiều cân thì càng có thể nhịn đói dài ngày. Helein John ở Los Angeles bị bệnh béo phì (nặng 143 kg) đã nhịn đói 119 ngày. Trong thời gian nhịn đói, mỗi ngày bà uống ba lít nước và mỗi tuần tiêm vitamin hai lần. Bà đã giảm được 81 kg và cảm thấy người khỏe khoắn.

Năm 1976, hai bà ở thành phố Glazgo bị bệnh béo phì, để giảm cân, đã nhịn đói, một bà 236 ngày, một bà 249 ngày!

Nếu nói về quan hệ giữa lứa tuổi và việc nhịn đói, thì có thể căn cứ vào ý kiến của Hippocrat qua câu nói sau :

“Những người già dễ dàng chịu đựng cái đói; thứ đến những người đứng tuổi. Khó nhất là thanh niên, đặc biệt là trẻ con; mà trong số trẻ con thì những đứa trẻ hiếu động chịu đói kém hơn cả”.

Bạn thấy đấy, con người có thể sống không cần ăn uống, nhờ sử dụng các cơ chế hoàn toàn khác nhau từ việc “ăn thịt” chính mình đến việc tiếp nhận năng lượng ánh sáng.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng