Các kiểu nhịn ăn gián đoạn
Các kiểu nhịn ăn gián đoạn khác nhau về mặt lượng và chất. Về lượng, đó là thời hạn thực hiện nhịn đói; về chất, đó là cách thức tiến hành nhịn đói. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách nhịn ăn gián đoạn và cách kết hợp sử dụng nước tắm Dao Đỏ, thảo dược ngâm chân khi thực hiện nhịn ăn gián đoạn nhé.
Mỗi người muốn thực hiện việc nhịn đói đều nêu câu hỏi: cần nhịn đói bao nhiêu ngày để trở nên khỏe mạnh, trẻ trung, để có các khả năng đặc biệt?
Lý luận về các giai đoạn của quá trình nhịn nhịn đói và phục hồi sẽ cho phép giải đáp câu hỏi: cần bao nhiêu thời gian để đạt kết quả dự tính? Nhịn đói có hai loại hoàn thành trọn vẹn và loại bị bỏ dở. Quá trình nhịn đói và phục hồi có 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn, trong dạng trường năng lượng và trong thể xác của con người diễn ra các quá trình đặc biệt làm tên gọi cho các giai đoạn đó.
1) Các giai đoạn nhịn đói
a. Giai đoạn thứ nhất
Gọi là “hưng phấn ăn uống”, thường thường kéo dài 2 - 3 ngày. Con người dễ bị kích thích bởi mọi tín hiệu về thức ăn: ngửi thấy mùi thức ăn, nghe nhắc đến thức ăn, nghe thấy tiếng soong nồi bát đĩa, lập tức ứa nước bọt, cồn cào trong bụng, cảm giác buồn miệng muốn nhai, ngủ kém ngon, dễ cáu bẳn, tâm trạng thường là khó chịu. Đôi khi ở người có bệnh, các triệu chứng bệnh nổi lên rõ hơn. Thể trọng giảm nhanh (mỗi ngày sút tới 1 kg). Không khát nước lắm.
Ảnh hưởng của giai đoạn thứ nhất tới dạng trường năng lượng của con người.
Khi con người nhịn ăn và không đáp ứng cảm giác đói, thì bắt đầu từ giây phút đó diễn ra việc lập lại trật tự trong chịu đựng, tuân thủ kỷ luật nhịn đói và bằng cách thức của mình. Con người đó kiểm soát cảm giác mùi vị, cảm giác đói của mình.
Ngủ không ngon, dễ cáu bẳn v.v... ở giai đoạn này chứng tỏ có sự đấu tranh bên trong và bắt cảm giác phải tuân theo ý chí con người. Cứ hai, ba tháng lại nhịn đói vài ba ngày sẽ làm thay đổi thói quen của con người, tạo ra một nhân cách mới về chất.
Những người mà cảm giác đói, sự ghiền rượu, thuốc lá, ma túy khá nặng làm lu mờ phần lớn ý thức, thì thường nôn nóng, đỏng đảnh, đầy cảm giác thương hại chính mình. Họ trở thành nô lệ cho sở thích và cảm giác đói khi thỏa mãn đòi hỏi của chúng. Họ khó lòng nhịn đói, mặc dù nhịn đói sẽ đem lại cho họ nhiều cái lợi hơn cả.
Trong khi chịu đựng sức ép ghê gớm của cảm giác đói ở giai đoạn này (2 ~ 4 ngày đầu tiên), người ta sẽ không còn thèm rượu, thèm thuốc và ma túy nữa.
Giai đoạn “hưng phấn ăn uống” là một sự thử thách, phát hiện “rác rưởi” trong ý thức con người. Mọi cảm giác và ý nghĩ tiêu cực nảy sinh trong 2 - 3 ngày này đều là “rác rưởi”. Khi dọn sạch thứ “rác rưởi” ấy, con người trở nên mạnh mẽ hơn về mặt năng lượng, chống chọi hiệu quả hơn với bệnh tật và điều kiện bất lợi.
Ảnh hưởng của giai đoạn thứ nhất tới các quá trình sinh lý
Giai đoạn “hưng phấn ăn uống” là một stress nhẹ đối với cơ thể. Stress này làm tích cực hóa trước hết “đài chỉ huy” chính của cơ thể người là vùng dưới đồi thị. Vùng này bắt đầu tiết ra những chất khác nhau, có tác động đặc biệt đến các tuyến nội tiết để thích nghi với sự tồn tại không có thức ăn.
24 giờ sau khi nhịn đói, tuyến yên tăng mạnh việc tiết ra hoócmôn phát triển. Nó tích cực hóa hoócmôn tuyến tụy để tăng cường phân giải glucôgen trong gan, bảo đảm nuôi dưỡng cơ thể. Chính nó giải độc cho cơ thể tuyến giáp trạng.
Nếu việc nhịn đói kéo dài quá 24 giờ, vùng dưới đồi thị sẽ tiếp tục chỉ huy làm cho cơ thể thích nghi với cái đói bằng cách tiết ra các hoócmôn thần kinh mô. Các hoócmôn này tạo điều kiện thực hiện các phản ứng thích nghi của cơ thể nhằm giải độc, phục hồi hoạt động của hệ thống miễn dịch, của bộ máy di truyền, lớp bảo vệ tế bào; trung hòa hóa các dị ứng trong cơ thể v.v… Lúc này các thực bào tích cực hủy diệt các vi thể bệnh lý.
Trong 3 - 4 ngày đầu nhịn đói, lượng natri thừa được tăng cường đưa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, qua da, qua ruột..., tiếp sau natri là lượng nước thừa. Đồng thời sự trao đổi chất đạm được bình thường hóa, tất cả những cái đó làm cho mọi dạng phù nề do bất cứ nguyên nhân gì cũng đều phải biến mất.
Như vậy là trong vài ba ngày đầu nhịn đói, bạn đã làm thức tỉnh sinh lý của cơ thể mình, tăng cường sự bảo vệ thực bào và miễn dịch, thải ra ngoài lượng natri và nước thừa. Bạn có thể khỏi những bệnh nào hoạt động vào giai đoạn này và sẽ mất đi 2 - 4 kg thể trọng.
b. Giai đoạn thứ hai
Gọi là “nhiễm axít tăng tiến”. Nó bắt đầu từ ngày 3 sau khi nhịn đói và chấm dứt bằng cơn nhiễm axít thứ nhất – vào ngày thứ 6 - thứ 10.
Từ ngày nhịn ăn thứ 3 - thứ 5, cảm giác đói giảm đi, ghi nhận của bác sĩ Veger, trong số 40 người nhịn đói, có khi mất hắn, trong khi cảm giác khát tăng lên, chỉ có một người có cảm giác đói suốt thời gian nhịn đói.
Nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở trường năng lượng của con người và chứng tỏ có một ổ cảm giác đói rất mạnh mà người ấy không biết cách khắc phục như thế nào. Người ấy cứ luôn luôn nghĩ đến chuyện ăn uống, cho nên kích thích cảm giác đói.
Khi đó bạn cần nghĩ tới đề tài khác. Nói chung thì cảm giác đói không hề hạ thấp hiệu quả của việc nhịn đói, chỉ gây thêm khó khăn mà thôi. Đôi khi, nhất là vào buổi sáng, một số người bệnh kêu nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Các triệu chứng đó sẽ giảm hẳn hoặc biến mất sau khi đi dạo và uống nước suối khoáng. Lớp rêu màu trắng hoặc màu xám trên lưỡi nhiều thêm, môi và lưỡi khô, răng nhiều bựa, miệng có mùi axêtôn, da khô và tái. Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng bệnh mạn tính nổi rõ hơn. Mỗi ngày đêm giảm 300 - 500 gr thể trọng. Sau đó tình trạng của người bệnh thay đổi nhanh chóng.
Bắt đấu giai đoạn thứ ba.
Ảnh hưởng của giai đoạn thứ hai tới dạng trường năng lượng của con người
Ở giai đoạn nhiễm axít tăng tiến, sức sống không còn hao tốn cho việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, bài thải các sản phẩm phân hủy thức ăn, bây giờ bắt đầu “càn quét” tống khứ mọi thứ thừa và khác lạ ra khỏi cơ thể. Đó là lý do vì sao lớp rêu màu trắng hoặc màu xám trên lưỡi nhiều thêm, môi và lưỡi khô, răng nhiều bựa – các triệu chứng đào thải chất xỉ.
Do mệt mỏi và bị nhiễm độc, người nhịn đói cảm thấy thương mình, muốn tiện nghi, không muốn chịu đựng khổ sở, ghen tị với những người xung quanh (“Tại sao mình khổ sở thế này, trong khi họ tha hồ nhởn nhơ?”)
Triệu chứng nặng lên của căn bệnh nào đó chứng tỏ nó đang bị thủ tiêu và việc nhịn đói đang có kết quả tốt.
Khi dạng trường năng lượng của con người được giải thoát khỏi sức ép tâm lý và cảm giác, thì tâm trạng sẽ yên ổn, giấc ngủ trở lại bình thường, hết nhức đầu. Ngày thứ 4 - thứ 5 một số người có thể cảm thấy trong lòng hết sức dễ chịu, thời tiết và mọi người xung quanh đều đáng mến. Nếu trước khi nhìn đói người này hay cãi cọ khó chịu với người khác, thì bây giờ không hề có chuyện đó.
Ảnh hưởng của giai đoạn thứ hai tới các quá trình sinh lý
Từ ngày thứ 2 - thứ 3 sự tiết dịch của ống dạ dày - ruột thay đổi về chất. Axít clohydríc ngừng tiết ra. Thay vào đó, trong dạ dày xuất hiện các axít béo chưa no và chất đạm.
Các axít béo chưa no sẽ kích thích hoócmôn thần kinh mô túi mật, là thứ đè bẹp cảm giác đói.
Bởi vậy, từ ngày thứ 3 - thứ 4, người ta không muốn ăn. Ngoài ra, các axít béo chưa no còn có tác dụng lợi mật. Mật được phát hiện khi nhịn đói ngay cả ở ruột già. Hiệu quả lợi mật mạnh mẽ tạo điều kiện làm sạch gan và túi mật khỏi lượng mật cũ, ứ đọng lâu ngày, phần nào bình thường hóa chức năng của gan mật.
Từ ngày thứ 7 ~ thứ 9 sau khi nhịn đói, dạ dày ngừng hoàn toàn việc tiết dịch tiêu hóa, thay vào đó là chất dịch tự phát, chất dịch này chứa nhiều prôtêin sẽ được hấp thụ lại vào máu qua màng nhầy của dạ dày. Sự xuất hiện và việc sử dụng chất dịch tự phát này khi nhịn đói là một cơ chế thích nghi quan trọng giảm nhẹ việc mất prôtêin và bảo đảm cho cơ thể có nguồn axít amin thường xuyên làm chất liệu xây dựng và phục hồi prôtêin cho các cơ quan quan trọng nhất.
Xin nhấn mạnh một lần nữa: nếu trong thời gian nhịn đói người nào lại ăn thứ gì đó, dù với số lượng không đáng kể, thì người ấy cũng sẽ bị hiện tượng loạn dưỡng. Đó là vì việc định kỳ đưa vào dạ dày dù một số ít thức ăn cũng kích thích nhu động của dạ dày-ruột, khiến các tuyến tiêu hóa cứ tiếp tục hoạt động, cảm giác đói cứ tồn tại. Khi đó cũng phá vỡ quá trình trao đổi chất bình thường. Cơ thể không chuyển sang chế độ dinh dưỡng bên trong đúng lúc; các biến đổi bệnh lý trong tế bào có thể xuất hiện sớm hơn hẳn trước khi cơ thể sử dụng nguồn dự trữ bên trong.
Khi nhịn đói trọn vẹn, người nhịn đói chỉ uống nước, thì không thấy có bất cứ hiện tượng loạn dưỡng nào cả. Cơ thể sẽ thích nghi trong một thời gian nhất định với chế độ dinh dưỡng bên trong (nghĩa là sống bằng dự trữ chất béo, chất đường, chất đạm, vitamin và muối khoáng của chính mình). Hóa ra là sự dinh dưỡng ấy đáp ứng mọi nhu cầu của cơ thể và có đầy đủ giá trị.
Trong giai đoạn thứ hai của quá trình nhịn đói, môi trường bên trong cơ thể được axít hóa bởi các thể xêtôn; axít cácboníc được tích lũy. Điều đó dẫn đến tổ chức lại bộ máy men (enzym) bên trong tế bào, khởi động những cơ chế trước đây không hoạt động. Bộ máy enzym ra sức phân hủy tất cả những gì khá lạ với cơ thể (cơ chế này hóa giải sự nhiễm độc), tức là tích cực hóa sự tự tiêu.
Vì giai đoạn này đã khởi động các cơ chế dinh dưỡng đủ giá trị bên trong tế bào, nên không cần tích cực hóa hoócmôn phát triển nữa, mức độ tuyến yên tiết ra hoócmôn đó sau 5 - 7 ngày sẽ trở lại bình thường. Điều này chứng tỏ, rằng stress nổi loạn mấy ngày đầu tiên đã được thay bằng sự ức chế của hệ thần kinh – toàn bộ cơ thể bắt đầu được nghỉ ngơi. Con người cảm thấy dễ chịu, không chút căng thẳng, đó là tiền đề tốt đẹp để làm sạch triệt để các mô và tế bào của cơ thể.
Như vậy là sau khi trải qua giai đoạn nhiễm axít tăng tiến, con người đã tăng cường mạnh mẽ năng lực bảo vệ của cơ thể, hủy diệt hệ vi sinh gây bệnh, được giải thoát khỏi các chất xỉ đáng sợ nhất, phần nào làm tiêu tan các khối u nhỏ và mỏng; tạo ra sự nghỉ ngơi sinh lý cho hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.
c. Giai đoạn thứ ba
Gọi là giai đoạn bù hoặc giai đoạn thích ứng. Nó bắt đầu sau khi qua cơn nhiễm axít, chấm dứt bằng làm sạch lưỡi và xuất hiện cảm giác đói cồn cào. Độ dài thời gian của giai đoạn này cũng như hai giai đoạn trước, là tùy ở từng người, trung bình nó bắt đầu ở ngày thứ 6 đến thứ 10, kết thúc ở ngày thứ 40 - thứ 70 hoặc muộn hơn. Nó tùy thuộc vào dự trữ mỡ trong cơ thể: càng nhiều mỡ thì càng dài.
Cần chia giai đoạn lâu dài này ra hai phần, phần thứ nhất bắt đầu từ cơn nhiễm axít đầu tiền và chấm dứt bằng cơn thứ hai, tức là từ ngày thứ 6 - thứ 10 đến ngày thứ 23-25.
Phần thứ hai của giai đoạn ba bắt đầu sau khi kết thúc cơn nhiễm axít thứ hai và chấm dứt bằng sự xuất hiện thèm ăn mãnh liệt và bằng việc làm sạch lưỡi, tức là từ ngày thứ 23 - thứ 25 đến ngày thứ 40 ~ ngày thứ 70. Sự chênh lệch nhiều như trên là do thể trọng của những người nhịn đói rất khác nhau, có người nặng 60 - 70 kg, có người nặng 80 - 100 kg.
Ta hãy xem điều gì diễn ra trong cơ thể người ở từng phần của giai đoạn ba và cần áp dụng chúng để làm gì.
Phần thứ nhất của giai đoạn ba diễn ra như sau:
Ngày thứ 6 thứ 10, trong vòng một ngày hoặc vài giờ, thường là ban đêm, trong tình trạng của người nhịn đói sẽ có bước ngoặt rõ rệt – cơn nhiễm axít. Cảm thấy khỏe hẳn lên, giảm hoặc không còn chút mệt mỏi nào nữa, đầu óc tỉnh táo, các cảm giác khó chịu khác nhau trong cơ thể đều chấm dứt; những bệnh nặng lên vào giai đoạn hai nay biến mất.
Ở số người nhịn đói, tình trạng tốt lên này diễn biến thành hình sóng, trong đó đỉnh sóng (lúc dễ chịu nhất ban đầu ngắn, sau đó mỗi lúc một dài thêm).
Lưỡi sạch rêu, miệng bớt tỏa ra mùi axêtôn, sắc mặt khá hơn, mắt sáng long lanh.
Mạch đập bình thường. Mức sút cân là thấp nhất – mỗi ngày đêm 100 -200 gr.
Tâm trạng thường tốt hẳn lên, không còn lo sợ, bớt căng thẳng, chán nản. Tình trạng này tiếp diễn đến khi bắt đầu cơn nhiễm axít thứ hai, là khi sức khỏe giảm sút, các bệnh mạn tính bùng phát. Cơn nhiễm axít thứ hai kéo dài như cơn thứ nhất, nhưng các triệu chứng bệnh thì bộc lộ rõ rệt hơn.
Sau cơn nhiễm axít thứ hai, cơ thể người thực sự được phục hồi, dạng trường năng lượng của con người đậm đặc hơn, có quang phổ sáng rõ. Thể trọng giảm 50 ~ 100 gr mỗi ngày đêm, có khi ít hơn. Tình trạng này tiếp diễn cho đến khi trong cơ thể có các mô phụ có thể phân giải.
Phần thứ nhất này kết thúc bằng sự xuất hiện cảm giác đói cồn cào và lưỡi được làm sạch (việc lưỡi được làm sạch có thể muộn hơn). Điều này chứng tỏ đã chấm dứt quá trình nhịn đói chữa bệnh có lợi cho sinh lý, cần phải ăn uống trở lại. Nếu không sẽ bắt đầu cái đói bệnh lý với những diễn biến nguy hiểm hủy hoại không chỉ sức khỏe, mà cả sinh mạng con người.
Ảnh hưởng của phần thứ nhất giai đoạn ba tới dạng trường năng lượng của con người
Sức sống ở phần này thực hiện trước hết công việc phục hồi các chức năng và cơ cấu của cơ thể.
Dạng trường năng lượng của con người được làm đựng một cách có ý thức. Các ý nghĩ, ham muốn bệnh hoạn tác động tới ý thức con người không còn mạnh như ở giai đoạn một (giai đoạn hưng phấn ăn uống) cứ kiên nhẫn dụ dỗ, “thì thầm” với bạn, rằng bạn chịu đói như thế là giỏi lắm rồi, đủ lắm rồi, đã đạt nhiều kết quả rồi, nên ăn uống trở lại đi thôi. Nếu bạn nghe theo lời “thì thầm” ấy, các ý nghĩ kiểu đó sẽ bám rễ trong ý thức bạn và nảy mầm trong đó. Ví dụ bạn sẽ được giải thoát khỏi sự giận dữ, sự thương hại bản thân, nhưng bạn vẫn kiêu ngạo, cho mình là nhất, và cái đó sẽ dẫn bạn tới các tình huống xấu khác.
Ảnh hưởng của phần thứ nhất giai đoạn ba tới các quá trình sinh lý
Đặc điểm sinh lý cơ bản của thời gian này là cơn nhiễm axít bù. Môi trường bên trong của cơ thể không còn thiên sang phía axít; những hệ thống làm cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới lúc này hoạt động hết công suất, nhất là các tuyến nội tiết. Chính thời gian này sự tự điều tiết của cơ thể đạt tới đỉnh điểm, loại bỏ bệnh tật khỏi cơ thể.
Sau cơn nhiễm axít thứ nhất, việc bảo vệ bằng miễn dịch của cơ thể tăng vọt lên. Chỉ lúc này hoạt động tự tiêu (phân hủy các mô) mới diễn ra hết công suất, tiếp tục loại trừ các khối u, các ổ nhiễm trùng, các mô bệnh lý và các cơ cấu khác lạ khỏi cơ thể.
Nếu ở hai giai đoạn trước, tự tiêu các mô cơ thể là nguồn chất dinh dưỡng duy nhất, thì ở giai đoạn ba này, tự tiêu chủ yếu thực hiện chức năng bác sĩ phẫu thuật tự nhiên.
Do sự đổi mới bộ máy di truyền của các tế bào tạo ra, ở một vài cơ quan xuất hiện các tế bào bổ sung khi nhịn đói. Kết quả là các tế bào già cỗi, thụ động bị loại bỏ; các cơ quan và mô của cơ thể được trẻ hắn lại.
Ảnh hưởng của phần thứ hai giai đoạn ba tới dạng trường năng lượng của con người.
Phần thứ hai của giai đoạn 3 bắt đầu từ cơn nhiễm axít thứ hai. Sự xuất hiện của nó gắn với các quá trình diễn ra trong dạng trường năng lượng của con người.
Mỗi thứ bệnh có “gốc rễ” thông tin-năng lượng của nó, khi gặp điều kiện thuận lợi trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành quá trình bệnh lý. Thông thường, phần lớn bệnh tật tiến triển trong điều kiện thối rữa. Khi nhịn đói, môi trường axít được tạo ra, bệnh tật mất “đất sống”, phải ngừng hoạt động với các biểu hiện bên ngoài dễ thấy, song “gốc rễ” của nó thì vẫn còn. Nếu sau khi nhịn đói người ta cứ giữ nguyên lối sống như cũ, thì “gốc rễ” sẽ lại nhú mầm, bệnh tật sẽ trở lại.
Nếu cơn nhiễm axít thứ nhất loại trừ “thân, cành” của bệnh tật, thì cơn nhiễm axít thứ hai thủ tiêu “gốc rễ” của bệnh tật. Đó là do dạng trường năng lượng của con người được bổ sung dồi dào năng lượng sẽ “đánh bật” thứ năng lượng khác lạ ra khỏi cơ thể. Người nhịn đói sau khi trải qua cơn nhiễm axít thứ hai thường thường được coi như đã khỏi hết mọi thứ bệnh.
“Chất xỉ trí óc” hầu như không hề có. Sau khi vượt qua giai đoạn ba, con người đã biến thành một nhân cách hoàn toàn khác. Bác sĩ Carington miêu tả cảm xúc của một người trải qua một đợt nhịn đói trọn vẹn như sau:
Một cảm giác bất ngờ và hoàn toàn trẻ trung, cảm giác nhẹ nhõm lạ thường và tràn trề sức khỏe xâm chiếm người nhịn đói, làm cho người ấy hài lòng, sung sướng và dồi dào sức sống.
Sức sống sau khi lập lại trật tự thông tin-năng lượng trong cơ thể, ở cơn nhiễm axít thứ hai sẽ không phải hao tốn cho việc chống chọi bệnh tật nữa, mà bắt đầu được tích lũy trong cơ thể. Ảnh quang phổ cơ thể người trở nên sáng rõ. Chính đây là thời gian cơ thể thu nhận các năng lực tiềm tàng.
Ví dụ, một vài người sau đợt nhịn đói có khả năng đọc được ý nghĩ của kẻ khác, hoặc có “con mắt thứ ba”, hoặc có “giác quan thứ sáu”, hoặc có khả năng chữa bệnh cho kẻ khác v.v...
Ảnh hưởng của phần thứ hai giai đoạn ba tới các quá trình sinh lý
Đương nhiên, cơ thể càng ở lâu trong điều kiện cơn nhiễm axít bù, thì các quá trình chữa bệnh phục hồi-trẻ lại diễn ra ở người đó sẽ càng lâu hơn.
Trong thời gian nhịn đói dài ngày, tế bào của một số cơ quan dinh dưỡng đổi mới hoàn toàn mấy lần. Như vậy, bộ máy di truyền lành mạnh được thiết lập, sẽ không còn khả năng dẫn tới các kiểu thoái hóa do đột biến hoặc rối loạn gien nào nữa. Đến lượt mình, điều này làm cho cơ thể ở trong trạng thái ổn định và tích cực cao nhất. Nói khác đi, con người sẽ ở trạng thái sinh lý của lứa tuổi 20 -25, mặc dù tuổi thật là 40, 50, 60, 80 tuổi chăng nữa (hãy nhớ lại trường hợp Paul Bregg).
Độ dài phần thứ hai của giai đoạn ba ở mỗi người nhịn đói một khác. Nó kết thúc bằng việc xuất hiện cảm giác thèm ăn ghê gớm. Lưỡi sẽ không còn chút rêu nào (có khi điều này xảy ra muộn hơn). Lúc này một vài người ngủ kém ngon, hay nằm mơ thấy các món ăn ngon hoặc thấy dấu hiệu kết thúc đợt nhịn đói. Từ giờ phút đó bắt đầu thời kỳ phục hồi, người nhịn đói sẽ ăn uống trở lại.
Đợt nhịn đói được coi là trọn vẹn, đầy đủ, khi trải qua cả ba giai đoạn; và sẽ bị coi là không tron vẹn, không đầy đủ, khi người bệnh chưa đạt tới cảm giác đói ngấu đói nghiến, lưỡi chưa sạch hết rêu.
Nhịn đói phân đoạn (hoặc gián đoạn) được hiểu là hàng loạt đợt nhịn đói gián đoạn, có độ dài thời gian từ cơn nhiễm axít thứ nhất đến cơn thứ hai, và chỉ có đợt nhịn đói cuối cùng mới trọn vẹn.
Nhịn đói gián đoạn được áp dụng trong trường hợp cần giải quyết các vấn đề sức khỏe nảy sinh. Ví dụ trong lúc bệnh kịch phát, thì thực hiện nhịn đói gián đoạn để bình thường hóa nhiệt độ và loại trừ các triệu chứng quá rõ.
Nhịn đói trọn vẹn rất ít khi được áp dụng để điều trị các bệnh mạn tính nặng và để tự hoàn thiện bản thân.
Nhịn đói gián đoạn thay thế cho nhịn đói trọn vẹn. Không phải khi nào con người cũng có thể chịu đựng nổi đợt nhịn đói trọn vẹn. Còn một loạt các đợt nhịn đói gián đoạn, cuối cùng cũng đem lại hiệu quả trọn vẹn, thì người nào cũng có thể chịu được.
Khi đó, độ dài của đợt nhịn đói đầu tiên phải lâu hơn cơn nhiễm axít thứ nhất. Thời gian phục hồi dài đúng bằng thời gian nhịn đói.
Đợt nhịn đói thứ hai phải có dài đạt tới cơn nhiễm axít thứ hai, còn thời gian phục hồi thì dài vốn rưỡi đến gấp đôi thời gian nhịn đói.
Đợt nhịn đói thứ ba phải kéo dài tới khi xuất hiện cảm giác đói ngấu đói nghiến và lưỡi sạch rêu. Trong một số trường hợp (khi cơ thể bị tổn thương nặng) phải thực hiện đến năm đợt nhịn đói gián đoạn, thậm chí sang năm sau phải lặp lại chúng cho khỏi hẳn. Trong thời gian phục hồi giữa các đợt nhịn đói, không được ăn những thức ăn chứa đạm động vật (thịt, sữa, phó mát, trứng v.v...) Hiệu quả chữa bệnh của việc nhịn đói vẫn còn tiếp tục ở thời gian này.
Cần biết rằng, để chữa bệnh, để hoàn thiện trí tuệ và tinh thần, người ta sử dụng ba giai đoạn nhịn đói (cho đến lúc xuất hiện cảm giác đói ngấu và lưỡi sạch rêu). Cấm áp dụng giai đoạn kiệt sức.
2) Thời kỳ phục hồi
Quá trình tác động của phương pháp nhịn đói kéo dài không chỉ trong thời gian nhịn đói, mà cả thời gian cần thiết cho sự phục hồi sau đó. Bởi vậy, nhịn đói là giai đoạn thứ nhất làm việc với cơ thể mình, còn phục hồi sau khi nhịn đói là giai đoạn thứ hai.
Có một quy luật sinh học phổ biến là: sau khi chấm dứt quá trình ức chế, chắc chắn sẽ xảy trình hưng phấn. Quy luật này đã được I.P. Pavlov và các học trò của ông nghiên cứu, rồi diễn đạt bằng luận đề sau:
Quá trình suy kiệt (ức chế) càng mạnh và sâu bao nhiêu, thì quá trình phục hồi càng mạnh và sâu bấy nhiêu.
Nói khác đi, đó là sự rèn luyện sức sống.
Nhịn đói tạo ra tình trạng suy kiệt – ức chế. Sau khi ngừng nhịn đói, sẽ có sự nâng cao khả năng phục hồi (sức sống) của cơ thể.
Đặc biệt đáng chú ý là sự tự đổi mới của các mô được bắt đầu từ ngày đầu tiên sau khi ngừng nhịn đói. Điều này khiến ta phải chú ý đặc biệt tới tầm trọng của thời kỳ phục hồi.
Nhiều chuyên gia cho rằng hiệu quả áp dụng phương pháp nhịn đói phụ thuộc không chỉ vào bản thân việc nhịn đói, mà còn vào đặc điểm của thời kỳ phục hồi.
Từ ngày đầu tiên ăn uống trở lại, xuất hiện những tế bào ra sức tổng hợp AND. Những ngày tiếp theo, số lượng các tế bào ấy mỗi ngày một nhiều thêm.
Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu dạ dày- ruột phát hiện rằng ở các bệnh nhân sau đợt nhịn đói 28 ngày, trong dạ dày xuất hiện các tế bào mới với chất nguyên sinh màu sáng, các tế bào này trong thời gian 20 - 30 ngày dần dần biến thành những tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ dạ dày khỏi bị tổn thương. Sau nhiều đợt nhịn đói, ngay dạ dày của những bệnh nhân bị bệnh dạ dày nặng cũng như được “mạ thiếc” vậy.
Muốn thực hiện thời kỳ phục hồi đúng cách, cần thế nào cho đúng cách. Thức ăn của con người trải có hiểu biết chuyên môn, nhưng chủ yếu là ăn uống qua sự tiến hóa riêng, trong thời gian nhịn đói, sự tiến hóa ấy diễn ra hai lần.
Chúng ta hãy xem xét quá trình từ lúc đầu, từ tế bào trứng tách ra. Ở giai đoạn ấy con người là một nhóm tế bào không nhiều lắm. Trong tuần lễ sống đầu tiên, “con người” được nuôi bằng những gì mà tế bào tích lũy được trước đó. Đó là chất dinh dưỡng lòng đỏ trứng – mỡ, đạm và các sắc tố.
Khi tiếp tục phân chia, tế bào của cơ thể người “ăn” trong vòng một tuần dự trữ lòng đỏ. Sự sống tiếp theo là nhờ cái màng đặc biệt của phôi thai – cái lá nuôi, mà các enzym của nó tiêu hóa các mô của cơ thể người mẹ và hấp thụ lấy chất dinh dưỡng. Tiếp đó nó được nuôi bằng máu - máu đem chất dinh dưỡng đến từng tế bào. Cuối cùng, khi con người ra đời, việc nuôi dưỡng được thực hiện thông qua ống dạ dày-ruột. Nói cách khác, đó là quá trình đi từ tế bào của cơ thể tới môi trường bên ngoài qua hàng loạt cơ chế – trung gian thích nghi (máu và cơ quan tiêu hóa).
Như vậy việc ăn uống của con người là sự nuôi dưỡng từng tế bào của cơ thể một cách cụ thể. Nhưng nuôi dưỡng ấy xảy ra, cần phải bình thường hóa hoạt động của ống dạ dày-ruột (một cái kho thực phẩm), của máu (hệ thống phân phối vận chuyển) và các enzym ngay trong bản thân tế bào (người tiêu dùng thức ăn).
Trong thời gian nhịn đói, nhất là nhịn đói dài ngày, trong cơ thể người diễn ra quá trình ngược lại từ môi trường bên ngoài đi vào tế bào. Ở giai đoạn thứ nhất của việc nhịn đói, ống dạ dày-ruột phải môi trường chất lỏng của cơ thể (như máu, limfa v.v..) phải tạo nên một môi trường tích cực hóa các enzyme bên trong tế bào (như ở cái lá nuôi).
Giai đoạn thứ ba của sự nhịn đói là việc tiêu dùng tích cực tất cả những gì thừa và lạ trong cơ thể. Sau phần thứ hai của giai đoạn ba, việc dinh dưỡng của cơ thể giống như việc dinh dưỡng của tế bào trứng – tiêu dùng chất dinh dưỡng dự trữ của bản thân tế bào. Nếu trong thời gian này không đưa chất dinh dưỡng từ bên ng vào, thì chẳng mấy chốc nó sẽ chết vì suy kiệt.
Quá trình ăn uống trở lại sau khi nhịn đói phải khởi động những cơ chế tiêu dùng thức ăn bị ngưng trước đó, và phải ngưng lại những cơ chế đã hoạt động trong thời gian nhịn đói. Dĩ nhiên việc đó cần đến không chỉ thời gian, mà cả các loại thức ăn đặc biệt giúp cơ thể tổ chức lại và nếu có thể thì kéo dài tác dụng hữu ích của việc nhịn đói. Nếu coi nhẹ việc đó, thì có thể xóa sạch tác dụng chữa bệnh của việc nhịn đói, gây nguy hại cho mình, thậm chí có thể mất mạng.
Vấn đề ăn uống trở lại sau khi nhịn đói sẽ được bàn ở phần sau. Còn ở đây chúng tôi chỉ miêu tả những quá trình diễn ra trong cơ thể người vào thời kỳ phục hồi.
Các quá trình này cũng có thể chia làm ba giai đoạn, trong đó cơ thể người chuyển từ dinh dưỡng nội mô sang việc tiếp nhận thức ăn từ bên ngoài.
a. Giai đoạn thứ nhất
Gọi là giai đoạn “suy nhược” và có đặc điểm của nó. Về cơ bản, các đặc điểm ấy lệ thuộc vào thời hạn nhịn đói, bởi lẽ cần phải khởi động sự tiêu hóa bên ngoài đã bị ngưng lại trong thời gian nhịn đói.
Nếu một người nhịn đói qua giai đoạn “hưng phấn ăn uống” 2 ~ 3 ngày, thì sẽ không nảy sinh vấn đề tiêu hóa khi ăn uống trở lại. Có thể ăn uống y như trước lúc nhịn đói.
Nếu một người nhịn đói qua giai đoạn “nhiễm axít tăng tiến” 6 – 10 ngày, thì khi ăn uống trở lại, cần làm hai việc sau: để cơ thể tống ra bên ngoài những chất xỉ đã được chuyển dịch trong thời gian nhịn đói, và “khởi động” việc ăn uống. Trong 6 ~ 10 ngày đó, chất xỉ ô ạt đi vào máu.
Nếu ăn ngay thức ăn nấu chín và thức ăn nặng (như khoai tây bơ, thịt, phó mát, súp, bánh sữa v.v...), thì cơ quan tiêu hóa mới hoạt động trở lại không thể tiêu hóa trọn vẹn thức ăn, sẽ đưa vào máu các “bán thành phẩm”, làm cho máu bị nhiễm bẩn. Các chất xỉ đã chuyển dịch khỏi chốn chúng từng lắng đọng nay phải trả trở lại các mô gân, mô mỡ v.v…
Kết quả là người ấy có thể bị đau hoặc bị những bệnh mà trước khi nhịn đói chưa hề bị. Các bệnh cũ thì có thể khỏi. Đây là hiện tượng chất xỉ bị đẩy từ chỗ này sang chỗ khác trong cơ thể.
Thức ăn sau 6 -10 ngày nhịn đói phải là chất lỏng (nước ép từ rau quả, nước sắc cây cỏ có pha thêm mật ong), rau quả tươi, cũng có thể là rau luộc gần chín - trong 3 đến 4 ngày đầu. Chớ ăn no. Để làm sạch lưỡi, trước mỗi bữa ăn nên nhai kỹ một mẩu bánh mì với tép tỏi, nhai thật kỹ rồi nhổ đi. Nhờ đó khoang miệng và lưỡi sẽ sạch và hồng. Rêu lưỡi trong mấy ngày này, chứng tỏ có thể vẫn đang được tiếp tục làm sạch.
Bắt đầu từ ngày thứ 3 - 4 đến ngày thứ 6-10, bên cạnh thức ăn đã kể, cần bổ sung bánh mì đen, cháo gạo lứt nấu với tảo dẹp; và chỉ sau đó mới ăn uống như bình thường (tốt nhất nên theo như tập I của bộ sách Chữa bệnh không dùng thuốc). Tiêu chí để chuyển hẳn sang ăn uống bình thường là lưỡi hết rêu. Dấu hiệu đó chứng tỏ thời gian làm sạch tích sau khi nhịn đói đã chấm dứt.
Nếu bạn làm như thế, bạn sẽ tống khứ nốt chất xỉ ra khỏi cơ thể, sẽ khởi động từ từ hoạt động tiêu hóa, tiếp tục làm sạch cơ thể và sẽ gầy bớt đi.
Nếu nhịn đói qua giai đoạn “thích ứng” cho đến cơn nhiễm axít thứ hai – 23 ~ 25 ngày, thì việc tiêu hóa bên ngoài bị ngưng triệt để hơn, còn quá trình loại bỏ chất xỉ được thực hiện hết công suất.
Trường hợp nhịn đói lâu như thế này, việc ăn uống trở lại phải rất thận trọng và phải biết cách. Nên bắt đầu từ nước rau ép pha nước cất. Hai ngày đầu uống nước rau ép pha 50% nước cất, hai ngày tiếp theo uống nước rau ép pha 1/3 nước cất, hai ngày tiếp nữa uống nước rau ép không pha nước cất. Nếu không có nước rau ép, thì uống nước sắc cây cỏ; sau đó mới ăn dần cháo và chút bánh mì đen. Trước bữa ăn đừng quên nhai kỹ mẩu bánh với tép tỏi rồi nhổ đi.
Nếu sau khi nhịn đói cảm thấy rất thèm ăn, thì là cơ thể không bị nhiễm độc; hai là cơ thể tự “khởi việc ăn uống ở thời kỳ phục hồi sẽ dễ dàng hơn. Một là cơ thể không bị nhiễm độc, hai là cơ thể tự khởi động việc tiêu hóa. Lời khuyên duy nhất trong trường hợp này là đừng ăn no và nên sử dụng thức ăn thực vật không qua tinh chế.
Người trải qua đợt nhịn đói trọn vẹn, lúc kết thúc quá trình nhịn đói sẽ cảm thấy hết sức thèm ăn. Lần đầu tiên uống chừng 100-200gr nước ép rau củ đã thấy rất no; nhưng chỉ nửa giờ sau đã lại đói meo. Cơn khát được thỏa mãn hoàn toàn bằng nước rau ép. Lúc này người nhịn đói lại cảm thấy mệt mỏi hơn, vì một phần năng lượng phải tiêu hao cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Lúc đó nên đi nằm. Đại tiện thường bắt đầu sau hai, ba ngày. Trọng lượng cơ thể vẫn tiếp tục giảm sút (mỗi ngày 100 ~ 200 gr) trong một, hai ngày đầu.
Giai đoạn suy nhược của thời kỳ phục hồi được đặc trưng bởi sự hưng phấn của loại người có chất “Gió”. Để khắc phục nó, cần hàng ngày tắm bằng bài thuốc tắm thảo dược của người Dao Đỏ.
b. Giai đoạn thứ hai
Gọi là giai đoạn “phục hồi mạnh mẽ”, bắt đầu khi cơ thể “khởi động” hệ thống tiêu hóa. Việc phục hồi chức năng tiêu hóa tùy thuộc vào thời gian nhịn đói trước đó. Nếu nhịn đói chỉ 2 - 3 ngày, thì giai đoạn này đến ngay tức thời; nếu nhịn đói 6 ~ 7 ngày, thì giai đoạn phục hồi bắt đầu từ ngày thứ 3 ~ 4; nếu nhịn đói 20 - 30 ngày, thì giai đoạn phục hồi bắt đầu từ ngày thứ 5 ~ 7; nếu nhịn đói trọn vẹn, thì nó sẽ đến nhanh hơn – vào ngày thứ 4 ~ 6.
Cảm giác thèm ăn tăng nhanh. Bây giờ muốn thỏa tăng lên nhanh, ở mức tương đương như tốc độ giảm khi nhịn đói; có khi tăng cân nhanh hơn. Đồng thời thể lực cũng tăng dần, sức khỏe tốt lên, tâm trạng cũng vậy; các triệu chứng bệnh phần lớn biến mất. Huyết áp bình thường, mạch ổn định, đại tiện bình thường. Cảm giác thèm ăn và tâm trạng thoải mái kéo dài lâu gấp rưỡi, gấp đôi thời gian nhịn đói.
Sai lầm lớn nhất và phổ biến của giai đoạn phục hồi này là không biết kiểm soát cảm giác thèm ăn. Cần ăn uống có chừng mực, có lựa chọn.
Thời gian nhịn đói càng dài, giai đoạn phục hồi mạnh mẽ càng lâu.
c. Giai đoạn thứ ba
Gọi là giai đoạn “bình thường hóa”. Cảm giác thèm ăn trở nên vừa phải, tiêu hóa bình thường. Điều này chứng tỏ đã phục hồi hoàn toàn việc dinh dưỡng từ bên ngoài. Tâm trạng bình thản.
Đề phòng:
Trong giai đoạn này đừng quá say sưa với các thức ăn thực vật tươi sống giàu chất balat, như bắp cải, cà rốt, lá rau. Điều đó dẫn tới việc tăng cường đáng kể các quá trình lên men và tạo nhiều hơi (khí hydrô). Mà điều đó chính là tăng cường thể chất loại “Gió” và tất cả những gì bất lợi do nó gây ra (như đau lưng, lạnh trong người, chứng khó tiêu v... Hãy cân bằng khẩu phần ăn gồm đủ các món cháo, rau, trái cây chứa chất balat. Đừng dùng thức ăn ướp lạnh, nhất là những người có thể tạng loại “Gió” và bị chứng đầy hơi.
Sự bắt đầu giai đoạn ba cũng tùy thuộc vào độ dài của đợt nhịn đói trước đó.
Căn cứ các biểu hiện của người nhịn đói trong giai đoạn nhịn đói và giai đoạn phục hồi, có thể biết hiệu quả của việc nhịn đói. Nếu biểu hiện rõ ràng và xuất hiện đúng lúc, thì việc nhịn đói lập tức đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Xem thêm