Những ảnh hưởng tốt của việc nhịn ăn
Nhịn ăn có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, nhịn ăn gián đoạn không những giúp giảm béo mà còn giúp đào thải các chất độc, thanh lọc cơ thể. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ảnh hưởng tốt của việc nhịn ăn.
- Việc nảy nở và cải tạo chung cho cơ thể:
Người ta đã thí nghiệm nhiều lần và thấy rằng sau một thời gian bắt con vật nhịn ăn, ta lại cho nó ăn uống phải phép thì nó bắt đầu lớn lại một cách nhanh chóng trông thấy và trong một thời gian tương đối ngắn thu hồi lại số cần bị sụt xuống trước kia hoặc lên cân hơn cả hồi trước.
Sự lên cân này là biểu hiện một quả trình cường thịnh của sự nảy nở. Đó không phải là một sự tích trữ những chất dự trữ mà cả một sự vượt dậy của sinh lực. Có cả một sự lớn mạnh của các tế bào, một sự tích lũy các chất để dành dưới hình thức dự trữ nội bào và gian bào.
Các chất đạm được hấp thụ trong một cơ thể non trẻ đang kỳ nảy nở. Thường thường chỉ trong khoảng một thời gian ngắn mà cơ thể lớn mạnh bằng cả mấy năm. Nhịn ăn đã đổi mới cơ thể, các tế bào trẻ lại và rất giống với tế bào thuở phôi thai. Da dẻ non trẻ trông thấy, những vết sạm, những mụn nhọt đều biến mất để phô bày một lớp da mịn màng tươi tắn, mắt trong và sáng hơn, mọi người nhịn ăn đều công nhận như vậy. Điều ấy chính là nguyên nhân của những hiệu quả cường tráng và non trẻ lại của phép nhịn ăn.
Nghiên cứu các hiện tượng về tổ chức học sau thời gian nhịn ăn, người ta thấy rằng không có một sự hư biến nào ở các mô, trừ khi cơ thể lâm vào tình trạng đói ăn.
– Tinh thần, giác quan và tình dục được cải thiện:
Levanzin nói: “Trong thời kỳ nhịn ăn, sức mạnh về thề chất đã không mất mà năng lực tinh thần lại tăng lên một cách đặc biệt. Trí nhớ phát triển một cách lạ lùng, tri tưởng tượng đạt đến mức phong phú”. Những sự cải thiện này phải nói rằng phần lớn là nhờ sự tẩy sạch các độc tố của não. Những lượng máu và năng lực tinh thần đáng lẽ phải dùng trong việc tiêu hóa nay được sung dụng đến bộ não để suy tư. Sự nhịn ăn còn tăng thêm khả năng kiềm soát, kiềm chế các dục vọng say mê. Bác sĩ Shelton, Carrington đã chữa lành không biết bao nhiều trường hợp các bệnh thần kinh tâm thần.
Trong thời gian nhịn ăn các giác quan đều trở thành tinh nhuệ hơn. Mắt trở nên trong sáng, có nhiều người có thể bỏ kính mà vẫn thấy rõ, nhìn xạ. Xúc giác cũng nhạy hơn, tinh vi hơn. Vị giác trở nên tinh tế sắc bén hơn. Thính giác thường có kết quả rõ ràng hơn cả, có lẽ một phần do tình trạng thần kinh, một phần nhờ các bộ phận trong tai được tẩy sạch. Khứu giác trở nên nhạy cảm, mũi có thể ngửi thấy mùi vị mà trước kia không thè ngửi thấy được.
Nhịn ăn tống khứ các chất thừa thải và cặn bã ra khỏi cơ thề, lăng thêm sinh khi cho thần kinh hệ nên đã cải tạo một cách hiệu quả các giác quan đã suy yếu vì bệnh tật, vì tuổi tác, vì bị đầu độc bởi các thức ăn tinh chế nhuộm màu, các thức ăn thiếu quân bình Âm Dương không phù hợp cho cơ thể của con người.
Nhịn ăn còn giúp con người đủ tự chủ đề kiểm soát vấn đề tình dục của mình, giúp cơ thể chữa lành những quái trạng bất thường của tình dục. Chứ không phải là phương thức khổ hanh, tuyệt dục như người ta thường lầm tưởng. Bác sĩ Shelton nêu lại rất nhiều trường hợp do chính ông săn sóc, ví dụ: Một người đàn ông trung niên, bị bất lực đã nhiều năm, sau 31 hôm nhịn ăn đã phục hồi dương lực một cách nhanh chóng ngoài ước vọng. Một người đàn bà lấy chồng đã 10 năm mà không có con, chỉ sau kỳ nhịn ăn có 10 ngày đã thụ thai v.v...
Nhịn ăn là phương pháp thuận thiên nhiên đề giúp mọi sinh hoạt cơ thể trở lại quân binh thiên nhiên vốn sẵn có.
- Tăng sức mạnh :
Phần đông người ta thường nghĩ rằng ăn mới đem lại sức mạnh và không mấy ai hiểu rằng ngừng ăn mới cho sức mạnh. Mới xem qua thì dường như trái ngược đối với những người chưa hề kinh nghiệm trong phép nhịn ăn, nhưng thật ra luôn luôn người ta được thêm sức mạnh trong lúc nhịn ăn.
Trước sự ngạc nhiên của 16000 khán giả ở Madison Square Garden, Ông Low sau 8 ngày nhịn ăn đã biểu diễn lập lại 9 kỷ lục thế giới về sức lực và dẻo dai mà ông ta đã giữ trong nhiều năm. Những kỷ lục này được thi đua với những người được ăn uống đầy đủ. Ông lại còn chiếm thêm được nhiều kỷ lục nữa sau nhiều lần nhịn ăn khác. Đây là câu trả lời hùng biện nhất cho các bác sĩ thường bảo rằng nếu cứ nhin ăn độ một tuần thì đi không nổi, còn nếu nhịn ăn gắng thêm ít hôm nữa là nguy rồi đấy. Không chỉ đối với những vận động viên thể thao mà mọi người, kể cả những nhà lao động trí óc như viện sĩ hàn lâm A. A. Mikulin, hàng năm ông vẫn tiến hành một hoặc hai đợt nhịn đói, mỗi đợt 7 ngày.
Trong tác phẩm “Sự sống lâu tích cực” của ống có viết về nhịn đói theo cách thức như sau:
Buổi chiều tối trước ngày bắt đầu đợt nhịn đói; tôi tẩy ruột bằng nước với nhiệt độ bình thường trong phòng. Sáng sớm hôm sau tôi lại làm thủ tục này. Sau những lần tẩy ruột ấy, hàng ngày tôi vẫn tiến hành tập thể dục buổi sáng và đi dạo bộ trong khoảng 1 – 2km.
Trong khoảng thời gian này, xuất hiện cảm giác đói. Song thay cho việc ăn thì tôi lại uống 1 – 2 cốc nước chín, Khi nước vào dạ dày cảm giác đói biến đi. Suốt ngày tôi vẫn làm việc bình thường và như vậy lại dẫn đến những lúc đói. Cử mỗi lần xuất hiện cơn đói tôi lại uống nước chín. Mỗi khi đi ra khỏi nhà, tôi phải mang theo bình nhỏ đựng nước. Chính nước đã làm sạch cơ thể và giúp tôi qua những cơn đói.
Cứ như thế, tôi trải qua 7 ngày nhịn đói. Buổi chiều tối và buổi sáng tiến hành tẩy ruột hàng ngày và thay thế cho thức ăn tôi uống từ 10 – 12 cốc nước một ngày. Tuyệt đối không được dùng bất kỳ loại thuốc gì hoặc ăn các loại thực phẩm, uống nước chè, đường... Một chén nước chè sẽ làm cho cả đợt nhịn đói không còn ích lợi gì, bởi vì nó gây nên tiết dịch vị của dạ dày. Trong khi đó, nếu như tôn trọng những quy định nói trên thì đến ngày thứ 3 việc tiết dịch vị đã chấm dứt và cơ thề đã bắt đầu tiêu hao những tế bào của mình. Vậy những tế bào nào sẽ được sử dụng trước? Thông thường, mọi người sẽ trả lời câu hỏi này là “mỡ”, nhưng điều đó không đúng. Trước hết cơ thể sẽ sử dụng những tế bào không lành mạnh. Bởi vậy đã diễn ra quá trình chữa bệnh ngay trong thời kỳ nhịn đói.
Nếu trong thời gian nhịn đói cảm thấy yếu mệt thì cần hết sức nhanh chóng thực hiện việc tây ruột bổ sung.”
Bác sĩ Levanzin nói : “Những người cảm thấy đuối sức trong lúc nhịn ăn đều là những người nóng nảy và rất dễ xúc động nên sự liệt nhược đó chỉ là những hiệu quả độc hại của sự tưởng tượng quá phong phú".
Bác sĩ Shelton kể lại chuyện một người bệnh được ông chữa lúc mới đến phải bò để leo lên các bậc thang gác, sau khi nhịn ăn thì sức khỏe hồi phục từng ngày một, đến ngày thứ 18 thì ông ta chạy lên chạy xuống cầu thang một cách dễ dàng.
Sức mạnh là sự hợp tác của bắp thịt, của thần kinh và sự tinh sạch của máu. Ta nên phân biệt sức mạnh thực sự và cảm tưởng nghĩ rằng mình mạnh. Con người có thói quen mỗi ngày ăn 3 bữa sung túc rồi uống rượu, cà phê, hút thuốc, đến khi họ thiếu đi là người ta cảm thấy yếu đuổi, uề oải, tiều tụy, đưa tay không nồi. Thật ra sự yếu đuối đó chỉ là sự thu hồi năng lực của bắp thịt.
Hiện tượng này nếu có xảy ra thì chỉ trong 3, 4 hôm đầu mà thôi và người nhịn ăn nếu làm cử động ít phút đi thì sau đó sức mạnh sẽ trở lại với bắp thịt và cảm thấy khoẻ mạnh ngay. Hiện tượng yếu đuối thường xảy ra ở người ăn thịt, cá nhiều, ăn nhiều đồ gia vị, các thức kích thích, rượu, cà phê v.v... hơn là những người ăn chay. Trạng thái này tương tự tình trạng những người nghiện thiếu thuốc hoặc thiểu rượu lúc cơn nghiện đến.
Ta nên đề ý đến sự khác nhau giữa cảm giác yếu đuối và sự suy nhược thật sự về sinh lực. Carrington nói rằng: “Trong những trường hợp quả suy nhược vì bệnh tật tức là sinh khí đến mức kiệt quệ thì hậu quả về sự tăng thêm sinh lực nhờ nhịn ăn càng được rõ rệt hiển nhiên. Trên lý thuyết nhịn ăn trong những trường hợp như thế tức là đem cái chết nhanh cho người bệnh, nhưng trên thực tế thì trải hắn: sức khoẻ và sinh lực trở lại với người bệnh và tăng thêm trong thời kỳ nhịn ăn”.
Xem thêm