Tác dụng của nhịn ăn gián đoạn
Nhịn ăn gián đoạn là một phương pháp không những giúp bạn giảm béo hiệu quả mà còn giúp chữa nhiều chứng bệnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của nhịn ăn gián đoạn, những quá trình diễn ra trong cơ thể người khi nhịn đói.
Thời cổ đại, y học không tách khỏi các lĩnh vực còn lại của hoạt động nhận thức và nó đáng được coi là số một về sự thông thái. Nhờ thế chúng ta có được những bằng chứng sớm nhất về việc nhịn đói của đức Phật, Jésu Kitô, Mahomet, cũng như của các nhà thông thái như Pitagor, Socrat, Platon v.v...
Trong nhiều thiên niên kỷ đã thu thập được vô số tài liệu thực tế chứng minh hiệu quả đa dạng mà con người đạt được khi nhịn ăn gián đoạn. Các hiệu quả đa dạng ấy có thể quy về hai phạm trù – tác động tới dạng trường năng lượng (tới ý thức) của con người và tới thể xác.
Các phương pháp và kết quả cải biến ý thức của con người nhờ nhịn đói dần dần bị quên lãng và bị thay thế bởi những kết quả hiển nhiên hơn, thể hiện ở thể xác.
I. NHỮNG QUÁ TRÌNH DIỄN RA TRONG DẠNG TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CỦA CON NGƯỜI
Nhịn đói là một môn khoa học mới, đặc biệt về con người.
Sự trừng phạt bạn – ấy là các thói quen có hại; phần thưởng lớn lao của bạn – ấy là lối sống lành mạnh.
Đối với dạng trường năng lượng của con người, việc nhịn đói có tác dụng hai mặt: luyện sức sống cho cơ thể để phục hồi và đổi mới, thanh lọc ý thức khỏi các sức ép tâm lý gây bệnh.
Các nhà thông thái thời cổ đã sử dụng chính hai tác dụng ấy của việc nhịn đói để đạt tới sự sáng suốt và thiêng liêng.
1) Cái đói và sức sống của cơ thể
Thế nào là sức sống của cơ thể? Chúng ta sẽ dùng thuật ngữ này để biểu thị cấp độ thông tin - năng lượng của cơ thể con người đang điều khiển sự phát triển của cơ thể từ trạng thái tế bào trứng đã thụ thai đến trạng thái con người trưởng thành sinh dục, rồi tiếp tục duy trì cơ thể ở trạng thái ổn định cho đến suốt đời.
Để rõ hơn, ta hãy nói về sức sống như sau: con người có thể xác, trong đó diễn ra các quá trình sinh lý; đằng sau thể xác và những quá trình diễn ra trong đó ấy là cấp độ các trường năng lượng khả thể; các trường năng lượng tạo nên cấp độ lượng tử của cơ thể người; cấp độ lượng tử của cơ thể người được tạo nên và được duy trì bởi một cấp độ thông tin-năng lượng cao hơn, mà ta gọi là sức sống hoặc năng lượng sống.
Thuật ngữ “Pracriti” của người Aiurved được hiểu như sau: bản chất đích thực của con người bao gồm sức sống và cấp độ lượng tử sức sống tạo ra. Tất cả những cấu tạo tiếp sau của cơ thể người, như trường năng lượng, các quá trình sinh lý, các mô và trọng lượng cơ thể của con người trưởng thành, đều có thể biến đổi trong quá trình sống, chỉ trừ “pracriti”.
Rất nhiều nhà khoa học và thầy thuốc viện dẫn năng lượng sống (sức sống) và vai trò của nó trong quá trình nhịn đói. Ở đây tôi sẽ dẫn ra các câu chuyện kể của họ để bạn hình dung rõ hơn về hiện tượng quan trọng đó.
Paul Bregg:
Năng lượng sống vốn được sử dụng để hấp thụ thức ăn, trong thời gian nhịn đói sẽ được dùng vào việc thải chất độc ra khỏi cơ thể. Khi bạn nhịn đói, cơ thể dùng năng lượng sống mà tự làm sạch, tự chữa bệnh cho mình và tự khôi phục.
Hàng ngàn việc đòi hỏi năng lượng và năng lượng hơn nữa! Năng lượng là thứ rất có giá trị, song lại không thể đóng nó vào chai hay hộp để mua về. Nhiều người cứ tưởng có thể thu được năng lượng từ thuốc men, rượu, thuốc lá, cà phê, trà, pepsi-côla; nhưng họ đã lầm. Năng lượng – ấy là phần thưởng cho một cuộc sống gần với cuộc sống tự nhiên. Sự suy giảm năng lượng sẽ làm chậm lại hoạt động của toàn bộ hệ thống bài tiết ở thận, da và phổi. Các cơ quan ấy sẽ không đủ lượng để thực hiện đầy đủ, hết công suất, chức năng của chúng. Khi đó các loại chất độc sẽ không được thải khỏi cơ thể, cứ tích lại và gây ra đủ thứ tác hại.
Nhịn đói – ấy là chiếc chìa khóa để mở cửa kho năng lượng mà tự nhiên cất giấu. Nhịn đói đạt tới từng tế bào, từng cơ quan và tạo ra sức sống.
Bây giờ chúng ta hãy xem những yếu tố nào hạn chế sức sống của cơ thể.
Như thế là hiện chúng ta có:
- Sức sống, cái đang điều khiển sự phát triển và tồn tại của cơ thể con người.
- Mô hình lượng tử của cơ thể người, là tiền thân của thể xác và các chức năng sinh lý.
- Trường năng lượng đang điều khiển các quá trình sinh lý nào đó, ví dụ sự cương cứng dương vật ở người đàn ông. Trong quá trình sinh lý ấy, trường năng lượng bơm máu tới làm cương cứng dương vật.
- Các mô của cơ thể người, có cấu tạo nhất định nào đó.
- Trí óc của con người, dựa vào các giác quan trí nhớ. Trí óc con người là một “cơ quan đặc biệt” mà nhờ nó con người tác động qua lại với môi trường xung quanh.
Nếu xem xét dưới góc độ đó, cơ thể người về mức độ quan trọng, thì quan trọng nhất là sức sống và trí óc (cụ thể hơn - quả tim và bộ não). Các mô của cơ thể được xem như cái sức sống “được liên kết lại” mà khi nào cần có thể phân giải ra để giải phóng sức sống cho cơ thể sử dụng. Nói cách khác, trong cơ thể con người có nguồn sức sống (bộ não và quả tim) và đề-pô (kho) sức sống (các mô còn lại của cơ thể).
Bây giờ ta hãy xem xét quá trình ăn uống có tính đến những gì vừa nói. Sinh lý học cho ta biết rằng thức ăn được nghiền nhỏ trong khoang miệng, được phân giải thành các bộ phận hợp thành trong ống dạ dày-ruột, được hấp thụ vào máu, đi qua gan.
Bạn có bao giờ hỏi, tại sao máu từ ống dạ dày- ruột trước tiên phải đi qua gan, rồi mới được chảy đi khắp cơ thể hay không? Tại sao các chất thức ăn đã hút vào máu không được đưa ngay đến mọi nơi trong cơ thể? Đó là vì chúng khác loại với cơ thể, nếu đưa đi ngay, ắt sẽ gây ra phản ứng dị ứng. Ở gan chúng sẽ được cải biến từ khác loại thành đồng loại. Chỉ khi đó cơ thể mới có thể sử dụng các chất dinh dưỡng. Dĩ nhiên việc đó phải tiêu hao năng lượng.
Miếng ăn - đó không chỉ là những chất hợp nên nó, mà còn là trường thông tin-năng lượng tạo nên bản chất của nó. Việc đưa một trường thông tin-năng lượng khác lạ theo thức ăn đi vào trường thông tin năng lượng của cơ thể sẽ làm suy yếu nó. Bởi vậy, cơ thể phải hao tốn một phần năng lượng của mình để chế biến năng lượng khác lạ thành của mình, giống như điều xảy ra ở gan đối với các chất có trong thức ăn. Sự đè bẹp các trường thông tin-năng lượng khác lạ diễn ra ở khoang miệng và dạ dày. Cơ chế đè bẹp ấy tôi gọi là “sự cân bằng thông tin năng lượng bên trong”.
Các tế bào già cỗi của cơ thể chết đi, các sản phẩm hoạt động sống của tế bào, các chất khác lạ đi vào cơ thể theo con đường nào đó, tất cả những thứ ấy có xu hướng tích lại ngày càng nhiều trong cơ thể cùng với tuổi tác. Mà bất cứ chất nào cũng có cấp độ lượng tử của nó. Như vậy là trong thể xác lượng tử nhịp nhàng của con người dần xuất hiện và tích tụ các lượng tử xa lạ (của những tế bào đã chết, các sản phẩm chuyển hóa, các chất khác lạ – chất silicon bơm vào nhằm mục đích tạo hình sẽ phá hoại sức khỏe chính là ở cấp độ này).
Thể xác lượng tử của con người mất dần tính đơn nhất của mình, trở nên pha tạp và ốm yếu. Điều đó, đến lượt mình, sẽ dẫn tới chỗ làm cho cơ cấu và chức năng của các cơ quan suy yếu và méo mó. Biểu hiện bên ngoài là sự uể oải chậm chạp, sự già trước tuổi.
Khi một người bắt đầu nhịn đói, sức ép đối với sức sống sẽ giảm hẳn đi. Bây giờ sức sống không phải tiêu hao cho chức năng cân bằng thông tin-năng lượng bên trong, mà có số lượng dồi dào để “quét sạch” mọi thứ khác lạ, không cần thiết ra khỏi cơ thể. Các chất xỉ bị hất khỏi nơi chúng lắng đọng, đi theo dòng máu; sau đó chúng bị đưa tới cơ quan bài tiết và được thải ra ngoài.
Đồng thời với việc bài tiết chất xỉ, sức sống bắt đầu phục hồi thể xác lượng tử của cơ thể người: phục hồi kết cấu các chất bên trong tế bào và hoạt tính của các men; đổi mới bộ máy di truyền của tế bào và màng tế bào. Việc phục hồi thể xác lượng tử sẽ dẫn đến sự tăng cường và hòa hợp các trường năng lượng, tích cực hóa mọi chức năng sinh lý của cơ thể (ví dụ cảm giác sẽ trở nên nhậy bén, ham muốn tình dục được khôi phục v.v...).
Nhờ kết quả nhịn đói, năng lượng sống trong cơ thể người sẽ được bổ sung từ hai nguồn – từ nguồn tạo ra năng lượng và từ đề-pô (kho) năng lượng là các mô. Cùng với việc tiếp tục nhịn đói, các mô của cơ thể được phân giải, năng lượng sống chuyển từ dạng liên kết sang dạng tích cực - được tiêu hao để duy trì các quá trình sống.
Kết quả của quá trình đó là trong cơ thể sẽ xuất hiện sự mất cân bằng giữa năng lượng sống dự trữ hiện có trong các mô cơ thể với năng lượng mà nó phải có cho phù hợp với thể xác lượng tử. Một sự mất cân bằng tương tự thể xác xảy ra ở một cơ thể đang phát triển lượng tử của đứa bé phát triển nhanh hơn tốc độ phát triển của thể xác.
Điều này dẫn tới chỗ, để phục hồi cơ thể, sức sống phải được tạo ra mạnh mẽ hơn hẳn, mới có thể nhanh chóng phục hồi các mô cơ thể theo “sơ đồ” thể xác lượng tử. Nói khác đi, trong thời kỳ ăn uống trở lại, trong cơ thể người trưởng thành diễn ra các quá trình y như ở đứa trẻ đang lớn. Và hóa ra là càng có nhiều năng lượng sống (các mô của cơ thể) được chuyển sang dạng tích cực (bị tiêu đi trong thời gian nhịn đói), thì hiệu quả trẻ lại (hoặc hiệu quả của một cơ thể đang lớn lên) sẽ càng rõ rệt.
Đương nhiên thời hạn nhịn lặp lại hợp lý việc nhịn đói sẽ cho phép rèn luyện cơ chế tạo năng lượng sống, khiến cơ thể con người trẻ lại và đủ sức chống đỡ các yếu tố bất lợi của môi trường bên ngoài.
Đó, sức sống của bản thân con người trong quá trình nhịn đói thực hiện việc phục hồi và đối mới cơ thể như vậy đó.
2) Cái đói trong ý thức con người
Khái niệm “ý thức” bao hàm tổng số kiến thức về môi trường xung quanh, về cơ thể chính mình, về việc bằng cách nào con người thực hiện tác động qua lại với môi trường xung quanh và với cơ thể của mình.
Tôi đã nói về ý thức (hoặc dạng trường năng lượng) của con người. Xin nhắc lại đôi điều cơ bản: ý thức con người dựa trên cái gì, các nhu cầu và động cơ của cơ thể nảy sinh từ đâu, hành vi của con người hình thành từ cái gì?
a) Ý thức con người dựa trên cái gì?
Ý thức trước hết được hình thành trên các giác quan. Thứ hai là dựa trên trí nhớ. Thứ ba là nó hoạt động nhờ trí óc.
Đứa bé ban đầu chỉ có cảm giác. Nó nhìn, nó ngửi, nó nghe v.v... Dần dần ở nó hình thành “ngân hàng dữ liệu” – ấy là trí nhớ. Ví dụ, các giác quan “báo cáo” rằng người kia có hình dáng thế này, giọng nói thế này v.v... Sau đó đứa bé bắt đầu nhận biết, đối chiếu... Điều đó chứng tỏ đã có quá trình trí óc - so sánh thông tin từ các giác quan đang báo về với thông tin lưu giữ trong trí nhớ và qua đó đưa ra quyết định. Ví dụ đứa bé nhìn thấy một người phụ nữ. Hình dáng của người này được đem so sánh với hàng loạt những người phụ nữ nó đã gặp trước đó. Nó nhận ra đây là mẹ nó. Hành động tiếp theo của trí óc – với tay ra theo mẹ và vui mừng. Nếu hình dáng, giọng nói v.v... không có trong trí nhớ của đứa bé, thì trí óc sẽ đưa ra một quyết định khác hẳn – ấy là một ánh mắt đầy cảnh giác.
b) Các nhu cầu và động cơ của cơ thể nảy sinh từ đâu?
Các nhu cầu và động cơ của con người bắt rễ sâu trong dạng trường năng lượng của con người. Dạng trường năng lượng, ngoài tâm hồn, ý thức, năng lượng sống và thể xác lượng tử, còn bao hàm không gian, thời gian, năng lượng ánh sáng, năng lượng nhiệt, năng lượng điện từ, năng lượng trọng lực v.v… mà chúng ta còn biết quá ít. Tỉ lệ các loại năng lượng ấy ở mỗi người một khác. Bề ngoài điều đó thể hiện ở vóc dáng, đặc điểm của các quá trình sinh lý và trí óc. Điều kiện ngoại cảnh thường xuyên làm thay đổi tỉ lệ giữa các loại năng lượng ấy. Đáp lại sự thay đổi đó, cơ thể bất giác có động cơ cân bằng chúng nhờ lối sống, nhờ ăn uống v.v… Nhu cầu cân bằng chính là ý muốn làm một cái gì đó để phục hồi trạng thái tiện lợi bên trong.
c) Hành vi của con người hình thành từ cái gì?
Hành vi của con người là biểu hiện bên ngoài các quá trình thông tin năng lượng bên trong có liên quan tới các nhu cầu của cơ thể và những tìm tòi của trí óc nhằm thỏa mãn chúng. Ví dụ, một người khát nước, để thỏa mãn nhu cầu uống nước, phải sử dụng trí óc. Không gian xung quanh được các giác quan tìm hiểu nhắm vào đối tượng là nước. Mọi thông tin từ các giác quan báo về được đối chiếu với trong trí nhớ với khái niệm “nước”, trí óc sẽ quyết định có uống được hay không. Thế là nếu uống, thì cảm giác khát được đáp ứng, nhu cầu biến mất, hệ năng lượng của con người đã trở lại mức tiêu chuẩn.
Những điều vừa nói đưa tới bốn hệ quả dưới đây:
1) Trí nhớ phải tạo các “cụm” thông tin-năng lượng đặc biệt trong thể xác lượng tử của con người.
2) Trí óc, với tư cách là công cụ so sánh thông tin báo về từ các giác quan với thông tin hiện có trong trí nhớ, phải sử dụng năng lượng sống.
3) Quá trình tư duy – làm thế nào đáp ứng nhu cầu nào đó, cũng như quá trình đáp ứng nhu cầu đó - đòi hỏi hao tốn năng lượng sống.
4) Một số nhu cầu tự nhiên của cơ thể (như ăn no, sinh hoạt tình dục, sự tiện lợi, sự hài lòng về trí tuệ v.v..) bị con người phóng đại quá mức, đến nỗi làm tiêu hao rất nhiều năng lượng sống, tôi gọi chúng là “sức ép tâm lý” và “hạn chế tâm lý”. Kết quả là hành vi của con người trở nên phi tự nhiên, phiến diện phá vỡ diễn tiến bình thường của các quá trình thông tin-năng lượng, từ đó dẫn đến bệnh tật.
Ví dụ, một người thích ăn ngon. Ý thích ấy khiến anh ta bằng mọi cách tìm kiếm các món ăn thú vị, tinh tế, khiến anh ta hay ăn và ăn nhiều món. Cuộc sống của anh ta biến thành quá trình kiếm tiền để tận hưởng của ngon vật lạ. Xuất hiện một cái ổ thông tin-năng lượng bệnh lý khổng lồ của sức ép tâm lý – cảm giác mùi vị bị phóng đại quá đáng. Anh ta không còn là chủ, mà trở thành công cụ thỏa mãn nhu cầu, ham muốn của chính mình. Cuối cùng anh ta có thể bị bệnh béo phì, bệnh dạ dày-đường ruột, bệnh xơ vữa động mạch, bệnh thống phong, v.v... Anh ta có thể gắn bệnh tật của mình với tất cả mọi thứ, trừ với bệnh lý học trong ý thức của anh ta.
Y học hiện đại cố khôi phục chức năng sinh học bị phá vỡ bằng cách sử dụng liệu pháp hóa học và các thứ thuốc men. Dĩ nhiên không thu được kết quả mong muốn. Ngược lại, cơ thể chỉ đầy thêm chất xỉ thuốc men, tiêu hao sức sống và làm cho bệnh nặng thêm; trong khi căn bệnh trong ý thức vẫn còn đó và tiếp tục gây tác hại dưới dạng một thói quen hoặc ham muốn xấu nào đó (tức là dưới dạng sức ép tâm lý).
Kem da liễu họ Chúc trị các chứng bệnh ngoài da như nấm ngứa, mề đay, viêm da
Paul Bregg viết như sau về thói hưởng lạc:
Bạn thích ăn mặn phải không? Bạn uống cà phê chứ gì? Bạn có hút thuốc chứ? Bạn uống rượu chăng? Bạn ăn đường trắng tinh khiết hoặc những thực phẩm khác có sử dụng chất vô sinh ấy chứ? Loại thức ăn mất hết vitamin hoặc chất khoáng nào đang đầu độc cơ thể bạn? Bạn có ý chí mạnh hay không? Cái gì điều khiển cơ thể bạn? Các thói quen xấu chứ gì?
Phải chăng lý trí điều khiển các ham muốn của bạn? Bạn nên nhớ: xác thịt rất ngu muội. Thể xác không được nghĩ thay cho bạn. Bạn phải dùng lý trí sáng suốt để khắc phục những thói quen xấu của cơ thể bạn. Vì những thói quen xấu, chúng ta sẽ bị trừng phạt; vì những thói quen tốt, chúng ta sẽ được đền đáp. Chính những thói quen xấu làm cho cơ thể mất sức và nhiễm đủ thứ bệnh.
Chất độc tụ lại ở các phần khác nhau của cơ thể tác động tới hệ thần kinh, và bạn sẽ bị các cơn đau hành hạ. Đó là tín hiệu của tự nhiên cảnh báo bạn rằng bạn đang sống không theo các quy luật của tư nhiên. Thế mà bạn cứ buộc tội đau đớn cho đủ thứ, trừ nguyên nhân đích thực. Bạn nói, tôi bị cảm cúm, tôi đã quá mệt mỏi, tôi cảm thấy sức khỏe mỗi ngày một kém sút, bởi vì tôi đã già. Bạn cứ tìm cách biện hộ, mà chẳng bao giờ gọi ra thủ phạm đích thực là bạn! Bạn và chỉ một mình bạn chịu trách nhiệm về sự già yếu trước tuổi của mình. Lối sống sai lầm của bạn làm cho bạn mất sức, các chất độc lắng đọng trong cơ thể, gây bệnh ở nơi nào chúng ta tập trung nhiều nhất. Sự đau đớn bắt nguồn từ lối sống của bạn đấy, đừng buộc tội ai và cái gì khác. Chính bạn tự làm suy yếu cơ thể mình. Bạn hãy củng cố sức sống của bạn bằng cách nhịn đói và thực hiện một lối sống tự nhiên!
Một lối sống vô điều độ chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi, già trước tuổi và hàng loạt bệnh tật có thể biến bạn thành một phế nhân đáng thương. Bạn phải nhớ cho kỹ điều đó.
Những người ốm đau, già trước tuổi, đều mơ ước đến con đường nhanh chóng và dễ dàng trở lại khỏe mạnh và trẻ trung. Bạn hãy nhớ: sức khỏe phải do mình tạo ra! Không thể mua được sức khỏe, sẽ chẳng ai bán nó cho bạn.
Khi một người nhịn đói một cách có chủ ý, người đó sẽ chấm dứt việc “nuôi dưỡng” các cảm xúc bệnh hoạn trong ý thức của mình. Và thế là ở đây diễn ra trận quyết đấu sống mái giữa bản chất đích thực của thực thể con người với cảm giác hưởng lạc. Số lượng các cảm giác có trong ý thức chúng ta thì nhiều vô kể. Nào là cảm giác thương hại bản thân, chiều bản thân, nôn nóng, ghen tị, ghen tuông, sợ hãi, thiếu tự tin, nghi ngờ, không muốn thiệt thòi mất mát v.v… Bằng cách chịu đựng và xoa dịu cơn bão thông tin-năng lượng cảm xúc trong cơ thể mình, con người sẽ làm cho chúng tiêu tan, sẽ được giải phóng khỏi các loại năng lượng bệnh lý, sẽ phục hồi hệ năng lượng bình thường ở cấp độ các trường và thể xác lượng tử.
Ở bên trong cơ thể, quá trình giải phóng khỏi sức ép bệnh lý biểu hiện dưới dạng các “tia chớp năng lượng” đặc biệt. Ví dụ bỗng nhiên bên trong cơ thể (thường là trong đầu) xảy ra sự phóng điện, chớp lóe - đó là một sức ép bệnh lý biến đi, và sự tuần hoàn bình thường ở cấp độ thể xác lượng tử được khôi phục. Căn cứ công suất chớp lóe, có thể xác định có bao nhiêu năng lượng liên quan đến một sức ép bệnh lý nào đó. Chỉ khi giải phóng ý thức khỏi tình trạng bệnh lý bằng cách nhịn đói, con người mới có thể trở nên khỏe mạnh thực sự.
Như vậy là cái đói giải phóng một phần ức sống bị thói chiều chuộng cảm giác và sức ép bệnh lý chiếm mất. Khi được giải phóng khỏi sức ép bệnh lý và cảm giác, người ta sẽ trở nên hiền dịu hơn, tự tin hơn, bình tĩnh hơn, cởi mở hơn và dĩ nhiên, mạnh khỏe hơn.
Cái đói và khả năng hoạt động trí óc của con người
Khả năng hoạt động trí óc của con người trong quá trình nhịn đói (nếu không bị nhiễm độc nặng) và đặc biệt sau khi nhịn đói sẽ được kích thích rất tốt. Một là trí nhớ của con người được tăng cường, hai là trí óc làm việc tốt hơn, ba là nhận được thông tin từ trường thông tin Vũ trụ.
Chúng ta hãy xem điều đó diễn ra nhờ cái gì.
Trí nhớ của con người được tăng cường là vì: cái chức năng đặc biệt so sánh thông tin từ các giác quan báo về với thông tin có trong “ngân hàng” trí nhớ hay bị méo mó vì sự hiện diện các “nhiễu loạn” là các sức ép tâm lý. Sức ép tâm lý, đó cũng là một cục thông tin-năng lượng giống như thông tin chứa trong bộ nhớ, nhưng không nằm trong ổ của nó, mà là nằm “trên đường” nối các giác quan, nối “ngân hàng” thông tin do cảm giác tạo ra, với chức năng của trí óc, chức năng ra quyết định nên hành động như thế nào trên cơ sở thông tin thu được. Bằng việc chịu đựng một cách có ý thức, cái đói sẽ “xóa bỏ” cục thông tin -năng lượng bệnh lý của sức ép tâm lý. Bây giờ chức năng xử lý thông tin và ra quyết định không còn bị nhiễu nữa, thể hiện ở chỗ trí nhớ được tăng cường, tư duy nhanh nhậy và sáng suốt.
Một yếu tố khác bóp méo hoạt động trí óc là các chất xỉ. Các chất xỉ tạo nên trường của chúng trong dạng trường năng lượng của con người, cản trở quá trình thông tin -năng lượng của tư duy. Việc tống khứ chất xỉ ra khỏi cơ thể sẽ phục hồi độ trong sạch của trường thông tin-năng lượng, làm cho các quá trình thông tin diễn ra thuận lợi; thể hiện ở khả năng tư duy nhanh và rõ, đưa ra được những quyết định độc đáo.
Các cơ cấu trường và lượng tử của con người làm cho con người “chìm ngập” trong “đại dương Vũ trụ” thông tin-năng lượng. Bất cứ gì xảy ra trong đại dương đó đều ngay lập tức được phản ánh ở các cơ cấu kia và làm biến đổi chúng. Tín hiệu biến đổi này muốn được nhận biết, phải đạt tới cấp độ hoạt động của trí óc, thể hiện ở sự bừng sáng của trực giác hoặc linh cảm. Nhưng ở cấp độ lượng tử và trường đã có các sức ép tâm lý bóp méo, truyền tín hiệu mạnh hơn với “tần số bệnh lý” lấn át các dao động của Vũ trụ.
Cái đói sẽ xóa bỏ chất xỉ trong các cơ cấu trường của con người, tăng cường cái gọi là độ siêu cảm đối với các quá trình thông tin xảy ra trong Vũ trụ. Thời cổ xưa cái đói được sử dụng để phát huy và hoàn thiện các khả năng kể trên. Đức Phật, Jésu Kitô, Mahomed đã nhịn đói chính là nhằm mục đích đó.
3) Nhịn đói và thể tạng (cơ địa) của từng cá nhân
Nhịn đói là một quá trình thông tin-năng lượng. Khi một người bắt đầu nhịn đói, ở anh ta diễn ra sự thay đổi tỉ lệ các năng lượng hợp nên dạng trường năng lượng của anh ta. Thay đổi trước tiên theo chiều hướng giảm đi là năng lượng trọng lực. Trọng lượng của cơ thể giảm đi từng ngày.
Cái thứ hai thay đổi theo chiều hướng giảm đi là năng lượng nhiệt. Số hao phí năng lượng rất lớn trước tiên dùng vào việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn để sưởi ấm cơ thể, nay không bị hao tốn nữa. Sự trao đổi chất chậm hẳn lại, nhiệt sản ra ít hẳn đi. Người nhịn đói bắt đầu ớn lạnh.
Sự giảm sút năng lượng trọng lực của cơ thể dẫn tới việc làm tăng tỉ lệ năng lượng dao động xoay. Mà điều đó, đến lượt mình, sẽ làm cho nước “bay hơi” khỏi cơ thể: thể xác con người bị “sấy khổ”, da nhăn nheo. “Lượng” thời gian trong cơ thể tăng lên. Các quá trình sinh lý diễn ra khi nhịn đói chậm hẳn lại.
Nhìn chung, cảm giác thời gian trong quá trình nhịn đói là hoàn toàn khác, nó như dài đằng đẵng. Lúc mới nhịn đói, số lượng năng lượng điện từ giảm đi, thường xuất hiện tình trạng tim đập loạn nhịp. Sau đó tất cả trở lại bình thường, thậm chí tăng thêm, thể hiện ở chỗ cơ thể tích cực và chịu đựng dẻo dai hơn. Năng lượng ánh sáng cũng diễn ra y như thế, thể xác tối và mờ nhạt lúc mới nhịn đói càng về cuối càng trở nên sáng và rõ qua ảnh chụp.
Tất cả các quá trình năng lượng ấy quyết định quan điểm cá biệt hóa trong thời gian nhịn đói. Chính chúng quyết định thời hạn nhịn đói, điều kiện tiến hành nhịn đói và quy trình mà mỗi người cụ thể cần thực hiện.
Ví dụ, một người cân nặng 20 kg quá trọng lượng tưởng (cách xác định: chiều cao tính bằng centimet trừ đi 100, còn bao nhiêu (hiệu số) sẽ là trọng lượng lý tưởng của bạn. Chẳng hạn, bạn cao 180 centimet, ta trừ đi 100, còn 80. Vậy thể trọng lý tưởng của người cao 1,8 mét sẽ là 80 kg) sẽ có thừa năng lượng không gian, năng lượng thời gian và năng lượng trọng lực.
Chính ba thứ năng lượng ấy tạo ra một thể xác có khối lượng to lớn của người ấy, trong đó phần nhiều là mỡ. Ơ người ấy, cái thiếu sẽ là năng lượng dao động quay, năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng và năng lượng điện từ. Do thiếu năng lượng dao động quay, hết thảy các quá trình tuần hoàn ở người ấy (như tiêu hóa và bài tiết, phản ứng trí óc, mức trao đổi chất) đều hoạt động chậm. Do thiếu năng lượng nhiệt và năng lượng điện từ, mà khả năng tiêu hóa của ống dạ dày-ruột, hoạt tính của các enzym, số lượng nhiệt của cơ thể đều thấp. Do thiếu năng lượng ánh sáng mà thể xác có hình trái cầu mờ mờ khi chụp ảnh.
Lời khuyên cho người ấy khi thực hiện nhịn đói đại để sẽ như sau: có thể nhịn đói 30 ngày hoặc hơn thế, hãy uống nước ít đi, vận động nhiều hơn, tắm hơi, ở nơi khô và ấm. Khi ăn uống trở lại, hãy sử dụng những thực phẩm chứa ít nước, tiếp tục tích cực vận động.
Những người gầy gò, do đó có tỉ lệ trường năng lượng khác, cần sự điều chỉnh tương ứng khi thực hiện nhịn đói và khi ăn uống trở lại.
Những lời khuyên kiểu như: hãy nhịn đói mỗi tuần một lần, hãy nhịn uống luôn thể, chỉ ăn thứ này thứ nọ v.v… có thể nói là vô căn cứ và có khi gây nguy hiểm. Vấn đề cá biệt hóa nhịn đói sẽ được xem xét ở một mục riêng sau này.
Tổng kết mục này, cần đặc biệt nhấn mạnh: khi một người nhịn ăn, tức là ngừng tiếp nhận xâm lấn” của thứ thông tin-năng lượng khác lạ làm tiêu tan các sức ép cảm giác - sức ép bệnh lý trong cơ thể mình, thì người ấy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sức sống phục hồi cơ cấu lượng tử và cơ cấu trường năng lượng của cơ thể mình. Tùy mức độ bị bóp méo (do ăn uống không đúng cách hoặc do quá trình trí óc) của các cơ cấu trường-lượng tử mà số lượng thời gian cần thiết để phục hồi khác nhau. Đó là lý do vì sao muốn khỏi một bệnh (mức độ bóp méo không lớn) cần nhịn đói không lâu, còn muốn khỏi một bệnh khác (mức độ bóp méo nặng hơn) thì phải nhịn đói vài lần lâu hơn. Cái chính trong quá trình nhịn đói là sự chịu đựng một cách có ý thức để sức sống có điều kiện phục hồi cơ thể.
II. NHỮNG QUÁ TRÌNH XẢY RA TRONG THỂ XÁC CON NGƯỜI
Nhịn đói là cách làm sạch tuyệt vời nhất, vì chỉ trong một cơ thể được làm sạch, mọi hệ thống mới có thể hoạt động bình thường mà thôi.
Ảnh hưởng của cái đói ở cấp độ lượng tử và cấp độ trường năng lượng thể hiện ở việc xuất hiện các quá trình sinh lý đặc biệt có tác dụng chữa bệnh trong cơ thể người. Đa số các quá trình sinh lý ấy ở trong tình trạng co lại khi con người đang theo chế độ ăn uống, và chúng chỉ hoạt động hết công suất khi con người nhịn đói. Nhiều nhà khoa học và bác sĩ thời nay đã nghiên cứu, miêu tả các quá trình đó. Tôi và các bạn chỉ việc tận dụng hiểu biết cặn kẽ của họ về cái đói để vận dụng vào bản thân mình.
Dưới đây là chín quá trình sinh lý quan trọng nhất lần lượt được khởi động trong cơ thể người khi nhịn đói và có tác động chữa bệnh vô cùng mạnh mẽ.
1) Axít hóa môi trường bên trong cơ thể
Khi con người nhịn đói hoàn toàn, cơ thể người ấy bắt đầu sử dụng nguồn dự trữ và các mô thứ yếu. Sự phân giải các chất dinh dưỡng và các mô trong quá trình nhịn đói dẫn tới chỗ tích tụ các sản phẩm phân hủy chúng bên trong cơ thể, nhanh chóng làm cho độ pH của cơ thể thiên sang phía axít hóa (nhiễm axít), nhưng mức độ axít hóa không vượt quá tiêu chuẩn sinh lý.
Axít hóa khi nhịn đói là cơ chế sinh lý đầu tiên và quan trọng nhất, có tác dụng khởi động chuỗi cơ chế chữa bệnh khác mà khi ăn uống, chúng ở trong trạng thái co lại.
Axít hóa môi trường bên trong cơ thể dẫn tới việc khởi động quá trình tự tiêu các mô. Hóa ra trong môi trường axít, các thực bào và một số enzym sẽ hoạt động tích cực để tiêu hủy các mô đã yếu và các chất khác lạ trong cơ thể.
Đến lượt mình, quá trình tự tiêu sẽ khởi động cơ chế làm sạch cơ thể khỏi các chất xỉ, khỏi những mô đã bị bệnh lý làm cho suy yếu và biến dạng. Nhờ phân giải mô, các chất xỉ nằm trong đó được giải phóng và được đưa ra khỏi cơ thể, còn mô biến thì bị tiêu hủy.
Việc kiểm soát sự phân giải các mô của cơ thể được thực hiện ở cấp độ thể xác lượng tử bởi chức năng đặc biệt gọi là “nguyên tắc ưu tiên”. Chức năng ấy theo dõi để ban đầu phân giải hết thảy những thứ gì thừa, bị bệnh lý làm biến dạng; sau đó mới phân giải các mô lành, theo nguyên tắc ưu tiên cho hoạt động sống của cơ thể.
Axít hóa và nâng cao hoạt tính của thực bào sẽ có tác dụng bình thường hóa hệ vi sinh của cơ thể.
Axít hóa bao gồm cơ chế tế bào cơ thể hấp thụ khí cácboníc và nitơ từ không khí. Khởi động cơ chế này có nghĩa chuyển cơ thể sang chế độ dinh dưỡng bên trong (nội dưỡng), một chế độ bảo đảm tổng hợp các axít amin và các hợp chất sinh học khác trong thời gian nhịn đói.
Trong thời gian nhịn đói, nhiều cơ quan và hệ thống của cơ thể được nghỉ ngơi về mặt sinh lý, một sự nghỉ ngơi cho phép chúng phục hồi các cơ cấu và chức năng bị hư tổn.
Việc tăng cường phân giải mô do kết quả tự tiêu và sự phục hồi cơ cấu, chức năng của cơ quan tiêu hóa trong thời gian nhịn đói sẽ kích thích sự trao đổi chất và nâng cao khả năng tiêu hóa của cơ thể khi trở lại ăn uống.
Trong thời gian nhịn đói, chức năng bảo vệ của cơ thể được tăng cường cả ở cấp độ tế bào, lẫn ở cấp độ toàn bộ cơ thể. Cơ thể trở nên vững vàng hơn hẳn trước các yếu tố phá hoại ở bên trong và bên ngoài.
Tất cả các cơ chế sinh lý kể trên đưa tới hiệu quả phục hồi mạnh mẽ và làm trẻ ra vào thời kỳ sau khi nhịn đói.
Sau khi miêu tả việc khởi động quá trình axít hóa môi trường bên trong khi nhịn đói, chúng ta hãy trở lại quá trình tự tiêu.
Quá trình axít hóa môi trường bên trong cơ thể diễn ra nhanh chóng. Thông thường axít hóa tối đa diễn ra vào ngày thứ sáu đến thứ mười từ khi nhịn đói.
Diễn tiến như thế này:
Khi bắt đầu nhịn đói, trong cơ thể còn dự trữ chất đường động vật - glucôgen, thì cơ thể sử dụng chất đó. Nhưng lúc hết dự trữ chất này (thường xảy ra vào ngày thứ nhất hoặc thứ hai khi nhịn đói), trong máu bắt đầu tích tụ các sản phẩm toan của sự phân giải chưa hết chất béo (các axít béo, asêtôn), dự trữ kiềm giảm dần, và điều này ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của người nhịn đói: có thể nhức đầu, buồn nôn, bủn rủn chân tay, mệt bã người. Trạng thái đó là hậu quả tích tụ các sản phẩm độc hại ở trong máu.
Lúc ấy người ta chỉ cần ra chỗ thoáng khí, thực hiện vài động tác hô hấp, làm sạch ruột bằng cách thụt tháo, tắm vòi sen, thì các triệu chứng kia sẽ biến mất. Song hiện tượng bị ngộ độc nhẹ bởi các sản phẩm axít của sự phân hủy chất béo (sự nhiễm axít) có thể tăng dần đến ngày thứ 6 - thứ 10 từ khi nhịn đói, và khi chúng biến mất một cách nhanh chóng thì người nhịn đói bắt đầu cảm thấy dễ chịu. Lúc đó các tế bào hấp thụ khí cácboníc và việc sử dụng các thể xêtôn sẽ đạt tới cực điểm. Thời kỳ này được gọi là cơn nhiễm axít
Trong thời gian diễn ra cơn nhiễm axít, bên trong tế bào sẽ có một “cái công-tắc chuyển mạch” đặc biệt hoạt động, các tế bào bắt đầu sử dụng khí cácboníc theo nguyên tắc quang hợp. Đồng thời việc sử dụng các thể xêtôn diễn ra với tốc độ nhanh hơn việc tích tụ chúng. Chất đường bây giờ thu được từ chất béo và chất đạm của chính mình, và khi có chất đường này thì chất béo được phân giải mà không để lại các sản phẩm dở dang. Mức độ nhiễm axít giảm đi, lượng đường trong máu tăng lên, và người nhịn đói chịu đựng cái đói dễ dàng khi cơ thể còn dự trữ chất béo, chất đạm và còn khả năng sử dụng chúng.
Kết quả là, ở người đang nhịn đói chữa bệnh, đô pH ngừng chuyển sang xu hướng axít hóa, thậm chí còn giảm đi đôi chút (so với độ pH của cơn nhiễm axít). Điều này thể hiện ở việc giảm nồng độ thể xeton trong máu. Sau đó quá trình nhiễm axít tiếp tục duy trì ở cùng một mức độ, dao động không đáng kể từ 17 đến 23 ngày. Khi đó sẽ xuất hiện cơn nhiễm axít thứ hai, nhưng yếu hơn cơn thứ nhất.
Sau cơn nhiễm axít thứ nhất, mỗi ngày người nhịn đói giảm cân ít hơn hẳn so với ngày đầu nhịn đói; mô mỡ được tiêu dùng tiết kiệm hơn và hợp lý hơn bất chấp chế độ vận động tích cực của người nhịn đói.
a) Cơn nhiễm axít thứ nhất và ý nghĩa của nó trong việc tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Việc axít hóa môi trường bên trong khi nhịn đói dẫn tới việc loại trừ phần lớn các bệnh mạn tính tiến triển trong một cơ thể thối nát. Tùy mức độ thối nát (sự thối nát chính là quá trình kiềm) mà bệnh sẽ nặng nhiều hay ít. Ví dụ, cảm cúm chứng tỏ mức độ thối nát nhẹ, còn lao phổi và hoại thư chứng tỏ sự thối nát trầm trọng.
Khi bệnh tật mất đi những điều kiện sinh ra nó, nó sẽ chuyển từ mạn tính thành cấp tính, sau đó mới biến đi. Cơ thể bị axít hóa mạnh nhất trong thời kỳ cơn nhiễm axít, cho nên khi đó các bệnh mạn tính trở nên nặng hơn. Căn cứ mức độ nặng nhẹ, có thể xác định cái đói đã “túm được” căn bệnh và đẩy nó ra khỏi cơ thể thành công tới mức nào. Bệnh càng bộc phát mạnh thì càng chóng khỏi hẳn. Nếu bộc phát yếu ớt, chứng tỏ cái đói phải giải quyết những vấn đề quan trọng hơn trong cơ thể. Sau một thời gian bạn hãy lặp lại việc nhịn đói, khi đó cái đói sẽ giải quyết những bệnh còn lại.
Sau khi cơn nhiễm axít “tống khứ” bệnh tật ra khỏi cơ thể, những sức lực bảo vệ trước đây tiêu hao cho việc chống bệnh, nay bắt đầu được tăng cường. Hai nhà khoa học E. Shenk và Kh. Maior nghiên cứu phản ứng của cơ thể đối với các loại trực trùng, đã xác định rằng quá trình tự vệ và tăng cường sức bảo vệ chống vi trùng chỉ bắt đầu khi cơn nhiễm axít chấm dứt. Điều này thể hiện ở việc vết thương mau lành, khả năng diệt khuẩn của cơ thể được nâng cao, cho thấy việc nhịn đói có tác dụng tốt đối với các bệnh nhiễm trùng.
Từ đây rút ra kết luận: Khi cơ thể người nhịn đói chưa qua cơn nhiễm axít thứ nhất, đừng trông chờ vào việc khỏi các bệnh mạn tính, cũng như vào việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
b) Cơn nhiễm axít thứ hai và ý nghĩa của nó trong việc tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Mọi thứ bệnh đều có căn nguyên thông tin-năng lượng, có cái vỏ bọc tinh thần của nó. Một thứ bệnh chỉ xuất hiện ở cơ thể người, khi trong con người ấy có các trường năng lượng bị bóp méo để cho căn bệnh bám rễ vào đó.
Nhiều người qua kinh nghiệm cá nhân biết rằng một bệnh trước đã được chữa khỏi bằng cách nào đó, ít lâu sau lại có xu hướng trở lại. Điều này chứng tỏ trong cơ thể đúng là có “gốc rễ” – có “vỏ bọc tinh thần” của bệnh đó. Bởi vậy, mỗi khi xuất hiện điều kiện “thuận lợi”, cái gốc kia lại nhú mầm, “nảy nòi” căn bệnh cũ.
Từ khi diễn ra cơn nhiễm axít thứ nhất đến khi bắt đầu cơn nhiễm axít thứ hai, cơ thể tích lũy sức sống, phục hồi những cơ cấu trường năng lượng bị bóp méo, để cái gốc rễ thông tin-năng lượng của bệnh tật bị mất “đất sống”. Rồi bắt đầu cơn nhiễm axít thứ hai, ở một số người thứ bệnh chính sẽ nặng lên hoặc sức khỏe trở nên tồi tệ, mất sức v.v... Điều này chứng tỏ cái đói đã bắt đầu tống khứ bệnh tật, và bạn cần chịu đựng vài ba ngày để khỏi hẳn bệnh.
Cơn nhiễm axít thứ hai phục hồi cơ cấu dạng trường năng lượng của con người. Sau đó dạng này bắt đầu được củng cố và tăng cường. Bây giờ thì bên trong cơ thể đã có những điều kiện để trẻ hẳn ra và để phát triển các năng lực siêu hạng.
Kết luận: Khi cơ thể chưa trải qua cơn nhiễm axít thứ hai thì đừng trông chờ sẽ khỏi hẳn các bệnh mạn tính, trẻ hẳn ra và phát triển được các năng lực siêu hạng.
Để axít hóa bổ sung cho môi trường bên trong cơ thể, ta có thể và cần sử dụng nước tiểu của chính mình. Điều này cho phép tích cực hóa các quá trình đã được cơn nhiễm axít khởi động và giảm thời gian nhịn đói.
Tuy nhiên, nếu độ nhiễm axít tăng mạnh tới mức khó chịu đựng, thì nên kìm bớt lại bằng cách thực hiện hàng loạt biện pháp vệ sinh chung và uống nước khoáng.
Cần nhấn mạnh: các quá trình sinh lý nói trên chỉ diễn ra khi nhịn đói hoàn toàn, kể cả không uống các thứ nước pha đường, pha mật; nhờ sự phân giải mô mỡ và sự nhiễm axít. Chỉ cần ăn uống dù một chút thức ăn hoặc đường, cũng sẽ không thể khởi động quá trình chữa bệnh, mà chỉ làm cho cơ thể kiệt sức vì thiếu ăn.
2) Tự tiêu các mô của cơ thể
Cùng với việc tăng cường sức sống khi nhịn đói, diễn ra sự phục hồi thể xác lượng tử của cơ thể người. Trên quang phổ kế, các thể này trở nên sáng và rõ hơn. Tất cả những gì xa lạ bắt đầu bị hủy diệt ở độ lượng tử, dẫn tới chỗ tiêu hủy những mô xa lạ với một cơ thể khỏe mạnh. Một trong các cơ chế hủy diệt những gì khác lạ và già cỗi trong cơ thể khi nhịn đói là hoạt tính cao của các enzym cũng như hoạt tính thực bào (ăn tế bào) của các bạch cầu. Quá trình này phân hủy các mô thành nhiều bộ phận hợp thành và hiện tượng này gọi là tự tiêu. Việc tự tiêu cho phép cơ thể nuôi dưỡng tế bào bằng các mô đã được phân hủy, còn những thứ không cần thiết thì thải ra ngoài.
Các nhà khoa học xác định được rằng những thứ đầu tiên bị tự tiêu là các mô bị bệnh, các khối u, các bọc máu, các phù nề, các vi thể gây bệnh...
Từ khi nhịn đói, trong vòng 36 giờ, hoạt tính của các thực bào có thể tăng gấp 3 lần. Ngoài ra, cần biết rằng hoạt tính của thực bào dao động tùy mùa trong năm. Chúng hoạt động mạnh nhất vào tháng 5 - tháng 6, yếu nhất vào tháng 11 ~ tháng 2. Do đó, muốn hủy diệt những gì khác lạ (như u mỡ, khối u v.v...) trong cơ thể, tốt nhất hãy nhịn đói dài ngày vào tháng 5 - tháng 6 và nên uống nước tiểu. Còn việc nhịn đói vào tháng 11 ~ tháng 2 là để nâng cao sức đề kháng của cơ thể vừa bị suy giảm.
Cũng cần biết thêm rằng hoạt tính của các enzym sẽ tăng lên theo nhiệt độ, do đó việc sưởi ấm khi nhịn đói sẽ tăng cường quá trình tự tiêu.
Một chuyên gia (G. Voitovich) về phương pháp nhịn đói chữa bệnh có dẫn chứng về quá trình tự tiêu. Ông có một bệnh nhân 47 tuổi bị nhiều bệnh: thiếu máu cục bộ ở tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch não và động mạch vành, bệnh ngoại tâm thu, huyết áp cao giai đoạn II, bệnh hư xương sụn, loét hành tá tràng, ekzema ở hai tay, dị ứng vì nhiều nguyên nhân v.v...
Người bệnh ấy thực hiện ba đợt nhịn đói chữa bệnh.
Sau đợt nhịn đói thứ nhất kéo dài 20 ngày, sức khỏe của ông ta khá lên rõ rệt. Không còn đau tim, đau thắt ngực và đau cột sống. Sau khi ăn uống trở lại, hai tuần sau bệnh ekzema trở nên rất nặng.
Sau đợt nhịn đói thứ hai dài 22 ngày, các triệu chứng của mọi căn bệnh mạn tính, có bệnh ekzema, ở ông ta đều suy giảm rõ rệt. Hai tháng sau, ông ta thực hiện đợt nhịn đói thứ ba mang tính chất phòng bệnh. Nửa năm sau không có bất cứ bệnh cũ nào tái phát ở ông ta. Những vết sẹo bệnh lý ở dạ dày và hành tá tràng tồn tại hàng chục năm trước khi nhịn đói nay không còn nữa.
3) Nguyên tắc ưu tiên
Phía trên đã nói rằng sức sống của cơ thể từ trạng thái bị trói buộc, khi nhịn đói sẽ chuyển sang trạng thái năng động. Trong thời gian chuyển hoá ấy, mô của cơ thể bị phân hủy. Nhà sinh lý học V.V. Pashutin dành nhiều năm nghiên cứu các cơ chế sinh lý nhịn đói, đã xác nhận qui luật hệ trọng này: các cơ quan “mạnh” trong thời gian nhịn đói sống nhờ các cơ quan “yếu”. Bị mất đi ít nhất là các mô của hệ thần kinh trung ương và tim.
Sự mất trọng lượng ở các cơ quan và các mô của loài chó khi bị đói đến chết (% so với trọng lượng ban đầu)
Mỡ | 97 | Ruột | 18 |
Lá lách | 60 | Phổi | 17,7 |
Gan | 53,7 | Tuyến tụy | 17 |
Thận | 25,9 | Xương | 13,9 |
Máu | 26 | Thần kinh TW | 3,9 |
Da | 20,6 | Tim | 3 |
Iu. Nikolaev dựa vào thực tế nhiều năm thực hiện nhịn đói chữa bệnh nói về hiện tượng này như sau:
Cái đói sẽ tăng cường mạnh mẽ các quá trình “hủy hoại”, sẽ hủy hoại và tống ra khỏi cơ thể hết thảy những thứ không cần thiết, những chất xỉ những thứ gì là rác rưởi cản trở hoạt động sống bình thường.
Trước tiên đó là những thứ lắng đọng gây bệnh, như muối, mỡ thừa, các độc tố sản phẩm của sự trao đổi chất. Khi được giải phóng khỏi các chất xỉ, cơ thể chuyển sang được nuôi dưỡng bên trong nhờ việc hủy hoại chất béo, chất bột và chất đạm của những cơ quan và mô nhất định, mà không động chạm đến hai cơ quan hệ trọng là não và tim.
Quá trình hủy hoại mô, tế bào và phân tử ấy kèm theo quá trình phục hồi ở cấp độ mô, tế bào, phân tử và dẫn đến đổi mới, làm trẻ lại toàn bộ cơ thể cùng các cơ quan của nó. Bởi vậy có cơ sở để cho rằng liệu pháp kiêng ăn (nhịn đói) là phương pháp kích thích tái tạo sinh lý. Phương pháp đó hoàn toàn phù hợp với các tư liệu của thuyết tái tạo, theo đó mọi sự tái tạo sinh lý đều trải qua hai giai đoạn là hủy hoại và phục hồi.
Vậy có thể coi nhịn đói chữa bệnh như là yếu tố tự nhiên kích thích sự tái tạo sinh lý, dẫn tới việc đổi mới và làm trẻ lại các mô, tế bào và phân tử cùng thành phần hóa học của cả cơ thể.
Như vậy, nguyên tắc ưu tiên giữ lại những mô quan trọng nhất của cơ thể là cần thiết để điều khiển tốt cơ thể trong thời gian nhịn đói, rồi khi trở lại ăn uống thì nhanh chóng khởi động quá trình phục hồi.
Chính nguyên tắc này chỉ rõ trước tiên cần “xơi tái” tất cả những thứ xa lạ và dư thừa. Sau đó “ăn” đến các mô và các cơ quan của chính mình, lần lượt theo mức độ kém quan trọng. Cái đói được coi như một ca phẫu thuật mà bác sĩ phẫu thuật là Tự nhiên.
4) Làm sạch khỏi chất xỉ
Paul Bregg viết:
Nhịn đói là cách duy nhất giải phóng cơ thể khỏi những chất độc lọt vào cơ thể chúng ta.
Nhịn đói – ấy là người dọn vệ sinh vĩ đại, chứ không phải là thuốc chữa bệnh.
Quá trình tự tiêu và nguyên tắc ưu tiên cho phép tiến hành làm sạch cơ thể khỏi các chất xỉ. Chất xỉ là những sản phẩm của sự trao đổi chất tích tụ dần dần trong các tế bào của cơ thể ta, là những chất khác lạ lọt vào cơ thể bằng con đường nào đó, và những tế bào già cỗi, đã biến dạng hoặc đã chết.
Những chất xỉ là sản phẩm của sự trao đổi chất đạm (urê, axít uric, creatinin, muối amoni và một số gồm: các sản phẩm cuối cùng của sự trao đổi chất chất khác) gồm: các sản phẩm cuối cùng của sự trao đổi chất bột; những loại muối canxi, muối ăn không được cơ thể hấp thụ vì đã biến dạng do bị xử lý nhiệt hoặc tinh chế. Góp phần tạo ra các chất xỉ loại này là sự ăn uống quá mức, kết hợp thực phẩm không đúng cách, vi phạm trình tự các loại thức ăn trong một bữa, không tôn trọng hoạt tính nhịp sinh học của các quan tiêu hóa (nhất là thói ăn khuya).
Những chất khác lạ lọt vào cơ thể gồm: các chất được sử dụng trong qui trình công nghệ làm bánh mì, bột mì, như chất tẩy trắng, bột nở; làm đồ hộp; các chất làm bóng bề mặt thành phẩm, các gia vị ướp; nước uống được lọc bằng clo, phẩm màu trong nước giải khát; các phụ phẩm của kẹo cao su, kẹo bánh. Đa số các thứ thuốc men và vitamin tổng hợp đem lại rất ít cái lợi cho cơ thể, chỉ xả rác – là các chất được tạo ra khi phân hủy chúng. Một ổ bánh mì ra lò công nghiệp chứa biết bao nhiêu hóa chất và phụ phẩm mà kể.
Trong thực phẩm có rất nhiều muối, gọi là “muối tiềm ẩn”. Nó gây ra tình trạng khát nước không bình thường, cảm giác khô trong miệng, làm mất độ đàn hồi của da và trương lực của các cơ, gây khó khăn cho hoạt động của thận. May thay, thứ đầu tiên được tống ra khỏi cơ thể khi nhịn đói là muối và chất lỏng chứa muối.
Thực tế cho biết, nhịn đói bốn ngày cho phép tống ra khỏi cơ thể toàn bộ số muối ăn và nước dư thừa. Phân tích nước tiểu chứng tỏ điều đó. Thời gian nhịn đói, sáng sớm mỗi ngày bạn hứng lấy nước tiểu đi lần đầu vào chai, đặt chai vào chỗ mát sáng. Bạn sẽ nhìn thấy muối ăn đọng bên dưới cùng các chất xỉ khác.
Biểu hiện bên ngoài của sự làm sạch khỏi chất xỉ trong bốn ngày ấy là trông bạn trẻ trung và cân đối hơn. Tiếp đó bạn hãy khắc phục “muối tiềm ẩn” bằng cách hàng tuần nhịn đói 24 - 36 giờ và ăn càng nhạt càng tốt. Hãy thay muối ăn bằng các thứ như hành, tỏi, rau mùi, thìa là.
Paul Bregg đã nêu trường hợp bản thân ông đẩy ra khỏi cơ thể các chất độc (như thủy ngân) được đưa vào người ông cùng với các loại thuốc mà người ta từng chữa cho ông hồi bé như thế nào.
Các nhà y học ở thành phố Odessa (Nga) đã tiến hành nghiên cứu việc đưa thủy ngân ra khỏi cơ thể. Những thứ thuốc tốt nhất (kể cả thuốc ngoại nhập) làm tăng lượng thủy ngân trong nước tiểu 3 - 4 lần, đôi khi kèm theo tác dụng phụ và gây rắc rối cho thận. Khi nhịn đói, việc tống thủy ngân ra khỏi cơ thể được tăng nhanh tới 10 lần! Mà không có tác dụng phụ nào hết; ngược lại, người nhịn đói cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn hơn.
Các tế bào già cỗi, biến dạng và chết đi thường xuyên được tạo ra trong cơ thể. Các tế bào già cỗi là gánh nặng vô ích đối với cơ thể. Các tế bào biến dạng có nguy cơ biến thành các khối u hủy hoại cơ thể. Các tế bào chết thì đầu độc cơ thể bằng các chất độc đáng sợ. A. S. Zalmanov gọi chúng là các độc tố gây mệt. Để giải độc và đưa chúng ra khỏi thể, phải tốn rất nhiều năng lượng, khiến cơ thể mệt mỏi và mất sức. Sự mệt mỏi ở những người đứng tuổi và sự kiệt sức ở người già phần lớn loại chất xỉ này gây nên.
Tất cả các chất xỉ tạo nên trong cơ thể các cặn bã mà người Aiurvdda gọi là “ama” – chất nhầy. Chúng đè nén các quá trình sống trong cơ thế và là nguyên nhân gây bệnh. Những vị trí trì trệ về năng lượng thường hút các chất xỉ tụ lại, giống như nam châm hút mạt sắt, tạo thành các khối u.
Bây giờ sẽ miêu tả ngắn gọn những vị trí trong cơ thể người, nơi lắng đọng các chất xỉ và những dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ quá trình lắng đọng đó.
1) “Chỗ dựa” của các tế bào công tác là mô liên kết
Như cái “mạng nhện”, mô liên kết bao trùm từng cơ quan và toàn bộ cơ thể. Các tế bào công tác như những “con muỗi” bị mắc trong đó. Thức ăn đi qua mô liên kết (“mạng nhện”) tới các tế bào (“con muỗi”) và các chất thải của hoạt động sống cũng được đi qua mô. Mô liên kết bảo đảm sự miễn dịch và nhiều cái khác cho cơ thể. Chính ở mô liên kết - cầu nối đầu tiên giữa tế bào với dòng máu – sẽ tích tụ các chất xỉ và một phần các chất khác lạ. Một vài nhà khoa học cho rằng một trong các “nghĩa vụ” của mô liên kết là hấp thụ các chất xỉ và lưu giữ chúng để bảo vệ các tế bào công tác. Rồi khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhả các chất xỉ ấy vào máu để đưa ra khỏi cơ thể.
Dấu hiệu thứ nhất chứng tỏ mô liên kết bị tụ chất xỉ là nó mất tính linh hoạt, dấu hiệu thứ hai là cơ thể mất khả năng miễn dịch. Các chứng đau lưng, co quắp, các bệnh về cơ, cơ thể có xu hướng dễ dàng nhiễm bệnh – là hậu quả mô liên kết tụ chất xỉ. Làm sạch chất xỉ sẽ loại bỏ được các dấu hiệu trên.
2) Các khoang phổi, mũi, đầu và miệng là nơi tụ lại các chất xỉ thuộc loại chất đạm và chất bột.
Hay cảm cúm, viêm họng, viêm xoang hàm, viêm tai, đau đầu, da mặt nối ban, mù mắt, cứng lưỡi, hơi thở hôi hám là hậu quả của sự tụ xỉ này. Làm sạch chất xỉ sẽ chữa khỏi các bệnh trên.
3) Da là cơ quan bài tiết vạn năng.
Bạn tự xét mà xem. Da chiếm 20% tổng trọng lượng cơ thể. Con người có thể bài tiết qua da số lượng chất thải gấp 3 lần rưỡi so với qua ruột già và bàng quang cộng lại. Hơn nữa, da thải ra tất cả các loại chất xỉ có trong cơ thể. Da nhờn, sần sùi, nhiều mụn chứng tỏ cơ thể bạn đầy rẫy chất xỉ, mà các cơ quan bài tiết bị quá tải, không hoàn thành nhiệm vụ, hệ miễn dịch suy yếu, da hô hấp khó khăn. Tóm lại là bạn sắp bị bệnh nặng đến nơi.
Nhịn đói sẽ cho phép làm sạch trước hết là da, làm cho da đẹp, mịn hẳn lên, phục hồi chức năng bảo vệ, tăng cường năng lực miễn dịch của nó.
4) Quá nhiều chất xỉ đọng lại ở gan và túi mật.
Gan “cầm chân” các chất khác lạ từ ống dạ dày, ruột đi tới. Ở gan dần dà tích tụ số mật cũ, tạo nên các cục sỏi. Điều này dẫn tới làm rối loạn mọi dạng trao đổi chất trong cơ thể, hạn chế tuần hoàn trong tĩnh mạch, hạ thấp chức năng tiêu hóa. Trong thời gian nhịn đói, khoảng vào ngày thứ thứ 10, có thể diễn ra việc làm sạch gan. Bạn sẽ nhìn thấy từ trong cơ thể thải ra một chất màu đen như madút hôi thối. Đó chính là số mật cũ và các viên sỏi đã tan ra.
Khi gan được làm sạch, sự trao đổi chất bình thường được phục hồi - lông tóc, móng chân tay sẽ mọc nhanh, nếu gầy ốm sẽ mập ra, nếu béo mập sẽ gây đi; men răng được phục hồi; mắt tinh hơn, trí nhớ và tiêu hóa tốt hơn. Nhờ tuần hoàn máu trong tĩnh mạch trở lại bình thường, sẽ khỏi bệnh trĩ, phục hồi chức năng tình dục, u tuyến biến mất. Nói chung việc làm sạch gan sẽ dẫn tới những biến đổi bất ngờ đáng mừng.
5) Ở ruột già tích tụ đủ loại xỉ và vật ký sinh, nhất là những người bị táo bón.
Góp phần vào việc này là sự ăn uống quá mức và sai cách. Việc rối loạn chức năng thải phân của ruột già dẫn tới sự tự đầu độc cơ thể. Chất xỉ không được thải qua hậu môn sẽ thấm vào máu và thải qua phổi (hơi thở hôi hám), qua da (da nhờn, sần sùi, nổi mẩn), qua thận (nước tiểu đục, có mùi nồng nặc).
Việc nhịn đói cho phép phục hồi và bình thường hóa chức năng của ruột già, nhờ đó cơ thể nhận được nhiều năng lượng, không còn tâm trạng rầu rĩ nặng nề. Hơi thở trở nên trong lành, da trở nên sạch, hết nhờn. Các loại bệnh khó chữa tự khỏi.
6) Chất xỉ tích tụ ở các mô mỡ và xương, ở các cơ hoạt động yếu
Biểu hiện bề ngoài khó thấy, nhưng chúng đè nén các quá trình sống quan trọng diễn ra trong xương.
7) Chất xỉ tích tụ ở ngay các tế bào công tác của cơ thể
Điều này xảy ra là do lối sống ít vận động, do ăn uống quá nhiều, do sức ép cảm xúc và đơn giản là do năm tháng. Chất xỉ bên trong tế bào sẽ hủy hoại bộ máy di truyền, dập tắt hoặc làm méo mó việc tổng hợp chất đạm, sau đó làm thoái hóa tế bào. Nếu cứ thế tiếp diễn mãi, sẽ xuất hiện khối u dần dà trở thành khối u ác tính.
8) Chất xỉ dưới dạng cục nghẽn lắng đọng trong các mạch máu.
Biểu hiện rõ rệt của quá trình đó là các bệnh như xơ vữa động mạch, thiếu máu cục bộ, đột quị, nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim v.v...
9) Tâm trạng khó chịu, bồn chồn, căng thẳng, nóng nảy v.v... chứng tỏ tình trạng máu không lành mạnh.
Tâm trạng bình thường phải là lạc quan, vui vẻ, vô tư, tự tin. Các chất xỉ thường xuyên tích tụ trong cơ thể tiềm ẩn các thứ bệnh sẽ xảy ra ở con người. Bệnh tật là phương thức mà Tự nhiên vạch cho bạn thấy cơ thể bạn chứa đầy các chất độc.
Bằng cách nhịn đói, bạn giúp cho Tự nhiên thải ra bên ngoài các sản phẩm phân hủy, các chất độc tích tụ trong cơ thể. Mọi loài thú dữ đều biết điều đó. Nhịn đói là cách duy nhất giúp con thú vượt qua căn bệnh đang hành hạ nó. Bản nắng tự nhiên nhắc nhở nó làm như vậy. Con người sống quá lâu trong điều kiện văn minh đã quên mất điều đó. Chúng ta cứ trông chờ vào phương pháp nhân tạo (đi bệnh viện), thay vì thực hiện phương pháp tự nhiên (chỉ việc nhịn ăn là sẽ khỏi bệnh).
Khi bắt đầu nhịn đói, nhờ cơ chế cân bằng nội môi thông tin-năng lượng, cơ thể bắt đầu “quét dọn” các chất xỉ, phục hồi cơ cấu các mô và chức năng các cơ quan. Trong thời gian nhịn đói, thận, ruột và phổi làm việc rất căng để thải ra khỏi cơ thể các chất độc là sản phẩm phân hủy chất béo (như asêtôn, axít butiríc), chất đạm (tirôzin, triptôfan), fenilalanin, fenol, creazol, indican (tất cả các chất độc này đều có mùi khó chịu), các kim loại nặng, các nucleotit phóng xạ, các thứ thuốc v.v… Phổi thải ra chừng 150 chất độc khác nhau dưới dạng hơi. Việc này làm cho sức khỏe của người nhịn đói kém hẳn đi. Đó là quá trình tư nhiên, bạn đừng sợ, mà cần chịu đựng, hỗ trợ bằng nhiều biện pháp làm sạch khác nhau, như thụt ruột già, uống nước cất, tắm rửa (không dùng xà bông), đi dạo chỗ thoáng, súc miệng.
Bạn có thể xác định mức độ tụ xỉ trong cơ thể mình căn cứ vào tâm trạng, vào màu và độ dày của rêu lưỡi, độ đục của nước tiểu và số lượng các cặn lắng; số lượng dử mắt, ráy tai, rỉ mũi, mùi hôi bốc ra từ thân thể và từ miệng lúc thở.
Cơ thể được giải thoát trước tiên khỏi lượng nước tù đọng, muối ăn, muối canxi. Tiếp đó cơ thể sử dụng các mỗ bị bệnh, mỡ trong khoang bụng, các cơ. Đó chính là quá trình tự tiêu đưa đến chỗ giải phóng cơ thể khỏi các chất độc và chất xỉ. Tiếp đó diễn ra hai quá trình song song – phân giải các mô của cơ thể theo nguyên tắc ưu tiên và làm sạch bên trong tế bào. Hai quá trình này diễn ra trong suốt thời gian nhịn đói chữa bệnh.
Paul Bregg miêu tả chất xỉ đi ra khỏi cơ thể ông khi ông nhịn đói như sau:
Khi tôi nhịn đói hoàn toàn đến ngày thứ 10, mỗi buổi sáng tôi đều hứng lấy nước tiểu lần đi đầu tiên vào một cái lọ nhỏ, đặt vào chỗ mát. Mấy hôm sau thấy trong nước tiểu có các tinh thể nhỏ. Tôi gửi nước tiểu đi xét nghiệm hóa học, được báo là trong đó có dấu vết DDT và các chất độc khác...
Một lần tôi nhịn đói 21 ngày, đến ngày thứ 19 tôi cảm thấy đau quặn trong bàng quang, đặc biệt rất khó chịu khi đi tiểu. Tôi gửi nước tiểu đi xét nghiệm, hóa ra nó có quá nhiều DDT và các chất độc khác. Khi các chất độc ấy ra khỏi cơ thể, tôi cảm thấy tràn trề sức sống. Lòng trắng mắt tôi trắng trong, da trở nên mịn và màu da rất đẹp.
Hiện tượng vừa mô tả là khá phổ biến. Bởi vậy, khi đang nhịn đói mà bạn cảm thấy bất chợt đau dữ dội, thì điều đó chứng tỏ sức sống lúc này đang “tóm cổ” các chất xỉ gớm ghiếc nhất, đang hủy diệt bệnh tật. Bạn nên vui mừng vì bạn còn đủ sức sống và bạn sẽ được giải thoát khỏi các căn bệnh chết người. Những cơn đói cồn cào bất chợt xuất hiện trong vòng 20 ~ 25 ngày nhịn đói đầu tiên chứng tỏ sự “nổi loạn” của bệnh lý trường năng lượng – “vỏ bọc tinh thần”. Nhưng nếu cảm giác đói xuất hiện sau thời hạn đó, thì bạn phải ngừng ngay việc nhịn đói.
Nên biết rằng khi chết đi, “vỏ bọc tinh thần” tác động tới ý thức bằng cảm giác đói cồn cào, bằng ý muốn nhanh chóng chấm dứt việc nhịn đói. Bạn hãy chịu đựng cơn đói ấy chừng từ nửa giờ đến một giờ. Nếu nó tiếp diễn, chứng tỏ bạn đã hết giai đoạn nhịn đói có lợi cho cho sinh lý, cần ngừng ngay việc nhịn đói.
Cơ thể con người thời nay có nhiều chất xỉ tới mức họ có thể bị chết không phải vì đói, mà vì nhiễm độc. Các chuyên gia về nhịn đói chữa bệnh như Iu. Nikolaev, P. Bregg, đều khẳng định như vậy. Các cơ quan bài tiết không kịp giải độc và đưa các chất xỉ ra khỏi cơ thể. Xuất hiện tình trạng “phong tỏa” - cơ thể không thích nghi với việc nhịn đói. Thường thường hiện tượng này xảy ra từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10. Người nhịn đói ngừng sút cân, mệt mỏi hơn, buồn nôn, nhức đầu, ngủ kém, có thể sốt nhẹ, tim loạn nhịp. Đó là các dấu hiệu chính của tình trạng “phong tỏa” (nhiễm độc nặng).
Nghiên cứu của các nhà sinh lý học và sinh hóa học Nga (V.V. Pashutin, M.N. Shaternikov, Iu. M. Gefter) cho biết, rằng trong thời gian bị buộc phải nhịn đói dài ngày, cơ thể của động vật và cơ thể người có khi bị chết khi chưa tới giai đoạn kiệt sức, mà là chết vì tình trạng “phong tỏa” (tự nhiễm độc bởi các sản phẩm phân hủy). Còn trong quá trình nhịn đói chữa bệnh, các sản phẩm phân hủy đó được đưa ra khỏi cơ thể nhờ nhiều biện pháp (như thụt tháo, tắm rửa, mátxa, dạo chơi chỗ thoáng khí), nên cơ thể người nhịn đói chịu đựng cái đói kéo dài 30 ~ 40 ngày đêm mà không có dấu hiệu nào của tình trạng “phong tỏa” (tự nhiễm độc).
Giả sử các dấu hiệu tình trạng “phong tỏa” bất chấp các biện pháp kể trên cứ tăng lên, thì cần phục hồi bằng nước vắt và rau quả tươi, bạn hãy ngừng ngay việc nhịn đói. Trong vòng một, hai tuần lặp lại việc nhịn đói, chọn thời hạn ngắn – từ 3 – 7 ngày. Việc biết hiện tượng kia sẽ giúp bạn cách khắc phục nó để đạt kết quả cao nhất khi thực hiện nhịn đói.
Bình thường hóa hệ vi sinh của cơ thể và chức năng bảo vệ của nó
Việc tích cực hóa bộ máy di truyền của các tế bào khi nhịn đói thể hiện trước tiên ở việc tổ chức lại hệ thống enzym của nó, nhằm thủ tiêu các ổ bệnh, các mô nhiễm trùng, các khối u, các vết sẹo.
Khi tiến hành nhịn đói, không thấy có hiện tượng nhiễm virus nặng. Trong thời gian có dịch cúm, không một người đang nhịn đói nào bị lây bệnh cả. Sau một đợt nhịn đói, người ta ít khi bị nhiễm virus hoặc chỉ bị ở dạng nhẹ. Những người nhịn đói nhiều đợt hoặc nhịn đói một cách có hệ thống, thì nói chung không còn bị bệnh gì cả, kể cả các bệnh nhiễm trùng virus. Trong thời gian nhịn đói diễn ra quá trình hủy diệt triệt để các ổ nhiễm trùng tiềm ẩn.
Nhiễm trùng đang ở dạng tiềm ẩn thì liệu pháp chống nhiễm trùng hiện nay (điều trị bằng thuốc kháng sinh) đều vô tác dụng. Đã thế, các loại virus ở trong vỏ bọc bảo vệ lại trở nên có sức kháng thuốc mạnh hơn.
Còn khi nhịn đói thì vỏ bọc kia bị hủy diệt bởi quá trình axít hóa, bởi các thực bào và các men.
Một vài chuyên gia về phương pháp nhịn đói ghi nhận sự thực sau: Ở những người khi nhịn đói, thấy các ổ nhiễm trùng tiềm ẩn hoạt động mạnh lên, thì quá trình khỏi bệnh sẽ năng động hơn. Các ổ nhiễm trùng tiềm ẩn hoạt động mạnh lên không hề cản trở, mà ngược lại, sẽ đẩy nhanh việc chữa trị các bệnh mạn tính. Niệu liệu pháp kết hợp nhịn đói cho phép hủy diệt nhanh chóng và hiệu quả các ổ nhiễm trùng tiềm ẩn đó. Ví dụ việc tạo thành mủ trong khoang miệng chứng tỏ quá trình tiêu diệt các ổ tương tự ở các xoang trán, xoang hàm và làm sạch chân răng.
Các màng bị biến dạng của các tế bào già cỗi khi nhịn đói sẽ trở lại hình dạng như các tế bào trẻ. Quá trình phân chia tế bào chậm lại. Nhịn đói tạo điều kiện phục hồi chức năng bảo vệ tế bào, bảo vệ các cơ quan, tăng cường bảo vệ toàn bộ cơ thể.
Khi nhịn đói, hệ vi sinh ở ruột sẽ thay đổi. Loại vi sinh gây thối rữa sẽ bị chết do kết quả axít hóa, còn loại vi sinh lành mạnh thì được giữ lại. Nhờ vậy, sau khi nhịn đói, sẽ cải thiện được việc tổng hợp (bởi hệ vi sinh trong ruột) các vitamin, axít amin và các chất có hoạt tính sinh học khác.
Còn khi sử dụng nước tiểu tăng cường tính chất axít hóa trong cơ thể và thúc đẩy quá trình tự tiêu, thì quá trình chống nhiễm trùng sẽ đạt kết quả cao hơn nhiều.
Khi nhịn đói, cơ thể bảo vệ các tế bào yếu nhất của dạ dày và ruột. Axít clohydric là thứ làm tróc các tế bào biểu mô của dạ dày, không tiết ra nữa. Ngược lại, các tế bào của dạ dày và ruột tiếp nhận các hợp chất mỡ bảo vệ chúng khi nhịn đói. Sau khi chấm dứt nhịn đói, trong vòng 24 đến 48 giờ đầu tiên, các tế bào trả chất mỡ lại máu. Nếu lúc này ăn mỡ, thì sẽ dẫn tới tình trạng máu và gan bị quá tải chất béo, ống dạ dày-ruột ngừng hoạt động cùng nhiều hậu quả xấu khác. Bởi vậy những ngày đầu ăn trở lại, tuyệt đối không nên ăn mỡ. Khi đó ngay cả váng sữa, phó mát cũng sẽ hóa thành chất độc.
Cơ thể của một người thường xuyên nhịn đói sẽ dễ dàng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ và sẽ không sợ lạnh. Paul Bregg viết như sau:
“Nhờ nhịn đói thường xuyên và ăn uống đúng cách, cơ thể tôi dễ dàng thích nghi với cái lạnh khắc nghiệt. Tôi chịu đựng thời tiết xấu đôi khi còn hơn cả những người địa phương từng quá quen với khí hậu trong vùng. Tôi có thể rời nhà mình vào tháng giêng, ở bang California, khi hàn thử biểu chỉ 27 °C ban ngày và 16 °C ban đêm, bay sang Toronto (Canada), nơi trời lạnh âm 25 - 35°C".
Hấp thụ carbon dyoxit (CO2) và nitơ từ không khí. Dinh dưỡng nội môi.
Viện sĩ M.F. Gulah và các nhà khoa học nước ngoài ghi nhận rằng khi thay đổi sự cân bằng axít-kiềm thiên sang môi trường axít, sẽ thúc đẩy quá trình các tế bào hấp thụ carbon dyoxit. Theo qui luật hóa học, môi trường axít của chất máu dễ cho hơn, còn các tế bào máu và tế bào mạch máu trong thời gian đó sẽ tích cực hơn trong việc hấp thụ cácbon đyôxít hòa tan trong máu.
Nghiên cứu của giáo sư M.I. Volskii và các học trò của ông xác định rằng việc các tế bào hấp thụ khí nitơ của không khí cũng được đẩy nhanh khi thay đổi sự cân bằng axít-kiềm thiên sang môi trường axít. Như vậy, nitơ cùng với cácbon có nhiều trong tế bào sẽ góp phần cải thiện sự tổng hợp sinh học chất đạm và các hợp chất khác trong tế bào.
Người ta đã chứng minh rằng cácbon nằm trong cácbon đyôxit ở tế bào biến thành cácbon của các chất hữu cơ, còn hai phân tử ôxy khi tế bào sử dụng cácbon dyôxit sẽ đem lại năng lượng bổ sung cho cơ thể.
Việc tổng hợp chất lượng và số lượng các axít nucleic (tạo nên bộ máy di truyền của tế bào), các axít amin và các chất có hoạt tính sinh học khác, các mô của cơ thể người, tỉ lệ thuận với quá trình tế bào hấp thụ cácbon dyôxit hòa tan trong máu. Ở thanh niên, sự tổng hợp này hoàn hảo hơn, có chất lượng cao hơn so với ở người già. Sự tổng hợp này hoàn hảo nhất ở những người thượng thọ, kém hoàn hảo ở những người có khuyết tật di truyền bẩm sinh và những người bị các bệnh mạn tính.
Khi nhịn đói trong điều kiện thay đổi sự cân bằng axít-kiềm thiên sang môi trường axít, các tế bào của cơ thể người bắt đầu ra sức hấp thụ cácbon dyôxit và nitơ, gần ngang với mức hấp thụ các chất đó của tế bào thực vật. Đó chính là sự dinh dưỡng nội môi đầy đủ giá trị.
Khi nhịn đói hoàn toàn, thoạt tiên trong cơ thể diễn ra việc phân giải mạnh dự trữ mỡ của cơ thể thành các bộ phận hợp thành. Trước hết từ mỡ tạo ra các axít béo chưa no, trong số này có nhiều axít béo là gốc của các loại vitamin, hoócmôn và các chất có hoạt tính sinh học khác. Bởi vậy các tế bào liền tận dụng ngay chúng phục vụ cho hoạt động sống của mình. Những sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy mỡ là hàng loạt các axit hữu cơ có tên gọi chung là các thể xêtôn.
Ngoài ra, cũng như khi phân hủy mô bất kỳ, sẽ tạo ra axít cácboníc mà tế bào hấp thụ dưới dạng cácbon dyôxit hoặc bị thải ra ngoài qua phổi. Các sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy mỡ khi đi vào máu sẽ làm thay đổi sự cân bằng axít-kiềm thiên sang môi trường axít (nhiễm axít). Chính quá trình nhiễm axít khi nhịn đói sẽ cải thiện quá trình tế bào sử dụng cácbon dyôxit, nghĩa là tăng cường hiệu quả tổng hợp sinh học. Các thể xêtôn bây giờ sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn, tạo thành các cơ cấu chất đạm hoặc phi đạm quan trọng. Sẽ không có chuyện thiếu vitamin, thiếu chất đạm, thiếu axít amin v.v...
Như vậy, quá trình nhiễm axít do cơ thể tự điều tiết sẽ bảo đảm chất dinh dưỡng và cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể. Đáng chú ý là sau cao điểm nhiễm axít lần thứ nhất, người bệnh bắt đầu sút cân hẳn đi. Nếu với chế độ vận động vừa phải, những ngày đầu mỗi ngày sút 1 kg, thì sau thời gian nhiễm axít sẽ chỉ sút 50 - 150 gr. Đó là nhờ sự tổng hợp sinh học bảo đảm chất dinh dưỡng và năng lượng.
Nói cách khác, nhịn đói bảo đảm cho con người một cách dinh dưỡng và cung cấp năng lượng khác về chất, có hiệu quả phòng và chữa bệnh độc đáo mà không thứ thuốc men nào có được.
Sự nghỉ ngơi sinh lý của các cơ quan.
Nhịn đói giảm hẳn tải trọng cho nhiều cơ quan, tạo điều kiện phục hồi các kết cấu bị hư hoại và các chức năng của chúng. Khi nhịn đói, tim được nghỉ. Dạ dày và ống tiêu hóa được củng cố nhờ nhịn đói. Không còn chuyện tiêu hóa kém, do vậy Paul Bregg khuyên không nên thực hiện thụt tháo trong thời gian nhịn đói, để có điều kiện phục hồi ruột già.
Nhờ sự nghỉ ngơi sinh lý và “tu sửa gen” mà ở nam giới sẽ phục hồi ham muốn tình dục; ở nữ giới trong thời kỳ mãn kinh có thể sẽ lại thấy kinh nguyệt như hồi trẻ. Tâm trạng vui vẻ, lạc quan và khả năng thích nghi với stress sẽ được phục hồi.
Tăng cường trao đổi chất và khả năng hấp thụ của cơ thể
Sau khi nhịn đói, trong 30 – 40 ngày đầu ăn uống trở lại, sự trao đổi chất sẽ tăng lên 5 - 6%. Thức ăn được hấp thụ tốt hơn. Sự trao đổi chất dinh dưỡng được bình thường hóa. Chỉ vì lý do đó thôi, đã có thể khuyên những người nhiều tuổi hoặc người già nên nhịn đói, vì ở họ sự trao đổi chất diễn ra kém dần.
Làm cho cơ thể trẻ lại
Nhà khoa học Anh Hacsmei có làm thí nghiệm đối với lũ giun đất. Ông cho bầy giun ăn thức ăn thông thường, tách riêng một con giun, định kỳ bỏ đói nó. Về mọi thứ còn lại, như lối sống, thức ăn thì không có gì khác giữa nó với cả bầy giun. Kết quả là con giun bị bỏ đói định kỳ đã sống qua 19 thế hệ các con giun trong bầy giun.
Bác sĩ Muller ở Đức nhận xét rất đúng: Nhịn đói là phương pháp tiến hóa duy nhất, trong đó thông qua việc làm sạch có hệ thống, bạn có thể dần dần trở về trạng thái sinh lý bình thường.
Giáo sư Morgulis dựa trên các thí nghiệm của mình mà đưa ra một kết luận quan trọng:
Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng như tại bệnh viện đều xác nhận tác dụng làm trẻ lai của phương pháp nhịn đói. Nếu nhịn đói không quá lâu, thì nó có tác dụng tốt và có thể được vận dung hữu hiệu để khắc phục sự yếu ớt, uể oải, để cải thiện chức năng các cơ quan chủ chốt (tuần hoàn, tiêu hóa), nâng cao sức lực các cơ và mức độ nhậy bén của cảm giác. Nói theo kiểu sinh học, tuy cơ thể không thu được yếu tố tích cực mới, song nó trở nên mạnh hơn, thoát khỏi tình trạng thụ động. Tỉ lệ hạt nhân bào tương thay đổi thiên sang phía hạt nhân, do đó, những tế bào hình thái hợp nên cơ thể được trẻ lại, trở nên giống thời kỳ nằm trong bào thai.
Chuyên gia lớn nhất trong lĩnh vực phục hồi tứ chi cho động vật, giáo sư tiến sĩ sinh học L. V. Polezhaev, viết như sau về tác dụng làm trẻ lại của cái đói:
Nhịn đói là quá trình tái tạo sinh lý mạnh mẽ, quá trình đổi mới mọi tế bào, thành phần phân tử và thành phần hóa học của chúng.
Các thay đổi sinh hóa học khi nhịn đói và khi phục hồi các chi bị mất tương tự như nhau. Khi nhịn đói cũng như khi phục hồi đều diễn ra hai quá trình tương tự như nhau: hủy hoại và phục hồi. Đặc trưng của quá trình hủy hoại là sự phân hủy chất đạm, là môi trường bên trong cơ thể thiên sang phía axít (nhiễm axít). Quá trình phục hồi thì tăng cường sự phát triển chất đạm, làm cân bằng môi trường bên trong cơ thể, loại trừ sự nhiễm axít. Việc tăng cường quá trình hủy diệt dẫn đến chỗ tăng cường quá trình phục hồi. Bởi vậy, có thể coi việc nhịn đói chữa bệnh như là quá trình tự nhiên kích thích phục hồi sinh lý cho cơ thể. Cơ sở của phương pháp nhịn đói chữa bệnh là quá trình sinh học chung làm trẻ lại các mô của toàn bộ cơ thể.
Ở cơ thể con người, hiệu quả trẻ lại thể hiện rõ nhất ở da – các nếp nhăn, nếp hằn sẽ mờ đi, các vết sẫm màu hoặc mất màu, các nốt mụn sần dần dần biến mất. Da có màu đẹp hơn, có cơ cấu mô tốt hơn. Mắt sáng ra và có sức biểu cảm hơn.
Nguyên nhân đưa tới hiệu quả trẻ lại khi nhịn đói là nhờ tác động của sức sống. Quả thực có thể và cần phải rèn luyện sức sống bằng phương pháp nhịn đói hợp lý. Tôi xin nói thêm rằng khi nhịn đói năng lực tạo nhiệt của cơ thể sẽ giảm sút. Các bạn cần biết rằng nhiệt độ bình thường 36.6 °C của cơ thể là có hại cho vòng xoắn AND mang gen di truyền của chúng ta. Việc hạ bớt nhiệt độ cơ thể khi nhịn đói và tăng cường hoạt tính của các enzym sẽ cho phép loại trừ tác hại đó, làm bình thường hóa sự tổng hợp chất đạm – như ở tuổi thanh niên vậy.
Trên đây là các cơ chế đặc biệt được cái đói khởi động. Các cơ chế này không hề hoạt động khi ta theo chế độ ăn uống bình thường.
Xem thêm