- Nói về chứng bệnh của bệnh trĩ, thì trước khi phát sinh, người bệnh cảm thấy ơn ớn nóng lạnh, nặng đầu, chóng mặt, ngủ kém, ăn uống chậm tiêu, hậu môn đau nhức, hoặc nóng rát, khó chịu.
- Khi trĩ phát sinh, thì ở hậu môn có một hay nhiều mụn, thịt thừa, sắc đỏ, hình trạng giống núm vú con chuột, hay con bò, hoặc nhô ra như mồng gà tây, và tùy loại mà hoặc cứng hay mềm, hoặc nhỏ hay to. Không chỉ ở hậu môn mọc mụn như thế mới gọi là bệnh trĩ, mà ở cả cửu khiếu (tức là tai, mắt mũi, miệng và tiền môn) nơi nào có thịt thừa mọc ra cũng đều gọi là trĩ cả, như trĩ thường mọc ở trong lỗ mũi chẳng hạn.
- Nhưng phần nhiều người ta bị trĩ ở hậu môn, nên mới tưởng rằng chỉ có trĩ ở nơi đó mà thôi. Trĩ mọc ở hậu môn, tức nơi đầu ruột ngay (tức trực tràng) thuộc đại tràng thì thường ảnh hưởng tới phổi. Trị mà cứng thì thuộc loại kết hạch, thì trong cơ thể, thỉnh thoảng nơi khác cũng có chỗ kết hạch, thật là nguy hiểm. Vả lại, các hạng người trong xã hội bất luận sang hèn, giàu nghèo, gái trai, già trẻ gì, cũng đều có thể bị bệnh trị cả.
- Trĩ nội là thứ trĩ nằm khuất phía trong hậu môn, lúc đi cầu, vì dặn nên nó mới lòi ra, và có người tự nhiên nó thụt trở vào, có người thì phải rửa tay cho ướt, rồi lấy tay mà thụt nó mới chịu vào.
- Trĩ ngoại là thứ trĩ lòng thòng ở ngoài hậu môn, khỏi phải nhử cho nó ra như trĩ nội.
Lại có một thứ trĩ không mọc ở hậu môn mà mọc ở âm môn tức là cửa mình đàn bà, nó hay mọc ở khe thịt non và có khi dài hơn một tấc gọi là bệnh mồng gà đó.
Muốn trị bệnh trĩ nên để lúc người đó đang được mạnh trong mình, đàn bà có thai và sinh còn non ngày tháng thì không nên trị bệnh trĩ.
Bệnh trĩ thuộc nhiệt chứng, mới phát mà là trĩ ngoại thì dễ trị. Nếu thuộc hư chứng, đã lâu mà là trĩ nội, và phứt là đã lủng lỗ thành trĩ lậu thì khó trị lắm.
Ngày xưa, khi chữa trị bệnh trĩ chủ yếu dùng thuốc uống, xông ngâm hơn là cắt, đốt như bây giờ. Người ta thường dùng những thang phương có thể sơ phong táo thấp, nhuận trường, thanh nhiệt, hòa huyết, bổ khí, chỉ thống và sát trùng mà trị bệnh trĩ. Ngày nay người ta trị bệnh trĩ thường dùng thuốc để nhử trĩ, buộc trĩ, chấm trĩ, cắt trĩ, đốt trĩ,… hơn là cho uống để tiêu độc.
Bài thuốc cổ truyền của người Dao Đỏ khi trị bệnh trĩ gồm có thuốc uống, thuốc xông ngâm và thuốc bôi. Dùng tổng hợp 3 loại này sẽ vừa giúp tiêu độc, trị bệnh trĩ từ bên trong lại giúp nhử trĩ, xông trĩ và teo trĩ từ bên ngoài.
- Thuốc uống: là những loại thảo dược núi rừng của người Dao Đỏ giúp nhuận trường, thanh nhiệt, hòa huyết, bổ khí, … Mỗi ngày đun 500 gr thảo dược, uống cả ngày thay cho nước lọc. Mỗi liệu trình từ 45 ngày trở lên. Gói 1 kg này uống được 20 ngày.
- Thuốc ngâm xông: Mỗi lần dùng lấy một nắm lá trà xanh, đun sôi, sau đó hòa 1 gói bột ngâm Ngọc nữ vào. Sau đó xông rồi ngâm trong vòng 25 phút. Khi nước đã nguội có thể gia thêm nước nóng để tiếp tục ngâm thêm 10 phút nữa.
- Thuốc bôi: Là một dạng cao mỡ thảo dược. Khi dùng bôi quanh vùng hậu môn bị trĩ, bôi thụt cả vào bên trong. Sau khi bôi thì không đi tắm.
Uống và xông, ngâm, bôi thuốc này một thời gian thì trĩ sẽ teo dần. Khi teo rồi thì những biến chứng của nó chẳng hạn như ngủ không được, ho kinh niên, kiết máu, đi cầu trĩ phun ra máu tươi có vòi, hoặc một vài ngày phát nóng lạnh một lần, … cũng đều hết theo.
Bệnh trĩ khi đang điều trị hoặc đã chữa khỏi rồi cần phải kiêng cữ rất lâu, ít nhất là từ 3 đến 6 tháng, tùy bệnh nhẹ hay nặng:
1) Không nên ăn uống đồ sống lạnh khó tiêu.
2) Cũng không nên ăn uống những vật cay nóng, nồng thơm những đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, những đồ rang nướng, những đồ đã quá lâu ngày và tất cả các thứ trà, rượu.
3) Những như tôm tép, mắm ruốc, mắm nêm, thịt gà, thịt bò, cua đinh, khoai mì, khoai lang và ngô nếp cũng chẳng nên dùng .
Xem thêm