Mật ong hoa bạc hà

200.000đ

Trong mật ong, thiên nhiên đã trao cho chúng ta một trong những tặng vật quý báu nhất. Giá trị của nó đối với cơ thể con người, hiện nay vẫn còn biết quá ít hoặc tìm hiểu rất ít (E. Tsander)



Còn hàng
1

CON ONG - DƯỢC SĨ CÓ CÁNH

 

Côn trùng là lớp động vật đông nhất. Các nhà côn trùng học đã tính được trên một triệu loài côn trùng khác nhau. Nhiều loài trong số đó có hại đối với người. Những con rệp mắt nhìn còn khó và những côn trùng lớn như châu chấu, các thứ bọ rầy, các loài sâu bướm hoạt động ban ngày và ban đêm, nhiều côn trùng khác nữa, nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời thì chúng có thể gây thiệt hại rất lớn cho mùa màng. Các côn trùng còn truyền bệnh truyền nhiễm. Nhiều người đã biết con muỗi anôphen là vật truyền bệnh sốt rét. Con ruồi đốt người  lưu hành tác nhân gây bệnh than, còn con ruồi thường trong phòng thì truyền bệnh thương hàn, kiết lỵ và những bệnh đường ruột khác. Nhưng cũng có những côn trùng có ích. Trong số đó, đầu tiên phải kể đến con ong và con tằm.

Mọi người đều biết, ong là người bạn thật sự và là người giúp việc tuyệt vời của con người trong việc nâng cao sản lượng của nhiều cây nông nghiệp.

Hàng năm, những con ong thợ cho con người hàng trăm nghìn tấn mật. Trong kho báu tuyệt diệu của nền y học dân gian, mật ong chiếm một vị trí vinh quang. Tuy nhiên từ lâu mật ong không phải chỉ là phương tiện của y học dân gian mà đã bước qua ngưỡng cửa của bệnh viện hiện đại và được sử dụng có kết quả để điều trị nhiều loại bệnh. Mật ong có ảnh hưởng đến việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ em đối với nhiễm khuẩn, nó cũng có ích với người già.

Khó có thể đánh giá hết giá trị của nọc ong trong việc phòng và chữa bệnh, hiện nay chúng ta đã lấy được học ong dạng tinh khiết và không gây tác hại cho con ong. Chế phẩm từ nọc ong có thể sử dụng quanh năm để điều trị nội trú hoặc ngoại trú cũng như trong việc sử dụng hợp dùng thuốc và lý liệu pháp không đem lại kết quả, có đồng bộ các biện pháp chữa bệnh. Trong những trường thể dùng nọc ong để tiêm trong da, xoa bóp, điện di, xông tính toán chặt chẽ việc điều trị đối với từng cá nhân mỗi người bệnh.

Ong cho ta nhiều sáp, sáp ong là thành phần cơ bản của nhiều loại thuốc mỡ, thuốc cao và nhiều thứ kem trang sức. Sáp ong là nguyên liệu rất quý của 40 ngành công nghiệp.

Con ong còn chế ra keo ong. Trong y học dân gian, keo ong được dùng làm thuốc để chữa các vết thương và những bệnh khác.

Trong những năm gần đây, người ta bắt đầu thu hồi phấn hoa của ong, đó là một loại thức ăn tuyệt diệu, giầu protit, sinh tô, muối khoáng, nội tiết tố và các chất quan trọng khác.

Sữa ong chúa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong y học, đó là thứ thuốc đa sinh tố-nội tiết tố thiên nhiên rất quý, được coi một cách rất xứng đáng là chế phẩm sinh học cải lão hoàn đồng.

CON ONG LẤY MẬT NHƯ THẾ NÀO?

Mỗi người chúng ta đều có dịp quan sát vào một ngày hè đẹp trời những con ong quay tròn trên các hoa để thu những giọt mật ngọt. Muốn chế được 100 gam mật ong, con ong cần phải tới thăm khoảng một triệu hoa. Ong dùng vòi để lấy mật từ hoa, chứa đầy vào diều rồi bay trở về tổ. Ong bay 65 km/giờ, nghĩa là về tốc độ có thể thi với chuyên tẩu tốc hành.

Ngay khi mang nặng mật tới 3/4 trọng lượng toàn thân của ong, nó vẫn bay được 30 km/giờ. Muốn có 1 kg mật ong, con ong phải đem về tổ từ 120000 đến 150000 chuyển mật hoa. Nêu nguồn hoa mà ong đi kiêm ăn ở cách tổ 1,5 km thì mỗi chuyến đi lấy mật ong phải bay 3 km. Như vậy con ong đã phải bay một đường từ 360000 đến 460000 km thì mới thu được 1 kilô mật ong. Khoảng cách này dài gấp từ 8,5 đến 11 lần đường vòng quanh trái đất tính theo xích đạo.

Những con ong khác - ong tiếp nhận mật, đón tiếp ong ở trong tổ. Ong tiếp nhận giải phóng mật hoa cho ong đi lấy mật và giữ mật hoa trong diều của chúng một thời gian. Ở đây mật hoa chịu một sự biến đổi phức tạp, được bắt đầu ngay từ trong diều của những con ong hút mật hoa. Khi ong tiếp nhận mật mở hàm trên của nó và đưa vòi hơi nhô ra phía trước và quay xuống phía dưới, thì trên vòi xuất hiện giọt mật hoa. Sau đó ong tiếp nhận mật nuốt lại giọt mật hoa đó, gập vòi giấu đi. Động tác định kỳ đẩy giọt mật ra ngoài, vòi hơi nhô ra rồi kéo ngược trở lại vào diều chứa mật được lặp lại từ 120 đến 240 lần. Chỉ sau khi làm như vậy, con ong mới tìm một ngăn hình sáu cạnh còn trống đế nhả giọt mật hoa vào. Tuy nhiên, giọt mật hoa này cũng chưa thành mật ong ngay: những con ong khác tiếp tục nhiệm vụ phức tạp chuyển mật hoa thành mật ong.

Nếu những con ong tiếp nhận mật hoa quá bận rộn vì công việc thì những con ong đi hút mật treo gánh nặng của chúng tức là giọt mật hoa vào thành trên của những lỗ sáp. Đây là phương pháp rất hay và quan trọng về mặt thực tiễn, thật vậy, những giọt mật hoa treo như vậy có một diện tích bốc hơi lớn giúp cho nước trong mật hoa bốc hơi rất mạnh.

Mật hoa chứa từ 40 đến 80% nước, và muốn biến thành mật ong thì ong phải loại bớt đi 3/4 số lượng đó. Điều đó ong thực hiện bằng cách chuyển từng giọt mật nhiều lần từ lỗ sáp này sang lỗ sáp khác, rồi lỗ thứ ba, v.v.. cho đến khi một phần nước đã bốc hơi đi và mật non (bán thành phẩm) trở thành sánh. Cần ghi nhận rằng trong động tác cô mật này có nhiều ong tham gia. Ong vỗ cánh (mỗi ong vỗ cánh 26400 lần trong một phút) tạo ra trong tổ ong một sự luân chuyển phụ của không khí, làm tăng tốc độ bốc hơi của mật hoa.

Ngoài quá trình thuần túy vật lý đó, việc cô đặc mật hoa còn tiến hành cả trong diều của con ong. Nước trong mật hoa được những tế bào của diều hấp thụ, chuyển sang hồng-bạch huyết sau đó qua các ống Malpighi vào trực tràng rồi bài tiết ra ngoài. Trong cơ thể ong, giọt mật hoa được bổ sung các men, các axit hữu cơ, các chất kháng khuẩn, v.v.. Như vậy trong mật ong già đã chỉ còn có từ 18 đến 20% nước.

Các ngăn sáp đầy ắp mật được ong niêm phong lại bằng các nắp sáp, giữ như vậy mật ong có thể để dành trong nhiều năm. Trong một vụ hè, một đàn ong có thể thu về tới 150 kilô mật ong.

THÀNH PHẦN, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ NHIỆT NĂNG CỦA MẬT ONG

Trong mật ong có tới hơn 70 chất khác nhau rất quan trọng đối với cơ thể. Gần như toàn bộ mật ong gồm các đường glucoza và levuloza. Đó là những đường đơn, cơ thể hấp thụ rất dễ.

Các đường đôi (đường củ cải thông thường hay đường mía), trước khi được chuyển vào máu thì bị thủy phân (phân ly). Quá trình này xảy ra trong ruột non dưới tác dụng của enzim invertaza. Glucoza và levuloza, tạo ra do kết quả thủy phân, được hấp thụ và vào trong máu tĩnh mạch cửa. Từ tĩnh mạch cửa glucoza vào gan, ở đây glucoza tích lũy lại và lại vào máu khi hàm lượng đường trong máu tụt xuống.

Các đường đơn từ ruột vào trong máu không cần phải chuyển hóa gì. Có thể tiêm glucoza thẳng vào máu, và được thực hiện rộng rãi trong nhiều bệnh.

Nhờ những chất đường ăn vào cùng với thức ăn mà quá nửa năng lượng của cơ thể đã được tạo ra. Đường làm giảm đáng kể sự mệt nhọc. Về mặt này mật ong đặc biệt quan trọng. Như đã biết, các nhà thể thao ăn mật ong trước các cuộc đấu hay trong những lúc nghỉ giữa cuộc thi để nhanh chóng phục hồi lại năng lượng cơ bắp đã tiêu hao. Cũng với mục đích này, các thầy thuốc khuyên người già và trẻ em cần lấy lại sức nhanh thì ăn mật ong.

 Một vài người nghiên cứu giải thích những tính chất đặc biệt của mật ong là do chứa các enzym.

Trong đời sống của cơ thể các enzym đóng vai trò rất quan trọng. Trong mật ong thấy có những enzym sau đây: diastaza, invectaza, catalaza, peroxydaza, lipaza. Trong các thực phẩm, mật ong chiếm một trong những vị trí đứng đầu về hàm lượng enzym. Diastaza (hay là amylaza) biến tinh bột và dextrin thành đường, invectaza chuyển đường củ cải và đường mía thành glucoza và fructoza (levuloza), catalaza phân giải các peroxyt.

Người ta biết rất rõ, enzym là công cụ của cơ thể, hoàn béo bằng tác dụng của nhiệt độ cao (trên 100"), đun sôi chất tay nhà hóa học.

Thí dụ, có thể tiến hành xà phòng hóa chất chỉnh và tinh vi hơn là các thuốc thử thông thường trong béo với các chất kiềm, trong khi cơ thể thực hiện việc này nhờ ảnh hưởng của lipaza ở nhiệt độ cơ thể. Giáo sư V. N. Bu- kin viết: “Không có các enzym cơ thế sẽ chết vì kiệt sức ngay khi có quá thừa loại thức ăn bố nhất, vì không thể hấp thụ được, người ta sẽ ngạt thở ngay trong khí quyền oxy tinh khiết, như trong khoảng trống không có không khí".

 Trong thành phần mật ong còn có những muối canxi, số loại mật ong chứa cả rađi. Phân tích quang phổ mật ong kiều mạch và mật ong do nhiều nguồn hoa, tiến hành tại phòng thí nghiệm của trường đại học tổng hợp Maxcơva đã xác định là mật ong chứa các nguyên tố vi lượng mangan, silicium, nhôm, bo, crôm, đồng, liti, kền, chì, thiếc titan, kẽm và osmi.

Người ta đã biết rằng, những chất vô cơ thấy có trong cơ thể với những nồng độ không đáng kể, đóng vai trò sinh học đặc biệt quan trọng, bởi vì nhờ có sự tương quan với nhiều loại enzym, vitamin và hocmon chúng ảnh hưởng đến tính dễ hưng phấn của hệ thần kinh, đến hô hấp của các mô và đến các quá trình tạo huyết, v.v..

Vì có những biên đổi chuyển hóa chất do tuổi tác nên hàm lượng các nguyên tố vi lượng cần ở trong máu và các cơ quan cũng thay đổi rõ. Trong những trường hợp như vậy, việc đưa những nguyên tố đó vào cùng với thức ăn, thí dụ với mật ong là đặc biệt quan trọng.

 Trong mật ong có chứa nhiều axit hữu cơ (axit malic, tactric, xitric, lactic, oxalic), và cả các protein, vitamin, dẫn xuất của clorophin—xanthophin, các chất kích sinh, tức là những chất làm tăng sức hoạt động của cơ thể và các chất tăng sinh trưởng (bios).

 Theo tài liệu và những nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại Viện nghiên cứu khoa học về vitamin, trong mật ong chứa các vitamin B2, B6, B1, B3, B5, Bc, E, K, C và caroten.

Trong 1 kg mật ong có: vitamin B, (riboflavin) tới 1,5 mg, vitamin B, (aneurin) tới 0,1 mg, vitamin B, (axit pantothenic) tới 2 mg, vitamin B, hay PP (axit nicotinic) tới 1 mg, vitamin B. (pyridoxin) tới 5 mg, vitamin C (axit ascocbic) tới 30–54 mg. Những lượng đó rất nhỏ. Nhưng phải chú ý là những vitamin kể trên phối hợp với những chất khác rất quan trọng đối với cơ thể (hydrat cacbon, muối vô cơ, nguyên tố vi lượng, axit hữu cơ, enzym, v.v.). Điều đó làm cho các vitamin dễ hấp thụ.

Hàm lượng các vitamin trong mật ong tùy thuộc vào các phấn hoa lẫn trong mật. Khi lọc loại phấn hoa ra khỏi mật ong, sẽ làm mật mất các vitamin.

 Mật ong là một sản phẩm giàu calo: 1 kg mật ong cho 3150–3350 calo tùy theo hàm lượng nước trong mật.

Như vậy, mật ong không những là một sản phẩm thiên nhiên dễ chịu, ngon, mà còn là cả một kho thuốc điều trị- dự phòng có tác dụng mạnh. Là một chất dùng trong việc ăn theo chế độ, mật ong có thể sử dụng cùng với thuốc và cùng với việc tiến hành các biện pháp điều trị khác. Tiếc thay, mặc dầu đã có các ưu điểm rõ rệt hơn các thực phẩm khác (đường, mứt, mứt đun nhừ, v.v.), mật ong vẫn chưa được sử dụng đúng vị trí cần thiết trong bệnh viện hiện nay và tại các cơ sở điều trị-dự phòng.

MẬT ONG HOA BẠC HÀ CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?

Nhà văn Phó Đức Tùng từng kể:

Hồi nhỏ, tôi ở với ông ngoại ở ngôi nhà gỗ trên Hồ Tây. Ông thường kể cho tôi nghe chuyện ngày trước, ông và cả nhà đã lên sống trên đỉnh núi Ba Vì. Thời đó, núi Ba Vì còn hoang sơ, xung quanh là rừng rậm, vẫn còn hổ báo, gấu, hươu nai. Ông nói ông là bạn thân với một chú gấu ngựa. Sau này ông về xuôi, gấu vẫn thỉnh thoảng gửi cho ông hũ mật ong nhỏ, ông chỉ dành riêng cho cháu ông ăn, lớn lên sẽ khỏe mạnh và có thể nghe hiểu tiếng nhiều loài vật trong rừng. Thời đó nghèo khổ, đường còn là sơn hào hải vị. Mật ong thì người thường chưa thấy ai có. Vì thế, việc ông lại có một hũ mật ong khiến tôi tin sái cổ mối thâm giao của ông với chú gấu.

Từ đó, mật ong đối với tôi là một chất lỏng quý giá vô ngần mà mỗi ngày tôi chỉ thưởng thức vài giọt, sau khi đã ngắm nghía mê mẩn màu vàng óng ánh, hít hà mùi hương thoang thoảng của nó và tưởng tượng đến bạn gấu tốt bụng đã dành riêng cho tôi thứ tinh chất của núi rừng.

Sang Đức, tôi say sưa ăn đủ loại mật ong. Nước Đức bán hàng trăm loại mật ong, loại nào cũng ngon, cũng đặc biệt. Có loại đặc như mạch nha, loại mềm như mỡ, lại có loại trong vắt như sương. Mật ong đủ màu, từ trong, trắng, vàng, nâu, tới xanh đen, với đủ hương vị đặc biệt của hoa cam, oải hương, hoa cải, thông, bạch đàn, hoa đồng nội v.v…

Về đến Việt Nam, tôi cũng lặn lội tìm kiếm mật ong. Hồi đầu chưa có kinh nghiệm, suốt ngày bị lừa. Có người nuôi ong lấy mật hoa nhãn, đến tận nhà mua được một chai, về mở ra loãng toẹt. Lên tận vùng cao, mua chai mật của người dân tộc, hóa ra là hỗn hợp bí đỏ, nước trà. Nghe đồn mật ong hoa cà phê trong Tây Nguyên rất đặc biệt, nhờ người gửi ra thử một lọ. Mới ngửi chẳng thấy mùi vị gì. Để quên mấy hôm, nó đóng lại như cát, cho vào miệng cũng như cát, chà rát lưỡi chẳng tan. Rồi lại tìm mua mật ong rừng tràm tận U Minh, cũng chẳng ra gì. Nói chung, gần như loại nào cũng nhạt nhẽo, không thơm, không có vị đặc trưng, và nhất là đều váng vất có vị chua chua. Thế rồi tôi được mục kích cảnh từng bầy ong mật bâu vào rác đô thị như ruồi, ra sức gom góp, nghĩ mà rùng cả mình, từ đó cũng gần như cai món mật ong… Cho tới khi phát hiện ra mật ong hoa bạc hà của cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc.

Có thể nói, mật ong hoa bạc hà là loại mật cao cấp nhất tôi được biết ở Việt Nam, và hoàn toàn có thể sánh với những mật ong ngon trên thế giới, về cả màu sắc, hương vị, độ sánh. Hoa bạc hà dại nở khắp cao nguyên đá khi tiết trời bắt đầu chớm lạnh, khoảng tháng 10, 11, đến khoảng gần Tết thì hết. Năm nào tôi cũng lên Đồng Văn khoảng một tháng trước Tết để mua mật ong cho cả năm sau. 

 

Mật ong hoa bạc hà được mọi người biết đến nhiều bởi vị đặc trưng, mật đặc quện, sánh óng. Đặc biệt nhất là hương thơm dìu dịu của hoa bạc hà. Khi uống cảm giác hơi có mùi bạc hà. Mùi mật không nồng mà còn có vị ngọt thanh chứ không ngọt gắt như các loại mật ong khác. Mật ong bạc hà đặc sánh, thơm ngon.

Mật bạc hà nguyên chất khi đông đặc sẽ có màu vàng chanh ánh xanh. Mật ong bạc hà giữ nguyên màu sắc và vị của mật trong thời gian 1 năm khi bảo quản ở nhiệt độ phòng thoáng, mát. Dù không thể thơm như lúc mới quay, song mật ong vẫn giữ được mùi hương đặc trưng.

Mật ong bạc hà Hà Giang hiện được phát triển tại 4 huyện Cao nguyên đá, gồm: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ với trên 43.700 đàn, gần 2.900 hộ nuôi ong, hơn 1.100 ha diện tích trồng cây Bạc Hà. Cùng với đó, tỉnh cũng có hàng chục doanh nghiệp, HTX sản xuất, chế biến mật ong. Sản phẩm mật ong bạc hà được đánh giá chất lượng sản phẩm tốt, có giá trị dinh dưỡng cao.

Mật ong bạc hà nguyên chất chứa đến 82% Carbohydrate. Loại mật ong này còn chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất như: vitamin: C, B2, B3, B5, B6, B9 và khoáng chất: Canxi, Sắt, Magie, Kẽm,… Đồng thời, có đặc tính chống oxi hóa, kháng khuẩn, chống viêm vượt trội.

Năm 2013, thương hiệu “Mật ong Bạc Hà” của Hà Giang đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Từ khi được cấp Chỉ dẫn địa lý, mật ong bạc hà của Hà Giang không ngừng được mở rộng vùng sản xuất, nâng cao giá trị cũng như tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Với giá bán bình quân hiện nay từ 750 đến 800 nghìn đồng/lít, có thời điểm tới 900 nghìn đồng/lít, nghề nuôi ong nội khai thác phấn hoa cây bạc hà đã góp phần nâng cao thu nhập, tạo tiền đề đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc trên vùng cao nguyên đá.

Liên hệ để được tư vấn về mật ong hoa bạc hà tốt nhất:

SĐT: 0912944324 - 0912396421

  • Đánh giá của bạn

Sản phẩm liên quan

190.000đ

Hà thủ ô là loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loại cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét...

135.000đ

Mú từn hay “cù boong lậu” ( = cứng như dùi đục) loại rễ cây rất cứng màu đỏ này rắn như dùi đục, phải dùng rìu của đám thợ sơn tràng khi xưa mới có thể chặt nổi. Loại rễ cây khiến người Dao phải đặt ra một quy định là con trai dưới 20 tuổi không được sử dụng.

80.000đ

Theo Đông y, thông thảo vị ngọt nhạt, tính hàn; vào kinh phế và vị. Có tác dụng tả phế lợi thủy, lợi sữa. 

175.000đ

Thập toàn đại bổ là phương thuốc nổi tiếng trong Đông y, dùng được cho cả đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ. Có tác dụng bổ cả khí lẫn huyết. Trị khí huyết đều hư : bồi bổ cơ thể suy nhược, thiếu máu, sắc mặt nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, đoản khí, ngại nói, tràng nhạc, di mộng tinh, kém ăn, chậm tiêu, tay chân mệt mỏi, thị lực giảm, người mới ốm dậy, sau khi bị thương khỏi, phụ nữ đẻ xuất huyết mới khỏi. Tuỳ thể trạng sức khoẻ, bệnh tật mỗi người mà thuốc gia giảm cho phù hợp.

175.000đ

Rễ bồ công anh được biết đến như là một loại thuốc bổ gan. Một loại thuốc thuốc nhuận tràng có vị đắng cũng được làm từ rễ cây bồ công anh. rễ bồ công anh cũng đang được nghiên cứu trong điều trị các bệnh ung thư. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị thuốc này.

200.000đ

Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế đã đánh giá tác dụng của dược liệu Xuyên tâm liên trong phòng chống COVID-19. Mới đây, kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu y học cổ truyền Thái Lan cho thấy, trong vòng 3 ngày kể từ khi sử dụng Xuyên tâm liên, tình trạng của các tình nguyện viên mắc COVID-19 đều được cải thiện…

350.000đ

Theo Đông y, quả có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, cố tinh, lợi thấp, thông sữa. Thân và rễ vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, giải độc. Lá có vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng giải độc.

150.000đ

Xuyên tâm liên là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc thường dùng trong y học cổ truyền. Vị thuốc này đã từng được coi như “thần dược” của thời bao cấp ở nước ta. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn sau ngày giải phóng, khi đó Xuyên tâm liên được dùng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Hiện nay, trong điều trị Covid -19, các nhà khoa học đã kết luận Xuyên tâm liên có tác dụng điều trị Covid ở giai đoạn mới khởi phát.

80.000đ

Cây Gối hạc hay còn gọi là cây mũn, Bí dại, Củ rối, Phỉ tử , Kim lê, Trúc vòng, Mạy chia (Tày), Co còn ma (Thái), Mìa sẻng (Dao) có tên khoa học Leea rubra Blume, thuộc phân giới Thực vật (Phylla), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), họ Gối hạc (Leeaceae), chi Gối hạc (Leea Royen ex L.).

450.000đ

Cao cà gai leo của chúng tôi được nấu từ 100 % thảo dược cây và rễ cà gai leo, chúng tôi không độn thêm bất cứ thứ gì khác. Do vậy sản phẩm đạt chất lượng cao, hiệu quả thấy rõ sau khi sử dụng

600.000đ

Củ tam thất là dược liệu quý được lưu truyền từ hàng ngàn đời nay. Công hiệu của nó rất tốt với bệnh ứ huyết. Nó lại cầm được huyết, lại chữa khỏi đau, tiêu tan những chỗ sưng đau, nó là một vị thuốc chữa huyết bệnh.

350.000đ

Ích trí nhân là vị thuốc quý trong Đông y. Nó có vị cay tính ôn, có tác dụng làm ấm thận, tỳ vị. Dùng làm thuốc chữa đái dầm, nín đái không được. Đi tiểu đêm quá nhiều lần, di tinh. Liều dùng từ 5 gram đến 15 gram dưới dạng sắc uống.

350.000đ

Sinh địa hoàng là vị thuốc quý trong Đông y, giúp mát dịu mạch máu, thấm nhuần mà lưu thông, cầm được huyết, thông được tiểu tiện, giải bớt khí nóng, làm cho khỏi ho, khỏi đau, lại cầm được huyết, bổ thêm và giúp ích cho phần huyết kém.
Đã thêm vào giỏ hàng