Hậu sản mòn - cách phòng ngừa và điều trị (phần 1: nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hậu sản mòn)

Đẻ rồi phát sốt, lúc khỏi sốt vẫn còn ho hắng khù khụ, mặt mũi xanh xao, da thịt gầy mòn, đó là bệnh hậu sản mòn, sách Tàu gọi là Nậu lao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu căn bệnh này và cách chữa trị.

 

Diệp thị: Chứng bệnh sau khi đẻ, rất nặng mà khó chữa, không gì bằng bệnh Nậu-lao, Bệnh này có hai nguyên nhân:

1) Nội thương: Hoặc bởi khi đẻ không thuận, hoặc bởi điều dưỡng không nên, hoặc bởi lo nghĩ quá độ, những sự đó hại đến phủ tạng, rồi thì: Vinh- Vệ không thông, làm cho vừa sốt, vừa rét như bệnh sốt rét, đầu nhức, máu hôi tự đổ, ho, thở, khí nghẽn, thân thể gầy mòn, chân tay mỏi mệt. Chứng đó nên dùng Bổ hư thang.

2) Ngoại cảm: Mới đẻ, ngày tháng còn non, khí huyết hư yếu luyển, gió lạnh hư phạm vào, nó đánh nhau với khí huyết, khi huyết không làm ấm nóng bi phu, khiến cho người phải phát sốt, tiều tuỵ, ăn uống không tiêu, chàn tạy, mình mẩy buồn bã đau nhức. Nếu gió lạnh vào Phế, Phế bị lạnh thì hay ho, miệng khô, đầu váng, mình đau, mồ hôi đổ trộm, nóng lạnh như chứng sốt rét. Bệnh đó nên dùng Phục linh tán, hoặc Gia vị Phật thủ tán.

Khi mới đẻ mà bị bệnh Nậu lao, mỏi mệt, thì dùng Chư Thận thang.
Nếu máu hôi cứ ra dấp dính thì dùng Mẫu kê thang
Nếu kiêm tạng lạnh thì dùng Dương nhục thang.
Nếu khí huyết đều hư thì dùng Thập toàn đại bồ thang.
 Nếu vì ngoại tà mà phát sốt thì dùng Bổ âm ích khí thang. 
Nếu vì ngoại tà phát sốt mà bên trong lạnh, lưng sờ thấy lạnh thì dùng Lý âm tiên thêm bớt ít nhiều. 
Nếu kèm chứng dương hư, bên trong lạnh thì dùng Ngũ quân thang.
Nếu dương thịnh âm hư, bên trong nóng thì dùng Ngũ Phúc ẩm thêm Bạch thược, Hoàng Cầm, Địa cốt bì.

Phùng thị: Đẻ rồi bị bệnh Nậu lao là khi đẻ mới được ít ngày, huyết khi hư yếu, điều dưỡng không hợp phép, khiến cho hư yếu, mỏi mệt, chợt nằm, chợt dậy, nhan sắc tiều tuy, ăn uống không ngon, hay ho, miệng khô, đầu mặt choáng váng, đốt xương đau nhức, thường thường đổ mồ hôi trộm, nóng lạnh như chứng sốt rét, chân tay không buồn cất nhắc.

Bệnh này không cứ mới phải hay phải đã lâu, đều cần điều dưỡng cho thật bằng cũ, mới nên làm lụng việc này việc khác. Nếu không, thì huyết khí hao tổn, rồi sau sẽ thành bệnh lao.
Phép chữa bệnh này nên lấy việc bồi bồ Tỳ - Vị làm chủ, rồi thêm vào những thuốc điều hòa khí huyết mới được. Vì hễ ăn được, uống được, tinh khí đã sinh, các tạng đều có cái nuôi, thi bệnh sẽ khỏi.


Biên giả: Xét ra bệnh này lúc đầu phần nhiều vì rau đẻ ra không hết mà sinh ra. Khi phát, người bệnh thường thấy gây gấy rét rồi thì phát sốt liên miên, sáng nhẹ, chiều nặng, miệng lưỡi khô ráó, muốn uống nước luôn.

Nếu không biết chữa tận gốc, thì sau khi sốt rét đã khỏi, người bệnh mặt mũi vẫn cứ xanh xao, da thịt ngày càng gầy mòn, hay hò khù khụ suốt ngày suốt đêm. Ấy là thành bệnh Hậu sản mòn. Tuỳ theo thể trạng, gia giảm mà dùng các phương như Bổ hư thang, Phục linh tán, Gia vị Phật thủ tán, Mẫu kê thang, Thập toàn đại bổ thang.

(Theo Khoa thuốc đàn bà kinh nghiệm)

Để phòng ngừa căn bệnh hậu sản mòn, các mẹ nhớ dùng bài thuốc tắm của người Dao Đỏ dành cho phụ nữ sau sinh nhé!

 

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng