CÔNG THỨC:
Thang Thập toàn đại bổ Linh Sơn ngoài 10 vị đại bổ chính yếu, còn có đủ các vị gia giảm để quý khách tuỳ nghi sử dụng. Những phương thuốc gia thêm như mộc hương, thần bì, sa nhân sẽ để vào túi riêng đi kèm
Nhân sâm Chích thảo
Phục linh Bạch truật
Thục địa Đương quy
Bạch thược (rễ) Xuyên khung
Hoàng kỳ (rễ) Quế nhục
Nếu kém ăn thì gia thêm: mộc hương, trần bì, sa nhân
Nếu ít ngủ thì gia thêm: xương bồ, táo nhân, viễn chí.
CÁCH DÙNG: sắc với 5 bát nước, cạn còn 2 bát, uống ngày 1 thang (trẻ em uống nửa thang).
Quý khách có thể sắc thang Thập toàn đại bổ bằng ấm sắc thuốc hàng ngày, tốt nhất là dùng ấm đất
TÍNH VỊ DƯỢC LIỆU:
Đằng sâm (rễ): tên khoa học là Codonopis sp, họ Hoa chuông. Có vị ngọt, tính bình, quy kinh Phế và Tỳ. Đằng sâm có công năng bổ Phế và bồ Tỳ: ích khí, sinh tân dịch, chỉ khát.
Cam thảo: có tên khoa học là Glyxyrrhiza glabra, họ Cánh bướm. Có vị ngọt, tính bình, đi vào cả 12 chính kinh. Cam thảo có công năng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc.
Phục linh: Tên khoa học Poria coco, họ Nấm lỗ. Có vị ngọt nhạt, tính bình. Quy vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị. Phục linh có công năng lợi thuỷ thấp, bổ tỳ, định tâm, an thần.
Bạch truật: Tên khoa học là Atractylis macrokephala, họ Cúc. Có vị ngọt đắng, tính ấm, quy 2 kinh tỳ vị. Bạch truật có công năng kiện vị, hoà trung, táo thấp, hóa đờm.
Thục địa: là củ Sinh địa chế. Sinh địa có tên khoa học là Rehmania glutinosa, họ Hoa mõm chó. Thục địa có vị ngọt, tính ôn, quy kinh tâm, can, thận. Có công năng tư âm, dưỡng huyết, thông thận tráng thuỷ.
Đương quy: tên khoa học là Angelica sinensis, họ Hoa tán. Có vị cay, tính ôn, quy kinh tâm, can, tỳ. Đương quy bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết thông kinh.
Bạch thược (củ): còn gọi là thược dược, tên khoa học là Paconia lactiflora, hệ Mao lương. Có vị chua hơi đắng, khí lạnh, quy kinh can tỳ phế. Bạch thược có công năng nhuận gan, giảm đau, dưỡng huyết và lợi tiểu.
Xuyên khung: có tên khoa học là ligusticum wallichi, họ Hoa tán. Có vị cay, tính ôn, quy 3 kinh can, đởm và tâm bào. Xuyên khung có công năng hoạt huyết chỉ thống, hành khí và khu phong.
Quế nhục: là vỏ cây quế, tên khoa học là Cinnanomum sp, họ long não. Quế vị cay, tính đại nhiệt, quy 2 kinh can và thận. Quế có công năng bổ mệnh môn hoả, thông kinh hoạt lạc, làm mạnh khí huyết.
Hoàng kỳ: tên khoa học là Astragalus mongholicus, họ Đậu. Có vị hơi ngọt, tính ấm, quy kinh phế tỳ. Hoàng kỳ bổ khí huyết, bổ tỳ vị.
PHÂN TÍCH BÀI THUỐC
Đẳng sâm : ích khí, sinh tân
Chích thảo: bổ tỳ vị, nhuận phế
Phục linh: bổ tỳ vị
Bạch truật: bổ tỳ vị
(4 vị này chủ về Bổ Khí)
Thục địa: tư âm bổ huyết
Đương quy: bổ huyết dưỡng can
Bạch thược: dưỡng huyết, nhuận gan
Xuyên khung: hoạt huyết, hành khí
(4 vị này chủ về Bổ Huyết)
Hoàng kỳ: bổ khí huyết
Quế nhục: bổ khí huyết
(2 vị này bổ cả Khí và Huyết)
Muốn bổ khí phải bổ phế và tỳ vị, nên trong bài này dùng 4 vị đẳng sâm, chích thảo, phục linh, bạch truật. Các thuốc bổ huyết thường đi theo thuốc bổ khí vì khí huyết luôn luôn đi đôi với nhau: "huyết dẫn khí, khí đẩy huyết". Bài này trị khí huyết hư thiên về dương hư, hư hàn.
CÔNG NĂNG: Bổ khí huyết.
CHỈ ĐỊNH:
Trị khí huyết đều hư : bồi bổ cơ thể suy nhược, thiếu máu, sắc mặt nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, đoản khí, ngại nói, tràng nhạc, di mộng tinh, kém ăn, chậm tiêu, tay chân mệt mỏi, thị lực giảm, người mới ốm dậy, sau khi bị thương khỏi, phụ nữ đẻ xuất huyết mới khỏi.
Xem thêm