Dùng gối đúng cách

Mỗi người đều có khoảng 1/3 thời gian của cuộc đời sống trong giấc ngủ, mà giấc ngủ thì không tách rời chiếc gối, dùng gối có khoa học hay không có hệ chặt chẽ với sức khỏe con người. Nên nằm gối cao bao nhiêu cm, như thế nào mới gọi là dùng gối đúng cách, nhìn từ góc độ vệ sinh?
 

1. Căn cứ vào tư thế ngủ của mỗi người để chọn gối

Một người trong giấc ngủ đêm có thể thay đổi nhiều tư thế, nhưng thường vẫn có một tư thế quen thuộc nhất, như quen nằm ngửa, có thể dồn vật liệu trong gối từ giữa ra xung quanh, để một ít vật liệu đệm dưới gáy, như vậy có thể mở rộng diện tiếp xúc của phần đầu với gối, lại giữ được độ sinh lý tự nhiên của cột sống cổ. 

Nếu quen nằm nghiêng, nên dồn vật liệu làm gối vào phần trống giữa má và vai. Như vậy có thể giữ được trạng thái sinh lý tự nhiên của cổ, đồng thời tránh cho phần cổ bị lộ ra, giữ ấm khá tốt. 

Theo các nghiên cứu khoa học, người ngủ dù nằm ngửa hay nằm nghiêng, nếu bên cạnh chiếc gối lớn, có kèm thêm gối nhỏ, thì cả phần đầu và phần cổ đều được đệm gối thỏa đáng, tạo ra sự co kéo giữa phần đầu và phần thân người, lực co kéo này tác dụng vào cột sống cổ, làm cho phần cổ và phần thân hơi kéo về phía hai đầu, việc này giống với nguyên lý của “thuật kéo giãn cột sống cổ ” được sử dụng khi chữa trị bệnh cột sống cổ.

Kem xoa bóp ấu tẩu

2. Chọn loại gối có độ cứng mềm vừa phải

Gối quá cứng làm cho diện tiếp xúc giữa phần đầu và gối giảm thiểu, áp lực cục bộ tăng lên, thường làm cho tuần hoàn máu ở phần da đầu bị ép mạnh gặp trở ngại, làm cho da tê dại khó chịu. 

Gối quá cứng không tốt, gối quá mềm cũng không nên, vì gối mềm tuy diện tiếp xúc rộng, nhưng khó giữ được cân bằng giữa phần đầu và phần thân người, dễ gây vẹo cổ và có cảm giác khó chịu. 

3. Chú ý chọn vật liệu ruột gối

Vật liệu làm gối nói chung là bông thiên nhiên, lông vũ, hoa lau sậy, hạt xốp, hoa hương bồ, vỏ trấu kiều mạch... Những vật liệu này mềm mại, dễ chịu. Cần kiêng dùng “gối gỗ súc”, “gối đá”, “gối hơi”, “gối lò xo”, những loại này không có lợi cho giấc ngủ và sức khỏe.

Cũng có thể dùng gối thuốc, chúng có tác dụng phòng và chữa bệnh, vấn đề này đã có nhiều ghi chép trong y học cổ truyền. Trong sách “Bản thảo cương mục”, Lý Thời Trân đã nói đến loại “gối sáng mắt”, trong gối có chứa vỏ trấu khổ kiều, vỏ đậu đen, vỏ đậu xanh, quyết minh tử, hoa cúc, có tác dụng khai khiếu sáng mắt.

Dân gian lưu truyền dùng gối vỏ kiều mạch, gối tàm sa (phân tằm), gối hoa lau sậy, giúp thanh hỏa nhiệt; mùa hè dùng gối thạch cao để giải thử khử nhiệt, trẻ em dùng gối gạo, giúp triển phần đầu. Cũng có người còn cho các hương thơm của dứa, của bơ, của chanh vào gối, để làm dễ ngủ. Những năm gần đây xuất hiện gối từ, áp dụng nguyên lý từ trường có thể làm cho cơ thể sinh vật sinh ra hiệu ứng từ, dùng vải có khâu đính nhiều miếng sắt từ, rồi để vào trong gối, loại gối này có hiệu quả chữa trị khá tốt với người ù tai, thần kinh suy nhược. 

4. Chọn gối cho người già và trẻ nhỏ

Việc lựa chọn gối cho người già và trẻ em sơ sinh là rất quan trọng. 

Với người già, do chức năng của các cơ quan dần bị thoái hoá, gây ra tình trạng trùng lỏng cơ bắp, loãng xương ở những mức độ khác nhau, phải chọn loại gối có thể duy trì được độ cong bình thường của cột sống cổ. 

Với trẻ sơ sinh, xương sọ, xương đầu, cổ, lưng đang sinh trưởng phát dục, mà hàng ngày chúng nằm gối lâu từ 15 đến 20 giờ, việc chọn gối sao cho phù hợp lại càng quan trọng. Gối như thế nào là phù hợp với trẻ sơ sinh? Nói chung, gối phải xốp mềm, vật liệu mặt gối phải là vải bông, gối cũng không được quá cao, để tránh cong cổ, lưng, ảnh hưởng đến thở và nuốt thức ăn. Vì trẻ thường nhiều mồ hôi, dễ sinh ra hăm, rôm sẩy, cho nên giữa đáy gối và mặt giường tốt nhất nên có một khoảng cách nhất định, nhằm có thêm không khí trong sạch, làm tăng sự tỏa nhiệt.

Để tránh muỗi và các loại côn trùng, phía trên gối nên có một khung bảo vệ bằng vải màn, vừa an toàn, vệ sinh, chống được muỗi và côn trùng lại vừa tránh hiện tượng chăn mền che miệng trẻ.

Nước tắm Dao Đỏ daodobaby dành cho trẻ nhỏ giúp trị mụn nhọt, rôm sảy, giúp chữa bệnh vàng da, tăng cường đề kháng cho trẻ

5. Gối cao vừa phải

Người ta thường dùng thành ngữ “Gối cao vô lo” để chứng tỏ muốn ngủ ngon lành yên ổn thì phải kê cao gối, nhưng theo quan điểm của y học, các nói này hoàn toàn không chính xác, và nó đã bị thực nghiệm khoa học phủ định. 

Nguyên nhân là vì, cột sống sau cổ của người về mặt ngoại hình hơi cong và nhô ra phía trước theo cấu tạo sinh lý, nó có tác dụng bảo vệ não bộ, giảm nhẹ những chấn động từ chi dưới truyền lên khi vận động. Nhưng nếu ngủ với gối cao, không những không phù hợp với độ cong sinh lý này của cột sống cổ, mà còn do việc chịu lực có sự thay đổi, làm cho cột sống cổ quá cong về phía trước, các tổ chức mềm của cổ và vai như cơ bắp, dây chằng, gân sẽ căng thẳng, tê dại, mệt mỏi quá độ, dễ gây ra “sái cổ”. 

Cứ kéo dài như vậy sẽ làm cho độ cong sinh lý của phần cổ trở nên thẳng ra, cong ngược lại hoặc thành dị hình, kế đó sẽ làm cho các khớp dời khỏi vị trí, các bộ phận tương ứng dần dần xuất hiện hiện tượng chất can xi phát triển quá độ, gây các bệnh về cột sống cổ. Các gai xương chèn ép dây thần kinh, mạch máu, làm đau mỏi vai, lưng, tê dại chi trên, váng đầu v.v... còn có thể gây tắc mạch máu não; 

Đối với trẻ em, nếu cho trẻ gối cao, sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng gù lưng. 

Gối cao đáng lo, nhưng gối thấp cũng không lợi cho sức khỏe. Vậy độ cao của chiếc gối lý tưởng nên là bao nhiêu? Thường là bằng chiều cao của một nắm tay người dùng gối là hợp lý, tức chiều cao gối là 6 -10cm, như vậy dù nằm ngửa hay nằm nghiêng đều thích hợp. 

6. Xoa bóp khi bị vẹo cổ

Triệu chứng vẹo cổ là khi duỗi thẳng cổ, dù quay sang phải hay trái, vừa cử động là cổ có phản ứng co rụt lại, lưng và cánh tay rất đau.

Cách chữa vẹo cổ là để cho người bệnh ngồi ngay ngắn trên ghế tựa, mặt đối diện với lưng tựa của ghế, hai tay bắt chéo nhau đặt trên lưng ghế, hàm dưới để trên cánh tay, cởi khuy áo trên ra. Người chữa bệnh đứng sau lưng người bệnh, trước tiên dùng mép lòng bàn tay phải, miết từ dưới xương chẩm dọc theo cơ sau cổ đến vai 5-6 lần, sau đó dùng ngón tay cái, miết từ cơ vai đến cơ lớn của lưng, miết lên xuống 5-6 lần, rồi khép các ngón tay lại, đặt vào phía dưới mép tóc, nắm chặt lấy cơ cổ, hơi nhấc lên trên, không được dùng lực mạnh quá, từ từ kéo về phía cơ vai 5-6 lần, cứ dùng phương pháp như trên xoa bóp cơ cổ 1-2 lần, người bệnh sẽ tự cảm thấy dần dần giảm đau, quay đầu không còn trở ngại.

Ngày thứ hai, lại dùng cách như trên xoa bóp 1-2 lần sẽ khỏi bệnh. 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng